Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm được

- Nắm được một số nét chính về tác giả - tác phẩm (Tôi đi học và Trong lòng mẹ)

- Cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật  Liên hệ tới tâm trạng bản thân trong ngày đầu đi học (Tôi đi học) và tình cảm đối với mẹ (Trong lòng mẹ)

- Xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản: biết cách duy trì đối tượng trình bày, chọn lọc, sắp xếp các phần sao cho Văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

- Xác định được diễn biến sự việc  Thiết lập được bố cục của văn bản.

- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với nhận thức người đọc.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản tự sự.

- Nhận biết được văn bản tự sự  xác định được tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

- Phân tích được bố cục của văn bản tự sự.

- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự với bố cục rõ ràng, mạch lạc.

3. Thái độ:

- Có ý thức nghiêm túc trong học tập

- Hiểu đúng được ý nghĩa của việc xây dựng một văn bản tự sự.

- Trân trọng những kỉ niệm vào ngày đầu tiên đi học

- Cản nhận được tình mẫu tử và biết yêu thương, bảo vệ gia đình

- Thiết lập một văn bản tự sự có sự thống nhất về chủ đề.

- Biết xây dựng một bố cục có mở đầu, diễn biến, kết thúc thu hút người đọc.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ tự học

- Năng lực nhận biết

- Năng lực lắng nghe

- Năng lực đọc và phân tích

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, giao việc.

- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ

 

docx 307 trang linhnguyen 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm
VN chỉ sử dụng một bao ni lông thì cả nước sẽ có bao nhiêu túi ni lông vứt vào môi trường trong một ngày? 1 năm? Qua đó cho em nhận ra điều gì?
(Nhóm 4)
Học sinh đại diện lên trình bày kiến thức và tranh ảnh sưu tầm về tác hại của túi ni lông.
GV nhận xét phần trình bày của HS
GV: Túi ni lông được sản xuất từ hạt nhựa và nhựa tái chế. Chúng không thể bị các côn trùng hoặc mầm sống khác phân hủy như các chất thải khác: cuống rau, vỏ quả, giấy,
 GV chiếu số liệu: Theo số liệu của cục Thống kê thì có khoảng 25 triệu hộ gia đình ở Việt Nam).
- 25 triệu/ 1 ngày; 9,125 tỉ / 1 năm
 GV: Nếu như không bị tiêu hủy (như đốt), bao ni lông có thể tồn tại rất lâu trong tự nhiên (có thể lên hàng trăm năm). Chúng ta cùng tìm hiểu khi bao bì ni lông biến thành rác thải gây hại gì cho môi trường à chiếu hình ảnh
Máy chiếu: Sơ đồ quang hợp của cây xanh. 
=> Túi ni lông ngăn cản quá trình quang hợp của cây, cỏ. Lá cây không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời, không thực hiện được quá trình quang hợp nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
Hình ảnh: Túi nilong gây hại cho môi trường 
- Làm tắc đường thoát nước, tăng khả năng ngập lụt
- Trôi ra biển, sinh vật chết vì nuốt phải *GV yêu cầu hs đọc đoạn 4 SGK và phát vấn. HS theo dõi Sgk và trả lời
?5 Việc hàng triệu túi ni lông vứt bừa bãi khắp nơi như thế còn ảnh hưởng thế nào với môi trường?
(Mất mỹ quan môi trường.)
?6 Em hãy khái quát về mức độ bao bì ni lông gây hại cho môi trường sống?
GV chuyển ý: Không chỉ gây tác hại cho môi trường mà túi ni lông còn trực tiếp gây ảnh hưởng đến con người.
Kiến thức về Y học:
GV: Muỗi khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết. Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em (đặc biệt là căn bệnh viêm não Nhật Bản.) Vì thế, muỗi là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất.
+ Nếu đựng thực phẩm vào bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và gây ung thư phổi (vì khi sản xuất người ta đưa vào một số phụ gia rất độc hại).
Tích hợp kiến thức Hóa học:
GV: Mở rộng: Rác đựng trong các túi ni long buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất NH3, CH4, H2S là những chất độc hại. 
NH3: Amoniac, là chất khí độc, có mùi khai.
CH4: Khí Metan, có nhiểu trong các hầm lò.
H2S: Hidro Sunfua, có mùi trứng thối độc.
Chiếu clip cho HS quan sát khói độc khi đốt bao ni lông
- Thải ra khí rất độc, đặc biệt là chất đi-ô-xin.
Đi-ô-xin gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. 
?7 Tác giả đã dùng phương pháp nào sau đây để nêu tác hại của bao bì ni lông?
(Liệt kê + phân tích => kết hợp liệt kê các tác hại của việc dùng bao bì nilông; phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.)
?8 Sau khi tìm hiểu những thông tin này, em đánh giá chung gì về hiểm họa của việc dùng bao bì ni lông?
(Dùng bao bì ni lông bừa bãi sẽ gây ra những tác hại trực tiếp cho cuộc sống của động vật, thực vật, gây ra ô nhiễm môi trường phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo có thể làm chết người. )
* GV bình: Việc phát minh ra chất dẻo hoá học trên là một thành tựu lớn của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng chính con người lại sử dụng một cách tuỳ tiện khiến bao bì ni lông trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khoẻ của chính con người, theo kiểu “gậy ông lại đập lưng ông”. 
=> Chuyển sang phần giải pháp cho việc sử dụng bao ni lông.
*GV cho HS thảo luận nhóm bàn trong 2p. 
?9 Theo em, có những cách nào để xử lí bao bì ni lông? Đánh giá gì về từng phương pháp đó?
HS trả lời và GV nhận xét
(Có 3 cách sau: Chôn lấp ; Đốt ; Tái chế.)
GV vừa chiếu hình ảnh vừa giảng
* Chôn lấp: việc này gặp phải rất nhiều bất tiện và gây nên những tác hại như đã nói ở trên (do đặc tính khó phân hủy của plastic.)
* Đốt: sẽ sinh ra những tác hại cực kì nguy hiểm như văn bản đã nêu.
* Tái chế: 
- Người ta ít thu gom bao ni lông vì chúng quá nhẹ (khoảng 1000 bao mới được 1 kg).
- Giá thành tái chế quá đắt, gấp 20 lần sản xuất một bao bì mới.
- Các con-ten-nơ đựng bao vì ni lông cũ để tái chế rất dễ bị ô nhiễm. Nếu sơ ý để bao bì ni lông cũ còn sót vài cuống rau đi tái chế là có thể làm cho tất cả một con-ten-nơ chở bao bì nilong phải hủy bỏ.
GV: Như vậy việc xử lí vấn đề này rất nan giải không riêng gì ở Việt Nam mà ở tất cả các nước. Để giải quyết triệt để bao bì nilong là việc chưa làm được mà trước mắt là hạn chế tác hại đó.
?10 Bài viết đã đề xuất những giải pháp nào để giảm những tác hại trên?
?11 Các biện pháp đó có thuyết phục và khả thi không? ( Thuyết phục và khả thi vì nó chủ yếu tác động vào ý thức người sử dụng, dựa trên nguyên tắc phòng tránh, giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông bằng nhiều cách.)
? Theo em, từ “vì vậy” ở phần này có tác dụng gì?
(- Để liên kết 2 phần (2 ý): Tác hại và giải pháp.
-> làm cho lập luận chặt chẽ, hợp lí, dễ hiểu.)
=> Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông, tức chưa có giải pháp thay thế, thì chỉ có thể đề ra các biện pháp hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Và các biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất rất hợp tình, hợp lí và có tình khả thi.
Cho nên: Giải pháp hạn chế tối đa dùng bao ni lông là hữu hiệu nhất hiện nay.
GV cho HS quan sát những sản phẩm tái chế, vật dụng thay thế nhựa.
GV: Văn bản kết thúc bằng lời kêu gọi mọi người. Chúng ta cùng tìm hiểu lời kêu gọi đó.
HS đọc phần cuối và trả lời câu hỏi
?11 Nhận xét giọng điệu ở 3 câu kết?
(- Mạnh mẽ, cứng cỏi, vang ngân)
?12 Phần kết, người viết đã đưa ra lời kêu gọi bằng kiểu câu, từ ngữ gì?
(-> Câu cầu khiến, điệp từ “hãy”.)
?13 Nếu thay từ “hãy” bằng từ “phải’ thì lời kêu gọi đó có thay đổi gì không?
(- Từ “phải” mang tính mệnh lệnh khô khan, khó tiếp nhận hơn.
 + Từ “hãy” vừa mang tính mệnh lệnh, vừa mang tính thuyết phục, động viên, kêu gọi, tạo sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng.)
?14 Tại sao câu cuối cùng của văn bản lại được in hoa và đặt trong dấu ngặc kép?
(- Lời kêu gọi giản dị nhưng tạo được ấn tượng cho người đọc, có ý nghĩa như một khẩu hiệu, một thông điệp gửi tới tất cả mọi người để cùng nhau hành động.)
GV: Người viết không nhắc lại chủ đề 1 cách giản đơn mà đã nâng ý nghĩa của chủ đề ấy lên 1 tầm cao hơn: Hãy quan tâm tới Trái Đất, hãy bảo vệ Trái Đất. Sau 2 lần nhắc tới Trái Đất với lời kêu gọi cần được bảo vệ, kết thúc văn bản là câu văn then chốt: Một ngày không dùng bao bì ni lông khiến cho ý nghĩa của công việc không dùng bao bì ni lông-một việc đơn giản, bình thường trở nên trang trọng.
* GV hướng dẫn HS đánh giá, khái quát VB
HS đọc ghi nhớ Sgk
Tích hợp KNS, MT
- Ngoài túi ni lông theo em còn có những chất thải nào làm ảnh hưởng đến MT? Cách giải quyết những loại chất thải ấy như thế nào cho hợp lí?
- Ngoài hành động mà VB đã nêu, để bảo vệ môi trường Trái Đất, theo em còn có những việc làm nào khác?
HS tự liên hệ, trình bày
- Chất thải ảnh hưởng tới MT: nước thải của các nhà máy, bệnh viện, khói bụi của các phương tiện giao thông, NM xi măng.....
- PT trồng cây gây rừng
- Bảo vệ các danh lam thắng cảnh, các khu sinh quyển thiên nhiên.....
3.2. Tác hại của việc dùng bao ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng.
a. Tác hại
* Với môi trường: bởi đặc tính không phân hủy của plastic (nguyên nhân cơ bản).
+ Lẫn vào đất -> cản trở thực vật phát triển -> gây xói mòn.
+ Vứt xuống cống -> tắc cống -> ngập lụt.
+ Trôi ra biển -> chết sinh vật.
=> ảnh hưởng nghiêm trọng tới thực vật, động vật, ô nhiễm môi trường sống.
* Với con người:
+ cống tắc -> muỗi -> dịch bệnh.
+ ni lông màu -> ô nhiễm thực phẩm.
-> hại cho não, ung thư phổi.
+ Đốt ni lông -> ngộ độc, khó thở, giảm miễn dịch, dị tật,...
=> Gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.
- NT: 
+ sử dụng phép liệt kê 
+ lí lẽ phân tích thực tế, khoa học
=> vấn đề khoa học sáng rõ, dễ hiểu, thuyết phục.
-> túi ni lông ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.
c. Các biện pháp giải quyết:
- Giảm tải tối đa việc dùng bao bì ni lông.
- Tuyên truyền, vận động mọi người...
=> thuyết phục, khả thi, hữu hiệu cho viêc bảo vệ môi trường.
- Từ “Vì vậy” liên kết hai phần tác hại và giải pháp
à Lập luận chặt chẽ.
d. Lời kêu gọi mọi người:
- Câu cầu khiến, điệp từ “hãy”
à Quan tâm đến TĐ
à Bảo vệ TĐ
à Hành động: “Một ngày không dùng bao ni lông”
- Ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục mọi người 
- Cách trình bày: nhắc lại chủ đề 1 cách ấn tượng (cách nói trang trọng).
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Giải thích đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ 
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục
- Liệt kê, kiểu câu cầu khiến
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng có tính thuyết phục cao
b. Nội dung
- Những tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt sử dụng chúng
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông là góp phần tích cực bảo vệ môi trường trong sạch của Trái Đất.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề; Hợp tác nhóm; Nghiên cứu tài liệu; cảm thụ; giao tiếp.
- Kỹ năng: Trình bày 1 phút
Làm việc nhóm
Thuyết trình
Phản biện
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân
?15 Sau khi học xong vb này, em rút ra bài học gì cho bản thân về vấn đề bảo vệ môi trường?
HS trả lời. GV chốt lại.
Viết một đoạn văn (4-6 câu) em hãy nêu tác hại của bao bì ni lông với đời sống con người 
III- LUYỆN TẬP
Viết đoạn văn
- Năng lực: giải quyết vấn đề
- Kỹ năng: tạo lập văn bản; nghiên cứu, tìm tòi
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS trình bày
- Kể những việc làm ở trường góp phần bảo vệ môi trường.
HS trình bày
- Năng lực: giải quyết vấn đề; tư duy sáng tạo; giao tiếp
- Kỹ năng: trình bày; nghiên cứu, tìm tòi
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – SÁNG TẠO
- Sưu tầm thêm những tranh ảnh về ô nhiễm môi trường
- Hãy tưởng tượng mình là một loài sinh vật biển và kể lại cuộc sống dưới biển hiện nay, khi mà có quá nhiều rác thải
- Các nhóm sẽ thiết kế một mẫu túi đựng đồ bằng giấy, bìa các tông thay cho túi nilon
- Năng lực: thẩm mĩ
- Kỹ năng: sáng tạo
D. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tuần 11 Tiết 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
NÓI QUÁ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.
 - Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng hiểu biết về phép nói quá trong đọc - hiểu văn bản.
- Sử dụng nói quá đúng nơi đúng chỗ
3. Thái độ:
- Phân biệt những lời nói khoác, nói sai sự thật.
- Giáo dục đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng Việt.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ; sử dụng công nghệ thông tin: thu thập kiến thức xã hội có liên quan.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực viết, phân tích, đánh giá, làm việc độc lập, chủ động.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
+ Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Videoclip, file nhạc, máy tính có kết nối với máy chiếu.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC, KỸ NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN
*GV cho HS nghe lời hát ngọt ngào, êm ái trong bài “Trên quê hương quan họ” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.
?1 Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca. Qua lời hát ấy, ta cảm nhận được chất quan họ đã thấm đẫm cả vào sự vật nơi đây...đó là bởi nhạc sĩ đã sử dụng thành công phép tu từ NT nào?
- nói quá-> chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
- Năng lực: thẩm mỹ
- Kỹ năng: trình bày
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC, KỸ NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá.
GV chiếu ngữ liệu – HS đọc
GV phát vấn – HS trả lời
?2. Mức độ cách nói trong các ví dụ trên như thế nào so với sự thật? (Nói quá sự thật)
?3. Dựa vào hiểu biết của em về quy luật của tự nhiên và thực tế cuộc sống em hãy giải thích các sự việc trên?
?4. Thực chất của cách nói trên muốn nhấn mạnh điều gì?
?5. Cách nói như trên nhằm mục đích gì? (tăng sức biểu cảm, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.)
GV cho HS quan sát 2 ngữ liệu và phát vấn. HS quan sát ngữ liệu và suy nghĩ trả lời
+ Cách nói 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
+ Cách nói 2:
Đêm tháng năm rất ngắn
Ngày tháng mười rất ngắn
?6. Hãy so sánh 2 cách diễn đạt trên, cách nào hay hơn và gây ấn tượng với người đọc hơn?
?7. Em hiểu thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng gì?
GV cho HS đọc ghi nhớ
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
HS làm bài cá nhân
Chỉ ra biện pháp nói quá nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong các câu sau:
- Bàn tay ta làm nên tất 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông – Bài ca vỡ đất) 
à Nhấn mạnh vai trò, niềm tin vào sức lao động của con người. 
 - Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng mai em có thể lên đến tận trời được.
 (Nguyễn Minh Châu – Mảnh trăng cuối rừng)
à Vết thương nhẹ không đáng lo, có thể làm bất cứ việc gì.
- Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. 
(Nam Cao – Chí Phèo)
à Cụ bá hung dữ, nhiều quyền lực. 
Thao tác 3: GV lưu ý HS. HS chú ý nghe giảng.
?8 Nối vế A với vế B
+ Vế A
1. Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho
2. Ta ăn muối còn nhiều hơn ngươi ăn cơm đừng có lên mặt dạy đời ta.
3. Tấc đất, tấc vàng
4. Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
5. Nàng ấy đẹp khuynh quốc khuynh thành.
+ Vế B
a. Sử thi, anh hùng ca
b. Khẩu ngữ
c. Thành ngữ
d. Tục ngữ
e. Ca dao châm biếm
f. Thơ văn trữ tình
Lưu ý HS sử dụng phép nói quá 
*Các trường hợp dùng nói quá 
?9. Các trường hợp nào sử dụng nói quá? GV: Vì nói quá nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm nên trong khẩu ngữ, trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thơ văn người ta hay sử dụng nói quá. Lưu ý: không sử dụng nói quá trong văn bản hành chính.
Thao tác 3: GV hướng dẫn HS phân biệt nói quá với nói khoác
 Cho HS đọc truyện ‘Quả bí khổng lồ’ 
?10. Có ý kiến cho rằng hai nhân vật trong câu chuyện trên đã sử dụng biện pháp nói quá? Theo em ý kiến đó có đúng không? Vì sao?
- HS tự do bày tỏ quan điểm, nhận xét ý kiến của nhau.
- GV đưa đáp án: Không đúng. Tạo ra tiếng cười hoặc sự chê bai những kẻ khoác lác làm gì có quả bí to bằng cái nhà.
Hoạt động nhóm
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ 
?11. Qua việc tìm hiểu các ví dụ ở mục I và câu chuyện “Quả bí khổng lồ”, em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa nói quá và nói khoác? (
(Thời gian: 5 phút
 Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai cột
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. 
I- Nói quá và tác dụng của nói quá
*Ví dụ:
- chưa nằm đã sáng 
- chưa cười đã tối 
à Phóng đại về tính chất của hiện tượng thời tiết 
à Nhấn mạnh tính chất của thời tiết: đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
- thánh thót như mưa
à Phóng đại về mức độ của sự việc
à Nhấn mạnh sự lao động vất vả cực nhọc của người nông dân
=> Nói quá
*Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
Ghi nhớ
II. Lưu ý:
- Phạm vi sử dụng: thơ văn trữ tình, lời ăn tiếng nói, tục ngữ, thành ngữ, ca dao châm biếm, sử thi,.
Vd: Tấc đất, tấc vàng (tục ngữ) -> giá trị của đất 
- Lưu ý: không sử dụng nói quá trong văn bản hành chính.
- Nói quá và nói khoác
+ giống: ở cách thức, nói quá sự thật và phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng.
+ khác: ở mục đích
. Nói quá: có ý nghĩa nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
. Nói khoác: làm người nghe tin vào những điều không có thật.
- Năng lực: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Kỹ năng: trình bày, phân tích ngữ liệu
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2
Hoạt động cá nhân: Hs trả lời miệng yêu cầu bài tập.
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 3
- Đặt câu với các thành ngữ nói quá.
Thi đua giữa các nhóm, đặt câu vào bảng nhóm.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ (thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá) (18, 19, 20, 21, 22, 23)
- 1 trọng tài
- 3 tổ cử 3 đại diện chơi,đội nào giơ tay trước được trả lời.
- HS nhìn hình trả lời, tìm ra người thắng cuộc, bốc thăm lấy thưởng.
II- LUYỆN TẬP
Bài 2
Bài 3
Bài tập 4
- Khỏe như voi
- Đen như cột nhà cháy
- Chậm như rùa
- Gầy như que củi
- Ăn như mèo
- Năng lực: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Kỹ năng: quan sát, trình bày
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Diễn đạt lại các từ ngữ gạch chân trong các câu dưới đây bằng các từ ngữ dùng lối nói quá.
a/ Trời rét thế này mà cậu mặc áo cộc tay. Cậu đúng là khoẻ thật đấy.
 Rét cắt da cắt thịt khoẻ như voi
b/ Ông ấy rất ki bo, không bao giờ cho ai cái gì đâu.
 vắt cổ chày ra nước
Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) về chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
- Hoạt động cá nhân viết đoạn văn vào giấy nháp.
- GV chiếu cho HS xem hướng dẫn chấm:
+ Đúng mô hình đoạn văn, đúng chính tả, đủ số câu.(2đ)
+ Đúng nội dung chủ đề, diễn đạt trôi chảy.(6đ)
+ Có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, gạch chân câu văn có sử dụng biện pháp nói quá.(2đ.)
- Trong bàn trao đổi bài cho nhau dựa vào hướng dẫn chấm để nhận xét, đánh giá cho điểm bài làm của bạn.
- GV: Vấn đáp kiểm tra bài làm của HS.
III.
- Năng lực: giải quyết vấn đề
- Kỹ năng: tạo lập văn bản; nghiên cứu, tìm tòi
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – SÁNG TẠO
? Sưu tầm thêm những câu thơ, văn, ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
? Em có hay nói quá không? Ghi lại lần nói quá của bản thân mình?
? Nói quá có giống với nói khoác, "nổ" không? Vì sao?
- Năng lực: thẩm mĩ
- Kỹ năng: sáng tạo
D. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tuần 11 Tiết 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá.
- Biết cách sử dụng biện pháp tu từ nói trên trong những tình huống nói và viết cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
3. Thái độ:
- Giáo dục đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ, phê phán những lời nói thô tục, kém lịch sự.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_ca_nam.docx