Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 4+5: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu về kiến thức

- Biết được nguyên nhân của phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

- Những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của giai cấp công nhân: phá máy, đốt công xưởng, khởi nghĩa ở Pháp, Đức, cách mạng Nga 1905 – 1907

- Biết được những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế. Đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất. Biết được một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX và sự ra đời của Quốc tế thứ hai.

- Biết được nét chính về diễn biến cao trào cách mạng 1918 - 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.

2. Yêu cầu về năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; phát hiện và giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt

- Nhận xét về lao động trẻ em trong hầm mỏ.

- Phân tích, nhận định quá trình phát triển của phong trào công nhân thế kỉ XIX.

3. Yêu cầu về phẩm chất

- Sự áp bức, bóc lột của CNTB đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho nhân dân lao động trên thế giới.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, ti vi, tranh ảnh. Một số tranh ảnh liên quan.

 - Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- Bảng nhóm.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa.

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 

doc 9 trang linhnguyen 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 4+5: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 4+5: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 4+5: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX - Năm học 2021-2022
I. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, ti vi, tranh ảnh. Một số tranh ảnh liên quan.
	- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- Bảng nhóm.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa.
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được tình hình lao động của trẻ em, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập: HS hoạt động, tiếp thu kiến thức và trả lời 
d. Tổ chức thực hiện: GV trực quan xem ảnh. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về lao động của trẻ em qua bức tranh này? (Việc sử dụng trẻ em trong các hầm mỏ dẫn đến các phong trào đấu tranh)
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản, nhưng bị áp bức, bóc lột ngày càng nặng nề, mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản ngày càng gay gắt đưa tới cuộc đấu tranh của vô sản, tuy họ chưa ý thức được sứ mệnh của mình. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
	Hoạt động 1. 1. Nguyên nhân
- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân của phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX. 
- Nội dung: GV hướng dẫn để HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Sản phẩm học tập: HS hoạt động và nắm được nội dung bài học. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện yêu cầu sau:
Vì sao ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống CNTB? Em có nhận xét gì qua bức tranh H24? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Em có suy nghĩ gì về quyền trẻ em hôm nay?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Quan sát hình 24 - SGK, nhận xét về lao động trẻ em trong hầm mỏ.
1. Nguyên nhân 
- Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân đã nổi dậy đấu tranh.
Hoạt động 2. 2. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
- Mục tiêu: Những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của giai cấp công nhân: phá máy, đốt công xưởng, khởi nghĩa ở Pháp, Đức, cách mạng Nga 1905 – 1907
- Nội dung: GV hướng dẫn để HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Sản phẩm học tập: HS hoạt động và nắm được nội dung bài học. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận cặp đôi và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Vì sao công nhân lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức như thế nào của công nhân?
+ Tại sao phong trào công nhân lại đạt được thắng lợi này? Có phải do sự nhượng bộ cuả tư sản hay do một nguyên nhân nào khác?
+ Trình bày được những nét chính về 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của giai cấp CN Pháp, Đức, Anh trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX? Lập niên biểu.
+ Vì sao những cuộc đấu tranh của CN lại không đi đến thắng lợi?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc 
những nội dung khó.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV phát vấn mở rộng thêm bằng hệ thống CH.
- Khẩu hiệu: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” có nghĩa ntn? 
- Quyền được lao động, không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu bảo vệ quyền lao động của mình
? Mục tiêu của Ph/trào đấu tranh là gì?
- Q/s H25 (SGK)
- Nhấn mạnh Ph/trào Hiến chương ở Anh có tính chất quần chúng rộng lớn, có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét
? Ph/trào CN Châu Âu (1830-1840)có những điểm chung gì khác so với Ph/trào trước đó? 
- Đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chính trị độc lập chống lại G/C TS
? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại?
- Thiếu lý luận CM, thiếu tổ chức CM lãnh đạo
GV chốt ý: vàogiữa TK XIX, Ph/trào CN nổ ra mạnh mẽ ở hầu hết các nước TB Ph/r nhưng đều không thu được thắng lợi.
a. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
- Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, 
Đức, Bỉ,... 
- Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các công đoàn để bảo vệ mình.
b. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
Lập niên biểu theo các sự kiện sau:
- Cuộc đấu tranh của công nhân thành phố Li-ông (Pháp): Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp. 
- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ.
- Phong trào Hiến chương ở Anh: từ năm 1836 đến năm 1847, nước Anh diễn ra "Phong trào Hiến chương" có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
Thời gian
Sự kiện
1831
Pháp: CN dệt tơ thành phố Li-Ông k/nghĩa
1844
Đức: CN dệt Sơ-lê-đin
1836-1847
Anh: P/t hiến chương
Hoạt động 3. c. Cách mạng Nga 1905-1907
- Mục tiêu: Lập niên biểu diễn biến chính của cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga. 
- Nội dung: GV hướng dẫn để HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Sản phẩm học tập: HS hoạt động và nắm được nội dung bài học. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
GV dùng bản đồ giới thiệu ĐQ Nga cuối TK XIX đầu TK XX.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Lập niên biểu diễn biến chính của cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV hướng dẫn HS lập bảng niên biểu để ghi nhớ các sự kiện chính về cuộc Cách mạng 1905 - 1907.
c. Cách mạng Nga 1905-1907
Lập niên biểu theo các sự kiện sau:
+ Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
+ Tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo. 
+ Tháng 6 - 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.
Cách mạng Nga 1905-1907
Thời gian
Diễn biến chính
9-1-1905
14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu sách lên nhà vua (Nga hoàng).
5-1905
Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến
6-1905
Thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa
12-1905
Khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơ-va
1907
Khởi nghĩa tạm dừng
Hoạt động 4. 3. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và các tổ chức quốc tế
- Mục tiêu: Biết được những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế. Đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất.
- Nội dung: GV hướng dẫn để HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Sản phẩm học tập: HS hoạt động và nắm được nội dung bài học. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK (7 phút), thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về C. Mác và Ph. Ăng-ghen
+ Nhóm 3,4: Trình bày sự ra đời của "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
+ Nhóm 5,6: Nét chính của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
a. C. Mác và Ph. Ăng-ghen 
b. Sự ra đời của "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
- Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu "Đồng minh những người chính nghĩa", sau đó hai ông cải tổ thành "Đồng minh những người cộng sản". Đây là chính Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế. 
- Tháng 2 - 1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa 
c. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
- Sau khi "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt.
+ Ở Pháp, ngày 23 - 6 - 1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa vũ trang kéo dài trong bốn ngày.
+ Ở Đức, công nhân và thợ thủ công nổi dậy đấu tranh làm giới chủ khiếp sợ.
- Ngày 28 - 9 - 1864, công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", lấy tên là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.
Hoạt động 5. d. Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX. Quốc tế thứ Hai.
- Mục tiêu: Biết được một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX và sự ra đời của Quốc tế thứ hai.
- Nội dung: GV hướng dẫn để HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Sản phẩm học tập: HS hoạt động và nắm được nội dung bài học. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1,23: Nét chính của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
+ Nhóm 4,5,6: Vài nét về Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
- Từ 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước diễn ra liên tục, nhất là ở Anh, Pháp và Mĩ.
- Ở Mĩ, ngày 1 - 5 - 1886, gần 40 vạn công nhân Si-ca-gô xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 giờ đã được giới chủ chấp thuận cho 5 vạn người. Về sau, ngày 1 - 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế Lao động.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước như Đảng Xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp,... 
* Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)
- Ngày 14 - 7 - 1889, nhân kỉ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
- Đại hội đã thông qua những quyết định quan trọng : sự cần thiết phải thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân ở mỗi nước ; đấu tranh giành chính quyền ; đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1 - 5 hằng năm là ngày Quốc tế Lao động.
- Quốc tế thứ hai hoạt động trải qua hai thời kì (từ năm 1889 đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1914), đã có nhiều đóng góp cho phong trào công nhân thế giới, làm chậm lại quá trình chiến tranh đế quốc của các nước,... Ăng-ghen được coi là "linh hồn của Quốc tế thứ hai".
- Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai đã bị phân hoá, trừ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga vẫn tiếp tục hoạt động tích cực, gắn liền với lãnh tụ Lê-nin.
Hoạt động 6. 4. Cao trào CM 1918 – 1923. Quốc tế cộng sản thành lập.
- Mục tiêu: Biết được nét chính về diễn biến cao trào cách mạng 1918 - 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
- Nội dung: GV hướng dẫn để HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên
- Sản phẩm học tập: HS hoạt động và nắm được nội dung bài học. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: Nêu nét chính về diễn biến cao trào cách mạng 1918 - 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Trong những năm 1918 - 1923, do hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu từ Anh, Pháp qua Đức, Hung-ga-ri đến Tiệp Khắc, Ba Lan... Nước Đức là một trong những nơi tiêu biểu nhất. Ngày 9 - 11 - 1918, tổng đình công nổ ra ở Béc-lin, sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và nhân dân thủ đô. Chế độ quân chủ bị lật đổ, nhưng giai cấp tư sản đã giành mọi thành quả của cách mạng, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản ở Đức. 
- Từ cao trào cách mạng, nhiều đảng Cộng sản đã được thành lập như ở Hung-ga-ri, Đức, Pháp..., đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để chỉ đạo phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, đầu tháng 3 - 1919 tại Mát-xcơ-va, Quốc tế Cộng sản đã được thành lập với những cố gắng bền bỉ của Lê-nin và những người cộng sản Nga. Quốc tế Cộng sản đã hoạt động tích cực từ năm 1919 đến năm 1943, có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới. 
3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan 
Câu 1. Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
A. Nông dân bị phá sản, mất đất.
B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.
C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.
Câu 2. Giai cấp vô sản là giai cấp
A. chỉ có rất ít tư liệu sản xuất.
B. hoàn toàn không có tư liệu sản xuất.
C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.
D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản.
Câu 3. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?
A. Nước Pháp. B. Nước Mĩ. 
C. Nước Đức. D. Nước Anh.
Câu 4. Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834. 
C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh.(1836-1847)
Câu 5. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
Câu 6. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.  
Câu 8. Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới đó là
A. Đảng Xã hội Pháp.	B. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
C. Đảng Cộng hòa Mĩ.	D. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
Câu 9. Nhiệm vụ trước mắt của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga là 
A. lật đổ chính quyền Nga Hoàng.
B. lật đổ tư sản Nga giành quyền về tay Xô viết.
C. lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chính quyền vô sản.
D. chống chiến tranh đế quốc.
Câu 10. Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga?
A. Công nhân, nông dân. 	B.Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. 
C. Công nhân, nông dân, tư sản. 	D.Công nhân, nông dân, binh lính. 
Câu 11. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc cách mạng ở Nga những năm 1905 - 1907?
A. Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga - Nhật.
B. Cải cách nông nô ở Nga năm 1861.
C. Sự ra đời của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
D. Do nước Nga lâm vào khủng hoảng ở đầu thế kỉ XX.
Câu 12. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga có điểm gì mới?
A. Chính đảng của người lao động Nga.
B. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga.
C. Kết hợp CN Mác với phong trào công nhân.
D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.
Câu 13. Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của CM 1905-1907? 
A. Sự kiện “ Ngày chủ nhật đẫm máu”.
B. Cuộc nổi dậy pá dinh cơ của đại chủ phong kiến của nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Pô-tem-kin.
D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tuan_45_phong_trao_cong_nhan_cuoi_the.doc