Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 1-15

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.

- Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.

3. Phẩm chất

 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,

 ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.

 

docx 117 trang linhnguyen 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 1-15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 1-15

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 1-15
 7. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ.                B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa A-pác-thai.                D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 8. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen
B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
C. Tước quyền tự do của người da đen.
D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Câu 9. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-Xơn Man-đê- la?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 10. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới,
B. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới.
C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.
D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Câu 11. Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì?
A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.
B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
C. Hội nhập, cùng phát triển.
D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
Câu 12. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"?
A. Châu Phi thường xuyên bị động đất.
B. Châu Phi đánh thắng các kẻ thù đế quốc.
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. Năm 1960, 17 nước tuyên bố giành độc lập.
                - Dự kiến sản phẩm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
A
A
B
D
D
D
C
D
D
C
D
C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Nhận xét về tình hình châu Phi hiện nay.
b) Nội dung:
Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Câu 2. Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
        Câu 1
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
+ Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
+ Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 2
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).
+ Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
+ Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
+ Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.
+ Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ chồng chất: 300 tỉ USD.
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ cho HS
*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
+ Học bài cũ, soạn bài 8: Các nước Mỹ La Tinh. Nắm khái quát tình hình các nước Mỹ La Tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Mỹ La Tinh.
Tuần 8                        Ngày soạn:                                               Ngày dạy:  
Tiết 8                                                              Bài 7
    CÁC NƯỚC MĨ LA TINH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh  sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này.
- Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945  SGK xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.
        - Quan sát hình 15  SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
2. Định hướng phát triển năng lực
          - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.              
         - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
3. Phẩm chất 
 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,
 ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU        
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về các nước MLT.
- Bản đồ châu Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước MLT.
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG      
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của MLT qua clip, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung : GV chiếu clip về các nước MLT. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi xem clip.
c) Sản phẩm: HS trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
 Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Mĩ La tinh là khu vực rông lớn, trên 20 triệu km2 (1/7 diện tích thế giới) gồm 23 nước cộng hoà (từ Mêxicô đến cực nam của châu Mĩ), tài nguyên phong phú. Từ sau 1945 không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó nổi bật lên là tấm gương Cu-ba, điển hình của phong trào cách mạng kv Mĩ-La tinh. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của MLT sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Những nét chung
a) Mục đích: Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh  sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.  
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 1.
- Xác định trên lược đồ ví trí của các nước MLT.
- Thảo luận cặp đôi: Hãy trình bày tình hình chung của các nước MLT sau năm 1945.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
Giáo viên: Giới  thiệu về bản đồ châu Mĩ.
? Sau CT2 tình hình cách mạng MLT phát triển ntn? (Từ sau CT2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra nhiều nơi với mục tiêu là thành lập chính phủ dt,dc và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đ/s của nd. Tiêu biểu là cuộc cm nd Cu Ba đầu năm 1959)
? Hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu? (Bãi công ở Chilê; Cuộc nổi dậy nhân dân Mêhicô, Pêru; Khởi nghĩa vũ trang Panama; Đấu tranh nghị viện thông qua tổng tuyển cử Achentina, Goatêmala; Cách mạng Cuba)
? Em có nhận xét gì về những cuộc đấu tranh này? (Diễn ra dưới nhiều hình thức, sôi nổi mạnh mẽ trở thành một làn sóng rộng khắp, với nhiều nước => Lục địa núi lửa: Bôlivia, Vênuêxuêla, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Enxanvađo trong đó tiêu biểu là Chilê và Nicaragoa).
? Tại sao nói phong trào đấu tranh CMLT lại trở thành Đại lục núi lửa? (Phong trào đấu tranh làm thành cơn bão táp làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước, làm cho nhân dân tỉnh ngộ ý thức tinh thần dân tộc, làm cho phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ lan rộng ra nhiều nước và nó trở thành một làn sóng nhấn chìm mọi âm mưu đen tối  của Mỹ).
Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945  SGK xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.
? Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La tinh diễn ra ntn?
GV: Nhưng đến những năm 90 lại rơi vào tình trạng không ổn định như: kinh tế suy giảm, chính trị bất ổn định thậm chí có lúc căng thẳng.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Đầu thế kỉ XIX, MLT trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ La-tinh.
- Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ hoá đời sống chính trị, tiến hành các cải cách dân chủ...
- Tuy nhiên, ở một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái...
Hoạt động 2.  Cu-ba
a) Mục đích: Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. Quan sát hình 15  SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến SP
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK.
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. Quan sát hình 15  SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
Giáo viên: Giới thiệu vị trí và một số nét của Cu ba trên lược đồ.
? Cuộc cách mạng Cu-ba diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
?  Về công cuộc xây dựng đất nước ở Cu-ba?
? Ý nghĩa của việc Cách mạng Cu Ba thành công và tiến lên chủ nghĩa xã hội?(Làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn thống trị Cu Ba; Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào GPDT ở MLT).
- Quan sát hình 15  SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
GV cung cấp thêm về tình hình Cu ba gặp khó khăn khi Mĩ bao vây cấm vận.
GV liên hệ về quan hệ VN Cu Ba. Câu nói của Phi đen “Vì Việt Nam”
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Ngày 1 - 1 - 1959, cuộc cách mạng nhân dân giành được thắng lợi.
- Chính phủ cách mạng tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế... Bộ mặt đất nước Cu-ba thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân Cu-ba vượt qua những khó khăn do chính sách phá hoại, bao vây, cấm vận về kinh tế của Mĩ Cu-ba vẫn đứng vững và tiếp tục đạt được những thành tích mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước MLT và Cu ba.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
3.3. Hoạt động luyện tập
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá  nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).         
Câu 1. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ la-tinh là
A. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa thực dân cũ.
D. giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 2. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là
A. rất nhiều nước đã giành được độc lập.
B. vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C.  trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
Câu 3. Cụm từ nào dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. “Lục địa mới trỗi dậy”.                        B. “Lục địa bùng cháy”.
C. “Sân sau của Mĩ”.                                D. “Chàng khổng lồ thức dậy sau giấc ngủ dài”.
Câu 4. Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh” là
A. Cuba.                       B. Ac – hen – ti – na.                       C. Braxin.                D. Mê-hi-cô.
Câu 5. Hãy chọn cách sắp xếp đúng các sự kiện của cách mạng Cu-ba theo thứ tự thời gian
   1. Phi đen cùng 81 chiến sĩ trở về nước trên tàu "Gran-ma”.
   2. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa của 135 thanh niên yêu nước.
   3. Phi đen Cát xtơ-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu tranh.
   4. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na.
A.  1- 2 – 3 -  4.          B. 1 -2 – 4 – 3.           C.  3 – 4 – 1- 2.            D. 2 – 3 – 1 – 4.
Câu 6. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. châu Phi đấu tranh chống CNTD cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống CNTD mới.
B. châu Phi đấu tranh chống CNTD mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống CNTD cũ.
C. hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị.
D. lãnh đạo CM ở Châu Phi là giai cấp vô sản, ở Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 7. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?
A. Thuộc địa của Anh, Pháp.                        B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Những nước hoàn toàn độc lập.                D. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 8. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại roi vào vòng lệ thuộc của nước nào?
A. Thực dân Anh.                                        B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Pháp.                                        D. Đế quốc Nhật.
Câu 9. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
A. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
B. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
C. Ở đây có cuộc cách mạng nổi  tiếng Cu Ba bung nổ.
D. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.
Câu 10. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba?
A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất CuBa (1956).
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
C. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).
                - Dự kiến sản phẩm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
A
C
B
A
D
A
D
B
B
B
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Nhằm mở rộng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về các nước MLT và Cu ba hiện nay.
b) Nội dung:
Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1. Vì sao gọi Mĩ la tinh là lục địa bùng cháy?
Câu 2: Vì sao nói Cuba là hòn đảo anh hùng?
Câu 3: Tìm hiểu về tình hữu nghị VN- Cu ba.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS:
Câu 1 - Sau CTTG II MLT được gọi là “lục địa bùng cháy” hay còn gọi là lục địa núi lửa bởi tuy trước CT các nước này đều là các nước độc lập nhưng lệ thuộc vào Mĩ nhưng sau CT thì phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ mà mở đầu là thắng lợi của CM CUBA (1959). Từ đây, một cao trào đấu tranh đã phát triển mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang nổ ra ở nhiều nơi như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-e-la, co-lom-bi-a,.... Các chính phủ DTDC thành lập
 => MLT trở thành đại lục núi lửa.
Câu 2. Cu ba là hòn đảo anh hùng
+ Trong đấu tranh: CM Cu ba -> lá cở đầu trong PTGPDT
            +  Trong xây dựng, bảo vệ đất nước: Sau thắng lợi  Cm->tiến hành cải cách -> thành tựu Mĩ bao vây, cấm vận -> khó khăn nhưng vẫn đững vững....-> Vì vậy...
                Câu 3.  Tình hữu nghị Việt Nam - CuBa
         Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập; cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ XHCN; cùng chung sự lãnh đạo cuả Đảng cộng sản. Việt Nam và Cu Ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi đen từng nói: "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình". Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em...
d) Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ cho HS
*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
+ Ôn tập lại các nội dung từ bài 1 đến bài 7, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần 10                         Ngày soạn:                                                                    Ngày dạy:      
Tiết 10                                                              Bài 8
    NƯỚC MĨ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Trình bày được sự phát triển của  kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
- Giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quan sát bản đồ nước Mĩ (gồm 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-oai) và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ.
2.  Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định vị trí nước Mĩ (gồm 3 bộ phận lãnh thổ - lục địa Bắc Mĩ, bang A-la-xca và quần đảo Ha-oai) và xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên bản đồ. Hiểu được quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt - Mĩ ngày nay.
3. Phẩm chất 
 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,
 ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU        
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về nước Mĩ.
- Bản đồ châu Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về nước Mĩ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG      
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nuốc Mĩ qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung :
 GV trực quan một số tranh ảnh về đất nước Mĩ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?
+ Qua hình ảnh này em thấy nền kinh tế nước Mĩ ra sao?
c) Sản phẩm: Đó là những hình ảnh về nước Mĩ...
d) Tổ chức thực hiện:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_bai_1_15.docx