Giáo án Kỹ năng sống Lớp 10 - Chủ đề: Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân - Trịnh Vinh Danh

I. Mục tiêu dạy học

1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: có tinh thần trách nhiệm với bản thân để thực hiện tốt kỷ luật giúp cho bản thân tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

- Chăm chỉ: khi đã đề ra mục tiêu để rèn luyện tính kỷ luật của bản thân thì cần thực hiện đầy đủ, kiên trì, không bỏ sót bất cứ hoạt động nào đã đề ra.

- Trung thực: thành thật chính bản thân trong việc rèn luyện kỷ luật, nghiêm chỉnh hoàn thành các mục tiêu cần đạt để rèn luyện tính kỷ luật.

2. Năng lực

- Hiểu được tác hại của việc vô kỷ luật đối với cuộc sống và học tập của học sinh.

- Phân tích và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện tính kỷ luật với học sinh ở hiện tại và cả tương lai của các em.

- Nắm được các kĩ năng để rèn luyện tính kỷ luật và thực hiện tốt việc rèn luyện tính kỷ luật.

- Hình thành thói quen duy trì tính kỷ luật và thực hiện nó như là một phần tất yếu của cuộc sống.

II. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động

1. Nội dung

- Thế nào là kỷ luật với bản thân?

- Tác hại của việc sống, học tập và làm việc không có tính kỷ luật.

- Tầm quan trọng của việc sống, học tập và làm việc với tính kỷ luật cao.

- Kỷ luật với bản thân trong bao lâu?

- Phương pháp để rèn luyện kỷ luật.

2. Phương pháp tổ chức hoạt động

- Phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp diễn đàn – tọa đàm.

- Kỹ thuật dạy học: sử dụng sơ đồ tư duy.

 

docx 4 trang linhnguyen 12/10/2022 3640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 10 - Chủ đề: Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân - Trịnh Vinh Danh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Kỹ năng sống Lớp 10 - Chủ đề: Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân - Trịnh Vinh Danh

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 10 - Chủ đề: Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân - Trịnh Vinh Danh
Chủ đề: RÈN LUYỆN TÍNH KỶ LUẬT CỦA BẢN THÂN
I. Mục tiêu dạy học
1. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có tinh thần trách nhiệm với bản thân để thực hiện tốt kỷ luật giúp cho bản thân tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Chăm chỉ: khi đã đề ra mục tiêu để rèn luyện tính kỷ luật của bản thân thì cần thực hiện đầy đủ, kiên trì, không bỏ sót bất cứ hoạt động nào đã đề ra. 
- Trung thực: thành thật chính bản thân trong việc rèn luyện kỷ luật, nghiêm chỉnh hoàn thành các mục tiêu cần đạt để rèn luyện tính kỷ luật. 
2. Năng lực
- Hiểu được tác hại của việc vô kỷ luật đối với cuộc sống và học tập của học sinh. 
- Phân tích và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện tính kỷ luật với học sinh ở hiện tại và cả tương lai của các em. 
- Nắm được các kĩ năng để rèn luyện tính kỷ luật và thực hiện tốt việc rèn luyện tính kỷ luật.
- Hình thành thói quen duy trì tính kỷ luật và thực hiện nó như là một phần tất yếu của cuộc sống. 
II. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động
1. Nội dung
- Thế nào là kỷ luật với bản thân?
- Tác hại của việc sống, học tập và làm việc không có tính kỷ luật.
- Tầm quan trọng của việc sống, học tập và làm việc với tính kỷ luật cao. 
- Kỷ luật với bản thân trong bao lâu? 
- Phương pháp để rèn luyện kỷ luật.
2. Phương pháp tổ chức hoạt động
- Phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp diễn đàn – tọa đàm. 
- Kỹ thuật dạy học: sử dụng sơ đồ tư duy.
III. Chuẩn bị
1. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: 8h30 ngày 8/5/2021.
- Địa điểm: phòng học lớp 10A1 – trường THPT Long Thành.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu: phiếu học tập liên quan đến chủ đề rèn luyện kỷ luật của bản thân. 
- Đồ dùng, văn phòng phẩm: A4, A0, bút lông, nam châm...
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh/nhóm học sinh để chuẩn bị trước các thông tin liên quan chủ đề rèn luyện kỷ luật của bản thân. 
3. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị những kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến chủ đề rèn luyện kỷ luật của bản thân.
- Tivi của lớp, dây kết nối Tivi và laptop. 
IV. Tiến trình dạy học 
Hoạt động học
/Thời gian
Mục tiêu
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
PP/KTDH
chủ đạo
HĐ 1: Khởi động
(5 phút)
- Tạo không khí vui vẻ, tạo sự liên tưởng của học sinh đến chủ đề rèn luyện tính kỷ luật.
GV yêu cầu học sinh nhắc lại 5 điều Bác Hồ dạy học sinh. Nếu học sinh nào nhắc lại đúng, đầy đủ, đúng trình tự sẽ được nhận 1 phần quà (1 cây bút). 
- Từ 5 điều Bác Hồ dạy, giáo viên dẫn dắt HS đến chủ đề kỹ năng sống: “Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân”.
- Học sinh nhớ lại 5 điều Bác Hồ dạy và đứng tại chỗ trả lời nhanh câu hỏi của GV.
- PP GQVĐ
-KTDH: tia chớp, công não.
HĐ 2: Khám phá 
“Kỷ luật là chìa khóa của thành công”
(15 phút)
Giúp cho học sinh hiểu rõ:
- Thế nào là kỷ luật với bản thân
- Tầm quan trọng của việc rèn luyện tính kỷ luật.
- Phương pháp rèn luyện tính kỷ luật của bản thân.
- GV: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm đề cử nhóm trưởng, thư ký. 
- GV đưa giấy A1, bút lông cho các nhóm.
- GV: các em sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày suy nghĩ của các em về chủ đề: “Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân” qua các nội dung được chiếu trên Tivi:
- Thế nào là kỷ luật với bản thân?
- Tác hại của việc sống, học tập và làm việc không có tính kỷ luật.
- Tầm quan trọng của việc sống, học tập và làm việc với tính kỷ luật cao. 
- Kỷ luật với bản thân trong thời gian bao lâu? 
- Phương pháp để rèn luyện kỷ luật.
GV: mời các nhóm đánh giá đồng đẳng về sản phẩm của các nhóm khác. 
GV: đánh giá sản phẩm của các nhóm và kết luận. 
- GV trình bày cho HS những nội dung liên quan đến việc rèn luyện kỉ luật bản thân dưới góc nhìn của giáo viên. 
- Các nhóm thảo luận nhanh, đề cử nhóm trưởng, thư ký. 
- Nhận dụng cụ học tập từ GV.
- Mỗi HS có một từ giấy nháp và bút để hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao, sau đó đóng góp, thảo luận với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thiện sơ đồ tư duy của nhóm mình. 
- Treo giấy A1 lên bảng để các học sinh trong lớp quan sát, đánh giá và nhận xét. 
- HS quan sát sản phẩm của các nhóm khác trên bảng, đưa ra các nhận xét, đánh giá để bổ sung, góp ý cho các nhóm khác, đồng thời tự hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình. 
PPDH: dạy học theo nhóm.
- KTDH: sử dụng sơ đồ tư duy 
HĐ 3: chiêm nghiệm, kết nối kinh nghiệm
- Tên hoạt động: “Sẻ chia tri thức, kết nối tình bạn” 
( 15 phút)
- Giúp cho học sinh tự tin trình bày trước đám đông.
- Giúp cho hs biết được trải nghiệm của những bạn trong lớp có tính kỷ luật cao, từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. 
- GV: mời 1 vài học sinh có tính kỷ luật cao, đạt được kết quả tốt trong học tập chia sẻ về việc hình thành thói quen tích cực thông qua rèn luyện tính kỷ luật của bản thân. 
- GV cũng chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về việc rèn luyện tính kỷ luật của mình. 
- HS lắng nghe trải nghiệm của các bạn trong lớp và của giáo viên, so sánh, đối chiếu với bản thân để rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong việc rèn luyện tính kỷ luật của bản thân.
Phương pháp diễn đàn – tọa đàm.
Hoạt động 4:
Củng cố - đánh giá 
(10 phút)
- Giúp cho HS có cái nhìn tổng quát về việc rèn luyện tính kỷ luật, hiểu rõ và thực hiện được các bước để rèn luyện tính kỷ luật. 
- Đánh giá các hoạt động của học sinh để các em rút kinh nghiệm cho các hoạt động kỹ năng sống sau này. 
- GV: Củng cố lại các nội dung đã thực hiện trong tiết học liên quan đến việc rèn luyện tính kỷ luật của bản thân. 
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và của các học sinh để các em rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tốt hơn các hoạt động về sau. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ và đúc kết cho mình phương pháp phù hợp với bản thân để rèn luyện tính kỷ luật. 
- Ghi nhận các đánh giá của giáo viên để rút kinh nghiệm cho việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong các giờ sinh hoạt kỹ năng sống. 
Góc nhìn của giáo viên với chủ đề: “Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân” 
1. Thế nào là kỷ luật với bản thân?
- Kỷ luật với bản thân là nỗ lực làm những gì mình không thích, không muốn nhưng mình biết rằng nó có ích cho mình. 
- Không ai làm việc mình thích, việc muốn làm mà cần phải có kỉ luật, ngày hôm nay em muốn chơi game và em thực hiện việc đó một cách tự giác, đó là việc em thích thì không cần kỷ luật. 
- Trong cuộc sống có những việc có ích cho mình, nhưng vì mình lười biếng nên không thực hiện, khi đó cần phải nhắc nhở bản thân là cần phải có kỷ luật.
2. Tác hại của việc sống, học tập và làm việc không có tính kỷ luật.
- Học tập, làm việc mà không có kỷ luật thì không có hiệu quả cao, tốn thời gian, công sức nhưng không mang lại kết quả mong đợi.
- Việc không có kỷ luật sẽ ảnh hưởng đến người thân, bạn bè và cả tập thể mà mình đang học tập, làm việc. 
3. Tầm quan trọng của việc sống, học tập và làm việc với tính kỷ luật cao. 
- Yếu tố quyết định để học giỏi, để thành công trong cuộc sống của mỗi người là kỷ luật.
- Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. 
- Sức mạnh của việc kỷ luật với bản thân: việc kỷ luật với bản thân sẽ giúp em hình thành thói quen tích cực và sau đó sẽ duy trì thói quen đó.
4. Kỷ luật trong bao lâu?
- Có phải cả đời không? Nếu để học giỏi, để thành công phải kỷ luật cả đời àkhông nhiều người có thể làm được, rất khổ.
- Thời gian cần kỷ luật là: chỉ cần kỷ luật trong khoảng thời gian đầu tiên. Thực sự, khoảng thời gian cần kỷ luật chiếm khoảng 5-10% tổng khoảng thời gian mình làm một việc gì đó và mình cần cam kết phải vượt qua khoảng thời gian đầu đó. 
- Hầu hết mọi người không đi được đến đích là vì không vượt qua được giai đoạn đầu, vì đó là giai đoạn khó khăn nhất vì phải chuyển từ trạng thái thư giãn, thoải mái, không muốn làm sang trạng thái nỗ lực, ép mình, phải làm à trạng thái khó với mỗi người. Chỉ cần vượt qua được giai đoạn đầu tiên này thì mình sẽ quen với cảm giác với mình thực hiện việc đó, thì khi đó sẽ không cần kỷ luật mà bản thân sẽ tự làm.
- Khi đang chơi game, lướt face, hay đang coi phim thì bị mẹ kêu đi học bài à sẽ rất chán, nhưng em vẫn quyết định ngồi đó đến cùng, sau khoảng thời gian tiêu cực khoảng 15 phút thì em sẽ cảm thấy việc học cũng không quá căng thẳng, và em có thể học liên tục vài tiếng sau đó à đó chính là kỷ luật với bản thân (đôi khi chính bản thân em không nhận ra điều đó). 
- Thầy muốn gửi đến các em một thông điệp đơn giản: cho dù em có mệt mỏi, em có uể oải thì hãy nỗ lực lên, vượt qua giai đoạn đầu. Khi vượt qua giai đoạn đầu rồi, thì chắc chắn rằng em sẽ quen với cảm giác đó và khi đó việc học sẽ không còn quá khó như em nghĩ. 
5. Phương pháp để rèn luyện kỉ luật.
- Tìm được động lực của chính mình: nếu không có động lực thì việc rèn luyện kỷ luật sẽ rất xa vời.
- Tự động viên bản thân mình bằng việc độc thoại với bản thân.
 Mỗi lúc mình có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải và lười biếng, thường các em sẽ có thiên hướng suy nghĩ về tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Khi đó, mình phải tự động viên: phải kỷ luật với bản thân, phải cố lên, phải nỗ lực hơn nữa, phải vượt qua cảm giác này. Chính những lời nói nãy sẽ tạo ra một sức mạnh bên trong để giúp em kỷ luật với bản thân của em.
- Dựa vào môi trường xung quanh, tiếp xúc với môi trường tích cực.
 Những con người lạc quan là những người dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, éo le nhưng vẫn lạc quan, vẫn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống này. Khi em nói chuyện, em chơi với những người này, năng lượng tích cực của họ sẽ lan tỏa và truyền cho em cảm xúc đó. 
- Tiếp xúc với những con người có tinh thần kỷ luật cao: tiếp xúc và chủ động tìm đến những con người mà vốn họ đã có tính kỷ luật rất cao. Hãy chơi với các bạn này và chủ động nhờ các bạn đó giúp đỡ em vì bạn đó làm được những việc mà em đang muốn làm vì bạn có kinh nghiệm để chia sẻ với em. 
Tuy nhờ vả bạn giúp đỡ để hình thành tính kỷ luật nhưng quan trọng nhất vẫn chính là bản thân mình, không thể ỷ lại vào bạn vì như vậy sẽ còn làm em mất kỷ luật hơn, vì nghĩ rằng có bạn nhắc nhở, không cần bản thân mình kỷ luật nữa. Em cần hiểu bạn là tấm gương để em noi theo. 
*Một số lưu ý trong quá trình rèn luyện tính kỷ luật của bản thân
+ Không nên quá căng thẳng với việc kỷ luật bản thân: quá căng thẳng không những không giúp bạn mà ngược lại khiến cho em hao tổn năng lượng,khiến cho em gồng mình liên tục đến một lúc nào đó sẽ bị suy sụp, không thể vực dậy được nữa.
+ Khi nào cảm thấy mình đang quá căng thẳng, đang quá gồng thì đó là dấu hiệu em cần phải thư giãn, buông lỏng, nghỉ ngơi và đi chơi, đừng gồng mình trong thời gian quá lâu. 
+ Em muốn kỷ luật trong học tập, thì ngoài việc ngồi vào bàn học, em cần phải có phương pháp học tập hợp lý để bản thân không bị chán nản. Làm cho việc kỷ luật với bản thân trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ky_nang_song_chu_de_ren_luyen_tinh_ky_luat_cua_ban_t.docx
  • pptxKNS_Rèn luyện kỷ luật của bản thân_Trịnh Văn Danh.pptx