Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Andersen là nhà văn nước nào? a. Đan Mạch b. Thụy Sĩ c. Pháp d. Thụy Điển Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm? a. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu b. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu c. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kỳ d. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm? a. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa b. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là sự thờ ơ, lãnh đạm trước hoàn cảnh khó khăn của con người c. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn với những em bé nghèo khổ và những người có hoàn cảnh khó khăn d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 4: Các chi tiết : “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm ? a. Cô có một hoàn cảnh nghèo khó b. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập c. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm d. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 5: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào? a. Khi bà nội em hiện ra b. Khi trời sắp sáng c. Khi em nghĩ đến những việc sẽ bị cha mắng d. Khi các que diêm tắt Câu 6: Khi đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu về chầu Thượng đế. Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì? a. Khao khát tình thương của bà trao cho b. Muốn được trường sinh bất tử c. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa” d. Cả a. và c. đều đúng Câu 7: Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì? “Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” , nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. a. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết b. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm c. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm d. Mọi người không hiểu điều kỳ diệu mà cô bé bán diêm khao khát Câu 8: Từ “lãnh đạm” được sử dụng trong văn bản có nghĩa là gì? a. Tỏ ra căm ghét và khinh thường b. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng c. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy d. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”. - GV gợi ý: Nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” cho thấy hình thức đoạn văn là một bức thư. Bức thư này là bức thư nói lên suy nghĩ của em sau khi đọc xong truyện “Cô bé bán diêm”. Em có thể viết về niềm thương cảm của em dành cho cô bé bán diêm, có thể viết về sự đồng tình của em với suy nghĩ của nhà văn, hay em cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình về cái kết không có hậu giống như trong truyện cổ tích. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC TIẾT 33: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt - Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; - Nhận biết được cụm danh từ; - Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ; - Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày sản phẩm thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết; + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành phần chính của câu có thể là từ và có thể là một cụm từ. Trong buổi Thực hành tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết a. Mục tiêu: Nhận biết được cụm danh từ và phân tích được tác dụng của nó trong việc mở rộng thành phần chính của câu. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: + Em hãy đọc phần thông tin trong SGK trang 66 và nêu hiểu biết về cụm danh từ; + Lấy ví dụ một danh từ và phát triển nó thành cụm danh từ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + Hiểu biết về cụm danh từ + Ví dụ một danh từ và phát triển thành cụm danh từ: Tóc à Mái tóc màu đen óng mượt; Cô gái à Một cô gái xinh đẹp, dịu dàng đang đi trên đường. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. I. Cụm danh từ - Cụm danh từ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: là danh từ + Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện + Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: cụm danh từ b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK trang 66; - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập; - GV bổ sung thêm yêu cầu: sau khi tìm được các cụm danh từ, em hãy chỉ ra các thành phần trong cụm danh từ đó và phân tích tác dụng của chúng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Đọc bài tập 2 trong SGK trang 66; + Đọc lại VB Cô bé bán diêm và hoàn thành bài tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đọc và hoàn thành bài tập; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc và hoàn thành bài tập 3 SGK trang 66; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: Tác dụng của việc dùng cụm danh từ làm thành phần chính của câu giúp câu văn có thêm nhiều thông tin và thể hiện được nhiều ý tưởng của người viết/nói. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc và tự hoàn thành bài tập 4 SGK trang 67; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. II. Bài tập Bài tập 1 SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm); - lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm); b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)); - những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). Bài tập 2 SGK trang 66 - Chỉ ra cụm danh từ đó nằm trong câu nào, đoạn nào của VB: đoạn cuối của VB; - Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao à Danh từ trung tâm: que diêm à Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Những que diêm cháy sáng lấp lánh; + Một que diêm bị ngấm nước; + Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy. - Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy à Danh từ trung tâm: buổi sáng à Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Buổi sáng hôm nay; + Những buổi sáng nắng đẹp; + Một buổi sáng ấm áp. - Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười à Danh từ trung tâm: em gái à Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Em gái tôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái có cặp sách màu hồng. Bài tập 3 SGK trang 66 a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé). - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét). b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái). - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất). - Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. - Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). à Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. Bài tập 4 SGK trang 67 a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh. b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (5 – 7 dòng) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. - GV có thể gợi ý: Khi gặp lại người bà của mình, khung cảnh lúc đó như thế nào? Trông bà của cô bé bán diêm như thế nào? Có ai khác ngoài hai bà cháu không? Bà đã hỏi cô bé bán diêm những gì và cô bé bán diêm đã kể với bà điều gì?, v.v... - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). - Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. - Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. TIẾT 34 – 35: VĂN BẢN 2. GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (Thạch Lam) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nắm được cốt truyện; nhận biết và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện; - Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: cô bé bán diêm và bé Hiên; - Nhận xét, đánh giá hành động của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gió lạnh đầu mùa; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gió lạnh đầu mùa; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề; 3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Gió lạnh đầu mùa; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: + Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì? + Em đã từng trải qua mùa đông chưa? Khi nhắc đến mùa đông, em nghĩ ngay tới điều gì? Mùa đông có gì khác so với các mùa còn lại? Vào mùa đông, em thường làm gì để giữ cho cơ thể ấm và khỏe mạnh? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi khi mùa đông đến, chúng ta cảm nhận được cái lạnh trong từng thớ thịt. Vào những ngày mùa đông, để giữ ấm cơ thể, chúng ta phải mặc rất nhiều quần áo ấm và đôi khi cần đến lò sưởi. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam cũng thế, cũng có một mùa đông lạnh. Nhưng cô bé Hiên trong truyện lại không có quần áo ấm để mặc, thậm chí chiếc áo em mặc mỏng manh và đã rách tả tơi. Liệu bé Hiên có vượt qua được mùa đông lạnh lẽo này? Chúng ta cùng tìm hiểu VB Gió lạnh đầu mùa trong tiết học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS . d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Tên: Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh; - Năm sinh – năm mất: 1910 – 1942; - Quê quán: sinh ra ở Hà Nội, lúc nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,...) song thành công nhất vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn của Thạch Lam giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của Thạch Lam ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống. 2. Tác phẩm - Các truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,... - Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? + Em hãy nêu phương thức biểu đạt và thể loại của VB. + Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của các phần là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV lần lượt yêu cầu HS: + Sau khi đọc VB Gió lạnh đầu mùa, em thấy gia đình Sơn có điều kiện như thế nào? Dựa vào đâu em có nhận định đó? + Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông của em Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này? + Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ? + Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao? Nếu là Sơn, em sẽ làm gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ.
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1.docx