Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 65+66: Kiểm tra học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết biển báo chỉ dẫn, dụng cụ đo nhiệt

- Nhận biết sự chuyển thể của chất, các thể cơ bản của chất

- Nhân biết lực, nhân biết có sự tác động của lực

- Trình bày được tính chất của một số lương thực, thực phẩm thường sử dụng trong đời sống hằng ngày

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đđến lượng chất rắn hòa tan trong nước.

- Nhận ra được các chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

- Nhận biết được đặc điểm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

- Nêu được khái niệm mô, cơ quan, cơ thể

- Quan sát một số cơ thể đơn bào

- Hiểu được đăc điểm nhiệt độ sự sôi, sự chuyển thể của nước để giải thích hiện tượng tự nhiên.

- Trình bày được ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất

- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Phân biệt được dung môi và dung dịch

- Trình bày được mối liên hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan.

- Phân biệt dược cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

- Liên hệ giữa khối lương và trọng lượng. Vận dụng biểu diễn và đọc một số lực đơn giản.

- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

- Quan sát được một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch, huyền phù, nhũ tương.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và biết cách thực hiện các phép đo đơn giản trong cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau

+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ thường dùng. + Biết xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ.

+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.

3. Phẩm chất

- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân

- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên

 

docx 7 trang linhnguyen 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 65+66: Kiểm tra học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 65+66: Kiểm tra học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 65+66: Kiểm tra học kì 1 - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: 12/12/2021
Ngày KT theo lịch nhà trường
Tiết 65, 66: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết biển báo chỉ dẫn, dụng cụ đo nhiệt
- Nhận biết sự chuyển thể của chất, các thể cơ bản của chất 
- Nhân biết lực, nhân biết có sự tác động của lực 
- Trình bày được tính chất của một số lương thực, thực phẩm thường sử dụng trong đời sống hằng ngày
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đđến lượng chất rắn hòa tan trong nước.
- Nhận ra được các chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước 
- Nhận biết được đặc điểm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
- Nêu được khái niệm mô, cơ quan, cơ thể
- Quan sát một số cơ thể đơn bào 
- Hiểu được đăc điểm nhiệt độ sự sôi, sự chuyển thể của nước để giải thích hiện tượng tự nhiên.
- Trình bày được ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Phân biệt được dung môi và dung dịch
- Trình bày được mối liên hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan.
- Phân biệt dược cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
- Liên hệ giữa khối lương và trọng lượng. Vận dụng biểu diễn và đọc một số lực đơn giản.
- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững
- Quan sát được một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch, huyền phù, nhũ tương.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và biết cách thực hiện các phép đo đơn giản trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Chủ động tìm hiểu về khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau
+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ thường dùng. + Biết xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ.
+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.
3. Phẩm chất
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đề cương
- Máy chiếu, laptop
III. Ma trận đề kiểm tra:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu 
Các phép đo
Nhận biết biển báo chỉ dẫn, dụng cụ đo nhiệt độ
Hiểu được đăc điểm nhiệt độ sự sôi
Số câu 
2
1
3
Số điểm
0,4
0,2
0,6
Các thể của chất
Nhận biết sự chuyển thể của chất, các thể cơ bản của chất
Hiểu sự chuyển thể của nước để giải thích hiện tượng tự nhiên.
Số câu 
2
1
3
Số điểm
0,4
1,0
1,4
Lực
Nhân biết lực, nhân biết có sự tác động của lực
Hiểu được kết quả tác dụng của lực lên vật
Liên hệ giữa khối lương và trọng lượng. Vận dụng biểu diễn và đọc một số lực đơn giản.
Số câu 
2
2
1
1
6
Số điểm
0,4
0,4
0,2
1,0
2,0
Oxygen và không khí
Một số vật liệu nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Trình bày được tính chất của một số lương thực - thực phẩm thường sử dụng trong đời sống hằng ngày
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Trình bày được ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất 
Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững
Số câu 
3
1
1
5
Số điểm
0,6
0,2
0,2
1,0
Chất tinh khiết - hỗn hợp
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.
- Nhận ra được các chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Phân biệt được dung môi và dung dịch
- Quan sát được một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch, huyền phù, nhũ tương.
Số câu 
2
1
1
2
6
Số điểm
0,4
0,2
1,0
0,4
2,0
Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
- Nhận biết được đặc điểm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
- Nêu được khái niệm mô, cơ quan, cơ thể
- Quan sát một số cơ thể đơn bào
- Trình bày được mối liên hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan.
- Phân biệt dược cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Vận dụng kiến thức để phân loại các sinh vật đơn bào, đa bào trong tự nhiên
Số câu 
3
5
1
2
10
Số điểm
0,6
1
1
0,4
3,0
TS câu 
16
11
7
34 
TS điểm
3,2
32%
3,8
38%
3,0
30%
10.0 100%
II. Nội dung đề:
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?
A. Chất dễ cháy.	B. Chất gây nổ	
C. Chất ăn mòn.
D. Phải đeo găng tay thường xuyên.
Câu 2: Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
A. Nhiệt độ của nước đá.	B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ khí quyển.	D.Nhiệt độ của một lò luyện kim.
Câu 3: Sự nóng chảy là sự chuyển từ ..
A. thể rắn sang thể lỏng.	B. thể khí sang thể lỏng.
C. thể lỏng sang thể rắn.	D. thể lỏng sang thể khí.
Câu 4: Nước có thể tồn tại ở thể:
A. Cả 3 thể: r	ắn, lỏng, khí	B. Thể rắn
C. Thể lỏng	D. Thể khí
Câu 5: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại một nhiệt độ xác định:
A. Ngưng tụ	B. Hóa hơi	C. Sôi	D. Bay hơi
Câu 6: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 7: Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
A. lò xo tác dụng vào vật một lực đấy,	B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.	D. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.
Câu 8: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ
A. không thay đổi.	B. tăng dần hoặc giảm dần	C. giảm dần.	D. tăng dần
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật,
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
Câu 10: Một túi đường có khối lượng 5 kg thì trọng lượng của túi đường đó là
A.5N.                 B.50N.                  C.500N.                      D.5000N.
Câu 11: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. nghiền nhỏ muối ăn B. đun nóng nước
C. vừa cho muối ăn vào vừa khuấy đều D. bỏ thêm đá 
Câu 12: Cho các trường hợp sau
(1) Rót dầu ăn vào nước, khuấy đều
(2) Hòa đường vào nước, khuấy đều
(3) Hòa bột sắn vào nước, khuấy đều
(4) Rót giấm ăn vào nước, khuấy đều
(5) Rót rượu vào nước, khuấy đều
Số trường hợp tạo thành huyền phù là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 13:  Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối,
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 14: Chất rắn nào không tan trong nước kể cả nước nóng?
A. Bột gạo nếp B. Muối hạt to C. Đường kính D. Cát
Câu 15:  Hòa đường vào nước, khuấy đều được nước đường.
A. nước là dung môi, nước đường là dung dịch.
B. nước là dung dịch, nước đường là dung môi
C. nước là dung môi, đường là dung dịch
D. đường là dung môi, nước đường là dung dịch.
Câu 16: Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?
A. Máy bay.	B.Ô tô	C Tàu hoả	D. Xe đạp.
Câu 17: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo.	B. Rau xanh.	C.Thịt.	D. Gạo và rau xanh.
Câu 18: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipid (chất béo).
D.Vitamin.
Câu 19: Khi dùng gỗ  để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. vật liệu. 	C. nhiên liệu.
B. nguyên liệu. 	D. phế liệu.
Câu 20: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ.	B. Bông.	C. Dầu thô.	D. Nông sản.
Câu 21: Đâu là các cấp độ của tổ chức cơ thể đa bào?
A. Tế bào – Cơ quan – Cơ thể.
B. Mô – Cơ quan – Cơ thể - Hệ cơ quan
C. Tế bào – Cơ thể - Cơ quan.
D. Tế bào – Mô – Cơ quan – Hệ cơ quan - Cơ thể.
Câu 22: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp	B. Kính hiển vi	C. Kính soi nổi	D. Kính viễn vọng
Câu 23: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là
A. Màng tế bào, ti thể, nhân	B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân	D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 24: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào	B. hàng nghìn tế bào
C. một tế bào.	D. một số tế bào
Câu 25: Cơ thể nào sau đây là đơn bào?
A.Con chó 	B.Trùng biến hình	C.Con ốc sên	D. Con cua
Câu 26: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng	B. Hoa mai	C. Hoa hướng dương	D. Tảo lục
Câu 27: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. hệ cơ quan	B. cơ quan	C. mô	D. tế bào
Câu 28: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là
A. mô	B. cơ quan	C. hệ cơ quan	D. tế bào
Câu 29: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là
A. tế bào	B. mô 	C. cơ quan	D. hệ cơ quan
Câu 30: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm
A. hệ rễ và hệ thân	B. hệ thân và hệ lá	
C. hệ chồi và hệ rễ	D. hệ cơ và hệ
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: 
a) Biểu diễn lực F, có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 10 N, với tỉ xích 1 cm ứng với 5 N.
b) Nêu hướng và độ lớn của lực trong hình về sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10N.
Câu 2: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh sồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.
a) Theo em, nước đá đã biến đâu mất?
b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?
Câu 3:
a) Thế nào là chất tinh khiết? Thế nào là hỗn hợp? 
b) Quan sát hình ảnh các chất sau đây, cho biết hình ảnh nào là chất tinh khiết , hình ảnh nào hỗn hợp?
1. Nước khoáng..
2. Vàng..
3. Nước tương
4. Oxygen.
5. Nước cất
6. Nước cam..
Câu 4: Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Cho ví dụ
III. V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
A. TRẮC NGHIỆM: mỗi câu 0,2 đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
D
A
A
C
D
C
B
C
B
D
A
C
D
A
Câu 
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
D
C
A
B
C
D
B
C
C
B
D
D
A
C
C
B. TỰ LUẬN:
Câu 1:
a) Biểu diễn lực đúng (0,5đ)
b) Nêu được hướng và độ lớn lực (0,5đ)
Câu 2: 
a) Theo em, nước đá đã nóng chảy rồi bay hơi (0,5đ)
b) Vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước (0,5đ)
Câu 3: 
a/ - Chất tinh khiết ( chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất. (0,2 đ)
- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. 0,2 đ
b/ Mỗi ô đúng 0,1 đ 
- 1: Hỗn hợp; 2: Chất tinh khiết; 3:Hỗn hợp; 4: Chất tinh khiết; 5: Chất tinh khiết ; 6: Hỗn hợp
 Câu 4: 
- Cơ thể đơn bào: Là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng giày (0,5 đ)
- Cơ thể đa bào: Là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Ví dụ: thực vật, động vật, con người

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_tiet_6566_kiem_tra_hoc_ki_1.docx