Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

2. Năng lực

 - Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử

+ Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

+ Nêu được khái niệm “lịch sử” và “môn Lịch sử”.

+ Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử.

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

+ Bắt đầu hình thành năng lực quan trọng này trong bối cảnh sống quen thuộc của HS.

+ Tập trung vào trải nghiệm tích cực cho hoạt động này và nhấn mạnh sự cần thiết của tính khách quan sử học khi các em tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học-

- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác

3. Phẩm chất:

+ Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử.

+ Tôn trọng quá khứ.Có ý thức bảo vệ các dis ản của thế hệ đi trước để lại.

+Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.

 

docx 87 trang linhnguyen 11/10/2022 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022
https://youtu.be/r53sXuJ5gEY )
c. Sản phẩm: trình bày. Xã hội nguyên thuỷ trải qua 2 giai đoạn – quan hệ xã hội ăn chung ở chung và làm chung
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động thầy - trò
 Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc sgk và Dựa vào sơ đồ 4.1 sơ đồ mô phỏng các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy thảo luận nhóm 3 phút trả lời các câu hỏi sau:
+ Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
+ Hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần của Người tối cổ và Người tinh khôn.
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần bằng các câu hỏi gợi mở về nội dung đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy:
- Vì sao giai đoạn đầu khi loài người vừa hình thành lại sống với nhau thành từng bầy?
- Thế nào là công xã thị tộc? 
+ Thị tộc (một nhóm người có cùng dòng máu, sống quần tụ cùng nhau)
+ Công xã (một tổ chức xã hội cộng đồng, trong đó mọi cái đề là của chung-làm chung- hưởng chung)
- Em có suy nghĩ gì khi quan sát Hình 2 (một là, để chế tạo ra những công cụ nhọn và sắc hơn, hai là, làm thay đổi dấn cơ thể Người tối cổ (não phát triển do có tư duy, hai chi trước trỏ’ nên khéo léo hơn, dần trỏ’ thành hai tay,...); ba là, tích luỹ kinh nghiêm dẫn tới sự phát minh ra lửa bằng việc cọ xát hai hòn đá với nhau) 
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày từng nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1
Bước 4: GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép
- Để sinh tồn và phát triển, người nguyên thủy phải lao động (săn bắt, hái lượm) để có thức ăn; phải chế tác công cụ, cải tiến công cụ để tăng năng suất và hiệu quả lao động,... Những hoạt động đó có tác dụng đến sự phát triển của xã hội nguyên thủy
- Xã hội nguyên thủy trải qua 2 giai đoạn: bầy người nguyên thủy (người tối cổ) công xã thị tộc (người tinh khôn)
+ Bầy người nguyên thủy:
Là tổ chức sơ khai đầu tiên của loài người; sông dựa vào săn bắt và hái lượm, tạo ra lửa; biết chế tạo công cụ
+ Công xã thị tộc: Biết trồng trọt chăn nuôi, làm đồ gốm.., biết làm đẹp, sáng tạo nghệ thuật
->Người nguyên thủy phải luôn lao động (săn bát, hái lượm) để có thức ăn, phải chế tác công cụ, cải tiến công cụ để tăng năng suất và hiệu quả lao động
II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1 Đời sống vật chất
a. Mục tiêu: HS khai thác kênh hình và kênh chữ để thấy được được những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thuỷ ở Việt Nam. 
b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bức tranh để thảo luận nhóm / hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Trình bày được những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thuỷ ở Việt Nam đi từ săn bắt hái lượm đến trồng trọt và chăn nuôi, chế tác công cụ, làm đồ gốm
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động thầy - trò
 Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt
Bước 1 chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
- Quan sát trên lược đồ Hình 4 Lược đồ di chỉ thời đổ đá và đổ đồng ở Việt Nam, hãy chỉ các dấu tích của con người từ thời đại đồ đá (đồ đá cũ và đồ đá mới) đến thời đại đồ đổng ở Việt Nam. Qua đó em có nhận xét gì về sự phân bố các dấu tích thời nguyên thuỷ trên đất nước ta?
Nhiệm vụ 2: Thảo luận cặp đôi
Quan sát bức tranh sau cho biết: Kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn Núi Đọ?. 
Nhiệm vụ 3. Thảo luận nhóm
Quan vào hình sau hãy cho biết những nét chính về đời sống của người nguyên thuỷ ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời sống của họ). 
 sát 
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần bằng các câu hỏi gợi mở:
Chỉ lược đồ chú ý phần chú thích (Đồ đá cũ, mới, đồng)
Chế tác công cụ có gì mới? (mảnh tước, ghè đẽo, mài)
 Công cụ được mài so với công cụ ghè đẽo thì loại công cụ nào mang hiệu quả cao hơn? Vì sao?
Nhìn trên bức tranh mô phỏng đời sống người nguyên thuỷ em thấy các hoạt động gì của người nguyên thuỷ?
Bước 3. Cử đại diện cặp/ nhóm lên báo cáo- các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung 
Bước 4: GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) 
Đời sống vật chất:
+ Người nguyên thuỷ biết mài đá, tạo thành nhiều công cụ: rìu, chày, cuốc đá,...; dùng tre, gỗ, xương, sừng để làm mủi tên, mũi lao,... 
+ Bước đầu biết trồng trọt và chăn nuôi (tìm thấy nhiếu xương gia súc, dấu vết của các cây ăn quả, rau đậu,...). 
+ Biết làm đổ gốm với nhiều kiểu dáng, hoa văn trang trí phong phú.
2. Đời sống tinh thần
a. Mục tiêu: HS khai thác kênh hình và kênh chữ để thấy được được những nét chính về đời sống tinh thần của con người thời nguyên thuỷ Việt Nam. 
b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bức tranh để thảo luận nhóm / hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động thầy - trò
 Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1 Thảo luận nhóm 3 phút
Quan sát bức tranh hình 5 Bức hình này gợi cho em điều gì?
GV gợi ý cho HS Qua hình vẽ ta thấy trong nhóm quan hệ thị tộc tình mẹ con anh em ngày càng gắn bó mật thiết với nhau.
- Hình vẽ trên cũng cho chúng ta suy đoán rằng những cư dân nguyên thủy ở đây có tín ngưỡng thờ vật tổ. Vật tổ của họ có thể là một loài động vật ăn cỏ, có thể là hươu hoặc trâu, bò vì trên mặt người có sừng. 
Nhiệm vụ 2. – Thảo luận cặp đôi
- Hãy kể tên các đồ trang sức mà em nhìn thấy ở hình trên. Chúng được làm từ các vật liệu gì Các đồ trang sức này dùng để làm gì ?
- Nêu những nét chính về đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
- GV quan sát và hỗ trợ các em nếu cần bằng các câu hỏi gợi mở (nếu cần)
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày từng nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo kỹ thuật 3-2-1
Bước 4: GV Nhận xét cách trình bày và góp ý của các nhóm cuối cùng chốt ý (kết luận)
 Đời sống tinh thần
+ Người Việt cổ đã biết làm đồ trang sức bằng nhiều vật liệu khác nhau.
+ Biết vẽ, khắc những bức tranh, có thể là quan niệm về tín ngưỡng, thể hiện óc thẩm 
mĩ, bước đầu biết đến nghệ thuật của người xưa.
+ Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sức
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. (10p)
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về xã hội nguyên thủy 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
Câu hỏi: 
Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thuỷ? Xã hội ngày nay có cần phải lao động không?
Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức của Người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn Người tối cổ
Dự kiến sản phẩm
1/ Ý 1.
+ Lao động và chính trong lao động mà từ một loài vượn người đã dần dấn biến đổi (từ chỗ đi bằng bốn chân rồi đi bằng hai chân, hai chi trước trỏ’ nên khéo léo và trở thành hai bàn tay, họp sọ phát triển, thể tích sọ não lớn hơn,...) để trở thành Người tối cổ, rồi thành Người tinh khôn. 
+ Cũng chính nhờ có lao động (trong chế tác công cụ lao động, từ chỗ chỉ biết ghè đẽo thô sơ tiến tới biết mài, khoan, cưa đá,...; 
+ trong đời sống: từ chỗ phải sống trong các hang đá tiến tới biết làm những túp lếu bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô, biết chế tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn; 
+ từ chỗ phải sống thành từng bầy để tự bảo vệ và tìm kiếm thức ăn tiến tới các tổ chức xã hội chặt chẽ hơn là công xã thị tộc “cùng làm cùng hưởng” loài người phát triển ngày càng tiến bộ hơn qua các giai đoạn bầy người nguyên thuỷ đến công xã thị tộc. 
Ý 2. GV nên hướng HS cách trả lời tích cực và cụ thể: lao động luôn đóng vai trò quan trọng đối với xã hội loài người, mong muốn của mỗi cá nhân sau này sẽ trở thành người lao động chân chính trong những lĩnh vực nào? 
2/ So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:
- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.
- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG. (5p)
a) Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
Câu hỏi:
1.Tìm trên lược đồ hình 4 trang 22 kết hợp với tra cứu thông tin từ sách và internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì?
2., Vận dụng kiến thức trong bài học, em hãy sắp xếp các bức vẽ minh hoạ đời sống lao động của người nguyên thuỷ bên dưới theo hai chủ đề: 
Chủ đề 1: Cách thức lao động của Người tối cổ. 
Chủ đề 2: Cách thức lao động của Người tinh khôn. 
Dự kiến sản phẩm
Câu 1 . GV cẩn hướng dẫn HS đối chiếu với bản đồ Việt Nam hiện tại để tìm và trả lời chính xác. 
- Di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh sau: Thanh Hóa ( Núi Đọ), Quảng Ninh (Hạ Long), Phú Thọ, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Đồng Nai, Bình Phước...
- Ý nghĩa: Sự phân bố các di chỉ cho thấy con người đã sống rải rác khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam hiện nay, từ miền đồi núi đến đồng bằng, ven biển và cả hải đảo. 
Câu 2: Nên tổ chức thành một trò chơi lớn. Chia lớp thành 2 nhóm: 
–  Nhóm 1: Lựa chọn những hình ảnh về Người tối cổ và mô tả cách thức lao động của Người tối cổ. (1,4,5)
–  Nhóm 2: Lựa chọn những hình ảnh về Người tinh khôn và mô tả cách thức lao động của Người tinh khôn. (2,3,6)
DẶN DÒ. CHUẨN BỊ BÀI 5
Tìm hiểu sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ kim loại
Tìm hiểu quá trình thay đổi khi xuất hiện công cụ kim loại
Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 6 SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HOÁ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
(2 tiết)
I. MỤC TIỂU
1. Kiến thức
- Quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. 
- Sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ và sự hình thành xã hội có giai cấp trên thế giới và ở Việt Nam.
-Sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông. 
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử 
Biết quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học. 
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử 
+Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp 
+ Mô tả được quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và giải thích được nguyên nhân quá trình đó
+ Nêu và giải thích được sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông 
+ Nêu được một số nét cơ bản của quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam. 
-Phát triển năng lực vận dụng 
Tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học (viết văn bản lịch sử dựa trên chứng cứ lịch sử). 
Vận dụng kiến thức lịch sử để mô tả một số hiện tượng trong cuộc sống (những đồ vật xung quanh em thừa hưởng phát minh ra kim loại từ thời kì nguyên thuỷ). 
- NĂNG LỰC CHUNG:Tự chủ, tự học giao tiếp, hợp tác
3. Hình thành những phẩm chất 
- Tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại. Tôn trọng những giá trị nhân bản của loài người như sự bình đẳng trong xã hội. Tôn trọng di sản văn hoá của tổ tiên để lại. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Lược đồ treo tường di chỉ thời đồ đá và đồ đồng ở Việt Nam
Một số hình ảnh công cụ bằng đồng sách của người nguyên thủy trên thế giới và ở Việt Nam, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu
 Sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ bằng kim loại trên thế giới và Việt Nam
2. Đối với học sinh
 Tìm hiểu sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ kim loại
Tìm hiểu quá trình thay đổi khi xuất hiện công cụ kim loại
3. Dự kiến tiết dạy
Tiết 1: Hoạt động khởi động và mục I phần hình thành kiến thức
Tiết 2: Mục II và phần luyện tập, vận dụng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng vào bài học mới thông qua kiểm tra bài tập bằng cách tổ chức trò chơi
b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức HS trò chơi để HS nhớ lại các kiến thức đã học và từ đó khắc sâu đặc điểm chung của xã hội nguyên thuỷ là ăn chung ở chung và làm chung mọi người bình đẳng như nhau rồi dẫn dắt vào bài mới
c. Sản phẩm: trả lời chính xác các từ khoá với câu gợi mở của bạn chơi 
d. Tổ chức thực hiện:
- GV Tổ chức trò chơi lần lượt gọi các cặp trả lời khi trả lời sai thì cặp khác lên thay 
Hai người đứng quay lưng vào nhau, một người hướng lên bảng, một người nhìn xuống dưới lớp
Người nhìn lên bảng sẽ thấy các từ khóa lần lượt xuất hiện và nêu khái niệm về từ khoá đó để người còn lại đoán được từ đó.
Lưu ý:Trong phần gợi ý không được sử dụng từ khóa.
GV dẫn dắt vào bài: Đặc điểm chung của xã hội nguyên thuỷ là làm chung ăn chung mọi người đều bình đẳng như nhau. Nhưng khi công cụ kim loại được phát hiện thì xã hội có sự thay đổi Kim loại được phát hiện ra từ bao giờ? Kim loại có tác dụng như thế nào trong đời sống con người (xưa và nay)? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bàì
HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SỰ PHÁT HIỆN RA KIM LOẠI VÀ BƯỚC TIẾN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
a. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thuỷ 
a. Mục tiêu: HS nêu được quá trình con người phát hiện kim loại; Nêu được sự thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ kim loại xuất hiện; Giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở Phương Đông
b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bức tranh H1 Sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ kim loại để thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: công cụ kim loại xuất hiện đồng đỏ- đồng thau-sắt, sản xuất phát triển, của cải dư thừa
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động thầy - trò
Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm 
Em hãy đọc phần mục em có biết và quan sát sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ bằng kim loại thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Kim loại đã được phát hiện ra như thế nào? 
2 . Việc xuất hiện kim loại nó có ý nghĩa gì trong việc chế tác công cụ và sản xuất?
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
GV hỗ trợ bằng các câu hỏi gợi mở (nếu cần)
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày từng nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo kỹ thuật 3-2-1
Bước 4: GV Nhận xét cách trình bày và góp ý của các nhóm cuối cùng chốt ý (kết luận)
* Sự phát triển kim loại:
- Khoảng 3.500 năm trước Công Nguyên người Lưỡng Hà và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ. Khoảng 2.000 năm trước Công Nguyên đồng thau đã phổ biến ở nhiều nơi. Khoảng 1.500 trước Công Nguyên, kỹ nghệ đúc đồng đã phát triển mạnh. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đồ sắt ra đời
* Vai trò của kim loại:
- Với kim loại con người chế tạo được nhiều loại công cụ sắc bén (cày cuốc giao găm, mũi tên), nhiều loại đồ đựng (bình vò) và cả đồ trang sức
- Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới ra đời: nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi, nghề luyện kim, trao đổi.
- Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều, người ta làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa 
b. Sự thay đổi trong đời sống xã hội
a. Mục tiêu: HS Nêu được sự thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ kim loại xuất hiện; Giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở Phương Đông
b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bức tranh H3 và đọc thông tin sgk để thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: sự thay đổi trong gia đình – Gia đình phụ hệ; thay đổi trong xã hội xuất hiện xã hội có giai cấp
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động thầy - trò
Sản phẩm cần đạt
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức thảo luận nhóm
Quan sát hình 3 và đọc thông tin sgk em hãy chỉ ra những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ kim loại xuất hiện?
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
GV hộ trợ bằng các câu hỏi gợi mở:
+ Khi công cụ kim loại xuất hiện sản xuất phát triển vai trò của đàn ông đàn bà thay đổi như thế nào (quan sát vào bức tranh)
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá xã hội thành “người giàu” và “người nghèo”? 
+ Mối quan hệ giữa người với người như thế nào trong xã hội có phân hoá giàu, nghèo? 
+ Vì sao xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông không phân hoá triệt để? 
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày từng nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1
Bước 4: GV Nhận xét cách trình bày và góp ý của các nhóm cuối cùng chốt ý (kết luận)HS Lắng nghe và ghi chép
Kim loại xuất hiện- sản xuất phát triển:
+ Chế độ phụ hệ thay cho mẫu hệ
+ Xã hội xuất hiện người giàu- người nghèo
+ Mối quan hệ giữa người với người thay đổi, quan hệ bất bình đẳng thay cho quan hệ bình đẳng. 
+ Quá trình này diễn ra không đồng đều trên thế giới, sự phân hoá xã hội có nơi diễn ra triệt để, có nơi không triệt đề (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể). 
Để giúp HS hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề này, GV có thể phân tích thêm: Ở phương Đông, cư dân thường sinh sống ven các dòng sông lớn, điểu kiện tự nhiên thuận lợi (đất phù sa màu mở và mềm, dễ canh tác nên chi cấn công cụ bằng gỗ, đá củng có thể canh tác, trồng trọt đạt hiệu quả cao...). Đồng thời, cư dân ở khu vực này luôn phải chống chọi với lũ lụt nên họ sớm biết liên kết với nhau đê’ đắp đê, làm kênh tưới tiêu cho đồng ruộng,... Tất cả những điều đó đã dẫn tới xã hội nguyên thuỷ ở khu vực này sớm bị phân hoá, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo và hình thành xã hội có giai cấp. Tuy nhiên quá trình phân hoá ở đây không triệt để, biểu hiện như: 
Còn bảo tồn lâu dài các quan hệ thân tộc, tức là quan hệ dòng máu, họ hàng, quan hệ làng xóm,... theo cách sống “tối lửa, tắt đèn” có nhau. 
+ Vai trò của những người đứng đầu thị tộc vẫn tiếp tục được duy trì dẫn tới sự tồn tại trong xã hội một lớp người “cha truyền con nối”, “con vua thì lại làm vua”, “sống lâu lên lão làng”. Đó là những tàn dư của quan hệ trong xã hội nguyên thuỷ còn tổn tại đến xã hội có giai cấp ở phương Đông. 
II. SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ Ở VIỆT NAM
1. Sự xuất hiện kim loại
a. Mục tiêu: HS trình bày được những nến văn hoá khảo cổ đổ đồng ở nước ta, từ đó nêu được sự xuất hiện của lỡm loại ở Việt Nam. 
b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát kênh hình và các thông tin để thảo luận cặp đôi trả

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx