Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"

I. Mục tiêu bài học/chủ đề

Rèn luyện cho học sinh:

1. Năng lực chung:

- Năng tự chủ và tự học: đọc, tìm hiểu văn bản; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết,. ); huy động những trải nghiệm của bản thân (nếu có) về người lính và cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Năng giao tiếp và hợp tác: chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình; đối thoại với giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lí các tình huống được đặt ra trong bài học; thiết kế được một văn bản nghị luận về bài thơ, đoạn thơ; đề xuất những giải pháp nhằm bồi đắp tình cảm kính yêu đối với anh bộ đội cụ Hồ, phát huy tinh thần yêu nước .

2. Năng lực chuyên biệt:

a. Năng lực ngôn ngữ và văn học, cụ thể:

* Kĩ năng đọc - hiểu: biết đọc hiểu một văn bản văn học, cụ thể:

- Phân tích được những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản Đồng chí; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện nội dung cơ bản của văn bản.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thơ trữ tình hiện đại; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản Đồng chí.

- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video ) dùng để biểu đạt nội dung trong văn bản Đồng chí.

- Liên hệ với những hiểu biết về người lính và chiến tranh.

- Nhận biết được câu đặc biệt, sự phát triển từ vựng, các biện pháp tu từ.

* Kĩ năng viết: viết văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

- Biết cách trích dẫn văn bản khác cùng đề tài (Nhớ của Hồng Nguyên, Ngày về của Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính của Phạm Tiến Duật, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông).

* Kĩ năng nói và nghe:

- Trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp

 - Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài trình bày cảm nhận về hình ảnh người lính.

b. Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ, khám phá vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật.

3. Phẩm chất, thái độ:

Giáo dục học sinh biết yêu mến và tự hào về người lính, về truyền thống yêu nước.

 

docx 6 trang linhnguyen 17/10/2022 4800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"

Giáo án minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"
GIÁO ÁN MINH HỌA CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
VĂN BẢN VĂN HỌC
ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU
I. Mục tiêu bài học/chủ đề
Rèn luyện cho học sinh:
1. Năng lực chung: 
- Năng tự chủ và tự học: đọc, tìm hiểu văn bản; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết,... ); huy động những trải nghiệm của bản thân (nếu có) về người lính và cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Năng giao tiếp và hợp tác: chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình; đối thoại với giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lí các tình huống được đặt ra trong bài học; thiết kế được một văn bản nghị luận về bài thơ, đoạn thơ; đề xuất những giải pháp nhằm bồi đắp tình cảm kính yêu đối với anh bộ đội cụ Hồ, phát huy tinh thần yêu nước .
2. Năng lực chuyên biệt: 
a. Năng lực ngôn ngữ và văn học, cụ thể:
* Kĩ năng đọc - hiểu: biết đọc hiểu một văn bản văn học, cụ thể: 
- Phân tích được những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản Đồng chí; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện nội dung cơ bản của văn bản. 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thơ trữ tình hiện đại; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản Đồng chí. 
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video) dùng để biểu đạt nội dung trong văn bản Đồng chí. 
- Liên hệ với những hiểu biết về người lính và chiến tranh. 
- Nhận biết được câu đặc biệt, sự phát triển từ vựng, các biện pháp tu từ. 
* Kĩ năng viết: viết văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 
- Biết cách trích dẫn văn bản khác cùng đề tài (Nhớ của Hồng Nguyên, Ngày về của Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính của Phạm Tiến Duật, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông). 
* Kĩ năng nói và nghe: 
- Trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp
 - Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài trình bày cảm nhận về hình ảnh người lính.
b. Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ, khám phá vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật...
3. Phẩm chất, thái độ:
Giáo dục học sinh biết yêu mến và tự hào về người lính, về truyền thống yêu nước.
II. Chuẩn bị 
2.1.Giáo viên: 
a. Phương tiện dạy học: 
- Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, loa.
- Phiếu học tập
- Kế hoạch dạy học
- Văn bản dạy học: SGK Ngữ văn 9- Tập I
- Video giới thiệu cuộc kháng chiến kháng chiến chống Pháp và bài hát Đồng chí.
* Công cụ đánh giá: 
- Bảng tiêu chí đánh giá/yêu cầu cần đạt
- Phiếu đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh đạt được sau bài học.
2.2. Học sinh:
- Phân tích được giá trị nội dung – nghệ thuật cơ bản của văn bản Đồng chí; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện nội dung cơ bản của văn bản. 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thơ hiện đại; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật. 
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video). 
- Liên hệ với những hiểu biết về người lính và chiến tranh của bản thân. 
- Xác định thái độ học tập nghiêm túc, biết chia sẻ, đồng cảm.
	- Chuẩn bị sách giáo khoa và bài đã soạn ở nhà. 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
3.1. Xác định chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến
Tên / thời gian hoạt động
Mục tiêu [hoạt động]
Nội dung của hoạt động
Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, công cụ [tiến hành hoạt động]
Yêu cầu cần đạt [của hoạt động]
Khởi động
(5’)
Kết nối với những trải nghiệm cá nhân về người lính và chiến tranh. 
- Tạo hứng thú tìm hiểu, khám phá về hình ảnh người lính.
Hoạt động 1: 
-Cho HS xem video cuộc Kháng chiến chống Pháp kết hợp nghe một đoạn bài hát Đồng chí.
- Cảm nhận của em sau khi xem video và nghe bài hát?
- Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài học.
- Phát vấn trực tiếp
- Trình chiếu tranh ảnh, video về cuộc kháng chiến chống Pháp.
 Bước đầu cảm nhận được về cuộc kháng chiến chống Pháp qua trải nghiệm cá nhân (xem các bài giới thiệu, xem tranh ảnh, video, tham quan trực tiếp)
Hình thành kiến thức
(35’)
- Hình thành kiến thức mới
- Phát triển kỹ năng ghi nhận, mô tả, hệ thống hóa các thông tin về đối tượng chiếm lĩnh
- Phát triển kỹ năng tự rút ra những kiến thức mới phù hợp
- Phát triển năng lực hợp tác – giao tiếp qua tham gia khám phá văn bản
Hoạt động 2: Nhận diện khái quát đặc điểm hình thức của văn bản 
Giải thích ý nghĩa nhan đề và quan hệ giữa nhan đề và nội dung văn bản. Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác được kết hợp trong văn bản. Ngoài ngôn ngữ, văn bản còn sử dụng các phương tiện gì để chuyển tải nội dung tư tưởng (có dùng hình ảnh, video,... không)?. Theo em, mục đích của việc đăng văn bản này là gì? Việc kết hợp các phương tiện trình bày có giúp văn bản đạt được mục đích đó không (mục đích truyền thông)?
Dùng lời đặt câu hỏi
- Chia nhóm hoạt động thảo luận về đặc điểm khái quát hình thức của văn bản
- Tổ chức hoạt động trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận diện và giải thích được đặc điểm hình thức của văn bản: nhan đề, bố cục, cách trình bày, các phương tiện hỗ trợ
- Vận dụng được các thao tác khám phá, phân tích một văn bản thơ hiện đại.
- So sánh đặc điểm của văn bản thơ hiện đại với một số loại văn bản khác. 
 - Có kĩ năng tạo lập được văn bản nghị luận văn học.
- Có kĩ năng sáng tác thơ.
Hoạt động 3: Khám phá các nội dung ý nghĩa cụ thể của văn bản
Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp trong thời kì đầu?Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp? 
Dùng lời đặt câu hỏi
- Chia nhóm hoạt động thảo luận về đặc điểm nội dung của văn bản
- Tổ chức hoạt động trình bày kết quả làm việc nhóm
Phân tích được nội dung cơ bản của văn bản, giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện nội dung cơ bản của văn bản.
Khám phá được vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp và hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp trong thời kì đầu
Hoạt động 4: Đánh giá phương thức chuyển tải nội dung tư tưởng của văn bản
- Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của văn bản thông tin; sự kết hợp giữa ngôn ngữ và các phương tiện chuyển tải nội dung tư tưởng khác....
 - chỉ ra hiệu quả của phương thức ngôn ngữ trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng.
- so sánh được với đặc điểm ngôn ngữ của loại văn bản khác.
Dùng lời đặt câu hỏi
- Chia nhóm hoạt động thảo luận về đặc điểm ngôn ngữ, phương thức chuyển tải nội dung tư tưởng của văn bản
- Tổ chức hoạt động trình bày kết quả làm việc nhóm
Nhận diện được đặc điểm riêng về phong cách ngôn ngữ, giọng điệu tâm tình thủ thỉ của văn bản văn học, hình ảnh thơ chân thực, giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ vừa giản dị lại vừa cô đọng, hàm súc.
Nhận xét được hiệu quả của đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu trong việc truyền tải nội dung. 
So sánh được với đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu của kiểu văn bản khác.
Luyện tập – củng cố
(5’)
Khắc sâu kiến thức bài học
Khơi gợi suy nghĩ, cảm nhận riêng của cá nhân học sinh
Hoạt động 5: Chốt lại các kiến thức cần ghi nhớ
Văn bản có khơi gợi được tình cảm đối với người lính? Vìsao? 
- Hướng dẫn trả lời lại hệ thống câu hỏi dưới văn bản trong sgk trên cơ sở những dữ kiện mới mà giờ học đưa lại
- Cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy (trên bảng, trên giấy)
Khái quát được những điều đã đồng thuận qua tiết học
- Trình bày được những thu nhận sâu sắc của mình qua tiết học
Vận dụng, tìm tòi mở rộng
(ngoài giờ)
Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào nhận diện, tạo lập kiểu văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Hoạt động 6: Vận dụng các kiến thức trong thực tiễn:
- Tạo lập một văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày văn bản nghị luận văn học đó.
- Đánh giá, nhận xét về văn bản nghị luận văn học đó của bạn học tạo lập.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm
- Bảng phân công công việc
- Giới thiệu các nguồn tài liệu
 tham khảo.
Nhận biết được và biết cách phân tích các loại văn bản thơ hiện đại khác trên báo chí, web
Biết cách tạo lập một văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_minh_hoa_ngu_van_lop_9_van_ban_dong_chi.docx