Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 26: Đá vôi

I. Mục tiêu:

*Kiến thức:

- HS kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.

- Nêu được lợi ích của đá vôi đối với cuộc sống con người.

*Năng lực:

- Mô tả thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.

*Phẩm chất:

- Yêu quý những sản phẩm được làm ra từ đá vôi, trân trọng giá trị của các công trình văn hoá, nghệ thuật , tôn vinh tài năng của các nghệ nhân.

- Yêu quý, tự hào về những danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

II. Đồ dùng dạy - học:

- HS: Tìm hiểu tên 1 số vùng núi đá vôi trên dất nước ta.

-GV: Hình ảnh 1 số vùng núi đá vôi, sản phẩm từ đá vôi: bàn ghế, tượng,.

III. Các hoạt động dạy - học:

 A. Khởi động:

- Ba HS xung phong trả lời miệng:

 + Nhôm có tính chất gì?

a. Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng

b. Có thể kéo thành sợi, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt

c. Không bị gỉ, bị một số axit ăn mòn

d. Tất cà các ý trên

 + Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng vào những việc gì? Chọn đáp án đúng

 a. Chế tạo các dụng cụ làm bếp

 b. Làm vỏ của nhiều loại hộp.

 c. Làm đồ điện, dây điện.

 d. Làm khung cửa, một số bộ phận của ôtô, máy bạy,.

- Nhận xét.

 

docx 4 trang linhnguyen 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 26: Đá vôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 26: Đá vôi

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tiết 26: Đá vôi
Khoa học Tiết 26
 ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu:
*Kiến thức:
- HS kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu được lợi ích của đá vôi đối với cuộc sống con người.
*Năng lực:
- Mô tả thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
*Phẩm chất:
- Yêu quý những sản phẩm được làm ra từ đá vôi, trân trọng giá trị của các công trình văn hoá, nghệ thuật, tôn vinh tài năng của các nghệ nhân.
- Yêu quý, tự hào về những danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương, đất nước. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Tìm hiểu tên 1 số vùng núi đá vôi trên dất nước ta.
-GV: Hình ảnh 1 số vùng núi đá vôi, sản phẩm từ đá vôi: bàn ghế, tượng,...
III. Các hoạt động dạy - học:
 A. Khởi động:
- Ba HS xung phong trả lời miệng:
 + Nhôm có tính chất gì?
Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng
Có thể kéo thành sợi, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt
Không bị gỉ, bị một số axit ăn mòn
Tất cà các ý trên
 + Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng vào những việc gì? Chọn đáp án đúng
 a. Chế tạo các dụng cụ làm bếp
 b. Làm vỏ của nhiều loại hộp.
 c. Làm đồ điện, dây điện.
 d. Làm khung cửa, một số bộ phận của ôtô, máy bạy,..
- Nhận xét.
 B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vùng núi đá vôi và hang động của chúng.
 * Mục tiêu: HS biết một số vùng núi đá vôi nước ta.
 * Cách tiến hành:
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình:
 + Kể tên của các vùng đá vôi ở nước ta.
- GVtrình chiếu hình ảnh núi đá vôi, một số hang động (động Hương Tích ở Hà Tây; Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh; hang động Phong Nha ở Quảng Bình; núi Ngũ Hành 
Sơn ở Đà Nẵng)
- Kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng:Hương Tích, Bích Động, Phong Nha.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của đá vôi
 * Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đá vôi thông qua việc mô tả thí nghiệm
 * Cách tiến hành:
- GV trình chiếu thí nghiệm, HS quan sát, mô tả lại nội dung thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất của đá vôi.
 *Thí nghiệm 1: HS cọ sát 2 hòn đá với nhau. 
 *Thí nghiệm 2: HS nhỏ một vài giọt giấm (axít loãng) vào hòn đá vôi và đá cuội. 
- HS trình bày. – GV nhận xét, tuyên dương.
 3. Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi
 * Mục tiêu: HS hiểu được ích lợi của đá vôi.
 * Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân: 
(?) Đá vôi được dùng để làm gì?
- HS phát biểu. Nhận xét, bổ sung.
GV trình chiếu hình ảnh về lợi ích của đá vôi như: nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm đồ lưu niệm, các công trình văn hoá, nghệ thuật
 C. Củng cố : Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
Câu 1: Làm cách nào để nhận biết đá vôi?
A. Nhỏ giấm thật chua lên hòn đá
B. Cọ xát hòn đá vôi với hòn đá cuội
C. Cả 2 cách trên
Câu 2: Đá vôi có tính chất gì?
A. Đá vôi rất mềm có thể hòa tan trong nước
B. Đá vôi rất cứng, bị sủi bọt khi nhỏ giấm vào
C. Đá vôi không cứng lắm, bị sủi bọt khi nhỏ giấm thật chua vào
Câu 3: Đá vôi dung để làm gì?
A.Lát đường, xây nhà, nung vôi
B.Sản xuất xi măng, tạc tượng, xây nhà
C. Sản xuất xi măng, tạc tượng, xây nhà, lát đường, nung vôi
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_tiet_26_da_voi.docx
  • pptBai 26 Da voi (1).ppt
  • docxHOC VB GIAY.docx