Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học cả năm

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

 - Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.

- Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.

2. Kỹ năng

- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô.

- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Thái độ

- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.

- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.

 

docx 257 trang linhnguyen 17/10/2022 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học cả năm

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình học cả năm
 Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 có sự tham gia của các tổ chức Cộng sản nào ?
a. Đông Dương cộng sản đảng , An Nam cộng sản đảng
b . Đông Dương cộng sản đảng , An Nam cộng sản đảng , Đông Dương cộng sản liên đoàn
c. Đông Dương cộng sản đảng , Đông Dương cộng sản liên đoàn
d. An Nam cộng sản đảng , Đông Dương cộng sản liên đoàn
6.. Dặn dò: 2’
HS về nhà chuẩn bị bài 19 tìm hiểu : Phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1935.
 - Tìm hiểu tình hình Việt Nam trong những năm 1929 – 1930 có những điểm nào đáng chú ý về kinh tế vàxã hội ?
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh 
 - Lực lượng cách mạng được phục hồi như thế nào ?
**************************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 23, Bài 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào CM 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Quá trình phục hồi lực lượng, CM (1931 – 1935).
 - Các khái niệm: “Khủng hoảng kinh tế”, “Xô viết Nghệ Tĩnh”.
2. Tư tưởng: 
 - Giáo dục HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công nông và chiến sĩ cộng sản.
3. Kỹ năng: 
 - Sử dụng “Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931” để trình bày lại diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
4.Năng lực cần hướng tới
- Phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ :
 GV : - Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931). Tranh ảnh về ptrào Xô viết Nghệ Tĩnh .
 Những tài liệu, thơ ca viết về phong trào đấu tranh, đặc biệt ở Nghệ Tĩnh .
 HS : học bài và xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
 a. Em hãy trình bày về hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) ?
 b. Nội dung chủ yếu của Luận cương chính trị Đảng CSĐD tháng 10/1930 ?
 c. Ý nghĩa lịch sử thành lập Đảng ?
3.Giới thiệu bài mới 1’: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp tới CMVN, thực dân Pháp thẳng tay bóc lột thuộc địa, mâu thuẫn giữa tiòan thể dân tộc ta và thực dân Pháp, phong kiến phản động ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là khi Đảng CSVN ra đời đã trực tiếp lãnh đạo một phong trào cách mạng rộng lớn 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh .
 4. Dạy bài mới : 35’
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS đọc mục 1 và hỏi:
­ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội VN như thế nào?
 HS: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ảnh hưởng trực tiếp đến VN.
 - Kinh tế nước ta đã phụ thuộc hoàn toàn vào chính quốc, lúc này khủng hoảng đã ảnh hướng trực tiếp đến VN.
+ Công, nông nghiệp bị suy sụp.
+ Xuất nhập khẩu đình đốn.
+ Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
- Xã hội:
+ Nhân dân ta rất khốn khổ.
+ Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, người có việc làm thì tiến lương giảm.
+ Nông dân mất đất, bần cùng hóa không lối thoát.
+ Tiểu tư sản điêu đứng, các nghề thủ công sa sút nặng nề.
+ Nhà buôn nhỏ đóng cửa.
+ Viên chức bị sa thải.
+ HS ra trừơng không có việc làm.
+ Đa phần tư sản dân tộc gieo neo, sập tiệm, phải đóng cửa hiệu.
+ Đồng thời sưu cao, thuế nặng, thiên tai, hạn han liên tiếp xảy ra.
+ Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố CM.
+ Trong hoàn cảnh đó, mâu thuẫn trong lòng xã hội rất gay gắt, nhân dân ta quyết tâm đứng lên đánh đế quốc phong kiến phản động, giành quyền sống.
­ Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của ptrào CMVN 1930 -1931?
HS: - Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, thực dân Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa.
- Kinh tế suy sụp, mọi người dân đều khốn khổ.
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
- Được Đảng CS trực tiếp lãnh đạo.
" Nhân dân đã vùng lên đấu tranh .
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS đọc mục 2 và hỏi:
­ Em hãy trình bày ptrào CM 1930 -1931 phát triển với quy mô toàn quốc(từ tháng 2/1930 – 1/5/1930)?
 HS: - Phong trào CM 1930 -1931 phát triển mạnh mẽ khắp toàn quốc, đỉnh cao nhất là sự ra đời của Xô viết Nghệ Tĩnh, ptrào phát triển theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: với quy mô toàn quốc.
+ Giai đoạn 2: Ptrào ở Nghệ Tĩnh.
- Phong trào với quy mô toàn quốc (2/1930 – 1/5/1930).
- Phong trào công nhân:
+ 2/1930 : 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.
+ 4/1930 : 4.000 công nhân dệt Nam Định, hơn 400 công nhân nhà máy Diêm, cưa Bến Thủy, hãng dầu Nhà Bè,...bãi công.
+ Tiếp đó là công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu nhà bè, cao su Dầu Tiếng đấu tranh.
- Phong trào nông dân Thái Bình, Hà Nam, Nghệ Tĩnh đấu tranh.
- Trong các phong trào đã xuất hiện truyền đơn và cờ đỏ búa liềm.
- Đặc biệt là phong trào kỉ niệm 1/5/1930 rất sôi nổi, lần đầu tiên Đảng ta kỉ niệm ngày Quốc tế lao động, quần chúng tham gia rất đông đảo.
+ Từ thành thị đến nông thôn khắp cả nước đã xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, biểu tình tuần hành ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy, Sài Gòn, Chợ Lớn
­ Em hãy trình bày ptrào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh trong ptrào CM 1930 -1931?
HS: - Nghệ Tĩnh là nơi ptrào phát triển mạnh mẽ nhất cả nước.
+ Tháng 9/1930, ptrào công nông đã phát triển đến đỉnh cao, đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế đã kết hợp với đấu tranh chính trị
+ Ptrào đấu tranh diễn ra quyết liệt với hình thức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ tấn công chính quyền địch ở các địa phương.
+ Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch nhiều huyện, xã bị tê liệt, tan rã.
+ Các BCH nông hội xã ra đời quản lí mọi mặt đời sống chính trị xã hội và làm nhiệm vụ chính quyền Xô viết .
+ Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở 1 số huyện ở Nghệ Tĩnh.
Đó thực sự là chính quyền kiểu mới.
­ Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới?
HS: 
- Chính trị: 
Kiên quyết trấn áp bọn phản CM, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Kinh tế: 
+Xóa bỏ các loại thuế.
+ Chia lại ruộng đất công cho nông dân.
+ Giảm tô, xóa nợ.
- Văn hóa – xã hội:
+ Khuyến khích học chữ quốc ngữ,
+ Bài trừ các thủ tục phong kiến.
+ Các tổ chức quần chúng được thành lập: Hội tương tế, công hội, nông hội.
+ Các sách báo tiến bộ được truyền bá sâu rộng để tuyên truyền giáo dục và thúc đầy quần chúng đấu tranh.
- Quân sự: 
+ Mỗi làng có 1 đội tự vệ vũ trang để chống bọn trộm cướp, giữ trật tự an ninh xóm làng.
" Tất cả những chính sách trên, chứng tỏ rằng: XVNT là chính quyền kiểu mới.
GV dùng lược đồ ptrào XVNT để tóm tắt diễn biến ptrào.
­ Trước sự lớn mạnh của Xô viết Nghệ Tĩnh thực dân Pháp đã làm gì?
HS: - Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố cực kì tàn bạo.
+ Chúng dùng máy bay ném bom tàn sát đẫm máu hoặc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930)
+ Điều động lính khố xanh đóng chốt tại Vinh, Bến Thủy.
+ Triệt phá xóm làng.
+ Dùng thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ.
+ Nhiều cơ quan Đảng bị phá vỡ.
+ Hàng vạn chiến sĩ bị giết, bắt bớ, tù đày.
­ Ptrào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS:- Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa, nhưng ptrào XVNT đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng CM to lớn của quần chúng.
GV giảng thêm:
- Ptrào CM 1930 -1931 là cuộc tổng diễn tập làn thứ nhất của Đảng và quần chúng CM chuẩn bị cho CM tháng 8 1945.
- Nhận định về XVNT, HCM đã viết: “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt ptrào trong 1 biển máu, nhưng XVNT đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động VN. Ptrào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng 8 thắng lợi sau này”.
I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933).
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ảnh hưởng trực tiếp đến VN.
- Kinh tế :
+ Công, nông nghiệp suy sụp.
+ Xuất nhập khẩu đình đốn.
+ Hàng hóa khan hiếm đắt đỏ.
- Xã hội :
+ Tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng.
+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
" Nhân dân ta đã quyết tâm đứng lên giành quyền sống.
- Nguyên nhân chủ yếu nhất của ptrào 1930 -1931:
+ Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, thực dân Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa.
- Nhân dân đã vùng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II . Phong trào CM 1930 -1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh.
1.Phong trào với quy mô toàn quốc .
a. Phong trào công nhân:
- 2/1930 : 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.
- 4/1930 : 4.000 công nhân dệt Nam Định bãi công.
- Tiếp đó là công nhân nhà máy Diêm, cưa Bến Thủy, hãng dầu Nhà Bè,...đấu tranh.
- Họ đòi tăng lương. giảm giờ làm, chống đánh đập cúp phạt.
b. Phong trào nông dân:
- Nông dân Thái Bình, Hà Nam, Nghệ Tĩnh đấu tranh đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộc công.
c. Phong trào kỉ niệm 1/5/1930.
- Ptrào lan rộng khắp toàn quốc.
- Ptrào đã xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
- Hình thức: mít tinh, biểu tình tuần hành ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn...
2. Phong trào ở Nghệ Tĩnh .
a. Diễn biến :
- Tháng 9/1930, ptrào đấu tranh diễn ra quyết liệt, kết hợp giữa mục đích kinh tế và chính trị.
- Hình thức: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ tấn công chính quyền địch ở các địa phương.
- Chính quyền địch nhiều huyện, xã bị tê liệt, tan rã.
- Chính quyền Xô viết ra đời ở 1 số huyện.
* Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới:
- Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng , thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Kinh tế: Xóa bỏ các loại thuế, chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xóa nợ.
- Văn hóa – xã hội :
+ Khuyến khích học chữ quốc ngữ,
+ Bài trừ các thủ tục phong kiến.
+ Các tổ chức quần chúng ra đời.
+ Sách báo tiến bộ được truyền bá sâu rộng trong nhân dân.
- Quân sư ï: Mỗi làng có 1 đội tự vệ vũ trang để chống bọn trộm cướp, giữ trật tự an ninh xóm làng.
- Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố cực kì tàn bạo.
+ Dùng máy bay ném bom tàn sát đẫm máu hoặc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên.
. Triệt phá xóm làng.
. Nhiều cơ quan Đảng bị phá vỡ.
. Hàng vạn chiến sĩ bị giết, bắt bớ, tù đày.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường , oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng .
III. Lực lượng CM được phục hồi. ( Giảm tải)
 5. Củng cố: 
 a. Hãy trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ptrào CM 1930 – 1931.
b. Hãy trình bày tóm lược diễn biến của ptrào XVNT bằng lược đồ.
c. Căn cứ vào đâu nói rằng: XVNT là chính quyền kiểu mới?
6. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 20 tìm hiểu “Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 ”
	» Tìm hiểu cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã tác động như thế nào đối với thế giới và trong nước 
 » Tìm hiểu chủ trương của Đảng trong thời kì vận động dân chủ và phong trào đấu tranh trong thời kì vận động dân chủ ?
 » Ý nghĩa của phong trào vận động dân chủ 1936 – 1939 ?
**************************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 24, Bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1939 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu được những nét chính của tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến CMVN trong những năm 1936 – 1939.
 - Chủ trương của Đảng và p trào đấu tranh trong những năm 1936 – 1939, ý nghĩa của phong trào.
2. Tư tưởng: 
 - Giáo dục HS lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 
3. Kỹ năng: 
 - Tập dượt cho HS so sánh các hình thức tổ chức đấu tranh trong những năm 1930 – 1931 và 1936 – 1939 để thấy được sự chuyển hướng của p trào đấu tranh.
- Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.
II. CHUẨN BỊ :
 GV : Ảnh” Cuộc mít tinh ở Khu Đấu xảo (Hà Nội)”. 
 - Những tài liệu về p trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong những năm 1936 – 1939.
 - Bản đồ VN và những địa danh có liên quan tới phong trào đấu tranh.
	HS : Học bài và xem trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5
a. Em hãy trình bày tình hình nước ta trong thời kì tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
 b. Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới?
 c. Các ĐVCS trong nhà tù của thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào trước chính sách tàn bạo của kẻ thù?
3.Giới thiệu bài mới:1’ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Trên thế giới CN phát xít xuất hiện, đe dọa an ninh loài người. Trước tình hình đó Quốc tế CS họp Đại hội lần thứ VII quyết định các nước thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất chống CN phát xít, chống chiến tranh. Tình hình nước Pháp có nhiều thay đổi. Trong nước nhân dân ta khốn khổ dưới áp bức của thực dân phong kiến.Trong hoàn cảnh đó Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc vận động dân chủ trong những năm1936 – 1939.
4 Dạy bài mới: 35’
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
GV yêu cầu HS đọc mục 1 và hỏi:
­ Em cho biết tình hình thế giới sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đã ảnh hưởng trực tiếp đến CMVN như thế nào?
 HS: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản gay gắt. Để ổn định tình hình trong nước, giai cấp tư sản các nước này đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, thiết lập 1 chế độ độc tài , tàn bạo nhất của tư bản tài chính.
+ Chúng xóa bỏ mọi quyền tự do, dân chủ trong nước.
+ Ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh mới để chia lại thị trường và thuộc địa trên thế giới.
+ Mưu đồ tấn công Liên Xô, hy vọng đẩy lùi ptrào CM vô sản thế giới.
+ Chủ nghĩa phát xít ra đời trên thế giới, đe dọa an ninh loài người, điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật dẫn đến nguy cơ Chiến tranh thế giới mới.
- Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít ,Đại hội lần VII của Quốc tế CS họp 7/1935 tại Matxcơva.
+ Đại hội đã xác định kẻ thù nguy hiểm, trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít .
+ Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm tập hợp lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng CS Pháp làm nòng cốt đã thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền, thực hiện 1 số cải cách dân chủ ở thuộc địa, thả 1 số tù chính trị VN.
­ Em cho biết tình hình VN sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế 1929 -1933?
 HS: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động sâu sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
- Bọn cầm quyền phản động thuộc địa và tay sai tiếp tục chính sách vơ vét, bóc lột khủng bố và đàn áp ptrào CM.
Hoạt động 2: 
Tạm gác khẩu hiệu: “ Đánh đổ đế quốc Pháp, đòi Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “ Chia ruộng đất cho dân cày” .
+ Thay vào đó là khẩu hiệu:” Chống phát xít, chống chiến tranh”, đòi “ Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.
- Để thực hiện các nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) sau đó đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương(1938), nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh:
+ Chuyển từ đấu tranh công khai kết hợp với bí mật.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức, giáo dục và mở rộng ptrào đấu tranh của quần chúng.
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS đọc mục 3 và hỏi:
­ Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với CMVN?
HS: - Đó là 1 cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn.
- Trong lãnh đạo ptrào, trình độ chính trị và năng lực của cán bộ đảng viên được nâng cao.
- Uy tín của Đảng ngày càng cao trong quần chúng.
- Chủ nghĩa Mac Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng trong quần chúng. Các sách báo của Đảng và Mặt trận đã có tác dụng tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh, đập tan những luận điệu phá hoại, xuyên tạc của kẻ thù.
- Đảng đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người chuẩn bị cho CM tháng 8 1945.
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.
1. Thế giới :
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản gay gắt. 
- Để ổn định tình hình các nước này đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, chủ nghĩa phát xít ra đời trên thế giới, đe dọa an ninh loài người.
- Đại hội lần VII của Quốc tế CS họp 7/1935 tại Matxcơva, Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất ở các nước để chống phát xít, chống chiến tranh.
- 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp cầm quyền, thực hiện một số cải cách dân chủ ở thuộc địa.
- Thả một số tù chính trị ở VN.
2. Trong nước :
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động sâu sắc đến mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
- Thực dân phản động thuộc địa và tay sai tiếp tục chính sách vơ vét, bóc lột khủng bố cách mạng 
II. MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ: ( Giảm tải)
GV chỉ cho HS nắm được mục tiêu, hình thức đấu tranh trong thời kì này
III. Ý nghĩa của phong trào. 
- Đó là một cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn.
- Uy tín của Đảng ngày càng cao trong quần chúng.
- Chủ nghĩa Mac Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng trong quần chúng, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh.
- Đảng đã đào luyện được đội quân chính trị đông hàng triệu người cho CM tháng 8 1945.
 5. Củng cố: 
 a. Hãy nêu hoàn cảnh thế giới và trong nước của ptrào dân chủ 1936 – 1939.
b. Chủ trương của Đảng ta trong ptrào dân chủ 1936 – 1939 là gì?
c. Ptrào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra như thế nào?
d. Ý nghĩa lịch sử ptrào dân chủ 1936 – 1939.
 6. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 21 tìm hiểu: Việt Nam trong những năm 1939 -1945.
 » Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông dương 
 » Những cuộc nổi dậy đầu tiên : khởi nghĩa Bắc Sơn , khởi nghĩa Nam Kì và cuộc Binh biến Đô Lương .
7.Rút kinh nghiệm:	
**************************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
: 
 Chương III. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
 TIẾT 25,BÀI 21. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: sau khi học xong bài học sinh 
 - Sau khi CTTG 2 bùng nổ, Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật cấu kết với nhau để thống trị và bóc lột Đông Dương, làm cho nhân dân ta vô cùng khốn khổ
	- Những nét chính về diễn biến của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương. Ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa
 2. Kỹ năng
 Rèn luyện học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ,các tư liệu lịch sử để minh họa khắc sâu những nội dung cơ bản trong bài học.
 3.Thái độ
 Giáo dục h/s lòng căm thù đế quốc Pháp, FX Nhật, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta
 4.Định hướng phát triển năng lực
 -Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề
 - Năng lực chuyên biệt
 + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
 + So sánh, nhận xét, đánh giá, về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
 + Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. HS biết nhận xét, đán giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ngày nay
 II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp
 III. Phương tiện: Lược đồ knghĩa Bắc Sơn, knghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương .
 IV. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Giáo án, tranh ảnh, tư liệu có liên quan, phiếu học tập
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc trước sách giáo khoa và tài liệu có liên quan.
 - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
 V. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới.
 3.1 Hoạt động khởi động
 - Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, thuyết trình.
 - Thời gian: 2 phút
 - Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho HS xem một số hình ảnh về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
 ? Em có nhận định gì phong trào đấu tranh thời kỳ 1936-1939 ?
 - Dự kiến sản phẩm (HS trả lời theo nhận định)
 Trên c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_chuong_trinh_hoc_ca_nam.docx