Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20-24

I . Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Sau hi học bài này học sinh

- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng

- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?

+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).

+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.

GD tấm gương ĐĐ.HCM:

+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước

+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.

2. Về năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)

- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.

3. Về phẩm chất:

 -Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên

 

docx 50 trang linhnguyen 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20-24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20-24

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20-24
 với lịch sử VN?
- Tại sao Đảng cộng sản ra đời lại là bước ngoặt vĩ đại.
- Vai trò của NAQ đối với sự ra đời của ĐCS Việt Nam?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt) 
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học sinh
Vai trò của NAQ đối với sự ra đời của ĐCS Việt Nam
+ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: CMVS.
+ Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tỏ chức cho việc thành lập Đảng vô sản ở VN.
+ Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời đề ra đường nối cơ bản cho sự phát triển cơ bản cho cách mạng VN sau này.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. 
3. Hoạt động 3:Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con 
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?
A. Sài Gòn.
B. Hương Cảng (Trung Quốc)
C. Moskva (Nga)
D. Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 2: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 3: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,
C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
Câu 5: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Trịnh Đình Cửu.
D. Trần Phú.
Câu 6: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. Luân cương chính trị.
B. Tuyên ngôn thành lập Đảng.
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 7: Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. a và b đúng
Câu 8: Những điểm hạn chế cơ bản của Luận cương chính trị 1930?
A. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
B. Nặng về đấu tranh giai cấp.
C. Chứa thấy rõ được khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện
A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
D. Đảng Cộng sản Viêt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.
Câu 10: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (6/1/1930) được thể hiện như thế nào?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam
D. Câu a và b đúng
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
b)Nội dung:HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
Câu 1 Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?
Câu 2 Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 3 Theo em khi nào thì Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
a.Khi phong trào công nhân phát triển mạnh, giai cấp công nhân trưởng thành
b.Khi phong trào yêu nước phát triển dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
c.Khi chủ nghĩa Mác-lê Nin được truyền bá rộng rãi và trở thành lý luận nền tảng của các tổ chức cách mạng.
d. Tất cả 3 yếu tố trên.
Khi học sinh làm bài xong GV chốt:
Như vậy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp bởi 3 yếu tố: phong trào công nhân+ phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn sau.
TÊN BÀI DẠY:
Tiết 23, BÀI 19
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM 1930 -1935
Môn Lịch sử ; Lớp 9
Thời gian thực hiện 01 tiết
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức: 
-Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
-Giải thích được tại sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
2. Về năng lực:
Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện cao trào cách mạng 1930-1931 đặc biệt là Xô viết Nghẹ Tĩnh
Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.
3. Vê phẩm chất
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc
II. Thiết bị dạy học và học liệu
GV: Máy tính, giáo án các lược đồ tranh ảnh liên quan
HS: Đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ SGK.
III. Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1: Khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về cao trào cách mạng 1930-1931
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm: trình bày hiểu biết sơ lược về phong trào Xô Viêt Nghệ Tĩnh
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
? Em có hiểu biết gì khi quan sát bức tranh này?
- HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ tình hình nước ta đầu thế kỉ XX
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Giáo viên giới thiệu lại đôi nét về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). 
 Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
- Kinh tế Việt Nam có chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng này không? Vì sao? ảnh hưởng như thế nào?
- Tình hình xã hội Việt Nam chịu tác động như thế nào?
- Trong khi đó, điều kiện tự nhiên nước ta như thế nào? TDP lại thi hành chính sách gì? Hậu quả gì sẽ sảy ra?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày, phản biện
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 
- Kinh tế: Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên chịu hậu quả nặng nề: Nông nghiệp và công nghiệp đều suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ.
- Xã hội: Công nhân mất việc, lương giảm. Nông dân tiếp tục mất đất, phá sản. Các tầng lớp khác: tiểu tư sản, tư sản dân tộc...điêu đứng.
- Hạn hán, lũ lụt, Pháp tăng thuế, khủng bố, đàn áp.
=> Hậu quả: Toàn thể dân tộc VN mâu thuẫn với TDP -> đấu tranh.
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành bảng niên biểu diễn biến 
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên và lập bảng niên biểu
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV Giải thích lại khái niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
- Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào cách mạng 1930 - 1931 lại bùng nổ? Nguyên nhân nào là cơ bản, quyết định tới sự bùng nổ của phong trào?
- Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1930-1931
- ý nghĩa của cao trào cách mạng 1930-1931?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi gợi mở: - Trên toàn quốc, phong trào cách mạng diễn ra như thế nào? Ở Nghệ Tĩnh, phong trào diễn ra như thế nào
Thời gian
Sự kiện
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày, phản biện
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 
1. Nguyên nhân:
- Kinh tế: Pháp tiến hành áp bức, bóc lột nặng nề.
- Chính trị: Sau KN Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố trắng -> không khí chính trị Đông Dương càng thêm căng thẳng.
- ĐCS VN ra đời và lãnh đạo CM.
2. Diễn niến:
Thời gian
Sự kiện
2/1930
Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền phú riềng
4/1930
Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định -Diêm-cưa Bến thủy, xi măng Hải Phòng
1/5/1930
đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
Công nhaanh tiến hành tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động dưới nhiều hình thức.
8/1930
công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ bãi công
9/1930
phong trào công – nông phát triển tới đỉnh cao: đấu tranh chính trị kết hợp với kinh tế quyết liệt diễn ra dưới nhiều hình thức -> tấn công chính quyền địch -> Địch tan rã, Đảng lập ra chính quyền Xô Viết
Giữa 1931
Phong trào tạm lắng
3. Ý nghĩa:
- Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa, nhưng ptrào XVNT đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng CM to lớn của quần chúng.
- Ptrào CM 1930 -1931 là cuộc tổng diễn tập làn thứ nhất của Đảng và quần chúng CM chuẩn bị cho CM tháng 8 1945.
- Nhận định về XVNT, HCM đã viết: “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt ptrào trong 1 biển máu, nhưng XVNT đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động VN. Ptrào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng 8 thắng lợi sau này”.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
- Hỏi: Căn cứ vào đâu để nói: Xô Viết - Nghệ Tính là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
- Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng.
- Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thi hành các chính sách nhằm mạng lại quyền lợi cho nhân dân:
+ Chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ.
+ Kinh tế: Xoá bỏ các loại thuế, chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.
+ VH-XH: Khuyến khích học chữ quốc ngữ, bài trừ hủ tục phong kiến...
+ Quân sự: Mối làng có một đội tự vệ vũ tranh
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
b) Nội dung :Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 
c) Sản phẩm:
Giải thích tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì: 
Phong trào XVNT là phong trào cách mạng quần chúng đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
Có qui mô rộng lớn ... thời gian dài
Qui tụ được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
Xây dựng được chính quyền Xô Viết tiến bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội => Phong trào cách mạng 1930 -1931 là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong nước
d) Tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn HS giải các câu hỏi theo yêu cầu, sau đó giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
TÊN BÀI DẠY:
Tiết 24 Bài 20
CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1939
Môn Lịch sử ; Lớp 9
Thời gian thực hiện 01 tiết
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức: hiểu và nắm được:
- Hoàn cảnh trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939 -> đảng ta thay đổi chủ trương đấu tranh.
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính phong trào dân chủ 1936 – 1939
- ý nghĩa của phòng trào đấu tranh.
* Trọng tâm: Phong trào cách mạng 1936-1939.
2. Vê kỹ năng: 
Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện phong trào dân chủ 1936-1939
Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.
 3. Vê phẩm chất
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thầy: Máy tính, giáo án Tranh ảnh , tư liệu.
2. Trò: Đọc SGK, quan sát tranh ảnh SGK.
III. Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1: Khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về cuộc vận động dân chủ 1936-1939
b. Nội dung: Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về phong trào dân chủ 1936-1939
thời gian: 5 phút
c) Sản phẩm: học sinh có thể trình bày một số vấn đề 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi/ cá nhân.
- HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Tình hình thế giới và trong nước 
a) Mục tiêu: HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thời gian: 10 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk trang 78,79 9, và trả lời câu hỏi: 
Trong những năm 30/XX tình hình thế giới và trong nước có những nét gì nổi bật?
Tình hình đó đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào trong giai đoạn 1936-1939
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tự N/C SGK trả lới các câu hỏi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trình bày sản phẩm cuả mình
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV chuyển ý:
+ Căn cứ vào sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, tháng 7–1936 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị ở Thượng Hải (Trung Quốc) để định ra đường lối đấu tranh trong thời kì mới.
1. Thế giới:
- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933-> Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở một số nước: Đức, Italia, Nhật đe doạ chiến tranh.
- Đại hội VII Quốc tế cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít chống chiến tranh.
2. Trong nước:
+ Năm 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ mới đã thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, nới rộng một số quyền tự do, dân chủ,... Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả, tìm cách hoạt động trở lại.
+ Ở Việt Nam, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tác động không chỉ đến các tầng lớp nhân dân lao động mà cả tư sản, địa chủ vừa và nhỏ. Bọn cầm quyền vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ được đặt ra.
II.Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ 
a) Mục tiêu: Trình bày được phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị về lực lượng, hình thức đấu tranh cho Cách mạng tháng Tám năm 1945
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV _ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk trang 78,79 9, và trả lời câu hỏi
Trước tình hình thế giới và trong nước Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có chủ Trương như thế nào?
Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra như thế nào? Trình bày ý nghĩa của phong trào
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. trong quá trình thực hiện gv có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở
 Kẻ thù trước mắt của nhân dân là ai?
Nhiệm vụ đấu tranh giai đoạn này là gì
Khẩu hiệu đấu tranh là gì?
Hình thức đấu tranh như thế nào? 
Các phong trào tiêu biểu
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh để nhận xét và so sánh hình thức đấu tranh.
Bước 3. HS báo cáo sản phẩm
Các bạn khác bổ sung góp ý 
GV gọi HS trình bày
Bước 4 Nhận xét đánh giá
Tại sao đến năm 1938 phong trào tạm lắng xuống ? 
- Giáo viên giải thích.
1,Chủ Trương của Đảng
+ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động Pháp và tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp tại các thuộc địa.
+ Nhiệm vụ: tập hợp lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ để chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc
+khẩu hiệu “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.
+ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3–1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ chống phát xít, bảo vệ hoà bình.
+ Hình thức, phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai
2.Về diễn biến:
+ Mở đầu là cuộc vận động lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội
 +. Ngày Quốc tế Lao động 1–5–1938, tại Khu Đấu xảo (Hà Nội) đã diễn ra mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người
3. Ý nghĩa
Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín ảnh hưởng của đảng được mở rộng
Quần chúng được tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị hùng hậu được hình thành
 Phong trào là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng 8
3: Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giải thích được những điểm giống và khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 về mục tiêu, lực lượng tham gia, hình

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tuan_20_24.docx