Giáo án môn Ngữ văn Khối 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2/Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

2/Phẩm chất:

-Yêu sách và tích cực đọc sách.

3Năng lực:

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL

+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

 

doc 466 trang linhnguyen 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Khối 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Khối 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án môn Ngữ văn Khối 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
 thiên nhiên với tình mẫu tử. Hai mẹ con không thẻ tách rời. Tình cảm mẹ con thật thiêng liêng bất tử, vĩnh hằng như thiên nhiên và vũ trụ - do chính con người( em bé) tạo ra.
? Hãy phân tích ý nghĩa hai câu thơ cuối bài?
( Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ: “Con lăn chốn nào”) ? - Hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết sâu sắc. Tình mẹ con nâng lên kích cỡ vũ trụ. Hình ảnh cuối khẳng định: Mẹ con ta ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, không ai có thể tách rời chia cắt được 
Cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng bất diệt.
? Em hiểu gì thêm về em bé?
- Hồn nhiên, ngây thơ,trong sáng có trí tưởng tượng phong phú bay bổng.
? Ngoài ý nghĩa tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm nào khác ? 
GV Cho HS thảo luận nhóm khoảng 5 phút
HS đại diện nhóm phát biểu.
HS nhóm khác bổ sung, phát vấn....
Gv khái quát, chốt
Dự kiến:
- Tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc để ta có thể khước từ những cám dỗ và quyến rũ của cuộc sống.
- Nhắc nhở mọi người: hạnh phúc không phải là điều xa xôi bí ẩn do ai ban cho mà có ở ngay trong cuộc đời do chính con người tạo lên.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
2. Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV
3. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
4. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS
5. Tiến trình thực hiện: 
 GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật 
? Nêu nội dung của bài thơ?
 + Đọc yêu cầu.
 + HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GVchốt:
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:( 3 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài
2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
3. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi
4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
5. Tiến trình hoạt động:
 *. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)
 ? Kể tên bài thơ, bài hát có cùng đề tài? Em hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát có chủ đề về tình mẫu tử?
 *. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Trao đổi cặp đôi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng:
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG( 2 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ , trình bày
3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
5. Tiến trình hoạt động: 
 *. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 Viết đoạn văn 3 đến 5 câu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ này?
 *. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát về tình cảm gia đình – nhắc nhở HS về đạo làm con
 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO( 1 phút)
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
3. Phương thức hoạt động: cá nhân.
4. Yêu cầu sản phẩm: tên những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình mẹ con.
5. Tiến trình hoạt động: 
*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS 
 Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về tình cảm mẹ con.
*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà sưu tầm.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
2. Văn bản
a. Xuất xứ, thể thơ
b. Đọc, chú thích, bố cục
II. Đọc- Hiểu văn bản 
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.
- NT: Nhân hóa, hàm ý
-> Đó lời mời gọi hấp dẫn, thú vị.
2. Lời từ chối của em bé 
Tình yêu thương mẹ thật thắm thiết, sâu nặng đã thắng những lời mời gọi -> Giá trị nhân văn của tác phẩm.
3. Trò chơi của em bé 
-> Sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử
->Trong cuộc sống con vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng ta phải có một điểm tựa vững chắc đó là tình mẫu tử
->Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tuợng của tuổi thơ .hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn mà ở ngay chúng ta 
-> Quan hệ tình yêu và sự sáng tạo
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật: ........
2. Nội dung:.........
IV. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 26: Bài 26:Tiết: ÔN TẬP VỀ THƠ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/Kiến thức : 
-Hệ thống những kiến thức về tác phẩm thơ đã học.
 2 Phẩm chất:
-Yêu văn chương, đặc biệt là những tác phẩm thơ hiện đại.
- Chăm học, có ý thức trách nhiệm trong việc ôn tập, thống kê các văn bản thơ một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu.
3/ Năng lực
- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực đọc hiểu phát hiện và so sánh đối chiếu.
+ Năng lực cảm thụ văn học về giá trị ngôn từ và thẩm mĩ.
+ Đọc hiểu liên hệ để tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
+ Viết: đoạn văn cảm nhận giá trị nội dung nghệ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: Hệ thống hoá kiến thức, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU( 3 phút)
 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
 2. Phương thức hoạt động: Cá nhân.
 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.
 4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.
 5. Tiến trình hoạt động
GV giao nhiệm vụ
? Kể tên những tác phẩm thơ hiện đại mà em đã học trong chương trình NV9?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến: HS kể tên các bài thơ: Bếp lửa..........
HS khác bổ sung:..................
GV nhận xét
 GV đi vào bài thơ ....... . Hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại những tác phẩm thơ hiện đại học trong chương trình NV9.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* HĐ1: Bảng hệ thống các tác phẩm thơ.( 10 phút)
1. Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học theo giai đoạn sáng tác.
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá.
5. Tổ chức thực hiện.
GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung
- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại tên các bài thơ đã học theo trình tự các bài học của SGK. Nêu yêu cầu các kiến thức tối thiểu cần nhớ được về mỗi tác phẩm (theo các mục ở bảng thống kê).
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động cá nhân, nhóm.
HS nhóm đại diện trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Với những nội dung chưa được thống nhất cao, GV tổ chức cho HS thảo luận rồi định hướng, chốt ý.
I. Thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
TT
BÀI THƠ
TÁC GIẢ
NĂM ST
THỂ THƠ
TÓM TẮT NỘI DUNG
 ĐẶC SẮC 
NGHỆ THUẬT 
1
 ĐỒNG 
 CHÍ
Chính Hữu
1948
Tự 
do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cách mạng.
Chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.
2
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn giàu tính khẩu ngữ.
3
ĐOÀN
THUYỀN 
 ĐÁNH CÁ
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới.
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn.
4
 BẾP LỬA
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 và 8 chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
5
 ÁNH 
TRĂNG
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Từ hình ảnh ánh trăng trong tác phẩm, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính, gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
6
MÙA XUÂN
 NHO NHỎ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành và tha thiết góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần gũi dân ca. Hình ảnh đẹp, giản dị,ẩn dụ
7
 VIẾNG
 LĂNG BÁC
Viễn Phương
1976
Tám chữ
Niềm thành kính và lòng xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ Miền Nam ra viếng lăng bác.
Giọng điệu trang trọng tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị.
8
SANG THU
Hữu Thỉnh
1977
Năm chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
9
NÓI VỚI CON
Y Phương
Sau
1975
Tự 
do
Bằng lời trò truyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu sa.
* HĐ 2: Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.
( 3 phút)
? Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.
- HS là cá nhân
- Cho HS nhận xét và sửa chữa.
- GV hỏi và giảng thêm về hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn.
Dự kiến:
1. Giai đoạn 1945 - 1954: Đồng chí.
2. Giai đoạn 1954 - 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.
3. Giai đoạn 1965 - 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
4. Giai đoạn sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
* Hoạt động 3: Nội dung chính của các tác phẩm thơ ( 7 phút)
? Các tác phẩm thơ kể trên đã tập trung phản ánh những nội dung nào? Ở mỗi nội dung trên, hãy lấy dẫn chứng tiêu biểu từ các bài thơ đã học để minh hoạ ? 
1. Tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng 8/1945 qua nhiều giai đoạn :
- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
- Công cuộc lao động xây dựng đất nước với những quan hệ tốt đẹp của con người. 
2. Tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc.
- Tình yêu nước, tình yêu quê hương.
- Tình đồng chí, sự gắn bó với Cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.
- Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung, rộng lớn.
* Hoạt động 4: So sánh một số bài thơ (5 phút)
?So sánh các bài thơ?
1. Ba bài : + Đồng chí.
 + Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 + Ánh trăng.
a. Giống nhau: Đều viết về người lính Cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của họ.
b. Khác nhau: 
* Bài 1: Người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân ở những miền quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái đi chiến đấu.
- Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng chung lí tưởng chiến đấu ->ập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính Cách mạng.
* Bài 2: Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, ý chí bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam của những người chiến sĩ lái xe - một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
* Bài 3: Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố trong hoà bình.
- Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính đối với đất nước với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lí, nghĩa tình thuỷ chung.
* Hoạt động 5: So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ(5 phút)
? So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ
1. Hai bài: + Đồng chí.
 + Đoàn thuyền đánh cá.
* Bài 1: Bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính ->họ gần như là trực tiếp.
* Bài 2: Chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.
2. Hai bài thơ: + Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 + Ánh trăng.
* Bài 1: Sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả cụ thể, chi tiết.
* Bài 2: Chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:( 5 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài
2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
5. Cách tiến hành:
 *. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)
 ? Kể tên bài thơ có cùng đề tài? 
 *. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG( 3 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày
3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
5. Cách tiến hành: 
 *. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
 Viết đoạn văn 3 đến 5 câu cảm nhận của em về những câu thơ mình yêu thích?
 *. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ trả lời.
 + 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát 
 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, VẬN DỤNG, SÁNG TẠO ( 2 phút)
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
3. Phương thức hoạt động: cá nhân.
4. Yêu cầu sản phẩm: tên những bài thơ viết về tình đồng chí, gia đình, quê hương đất nước..
5. Cách tiến hành: 
*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS 
 Sưu tầm những bài thơ.
*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà sưu tầm.
Dặn dò:
- Học thuộc tất cả các bài thơ, ndung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
- Ôn tập kĩ để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết phần thơ.
- Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo). 
II. Sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.
III. Nội dung chính của các tác phẩm thơ
IV. So sánh một số bài thơ
V. So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ
IV. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 26: Bài 25- Tiết 128- Tiếng Việt
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/Kiến thức:
-Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2. Phẩm chất:
-Chăm học, vận dụng hàm ý trong nói và viết.
- Yêu ngôn ngữ tiếng Việt giàu tầng nghĩa trong cách diễn đạt. Và thận trọng trong sử dụng hàm ý.
3. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: đọc hiểu Ngữ liệu để xác định hàm ý và tường minh, nhận diện điều kiện cần để sử dụng hàm ý. Có năng lực giải đoán hàm ý 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU( 3 phút)
 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
 2. Phương thức hoạt động: Cá nhân.
 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS.
 4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.
 5. Tiến trình hoạt động
GV giao nhiệm vụ
GV đưa ra tình huống: Một HS đi học muộn 15 xin vào lớp.
GV hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?
? Tìm hàn ý cảu câu nói của GV?
Dự kiến: - Sao đi học muộn thế.
 - Rút kinh nghiệm lần sau đừng đi học muộn nhé....
? Khi sử dụng hàm ý cần chú ý đến điều gì?
Dự kiến: HS có thể trả lời được, có thể không
Gv gợi ý đi vào bài
- Người nói đưa hàm ý vào trong câu.
- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1: Điều kiện sử dụng hàm ý ( 15 phút) 
1. Mục tiêu: HS hiểu được khi sử dụng hàm ý phải có diều kiện gì.
2. Phương thức thực hiện: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.
4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá
5. Tổ chức thực hiện.
GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ - SGK 90.
- Gọi HS đọc ví dụ.
? Đoạn văn trích từ văn bản nào? Của ai 
? Hai câu văn in đậm là lời nói của ai đối với ai? 
Thảo luận nhóm
? Nêu hàm ý của từng câu?
? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ? 
? Trong hai câu nói đó, hàm ý của câu nào rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? 
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? 
HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến: 
a. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa.
 => Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.
- Đây là điều đau lòng (chị Dậu tránh nói thẳng ra). 
b. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
=> Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
- Hàm ý này rõ hơn.
-> Tí đã hiểu ý mẹ (Sự “giẫy nảy” và câu nói trong tiếng khóc).
- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. 
GV khái quát,c hốt kiến thức. 
? Qua ví dụ, em thấy để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào ? 
-Chị Dậu cố ý đưa hàm ý vào trong câu 
- Cái Tí có năng lực giải đoán hàm ý 
- Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 91.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:( 20 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hàm ý để làm bài
2. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày 
3. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm bàn
4. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
5. Cách tiến hành:
 *. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: từng bài tập
 *. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng
- Bài tập1: cá nhân, là 2 ý, 1 ý giao về nhà.
- Bài tập 2: cá nhân.
- Bài tập 3: cặp đôi.
- Bài tập 4, 5 Nhóm bàn.
Dự kiến:
Bài tập 2 
-Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Bé Thu dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả vì vậy mà bực mình. Vả lại lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).
- Việc sử dụng hàm ý không thành công bởi người nghe không cộng tác, vờ như không nghe, không hiểu.
 Bài tập 3 
 Từ chối.
=> Có thể điền: - Bận ôn thi.
	 (Hoặc) - Phải đi thăm người ốm
	 Hay một lí do nào khác.
 Bài tập 4: Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được
Bài tập 5 
- Câu có hàm ý mời mọc: Hai câu mở đầu.
Câu có chứa hàm ý từ chối:
 + Mẹ mình đang đợi
 + Làm sao có thể
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG( 5 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Nhiệm vụ: HS s

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_khoi_9_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc