Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7 - Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về đa dạng sinh học thực vật và động vật.
- Chứng minh được những đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật với môi trường mà chúng tồn tại.
- Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.
- Nêu được tên và cách sử dụng các dụng cụ thực hành tham quan thiên nhiên chủ yếu
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên, sự vật xung quanh và phân tích các tình huống thực tế để giải quyết nhiệm vụ học tập
+ Học sinh tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập tại địa điểm thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Học sinh phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh đưa ra phương án giải quyết cho nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập của nhóm sao cho phù hợp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Xác định được các đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường đồng thời xếp loại chúng vào các nhóm sinh vật đã học.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong các nguồn tham khảo cũng như các thông tin thông qua việc trực tiếp quan sát mẫu vật là các cơ thể sống khác nhau.
- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7 - Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
CHƯƠNG VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 39: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về đa dạng sinh học thực vật và động vật. Chứng minh được những đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật với môi trường mà chúng tồn tại. Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. Nêu được tên và cách sử dụng các dụng cụ thực hành tham quan thiên nhiên chủ yếu Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: + Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên, sự vật xung quanh và phân tích các tình huống thực tế để giải quyết nhiệm vụ học tập + Học sinh tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập tại địa điểm thực hành. Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Học sinh phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh đưa ra phương án giải quyết cho nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập của nhóm sao cho phù hợp. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Xác định được các đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường đồng thời xếp loại chúng vào các nhóm sinh vật đã học. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong các nguồn tham khảo cũng như các thông tin thông qua việc trực tiếp quan sát mẫu vật là các cơ thể sống khác nhau. Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm. Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm. Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. II. Thiết bị dạy học và học liệu Video : Đoạn phim giới thiệu chung về vườn Bách Thảo Phiếu học tập : phiếu học tập cho 3 nhóm học sinh + Phiếu số 1: Các nhiệm vụ điều tra đa dạng sinh học thực vật trong vườn Bách Thảo + Phiếu số 2: Các nhiệm vụ điều tra đa dạng sinh học động vật trong vườn Bách Thảo + Phiếu số 3: Các nhiệm vụ điều tra môi trường và đa dạng sinh học các loài sinh vật trong vườn Bách Thảo. Dụng cụ thực hành: Máy ảnh, kính lúp, vợt lưới, kẹp panh, ống nhòm, sổ ghi chép, bút chì, lọ đựng mẫu, nhãn dán mẫu, III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài. - Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Bắt sâu” Thể lệ trò chơi: - Có 6 đội chơi, mỗi đội là 1 cặp gồm 1 bạn nam và 1 bạn nữ - Trên áo của bạn nam có đính nhiều mô hình sâu bằng giấy, bạn nữ sử dụng băng dính 2 mặt để nhặt sâu. Trong thời gian 3 phút, đội nào nhặt được nhiều sâu nhất thì đội đó giành chiến thắng. Sản phẩm: Kết quả trò chơi của học sinh, đội giành chiến thắng sẽ nhận được phần quà. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chọn 6 cặp học sinh tham gia trò chơi và hướng dẫn luật chơi - Học sinh đăng kí tham gia trò chơi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi, các HS khác làm trọng tài và theo dõi quá trình các cặp học sinh chơi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm HS báo cáo kết quả số lượng sâu đã bắt được của nhóm mình - Xác định cặp học sinh giành chiến thắng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét quá trình tham gia chơi của các cặp học sinh và trao quà cho cặp học sinh giành chiến thắng. - GV nối vào bài: Từ việc tham gia trò chơi bắt sâu, hôm nay cô trò chúng ta có một buổi trải nghiệm ngoài thiên nhiên để tìm hiểu sự đa dạng của các loài sinh vật tại địa điểm này – Công viên Bách Thảo. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ thực hành và các quy định của buổi thu mẫu thực hành Mục tiêu: Nêu được tên các dụng cụ thực hành và cách sử dụng chúng trong các trường hợp thực hành khác nhau. Nội dung: Phân tích các dụng cụ thực hành thông qua mẫu dụng cụ cụ thể. Hệ thống câu hỏi của giáo viên. Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân chia nhóm thực hành: chia thành 3 nhóm thực hành và phân chia các dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm. - HS tập hợp thành nhóm, nhận dụng cụ thực hành - GV đặt câu hỏi liên quan đến dụng cụ thực hành. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh quan sát và đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi về dụng cụ thực hành. Câu hỏi 1: Em hãy nêu tên các dụng cụ thực hành mà nhóm mình nhận được và cách sử dụng chúng. Câu hỏi 2: Nhãn dán mẫu được sử dụng trong trường hợp nào? Câu hỏi 3: Đọc sách giáo khoa trang 163 và cho biết yêu cầu cơ bản khi tham gia thực hành tìm hiểu thiên nhiên là gì? - HS quan sát dụng cụ, đọc sách giáo khoa, thảo luận và tìm câu trả lời cho câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - HS trả lời các câu hỏi Câu hỏi 1: - Dụng cụ để lấy mẫu: Panh kẹp, vợt. - Dụng cụ để đựng mẫu: Lọ đựng mẫu. - Dụng cụ để quan sát mẫu: máy ảnh, ống nhòm, kính lúp. - Dụng cụ để ghi chú mẫu: nhãn dán Câu hỏi 2: Nhãn dán mẫu được sử dụng khi lấy mẫu mang về, nhằm tránh nhầm lẫn các mẫu vật thu thập được và lưu lại một số thông tin quan trọng của mẫu vật. Câu hỏi 3: Yêu cầu cơ bản khi tham gia thực hành tìm hiểu thiên nhiên là: - Trang phục gọn gàng, phù hợp. - Tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc khi tham gia thực hành. - Chú ý nhận diện các sinh vật có chứa độc tố. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức - HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2.2: Thực hành tìm hiểu đa dạng sinh học tại công viên Bách Thảo Mục tiêu: Quan sát và ghi chú lại được những đặc điểm của một số sinh vật có trong Công viên Bách Thảo. Hoạt động nhóm và hoàn thành được phiếu học tập của nhóm mình. Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình, cụ thể: + Nhóm số 1: Các nhiệm vụ điều tra đa dạng sinh học thực vật trong vườn Bách Thảo + Nhóm số 2: Các nhiệm vụ điều tra đa dạng sinh học động vật trong vườn Bách Thảo + Nhóm số 3: Các nhiệm vụ điều tra môi trường và đa dạng sinh học các loài sinh vật trong vườn Bách Thảo. Sản phẩm: + Nhóm số 1: sản phẩm là tập san có chứa mẫu ép khô và đặc điểm nhận dạng của 10 loài thực vật. + Nhóm 2: Sản phẩm là tập san có chứa hình ảnh và đặc điểm khu vực sống của 10 loài động vật + Nhóm 3: Sản phẩm là sơ đồ tư duy trên giấy A0 về các loại môi trường sống và sinh vật có trong môi trường sống ấy. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia nhóm, tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập - Phát phiếu học tập cho học sinh. - HS tiếp nhận phiếu học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia thực hành để hoàn thành nội dung phiếu học tập - GV có thể theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình học sinh tìm kiếm mẫu vật trong công viên Bách Thảo (ví dụ: nêu tên một số loại cây mà HS chưa biết, ) - GV yêu cầu các nhóm thảo luận phương án hoàn thiện sản phẩm cuối cùng dựa trên kết quả phiếu học tập - HS các nhóm thảo luận và tiếp tục hoàn thiện phiếu học tập và đưa ra phương án hoàn thiện sản phẩm cuối cùng Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời nhóm học sinh trình bày kết quả phiếu học tập của nhóm mình - HS trình bày kết quả hoạt động phiếu học tập: từng nhóm lên báo cáo kết quả phiếu học tập của nhóm mình. Có thể: + Nhóm 1 trình bày kết quả bảng phiếu học tập số 1 + Nhóm 2: Trình bày kết quả bảng phiếu học tập số 2 + Nhóm 3: Trình bày kết quả bảng phiếu học tập số 3 - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu có. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét phần kết quả phiếu học tập của từng nhóm - HS các nhóm tự sửa vào phiếu học tập của nhóm mình. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Trình bày được nội dung hoàn thiện của sản phẩm của nhóm mà trước đó được phân công Nội dung: Sản phẩm cuối cùng của mỗi nhóm: - Nhóm 1: Sản phẩm tập san - Nhóm 2: Sản phẩm là bài powerpoint - Nhóm 3: Sản phẩm là sơ đồ tư duy Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm hoạt động để báo cáo sản phẩm cuối cùng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo, trình bày sản phẩm của nhóm mình - GV hỗ trợ học sinh khi khó khăn, giữ trật tự lớp học. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm của nhóm mình - HS khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý cho sản phẩm, đánh giá và cho điểm sản phẩm của mỗi nhóm. - HS ghi nhớ để chỉnh sửa sản phẩm của nhóm. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Đáp ứng được nhiệm vụ giáo viên đề ra có liên quan đến nội dung thực hành Nội dung: Hãy vẽ một bức tranh về vườn Bách Thảo theo góc nhìn của em. Sản phẩm: Các bức tranh mà học sinh vẽ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vẽ bức tranh của mình Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu một số HS trình bày bức tranh của mình - HS khác quan sát, tham khảo và có thể chia sẻ bức tranh của mình với cả lớp Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh trong cả buổi thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx