Giáo án Hoạt động tải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Giới thiệu được những nét nổi bật của trường THCS

- Nhận ra được sự thay đổi tích cực, những sở thích, đức tính đặc trưng giá trị của bản thân trong giai đoạn đầu THCS

- Tự tin thể hiện được một số khả năng, sở thích của bản thân

2. Về năng lực:

*) Năng lực chung:

+ Tự chủ: Tự chăm sóc bản thân ở môi trường mới

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được một số vấn đề gặp phải ở đầu cấp THCS để thích nghi và học tập đạt kết quả cao nhất

*) Năng lực đặc thù: Nãng lực thích ứng với cuộc sống:

+ Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao.

+ Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.

*) Về phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa HĐTH, HN 6; sách giáo viên HĐTH, HN 6; Sách bổ trợ HĐTH, HN 6

- Bảng biểu, các thẻ bingo

- Loa đài, máy tính xách tay, máy chiếu,

2. Học sinh.

- Sách giáo khoa HĐTH, HN 6

- Những băn khoăn của bản thân về sự thay đổi của bản thân và trường THCS

 

docx 13 trang linhnguyen 21/10/2022 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động tải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động tải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

Giáo án Hoạt động tải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới
 nhận diện được những thay đổi cơ bản trong môi trường học tập mới nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho HS trước sự thay đổi.
- Tổ chức thực hiện:
* Tìm hiểu môi trường học tập mới
+ GV trình chiếu một số hình ảnh nhà trường và thầy cô rồi trao đổi xem các em HS đã biết những gì, biết ai?
+ GV yêu cầu HS nhắc tên một số môn học trong chương trình lớp 6 mà các em đã biết?
* Chia sẻ băn khoăn của học sinh khi bước vào môi trường mới
+ GV yêu cầu HS thực hiện bảng sau:
TT
Băn khoăn của em
Người mà em có thể chia sẻ
1
Kiến thức các môn rất nhiều, em sợ không hoàn thành được bài vở
2
Em chưa có bạn thân trong lớp
3
Em nói Tiếng Việt còn hạn chế, chưa lưu loát
4
Em chưa tự tin giao tiếp với thầy cô và bạn cùng lớp
+ GV yêu cầu một số em chia sẻ kết quả trực tiếp trước lớp 
+ GV chốt lại điểm khác biệt ở trường THCS và căn dặn các em cố gắng để thích nghi và học tập đạt kết quả tốt nhất
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bản thân
- HS hiểu sự khác biệt của bản thân và các bạn về hình dáng, nhu cầu, tính tình,khi bước vào tuổi dậy thì. Từ đó các em biết cách rèn luyện để phát triển và chăm sóc bản thân và tôn trọng sự khác biệt. 
- Tổ chức thực hiện: 
* Tìm hiểu sự thay đổi của bản thân
+ GV cho một SỐ HS lên giới thiệu trước lớp ảnh của mình thời điểm hiện tại và cách đây 1 năm.
+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dáng của các bạn qua 2 tấm ảnh? Bản thân em đã thay đổi như thế nào so với một năm trước? (Lưu ý: Khi xem ảnh, GV nên thể hiện thái độ thích thú, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và khác biệt của HS)
+ GV yêu cầu HS viết ra những biện pháp để phát triển vóc dáng của bản thân. Có thể yêu cầu 1 số em chia sẻ kết quả trước lớp
+ GV kết luận: Các em đang bước vào tuổi thiếu niên, là giai đoạn phát triển đặc biệt và sẽ phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Mỗi người có sự phát triển riêng theo hoàn cảnh và mong muốn của bản thân, chúng ta hãy biết yêu thương bản thân và tôn trọng sự khác biệt.
+ GV tiếp tục cho HS thảo luận nhóm vể nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về dáng vóc giữa các bạn và mời đại diện các nhóm chia sẻ. (Gợi ý: Nguyên nhân có thể là: dậy thì sớm hoặc muộn, di truyền, chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ, tập thể dục, thể thao,...)
+ GV trao đổi với cả lớp: Sự khác biệt về vóc dáng giữa các bạn trong lóp mang lại ý nghĩa gì đối với chúng ta?
+ GV chốt: Sự khác biệt tạo nên bức tranh sinh động; chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau những việc làm phù hợp với đặc điểm cá nhân; cần biết tôn trọng sự khác biệt; hình thức không tạo nên giá trị thực của nhân cách,...
* Tìm hiểu những mong muốn của bản thân
+ GV yêu cầu HS chơi trò chơi Bingo:
Các thẻ Bingo (Nội dung các thẻ có thể khác tùy từng HS)
Tôi muốn được yêu thương
(Nam)
Tôi mong muốn được ghi nhận
Tôi mong tôi và bạn luôn giúp đỡ lẫn nhau
Tôi mong bạn nói nhẹ nhàng với tôi
(Dũng)
Tôi mong được đối xử công bằng
Tôi mong bạn luôn tha thứ nếu chẳng may tôi sai
Tôi mong muốn được ghi nhận
Tôi mong không bị ai bắt nạt
Tôi mong tôi và bạn đều học giỏi
+ GV phổ biến cách chơi: Cả lớp tự do tiếp cận các bạn trong lớp để tìm xem bạn nào có nhu cầu trong danh sách nhu cầu của mình. Viết tên của người bạn vào ô nhu cầu tương ứng. Mỗi ô chỉ được viết tên một người. Bạn nào điền đủ 9 ô với 9 người khác nhau thì sẽ hô to “Bingo” và viết tên mình lên bảng. Những bạn về sau viết sau tên bạn trước để biết thứ tự “Bingo” (Lưu ý: nếu có nhiều thời gian có thể cho HS chơi lại lần 2,3.).
+ GV tuyên dương cả lớp và ghi nhận những bạn vể nhất, nhì,...
STT
Nhu cầu
Số lượng
1
Tôi muốn được yêu thương.
2
Tôi mong bạn nói nhẹ nhàng với tôi.
3
Tồi mong muốn được ghi nhận.
4
Tôi mong được đỗi xử công bằng.
5
Tôi mong không bị ai bắt nạt
6
Tôi mong tôi và bạn luôn giúp đỡ nhau.
7
Tôi mong bạn luôn chơi với tôi.
8
lồi mong bạn tha thứ nếu tôi sai.
8
Tôi mong tôi và bạn cùng học giỏi
+ GV dựa vào bảng tổng hợp để truyền thông điệp: Chúng ta có những nhu cầu khác nhau nhưng cũng có rất nhiều nhu cầu giống nhau. Ai cũng muốn được yêu thương. Vậy chúng ta nên luôn yêu thương nhau để tất cả đều được hạnh phúc.
+ GV hỏi cả lớp: Ngoài những nhu cầu trên, các em còn nhu cầu nào khác nữa?
+ GV mời một số em nói vể nhu cầu của mình.
+ GV trao đổi cùng HS về cách giúp cho mọi người cùng vui vẻ (Gợi ý: khi nhu cầu của mọi người đều được thoả mãn).
+ GV khái quát lại những nhu cầu của HS lứa tuổi đầu trung học cơ sở.
+ GV kết luận: Mỗi người có nhu cầu của mình. Hãy cố gắng chia sẻ điều mình muốn để bạn có thế hiểu mình hơn, từ đó chúng ta có mối quan hệ thân thiện với nhau hơn.
* Kể tên một số nét tính cách đặc trưng của em
+ GV trình chiếu một số từ ngữ chỉ tính cách; HS đọc và suy ngẫm, tự lựa chọn và viết ra giấy những từ ngữ phù hợp nhất với bản thân hoặc bổ sung những từ ngữ chỉ tính cách khác của bản thân (Lưu ý: HS không viết tên của mình vào tờ giấy đó).
Vui vẻ
Tự tin
Khó tính
Thân thiện
Ít nói
Thông minh
Nhanh nhẹn
Chậm chạp
Cẩn thận
Luộm thuộm
+ GV yêu cầu HS phân loại các tính cách thành: những tính cách tạo thuận lợi và những tính cách gây cản trở cho em trong sinh hoạt hằng ngày.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Em cần làm gì để rèn luyện những tính cách tốt?
+ GV chốt lại ý nghĩa của việc rèn luyện để có những tính cách tốt.
Tiết 2
B. Rèn luyện kĩ năng và vận dụng mở rộng
3. Hoạt động 3: Điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân
- HS xác định được những biểu hiện tâm lí của tuổi dậy thì và điều chỉnh thái độ, cảm xúc của bản thân cho phù hợp để vượt qua khủng hoảng và tự tin với bản thân.
- Tổ chức thực hiện:
* Tổ chức trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
+ GV phổ biến cách chơi: HS làm như GV nói chứ không làm như GV làm. Mỗi lần chơi GV đưa ra 1 trạng thái hoặc hành động kèm theo mức độ. HS phải thực hiện hành động/ trạng thái đúng với mức độ. Các mức độ được xác định bằng vị trí của tay GV: giơ tay cao ngang đầu - mức độ mạnh; giơ tay ngang ngực - mức độ vừa; để tay ngang hông - mức độ thấp. (GV vừa nói vừa làm tín hiệu kèm theo).
Ví dụ: Giọng nói: nói to (tay để ngang đầu) - nóỉ vừa (tay để ngang ngực) - nói nhỏ (tay để ngang hông).
+ GV tổ chức trò chơi, HS chơi theo hiệu lệnh. GV đưa ra những trạng thái mà mình muốn HS rèn luyện.
+ GV tổng kết trò chơi, có thể yêu cầu những HS làm chưa đúng hiệu lệnh hát hoặc làm một trò chơi phụ.
+ GV thể hiện mong muốn HS luôn rèn luyện, kiểm soát được bản thân.
*Xác định một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi và nguyên nhân của nó
+ GV tổ chức khảo sát đặc điểm tâm lí của HS theo bảng bên dưới (có thể yêu cầu HS báo cáo kết quả ý 1, nhiệm vụ 3 trong SBT của HS (nếu có). GV đọc từng ý trong bảng và hỏi: Đặc điểm này có phải là đặc điểm của bạn A. không? Đặc điểm này có phải là đặc điểm của em không? (HS dùng thẻ màu hoặc kí hiệu khác do GV và HS tự chọn để đưa ra đáp án của mình). GV ghi tổng số HS lựa chọn vào ô tương ứng (ghi vào ô vuông nếu là đặc điểm của bạn A., ghi vào ô tròn nếu là đặc điểm của HS):
STT
Đặc điểm tâm lí
Đúng
Phân vân
Không đúng
1
Lo lắng, bất an về sự thay đổi trên cơ thể cùa mình nên hay cáu bản.
2
Làm việc gì cũng lóng ngóng nên thiếu tự tin.
3
Ngại làm việc nhà vì thấy hay mệt mỏi.
4
Buồn, vui vô cớ.
5
Hay phản ứng lại bố mẹ, người thân.
6
Hay cáu gắt.
7
Nói năng cộc lốc.
8
Không thích phải nói lời xin lỗi
9
Không muốn nhìn vào sai lẩm cùa bản thân.
Tổng
+ GV phân tích một số nguyên nhân dẫn đến hành vi và thái độ của HS ở lứa tuổi này. Gợi ý: Tuổi dậy thì, hệ cơ, xương, hệ tuần hoàn,... phát triển không đồng bộ nên dễ mệt, dễ cáu; mong muốn được trở thành người lớn, được đối xử như người lớn nhưng tính tình của các em lại thể hiện còn trẻ con ở nhiều khía cạnh; muốn khẳng định bản thân nhưng bị hạn chế về điều kiện và năng lực,
+ GV kết luận: Chúng ta có bức tranh sinh động về nhân cách, mỗi ngưởi mỗi vẻ.Có nhiều nguyên nhân tạo nên tâm tính mỗi người. Tuy nhiên không ai hoàn hảo cả và tất cả cần cố gắng rèn luyện để tốt hơn mỗi ngày.
*Thực hành một số biện pháp điều chỉnh cảm xúc, thái độ
+ GV yêu cẩu các nhóm thảo luận về những biện pháp để điều chỉnh thái độ, cảm xúc bản thân (nhiệm vụ 3, ý 2, trang 9 SGK), cho biết những biện pháp mà các em thực hiện tốt, những khó khăn mà em đã gặp phải.
+ GV cho HS cả lớp thực hành hit - thở kiểu yoga để điều tâm. Sau đó GV mờỉ một HS lên đứng trước lớp, cả lớp quan sát và tìm ra những điểm tích cực, những điểm yêu thích để khen bạn.
+ GV tổ chức cho HS thực hành tìm điểm tích cực ở bạn theo nhóm đôi.
+ GV kết luận hoạt động và dặn dò HS luôn thực hiện cách nhìn nhận tích cực trong cuộc sống.
4. Hoạt động 4: Rèn luyện để tự tin bước vào tuổi mới lớn
- HS xác định được những yếu tố/ việc làm tạo nên sự tự tin và cách hiện thực hoá một số biện pháp phát triển tính tự tin trong cuộc sống.
- Tổ chức thực hiện:
* GV khảo sát sơ bộ về sự tự tin của HS:
+ GV phỏng vấn nhanh cả lớp: Ai thấy mình tự tin?
+ HS dùng thẻ màu giơ lên để trả lời: màu xanh - rất tự tín; màu vàng - khá tự tin; đỏ - chưa tự tín.
+ GV trao đổi với HS theo từng nhóm: Điều gì làm em tự tin? Điều gì làm em chưa tự tin?
* Tìm hiểu những yếu tố tạo nên sự tự tin dành cho tuổi mới lớn
+ GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 4, trang 10 SGK, sau đó thảo luận nhóm để:
Xác định các yếu tố/ việc làm giúp em trở nên tự tín.
Lí giải vì sao yếu tố/ việc làm đó giúp em tự tin.
Việc làm
Gợi ý
1. Luôn giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ
1
Tạo vẻ ngoài chỉn chu, dễ gây thiện cảm với mọi người xung quanh nên cá nhân cảm thấy yên tâm trong môi trường mới,...
2. Tập đọc to, rõ ràng
2
Để giao tiếp tự tin, cần có ngôn ngữ lưu loát và diễn đạt rõ ràng. Với những người hạn chế vềngôn ngữ thì việc rèn luyện này rất tốt để tự tin hơn trong giao tiếp,...
3. Tập thể dục, chơi thể thao
3
Làm cho cơ thể khoẻ mạnh, khắc phục được những nhược điểm của cơ thể; khoẻ mạnh thường tạo cho tâm hồn vui vẻ nên dễ lấy được sự tự tin.
4. Thể hiện năng khiếu
4
Tạo sự tự tin, khẳng định năng lực và giá trị của bản thân; tạo động lực phát triển cho bản thân.
5. Đọc sách về khám phá khoa học
5
Tăng sự hiểu biết, tạo khả năng khác biệt để có thể tự tin chia sẻ và yêu bản thân mình hơn,...
6. Tích cực tham gia hoạt động chung
6
Tạo các mối quan hệ, mạnh dạn trong công việc và tự tin hơn trong xử lí tình huống có vấn đề,...
+ GV yêu cầu các nhóm HS ngoài những việc làm được gợi ý trong SGK hãy tiếp tục thảo luận đưa ra kinh nghiệm của mỗi cá nhân để tạo nên sự tự tin (HS có thể dựa trên kểt quả của nhiệm vụ 4 trong SBT, nếu có).
+ GV mời một số đại diện của các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.
* Thực hành một số biện pháp rèn luyện sự tự tin
+ GV cho HS thực hiện chỉnh đốn trang phục, đầu tóc, tạo hình ảnh gọn gàng. Yêu cầu HS luôn giữ gìn hình ảnh như vậy.
+ GV tổ chức cho HS đọc truyện tiếp nối theo nhóm. Yêu cẩu HS đọc nhẩm để hiểu nội dung, sau đó đọc to (đủ nghe trong nhóm) và rõ ràng.
+ GV mời từng nhóm lên đọc trước lớp. GV lưu ý sửa cho HS những nhược điểm về tác phong và ngôn ngữ. GV tạo điểu kiện cho HS rèn luyện ngôn ngữ thường xuyên.
+ GV căn dặn HS tập luyện thêm các biện pháp khác để có thể tự tin và cần phải thường xuyên tập luyện.
5. Hoạt động 5: Rèn luyện sự tập trung trong học tập
- Giúp HS có cách học phù hợp để thích nghi được với việc học tập ở trung học cơ sở; cởi mở, sẵn sàng chia sẻ với GV, bạn bè khi cần sự hỗ trợ.
- Tổ chức thực hiện:
* Tổ chức trò chơi:Vỗ tay theo nhịp
+ GV tổ chức trò chơi Vỗ tay theo nhịp. GV vỗ tay theo tiết tấu nào đó; HS chú ý lắng nghe tiết tấu và quan sát sự chuyển động của tay.
Lẩn 1: GV chỉ vỗ tay theo tiết tẩu do mình đưa ra, từ dễ đến khó.
Lẩn 2: GV vỗ tay kết hợp với gõ bàn để tạo nên tiết tấu âm thanh.
+ GV có thể nâng dần độ khó, đòi hỏi HS chú ý tốt hơn. GV nhận xét về sự tập trung của HS khi chơi và ý nghĩa của sự tập trung trong mọi hoạt động của cuộc sống.
* Tổ chức khảo sát về cách học của HS
+ GV tổ chức cho HS tự đánh giá về cách học của bản thân thông qua bảng sau:
STT
Nội dung hướng dẫn
Luôn luôn
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
1
Lắng nghe thầy cô giảng, không làm việc riêng hoặc nói chuyện trong giờ học.
2
Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3
Luôn kết hợp việc lắng nghe với quan sát những hành động, việc làm, hình ảnh được thầy cô giới thiệu trong bài học,... đổng thời ghi chép đầy đủ những điều cần thiết
4
Mạnh dạn hỏi thầy cô khi thấy mình chưa hiểu.
+ GV đọc từng nội dung, HS dùng thẻ màu để trả lời (xanh - thường xuyên; vàng – thỉnh thoảng; đỏ - hiếm khi).
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung của ý 1, nhiệm vụ 5, trang 10 SGK; tổ chức cho HS trao đổi: Hãy cho biết cách thực hiện từng biện pháp và lí giải vì sao cần thực hiện biện pháp đó.
*Chia sẻ kinh nghiệm tập trung chú ý trong học tập
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm về kinh nghiệm để tập trung chú ý học tập trên lớp.
+ GV mời một số HS có kinh nghiệm học tốt lên chia sẻ trước lớp.
+ GV trao đổi với HS cả lớp: Em có thể học được kinh nghiệm nào từ bạn?
+ GV có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình và kết luận hoạt động này.
* Thực hành kết hợp nghe-nhìn-ghi chép
+ GV tổ chức cho HS tập phối kết hợp các thao tác nghe - nhìn - ghi chép (đây cũng là minh chứng của sự tập trung học trên lớp).
+ GV thực hiện giảng một đoạn kiến thức nào đó (hoặc đọc chậm một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng hoặc chiếu 1 clip) và yêu cầu HS nghe, quan sát và ghi lại ý chính, hình ảnh vào vở. GV có thể cho HS thi đua xem ai ghi lại được chính xác và đẩy đủ nhất
+ GV có thể tổ chức thực hành 2-3 lần.
+ GV cho HS chia sẻ những khó khăn khi thực hành kĩ năng này để GV hỗ trợ rèn luyện thêm.
+ GV lưu ý với HS rằng các thao tác này rất quan trọng trong kĩ năng học tập. Các em cố gắng làm chủ chúng thì học tập sẽ có kết quả tốt hơn.
Tiết 3
6. Hoạt động 6: Dành thời gian cho sở thích của em
-Giúp HS cân bằng được giữa trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ và thực hiện được sở thích của bản thân trong khoảng thời gian nhất định.
- Tổ chức thực hiện:
* Chia sẻ về sở thích
+ GV thực hiện việc (dùng phương pháp) hỏi đáp nhanh về các sở thích của HS trong lớp: Em có sở thíchgì?Sở thích đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của em?
* Trao đổi về cách thực hiện sở thích
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm sau đó chia sẻ trong nhóm theo nội dung bảng sau:
STT
Sở thích
Thời gian thực hiện
Nghề nghiệp liên quan đến sở thích
1
Đá bóng
Khoảng 4h chiều
Cầu thủ bóng đá
2
+ GV yêu cầu HS đưa ra các phương án thời gian biểu để thực hiện các sở thích mà không ảnh hưởng đến học tập và giúp việc nhà.
+ GV mời một số HS lên trước lớp chia sẻ kế hoạch của mình.
+ GV nhận xét và có ý kiến về một số kế hoạch mà HS đã làm.
7. Hoạt ðộng 7: Rèn luyện ðể thích ứng với sựthay ðổi (nhiệm vụ 7,8 và 9 SGK)
- HS thực hiện được các biện pháp thích ứng với sự thay đổi để không gặp khó khăn trong quá trình hoạt động và trưởng thành.
- Tổ chức thực hiện:
* Khảo sát mức độ thực hiện hướng dẫn giúp thích ứng
+ GV đọc từng nội dung trong bảng, HS giơ thẻ (xanh - thuận lợi; vàng - bình thường, đỏ - khó khăn). GV đếm số thẻ theo màu và ghi số đếm được vào các ô tương ứng. GV tổng hợp số liệu trên mẫu của HS cả lớp.
STT
Nội dung hướng dẫn
Thuận lợi
Bình thường
Khó khăn
1
Thương yêu, chăm sóc bản thân mình và tự tin với những thay đổi của bản thân.
2
Chủ động tham gia vào các mối quan hệ và cởi mở vớỉ:
-Người thân
-Bạn bè
-Thây cô
3
Sẵn sàng chia sẻ và xin hỗ trợ khi gặp khó khăn.
4
Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt
5
Tìm hiểu kĩ các môn học và cách học hiệu quả đối với từng môn học từ kinh nghiệm của thầy cô, anh chị và bạn bè.
6
Thực hiện cam kết tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, tuân thủ pháp luật
+ Dựa trên số liệu, GV đưa ra nhận xét về thuận lợi và khó khăn của HS khi thực hiện các biện pháp để thích ứng và căn dặn HS rèn luyện thường xuyên.
* Thực hành giúp bạn hoà đồng
+ GV yêu cẩu HS đọc ý 1, nhiệm vụ 8, trang 12 SGK và chỉ ra những biểu hiện cho thấy bạn H. chưa thích ứng với môi trường học tập mới. (Gợi ý: ước gì không có bài tập về nhà, ngồi chơi một mình, ít giao tiếp với các bạn khác.)
+ GV hỏi HS: Ai trong lớp còn giống bạn H.? Hãy chia sẻ nguyên nhân.
* Thể hiện sự tự tin
+ GV yêu cầu HS đọc câu chuyện của bạn M. và trả lời câu hỏi Vìsao bạn M. lại tự tin? (Nhiệm vụ 9, trang 12 SGK)
+ GV tổ chức cho HS chia sẻ với các bạn trong nhóm vì sao mình tự tin/ chưa tự tin. GV theo dõi các nhóm để biết được thực trạng.
+ GV tổ chức cho HS thể hiện sự tự tin với bản thân: tổ chức cho HS đi từ cuối lớp lên trước lớp, yêu cầu đi thẳng lưng, mỉm cười chào các bạn; hỏi và yêu cầu HS tự tin khi trả lời các câu hỏi của GV (nói to, rõ ràng).
+ GV ghi nhận sự cố gắng cùa HS và căn dặn HS luôn rèn luyện thường xuyên để có sự tự tin trong học tập, hoạt động, giao tiếp,...
C. Phản hồi và chuẩn bị hoạt động tiếp theo
8. Hoạt ðộng 8: Giới thiệu sản phẩm "Tự hào là học sinh lớp 6 (dựa trên nhiệm vụ 10 - SGK)
- HS tự tin giới thiệu về bản thân, thông qua đó GV và HS trong lớp có thể đánh giá sự thay đổi của HS.
- Tổ chức thực hiện:
* Giới thiệu sản phẩm theo nhóm
+ GV chia lớp thành một số nhóm phù hợp với không gian. Người trình bày phải đứng dậy để nói. GV yêu cầu HS sử dụng cả nội dung của nhiệm vụ 10 được chuẩn bị trong SBT khi giới thiệu sản phẩm.
+ GV đưa ra một số tiêu chí để HS vừa quan sát bạn trình bày, vừa đưa ra ý kiến của mình về:
Nội dung: sở thích, khả năng, tính cách đặc trưng nào đó,...
Phong cách trình bày: tự tin, tương tác với các bạn,...
Ngôn ngữ: lưu loát, rõ ràng và có biểu cảm,...
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nhóm. Lần lượt từng thành viên trong nhóm giới thiệu bản thân thông qua sản phẩm.
+ Mỗi bạn chia sẻ ý kiến của mình: Học được gì từ bạn và rút kinh nghiệmgìtừ bạn thông qua phần trình bày?
+ GV quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.
* Giới thiệu sản phẩm trước lớp
+ GV yêu cẩu các nhóm trưng bày sản phẩm đúng nơi quy định. Cho từng nhóm nối tiếp nhau đi tham quan sản phẩm cua các nhóm bạn.
+ GV trao đổi với HS về cảm nhận của mình với các sản phẩm của bạn.
+ GV mời một vài HS có sản phẩm đặc biệt giới thiệu trước lớp.
* GV đánh giá về sự tự tin
+ GV đánh giá sự tự tin của HS với sản phẩm làm được.
+ Đánh giá sự tiến bộ của HS.
Tiết 4
9. Hoạt ðộng 9: Cho bạn, cho tôi
- Tạo cơ hội cho HS nhìn lại mình, nhìn lại bạn thông qua một số từ đặc tả, từ đó HS biết hướng hoàn thiện và phát triển.
- Tổ chức thực hiện:
* Chọn từ ngữ mô tả tính cách của bạn
+ GV yêu cẩu mỗi bạn trong nhóm hãy tìm ra một từ ngữ để mô tà gần đúng nhất với tính cách của một bạn trong nhóm. Như vậy nếu nhóm có 5 người thì mỗi người sẽ nhận được 4 từ. Ví dụ, bạn M. nhận được những tính cách là: Cười xinh, thông minh, tốt bụng, hài hước
+ GV yêu câu HS viết lại những từ ngữ mà các bạn dành cho mình (có thể viết vào SBT, nếu có); hãy chia sẻ với các bạn xem tù ngữ nào mình đồng ý với bạn, từ ngữ nào cần chia sẻ thêm để bạn hiểu đúng mình hơn hoặc là mình cần cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với từ bạn dành cho. Ví dụ: Tớ thấy mình cũng hay giúp đỡ mọi người nhưng chắc phải giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa thì mới dám nhận từ tốt bụng.
* Chia sẻ cảm xúc
+ GV tổ chức thảo luận chung cả lớp: Em ấn tượng nhất với từ nào mà bạn dành cho mình? Vì sao? Cảm xúc của em thế nào?
+ GV nhận xét ý nghĩa của hoạt động: Hoạt động này giúp các em tự nhìn lại bản thân mình và biết các bạn đang nghĩ về mình như thế nào để rèn lưyện tự tin hơn, hoà đồng hơn,...
10. Hoạt ðộng 10: Khảo sát cuối chủ ðể (dựa trên nhiệm vụ 11)
- Giúp HS tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm với chủ đề.
- Tổ chức thực hiện:
* Chia sẻ thuận lợi và khó khăn
+ GV yêu cầu HS mở nhiệm vụ 11, ý 1, chia sẻ về thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm với chủ đề này.
* Tổng kết số liệu khảo sát
+ GV yêu cẩu HS thực hiện ý 2, nhiệm vụ 11, trang 13 SGK. Sau khi xác định mức độ phù hợp với mỗi nội dung đánh giá thì cho điểm từng mức độ như bảng dưới đây. GV hỏi từng mục xem có bao nhiêu HS ở mức nào và ghi chép lại số liệu.
STT
Tự đánh giá
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Tổng điểm
1
Em thấy lo lắng về những thay đổi của cơ thể mình.
1
2
3
2
Em tự hào vể những sở

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_tai_nghiem_lop_6_chu_de_1_kham_pha_lua_tuo.docx