Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nhận biết được:

 - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).

- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.

2. Thái độ

- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kỹ năng

- Phương pháp học tập.(cách học, cách tìm hiểu lịch sử).

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích.

II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm .

III. PHƯƠNG TIỆN : Tivi, tranh ảnh.

IV. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint

 - Sách giáo khoa, tranh ảnh

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Sách giáo khoa.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.(2phút)

 3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

 -Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem tranh lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

Qua bức tranh trên, em thấy lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau không? Vì sao?

 - Dự kiến sản phẩm

 Lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau.

 Vì do thời xưa điều kiện sống nghèo nàn,lạc hậu so với ngày nay. Ngày nay đất nước đang phát triển, nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nên quan tâm đầu tư phát triển như vậy có sự thay đổi theo thời gian.

 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.

 

docx 143 trang linhnguyen 06/10/2022 7320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm

Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm
n là một quân thành
- Quân đội có thủy binh, bộ binh
- Vũ khí bằng đồng, đặc biệt là nỏ
Hoạt động 2
 Mục 2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? 
	- Mục tiêu: HS nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến, nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm....
- Phương tiện: Ti vi
 - Thời gian: 15 phút
 - Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1:
 Em biết gì về Triệu Đà?
 Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà diễn ra như thế nào? Kết quả?
+ Nhóm 2: Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
+ Nhóm 3: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà lập thành nước Nam Việt, rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc.
- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững được nền độc lập.
- Triệu Đà biết không thể đánh bại được, bèn xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà lại sai quân sang đánh chiếm nước ta. Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu.
- Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc: Do ADV chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được
 lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về mô tả nét chính về Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.
	- Thời gian: 7 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Thành Cổ Loa còn có tên gọi là
A. Loa thành. B. Hoàng thành. C. Kinh thành. 	 D. Long thành.
Câu 2. Vũ khí đặc biệt dưới thời An Dương Vương là
A. rìu chiến. B. dao găm. C. nỏ và mũi tên đồng.	 D. giáo.
Câu 3. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến cho nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu?
A. Nội bộ đất nước chia rẽ.	B. Các tướng giỏi bỏ về quê.
C. Nhà vua già yếu, không còn đủ sức lãnh đạo đất nước.
D. Nhà vua chủ quan không lo phòng bị đất nước.
Câu 4. Đâu không phải là đánh giá đúng về thành Cổ Loa?
A. Là công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo.
B. Là căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.
C. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc.
D. Thành Cổ Loa chỉ là nơi làm, chỗ ở cho các vua chúa.
 Câu 5. Sự thất bại của An Dương Vương dẫn tới hậu quả gì?
 A. Đất nước ta lúc đó mất độc lập. 
 B. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu.
 C. Âu Lạc chịu sự đô hộ cuả nhà Tần.
 D. Nhân dân ta khổ cực. 
 Câu 6. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là
 A. Phải có tinh thần đoàn kết. B. Phải có lòng yêu nước. 
 C. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù. D. Phải có vũ khí tốt. 
 Câu 7. Bài học đầu tiên và quan trọng nhất về công cuộc giữ nước mà thời Văn Lang 
- Âu Lạc để lại cho chúng ta là gì?
 A. Bài học về tinh thần cảnh giác. B. Bài học về việc xây thành chiến đấu. 
 C. Bài học về kĩ thuật tác chiến.
 D. Việc giành chính quyền đã khó, việc giữ chính quyền lại càng khó hơn.
 - Dự kiến sản phẩm:
CÂU 
1
2
3
4
5
6
7
ĐA
A
C
C
D
B
C
A
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS rút ra được bài học kinh nghiệm về sự thất bại của An Dương Vương. 
	- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học gì trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
- Thời gian: 4 phút.
	- Dự kiến sản phẩm 
 + Đề cao tinh thần cảnh giác với mọi kẻ thù.
 + Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
 + Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
 Học bài – Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương I, II chuẩn bị cho tiết ôn tập
**************************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 17, Bài 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi con người xuất hiện đến thời đại Văn Lang – Âu Lạc. 
- Nắm chắc hơn những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của các thời kì khác nhau.
- Nắm những nét chính về kinh tế, văn hoá thời Văn Lang - Âu Lạc. 
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tình cảm đối với đất nước, văn hoá dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 - Năng lực chuyên biệt: 
 + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Chương I và chương II.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Bản đồ nước Văn Lang- Âu Lạc, bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
4.2. Kiểm tra miệng ( Lồng ghép trong quá trình học bài)
4.3. Tiến trình bài học (39p)
Giới thiệu bài mới (1p) : Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức cơ bản về thời cổ đại trên đất nước ta trong các bài ở chương I và II. Để khắc sâu, nhớ kĩ những sự kiện, nội dung chính lịch sử dân tộc trong thời kì này, hôm nay chúng ta sẽ khái quát qua bài 16.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ 1: ( 12p) Cá nhân.
GV: Căn cứ vào những bài học đã học, em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người Nguyên thuỷ trên đất nước ta?
 HS quan sát hình 24 SGK trả lời.
GV: Em hãy xác định vùng những người Việt cổ cư trú?
HS: Hang Thảm Hai, Thẩm Khuyên – Lạng Sơn, Núi Đọ – Thanh Hoá, hang Kéo Lèng – Lạng Sơn.
GV sơ kết
HS lập sơ đồ : Dấu vết của người tối cổ ở Việt Nam.
*HĐ2: (14p)Nhóm – Cá nhân
Nhóm 1: Giai đoạn người tối cổ.
Nhóm 2: Gđ đầu người tinh khôn.
Nhóm 3: Gđ phát triển người tinh khôn.
GV: Căn cứ vào đâu em xác định những tư liệu này?
HS: Căn cứ vào công cụ sản xuất
GV hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ VN.
*HĐ3: (12p) Cá nhân.
GV: Điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?
GV mời HS kể về truyền thuyết “Âu Cơ và Lạc Long Quân.”
GV giải thích từ “đồng bào”
GV: Thời gian hình thành nhà nước?
HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày.
GV: Những lí do nào dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
HS: Con người phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm
GV: Ngành kinh tế chính? Công cụ sản xuất chủ yếu?
HS: Kinh tế nông nghiệp.
*HĐ 4: (10p) Cả lớp ( cá nhân)
GV: Những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học trả lời.
GV giải thích về trống đồng và thành cổ Loa- hiện vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
*Trống đồng Đông sơn: Là sản phẩm tiêu biểu nhất về trình độ phát triển cao của thuật đúc đồng thời Văn Lang- Âu Lạc, là nhạc cụ quan trọng nhất trong các ngày lễ hội, đồng thời là vật thể hiện những hoạt động tinh thần chủ yếu của người dân Văn Lang- Âu Lạc qua các hình hoa văn.
*Thành Cổ Loa: Là một công trình kiến trúc đồ sộ, thể hiện rõ tài năng về các mặt: xây dựng, quân sựcủa người Âu Lạc.
(Giáo dục môi trường)
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta.
- Người Việt cổ là chủ nhân của đất nước Việt Nam
Thời gian
Địa điểm
Dấu tích
 40-30 vạn năm
-Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( LS)
Núi Đọ,Quan Yên(TH) Xuân Lộc(ĐN)
-Răng người tối cổ
-Nhiều công cụ đá.
2. Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ
Sơn Vi
Hàng chục vạn năm
Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn giai đoạn đầu
Hòa Bình, Bắc Sơn.
40-30 vạn năm.
Đồ đá giũa, mới công cụ đá được mài tinh xảo
Người tinh khôn giai đoạn phát triển
Phùng Nguyên
4000-3500 năm
Thời đại kim khí công cụ sản xuất bằng đồng than sắt.
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?
HS tự ghi chép
4. Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?
- Trống đồng, Thành Cổ Loa
- Một số phong tục tập quán tiêu biểu
4.4. Tổng kết: (3p)
GV sơ kết bài: Tóm lại: Thời Văn Lang- Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:
 - Tổ Quốc.
 - Thuật luyện kim.
 - Nông nghiệp lúa nước.
 - Phong tục, tập quán riêng.
 - Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.
4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
+ Đối với bài học ở tiết học này: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK
+Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
Chuẩn bị: Kiểm tra học kì I**************************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Kiểm tra học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức lịch sử Việt Nam đã học được: Tên quốc gia và các thành tựu thời cổ đại; Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang , Âu Lạc, Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước và nhận xét về bộ máy nhà nước đó; Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, rút ra bài học kinh nghiệm
2.Kĩ năng: Giúp học sinh nâng cao tư duy, phát triển tính tích cực trong học tập.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính tự học, tự rèn, tính trung thực và tự giác trong kiểm tra. Nhận thức đúng đắn về tinh thần nâng cao cảnh giác - ý thức bảo vệ đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 - Năng lực chuyên biệt: 
 + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. nhận định, so sánh
II.Hình thức đề kiểm tra: Tự luận (60%)- Trắc nghiệm (40%)
III.Xây dựng ma trận
Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các quốc gia cổ đại
Tên quốc gia và các thành tựu
hiểu được lực lượng sản xuất chính và các thành tựu của các quốc gia cổ đại
Số câu 
1
3
Số điểm
0,5
1,5
Nước Văn Lang- Âu Lạc
Sự ra đời của Nhà nước
Trình bày diễn biến
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước - - Rút ra bài học kinh nghiệm.
-Nhận xét về bộ máy nhà nước
 - HS liên hệ với công cuộc bảo vệ đất nước
Số câu
4
1/3
1
1 
Số điểm
2
1
3
2
Số câu 
5
2
1/3
2/3
2/3
Số điểm
2,5
1,5
1
3
2
Tỉ lệ
50
50
IV. Đề ra
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 Tên các quốc gia cổ đại phương Đông là:
 a, Hy Lap, Rô Ma, Lưỡng Hà. Ấn Độ b, Hy Lạp, Rô Ma
 c, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà d, Hy Lạp, Lưỡng Hà
Câu 2. Các thành tựu của các quốc gia Phương Đông:
 a, Chữ tượng hình, Lịch âm, Kim tự tháp b, Lịch dương, chữ tượng hình, kim tự thấp
 c, Chữ cái a,b,c; Đấu trường Cô -li - dê d, Chữ cái a,b,c; vườn treo Ba –Bi-lon
Câu 3. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:
 a, Thợ thủ công b, Nô lệ c, Nông dân d, Chủ nô
Câu 4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là:
 a, Thợ thủ công b, Nô lệ c, Nông dân d, Chủ nô 
Câu 5 :Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
 a. Thế kỉ V TCN b.Thế kỉ VI TCN c. Thế kỉ VII TCN d.Thế kỉ VIII TCN
 Câu 6: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào:
 a, Năm 218 TCN b, Năm 214 TCN c, Năm 210 TCN d, Năm 207 TCN
 Câu 7: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đóng ở:
 a, Việt Trì (Phú Thọ) b, Lâm Thao (Phú Thọ) 
 c, Đoan Hùng (Phú Thọ) d, Bạch Hạc (Phú Thọ)
 Câu 8, Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được xây dựng tại
 a, Phong Châu (Phú Thọ) b, Mê Linh (Vĩnh Phúc)
 c, Long Biên (Hà Nội) d, Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội)
Phần tự luận (6 điểm)
1, ( 3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? Nhận xét bộ máy nhà nước đó.
2, ( 3 điểm) Trình bày sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì ? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ đất nước hiện nay?
Đề 2:
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 Tên các quốc gia cổ đại phương Tây là:
 a, Hy Lap, Rô Ma, Lưỡng Hà. Ấn Độ b, Hy Lạp, Rô Ma
 c, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà d, Hy Lạp, Lưỡng Hà
Câu 2. Các thành tựu của các quốc gia Phương Tây:
 a, Chữ tượng hình, Lịch âm, Kim tự tháp b, Lịch dương, chữ tượng hình, kim tự thấp
 c, Chữ cái a,b,c; Đấu trường Cô -li - dê d, Chữ cái a,b,c; vườn treo Ba –Bi-lon
Câu 3. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:
 a, Thợ thủ công b, Nô lệ c, Nông dân d, Chủ nô
Câu 4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là:
 a, Thợ thủ công b, Nô lệ c, Nông dân d, Chủ nô 
Câu 5 :Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
 a. Thế kỉ V TCN b.Thế kỉ VI TCN c. Thế kỉ VII TCN d.Thế kỉ VIII TCN
 Câu 6: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào:
 a, Năm 218 TCN b, Năm 214 TCN c, Năm 210 TCN d, Năm 207 TCN
 Câu 7: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đóng ở:
 a, Việt Trì (Phú Thọ) b, Lâm Thao (Phú Thọ) 
 c, Đoan Hùng (Phú Thọ) d, Bạch Hạc (Phú Thọ)
 Câu 8, Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được xây dựng tại
 a, Phong Châu (Phú Thọ) b, Mê Linh (Vĩnh Phúc)
 c, Long Biên (Hà Nội) d, Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội)
Phần tự luận (6 điểm)
1, ( 3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc? Nhận xét bộ máy nhà nước đó.
2, ( 3 điểm) Trình bày sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần? Nhận xét tinh thần chiến đấu của cư dân Tây Âu và Lạc Việt ? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ đất nước hiện nay?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 1
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 Tên các quốc gia cổ đại phương Đông là:
 c, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà 
Câu 2. Các thành tựu của các quốc gia Phương Đông:
 a, Chữ tượng hình, Lịch âm, Kim tự tháp 
Câu 3. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:
 c, Nông dân 
Câu 4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là:
 b, Nô lệ 
Câu 5 :Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
 c. Thế kỉ VII TCN 
 Câu 6: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào:
 d, Năm 207 TCN
 Câu 7: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đóng ở:
 d, Bạch Hạc (Phú Thọ)
 Câu 8, Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được xây dựng tại
 d, Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội)
Tự luận:
Câu 1: ( 3 điểm)
* Sơ đồ nhà nước Văn Lang: (1,5đ)
 LẠC TƯỚNG
(BỘ)
LẠC TƯỚNG
(BỘ)
HÙNG VƯƠNG
LẠC HẦU - LẠC TƯỚNG
(TRUNGƯƠNG))
BỒ CHÍNH
(CHIỀNG CHẠ)
BỒ CHÍNH
(CHIỀNG CHẠ)
* Nhận xét và ý nghĩa :(1,5đ)
+ Nhà nước Văn Lang gồm có 3 cấp:
- Trung ương: Hùng Vương đứng đầu
- Bộ : Lạc Tướng đứng đầu
- Chiềng, chạ: Bồ Chính đứng đầu
+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.
=> Đây là nhà nước đầu tiên và do nhân dân ta làm chủ.
Câu 2: ( 3 điểm)
Ý 1: ( 1 điểm)Trình bày sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
- Năm 207 TCN, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc.
- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững được nền độc lập.
- Triệu Đà biết không thể đánh bại, giả vờ xin hòa dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà tiến đánh chiếm nước Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng.
Ý 2: ( 1 điểm)
Bài học kinh nghiệm:
- Tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.
Ý 3: ( 1 điểm)HS liên hệ ( Khuyến khích tư duy sáng tạo riêng của học sinh)
- Ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt.
- Yêu nước, đoàn kết,tự hào về truyền thống anh dũng của dân tộc.
- Nâng cao tinh thần cảnh giác
Đề 2
Câu 1 Tên các quốc gia cổ đại phương Tây là:
 a, Hy Lap, Rô Ma, Lưỡng Hà. Ấn Độ b, Hy Lạp, Rô Ma
 c, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà d, Hy Lạp, Lưỡng Hà
Câu 2. Các thành tựu của các quốc gia Phương Tây:
 a, Chữ tượng hình, Lịch âm, Kim tự tháp b, Lịch dương, chữ tượng hình, kim tự thấp
 c, Chữ cái a,b,c; Đấu trường Cô -li - dê d, Chữ cái a,b,c; vườn treo Ba –Bi-lon
Câu 3. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:
 c, Nông dân 
Câu 4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Tây là:
 b, Nô lệ 
Câu 5 :Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
 c. Thế kỉ VII TCN 
 Câu 6: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào:
 d, Năm 207 TCN
 Câu 7: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đóng ở:
 d, Bạch Hạc (Phú Thọ)
 Câu 8, Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được xây dựng tại
 d, Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội)
Tự luận:
Câu 1: ( 3 điểm)
* Sơ đồ nhà nước Âu Lạc: (1,5đ)
 LẠC TƯỚNG
(BỘ)
LẠC TƯỚNG
(BỘ)
AN DƯƠNG VƯƠNG
LẠC HẦU - LẠC TƯỚNG
(TRUNGƯƠNG))
BỒ CHÍNH
(CHIỀNG CHẠ)
BỒ CHÍNH
(CHIỀNG CHẠ)
* Nhận xét và ý nghĩa :(1,5đ)
+ Nhà nước Âu Lạc gồm có 3 cấp:
- Trung ương: Hùng Vương đứng đầu
- Bộ : Lạc Tướng đứng đầu
- Chiềng, chạ: Bồ Chính đứng đầu
+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.
=> Quyềm lực của nhà vua lớn hơn thời Văn Lang
Câu 2 
Ý 1 Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Tân (1)
* Nguyên nhân: +Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn định.+ Nhà Tần mở rộng lãnh thổ.
* Diễn biến: 
- Năm 218 TCN quân Tần tiến đánh xuống phía Nam( vùng Quảng Đông, Quảng Tây -TQ).
-Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo xuống đánh vùng Bắc Văn Lang.
- Thủ lĩnh người Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và người Lạc Việt vẫn tiếp tục kháng chiến, họ kéo vào rừng sâu, cử tướng là Thục Phán làm chỉ huy, ban ngày thì im hơi lặng tiếng, đến đêm thì bất thần sông ra đánh địch, làm cho quân địch tiến không được thoát không xong.
Kết quả: Người Tây Âu Lạc Việt đã đánh tan quân Tân
Ý 2 Em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt. (1Đ)
( Chiến đấu kiên cường, bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền DT)
Ý 3: ( 1 điểm)HS liên hệ ( Khuyến khích tư duy sáng tạo riêng của học sinh)
- Ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt.
- Yêu nước, đoàn kết,tự hào về truyền thống anh dũng của dân tộc.
- Nâng cao tinh thần cảnh giác
4.Thu bài : Kiểm tra số lượng bài .
5.Hướng dẫn về nhà: Tiết sau đem vở bài tập lịch sử tiếp tục ôn tập tìm hiểu cách học LS
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết:19, 20, 21,22, 23,24
 Chủ đề: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:
+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện
+Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề
+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.
+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường).
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan.
Rèn luyện kỉ năng lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, ngườilãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)
- Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_tiet_1_35_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_tha.docx