Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hiền

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp H/S nắm được :

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu trong các thế kỷ XVI - XVII

- Mâu thuẩn ngày càng sâu sắc giữa các lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến,

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, hạn chế, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII.

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.

2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học sinh

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng

- Sử dụng bản đồ,tranh,ảnh .

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng lịch sử.

II/ . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.

- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.

- Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Phiếu bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.

 

doc 198 trang linhnguyen 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hiền
o thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến.	C. Quân chủ chuyên chế.
B. Cộng hòa tư sản.	D. Quân chủ lập hiến kết hợp quân chủ chuyên chế.
Câu 21: Cuộc cách mạng nào dưới đây được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ở thế kỉ XVIII?
A. Cách mạng tư sản Anh.
B. Cách mạng Hà Lan.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 22: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
A. Thành lập một nước cộng hòa.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. Tạo điều kiện cho nên kinh tế các thuộc địa phát triển. 
D. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
Câu 23: Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì?
A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp	C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti.
B. Thông qua Hiến pháp.	D. Hội đồng dân tộc thành lập.
Câu 24: Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc.	C. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng tư sản.	D. Cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 25: Ngành đi đầu trong cách mạng công nghiệp ở Anh là 
A. Ngành luyện kim. 	 B. Ngành gốm. 	 C. Ngành dệt. D. Công nghiệp nặng.
Câu 26. Sự tập trung sản xuất, hình thành các công ti độc quyền ở Pháp diễn ra mạnh mẽ trong ngành
A. Công nghiệp khai khoáng	C. Công nghiệp - tài chính
B. Công nghiệp nặng	D. Ngân hàng
II. PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm)
Câu 1: Giải thích tại sao nói nước Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? 
Em hiểu thế nào về sự chi phối của các công ti độc quyền?
TRƯỜNG THCS TAM HIỆP. NĂM HỌC 2020 - 2021 
KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN: LỊCH SỬ 8 (45 PHÚT)
HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 ĐIỂM)
 	* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (mỗi ý 0.3 điểm)
1B
2D
3B
4A
5D
6C
7B
8A
9C
10A
11B
12D
13B
14A
15C
16A
17B
18A
19C
20C
21C
22D
23C
24B
25C
26D
B. PHẦN TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)
Giải thích tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là CNĐQ thực dân? 
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Các công ti độc quyền:
Trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Người bán là người định giá - vì chỉ có một người bán trên thị trường, nó có thể ảnh hưởng đến giá thị trường.
Người ra đề
Nguyễn Thị Hiền
BGH ký duyệt
Tổ trưởng duyệt
Đoàn Minh Phương
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Tiết 21+ 22, Bài 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914-1918
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm:
   - Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.
   - Các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh.
2. Kĩ năng: 
    Phân biệt đựơc phái niệm"chiến tranh đế quốc" "chiến tranh cách mạng","chiến tranh cách mạng,"chiến tranh chính nghĩa", "chiến tranh phi nghĩa".Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới.
3. Thái độ:
    Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình ủng hộ đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.
II. Chuẩn bị:	
   - GV: Giáo án, các tài liệu về chiến tranh thế giới thứ nhất, phiếu học tập...
 - HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: Nội dung nào của cải cách Minh Trị mang ý nghĩa nhân quyền và dân quyền?
A. Ban bố quyền tự do buôn bán.
B. Tăng cường nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
C. Thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất.
D. Bãi bỏ chế độ đẳng cấp và thực hiện quyền bình dẵng giữa các công dân.
Câu 2: Hai công ty độc quyền đã chi phối đời sống kinh tế và chính trị củaNhật Bản?
A. Mít-xưi, Mít-su-bi-si.	B. Honda, Sâmsung.	
C. Mít-su-bi-si, Honda.	D. Mít-xưi, Sâmsung.
Câu 3: Nội dung nào của cải cách Duy Tân Minh Trị không thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng tư bản?
A. Thống nhất lãnh thổ.
B. Thống nhất thuế quan và tiển tệ.
C. Tự do buôn bán và đi lại.
D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
Câu 3: Ý nghĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị là:
A. Nhật Bản trở thành nước TBCN đầu tiên ở Châu Á.
B. xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
C. thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,
D. quân đội được huấn luyện theo kiểu phương Tây.
B. Tự luận:	
Câu 4: Trình bày những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị?
Đầu năm1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
HOẠT ĐỘNG 1:  MỞ ĐẦU
GV trực quan một số tranh ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh này cho các em thấy được điều gì?
+ Qua hình ảnh này em thấy cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác hại như thế nào đến các nước tham chiến?	
 - Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất...
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Thế kỉ XX đã đi qua với nhiều cuộc chiến tranh bùng nổ. Trong đó có hai cuộc chiến tranh lớn có qui mô toàn thế giới là chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy chiến tranh thế giới thứ nhất đã bùng nổ ntn ? Diễn biến và kết cục mà nó đem lại ra sao? Các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay để giải đáp những vấn đề nêu trên.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG GV
HĐ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục I.
+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.
- GV: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển  không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905). 
? Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh này?
(Đều là các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc (Mĩ-Tây Ban Nha, Nga-Nhật). Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính đất đai (Anh-Bô-ơ)).
- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập.
- HS đọc phần tư liệu SGK trang 71.
GV: Sự kiện trên chỉ là duyên cớ để bùng nổ chiến tranh.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Hoạt động 2: II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:
- Mục tiêu: HS cần nắm được diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện 
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 18 phút.
- Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK.
+ Trình bày diễn biến chính của cuộc chiến tranh qua 2 giai đoạn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.
- GV dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để tường thuật diễn chính của cuộc chiến tranh.
- HS trình bày trên lược đò.
? Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới?
(Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, sau đó có 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với qui mô toàn thế giới).
- GV yêu cầu HS xem hình 51 SGK
? Bức tranh đó nói lên điều gì?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Các cặp đôi trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hoạt động 3: III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:
 - Mục tiêu: HS cần nắm được hậu quả của cuộc chiến tranh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện 
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
 - Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
+ GV giao nhiệm vụ:  Phiếu học tập: Trình bày hậu quả của cuộc chiến tranh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.
+ HS thực hiện và GV hướng dẫn:
- GV yêu cầu HS thống kê các con số, qua đó nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh?
(Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của. Tổn hại to lớn cho nhân loại về cả vật chất và tinh thần).
? Em hãy nêu tính chất của cuộc chiến tranh?
(Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa).
?Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?
(Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải gánh chịu mọi hi sinh về người và của).
+ HS trình bày kết quả.
+ Đánh giá kết quả thực hiện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Các cặp đôi trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hs đọc SGK
Trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
HS đọc tư liệu
Thảo luận
HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
HS quan sát lược đồ
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
HS thống kê con số, đưa ra nhận xét.
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
- Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị.
- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
- Thành lập hai khối quân sự đối lập:
+ Năm 1882, khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.
+ Năm 1907, khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.
- Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:
1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916):
- Từ 1-3/8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức.
- Từ 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.
- Cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia.
- Sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người.
2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918):
- 4/1917, Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước. 
- Phe Liên minh liên tiếp bị thất bại. 
- Từ cuôí năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:
- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.
- Đức mất hết thuộc địa, Anh-Pháp-Mĩ mở rộng thêm thuộc địa.
- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng
 1. Cuối thế kỉ XIX- đầu TK XX, đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau, đó là khối quân sự nào?
 A. Khối NATO và khối SEV B. Khối Liên minh và Hiệp ước
 C. Khối SEATO và ASEAN D. Khối các nước G7 và EU
 2. Khối Liên minh gồm những nước nào?
A. Đức, Áo- Hung, I-ta-li-a B. Đức, mĩ, Nhật 
C. Anh, Pháp, Nga D. Đức, I ta li a, Nhật
3. Từ năm 1916 diễn biến chiến tranh như thế nào?
A. Ưu thế thuộc về phe Liên minh
B. Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước.
C. Cả hai phe cầm cự.
D. Đức làm chủ chiến trường
4. Chính phủ mới của Đức đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào?
A. Ngày 10-11-1918 B. Ngày 11-11-1918
C. Ngày 12-11-1918 D. Ngày 13-11-1918
5. Vì sao gọi là cuộc chiến tranh thế giới?
A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.
B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng 
C. Có 38 nước và nhiều nước thuộc địa tham gia.
D. Hàng chục triệu người thương vong.
6. Kết cục cơ bản nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Phe Liên minh thất bại.
B. Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp mở rộng thêm thuộc địa.
C. Các nước đế quốc suy yếu, nhân loại bị thiệt hại nặng nề, phong trào cách mạng thế giới lên cao.
D. Mĩ giàu mạnh lên sau chiến tranh.
Câu 2 : Lập niên biểu về sự kiện chính của của diễn biến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Thời gian
Sự kiện
28/6/1914
Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.
1-3/8/1914
Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
4/8/1914
Anh tuyên chiến với Đức.
2/1917
Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước. 
Cuối 1917
Phe Hiệp ước liên tục tấn công phe Liên minh
11/11/1918
Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc
Bài Tập 2 trang 45 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào [ ] trước các câu sau.
1. [ ] nếu khồn xảy ra sự kiện thái Tử Áo -Hung bị ám sát tại Xéc-bi thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhât không thế xảy ra.
2. [ ] Pháp tuy là nước thắng trận tron chiến tranh thế gới thứ nhất nhưng bị thiể hại năng nệ.
3. [ ] Mĩ tham ra Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
4. [ ] là một thuộc địa của Pháp, nhung do ở xa chiến trườn chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.
Hướng dẫn trả lời:
Đúng 2, 3; Sai 1, 4
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam
2. Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay?
- Thời gian: 6 phút.
1. “Kẻ gieo gió thì phải gặp bão” Đức đã thất bại hoàn toàn, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề. Đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù vào những tổn thất do chiến tranh để lại ở các nước chính quốc
2. Một số giải pháp để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay:
Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành
Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới.
Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán.
Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh. 
Thay cho các khoản chi phí về quân sự, ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ.
Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có. 
Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước.
H: Nêu những suy nghĩ của em về tình trạng thế giới sau chiến tranh? Những tác động của chiến tranh đến các nước ?
- Tốn kém tiền của.
- Gây đau thương tang tóc ....
- Môi trường bị ô nhiễm ..
HS hoạt động cá nhân tự bày tỏ.
Bài 14 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
( TỪ GIỮA TK XVI ĐẾN NĂM 1917.)
HỌC SINH TỰ HỌC
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần LS thế giới cận đại 1 cách có hệ thống vững chắc.
- Nắm chắc hiểu rõ những nội dung chủ yếu của LS thế giới.
2. Tư tưởng:
- Thông qua những sự kiện nhân vật LS ...đã học giúp HS có nhận thức , đánh giá đúng đắn,từ đó rút ra những bài học cần thiết cho bản thân .
3. Kĩ năng:
- Củng cố rèn luyện kỷ năng học tập bộ môn, chủ yếu là các kỷ năng hệ thống hoá, phân tích, khái quát sự kiện rút ra kết luận, lập bảng thống kê , thực hành.
 I/Những sự kiện lịch sửchính
Cho học sinh kẻ bảng vào vở
THỜI GIAN
 SỰ KIỆN 
 KẾT QUẢ
- 8/1566
- 1640/1688
- 1789/1794
 - 2/1848
- 1871
- 1914-1918
CM Hà Lan
CMTS Anh
CMTS Pháp
Tuyên ngôn 
ĐCS rađời..
CX Pa- ri CTTG thứ1.
Lật đổ ách thống trị TBN
Lật đổ PK- CNTB phát triển
Phá bỏ tận gốc chế độ PK
Nêu bật qui luật phát triển xã hội loài người.
Lật đổ chính quyền TS Chiếntranhđếquốcphi nghĩa.
II/ Nội dung chủ yếu của LSTG cận đại:
1/ Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
- Hình thành các tổ chức độc quyền (CNĐQ).
2/ Sự xâm lược của thực dân phươngTây đối với các nước. Phongtrào giảiphóng dân tộc phát triển mạnh mẽ:
3/ Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ: 
- Bị bóc lột nặng nề , nhân dân đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.
4/ Khoa học, kĩ thuật, văn học nghệ thuậtcủa nhân loai đạt được những thành tựu vượt bậc.
5/ Sự PT không đều của chủ nghĩa tư bản → Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
HOẠT ĐỘNG : Vận dụng mở rộng KT và trải nghiệm.
Bài tập1: Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em chọn về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.
ÿ Sản xuất công nghiệp hiện đại, tạo ra năng suất cao, cạnh tranh quyết liệt.
ÿ Hình thành các công ty độc quyền lũng đoạn trong nước và quốc tế.
□ Phát triển kinh tế để phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động.
ÿ Xuất khẩu tư bản chiếm ưu thế để có lợi nhuận cao hơn.
ÿ Chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Bài tập2: Đánh số thứ tự vào ô trống đầu các câu dưới đây thể hiện sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân cuối TK XVIII- nửa đầu TK XIX.
ÿ Đấu tranh đòi các quyến lợi về kinh tế và chính trị , đòi tăng lương , giảm giờ làm, đòi quyền bầu cử, thành lập chế độ cộng hoà.
ÿ Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng......
ÿ Phong trào công nhân phát triển, quốc tế thứ nhất được thành lập .
Bài tập 3:Cách mạng công nghiệp TK XVIII- đầu TK XIX thắng lợi ở những nước tư bản nào sau đây. Hãy đánh số thứ tự theo thời gian.
ÿ Mỹ ÿ Đức ÿ Anh ÿ Nhật ÿ Pháp.
- Mục tiêu của CMTS là gì ?
- Vì sao phong trào GPDT phát triển mạnh ở các châu lục?
4. HOẠT ĐỘNG: Giao nhiệm vụ học tập. (2p)
- Học bài cũ, đọc trước bài 15 SGK
- Chuẩn bị tốt cho tiết sau học.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử về các sự kiện niên đại, nhân vật lịch sử nổi tiếng thời hiện đại . 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917-1945) 
CHƯƠNG I:CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC 
 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921-1941) 
Tiết 23, 24: BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC 
 ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG ( 1917-1921) 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng và trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa Cách mạng tháng Mười năm 1917
2. Kỹ năng
  Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc