Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 20-23 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS cần hiểu Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Biết được tác hại cua việc kết hôn sớm.
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.
2. Năng lực:
- Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Thiết bị dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 20-23 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 20-23 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu
ạt động luyện tập - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề - DH theo nhóm, cặp đôi - KT đặt câu hỏi - KT học tập hợp tác - KT động não 4. Hoạt động vận dụng - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề - Đóng vai - KT đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - GV tổ chức trò chơi “Kinh doanh” tại lớp để học sinh tham gia và bước đầu có những nhận thức cơ bản về quyền tự do trong kinh doanh. c) Sản phẩm: - HS tích cực tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. Từ biết được kinh doanh là gì? Lợi ích của hoạt động kinh doanh để định hướng nghề nghiệp cho học sinh. d) Cách thức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩn bị trước những sản phẩm tự làm hoặc tự tái chế và những thẻ tiền giấy có nhiều mệnh giá khác nhau. Sau đó 4 nhóm sẽ bày bán, trao đổi cho nhau trong vòng 5 phút. Kết thúc trò chơi. Giáo viên yêu cầu học sinh thống kê số tiền thu được và trả lời một số câu hỏi sau: 1. Trò chơi có ý nghĩa như thế nào? 2. Muốn thu được nhiều tiền lãi thì người bán hàng, kinh doanh cần phải làm gì? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh các nhóm khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Muốn thu được nhiều tiền lãi phải có sản phẩm tốt, giá cả hợp lí và cách kinh doanh khéo léo. Vậy thế nào là kinh doanh? Công dân có quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài 13. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1. Đặt vấn đề a) Mục đích: - Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để đàm thoại tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. b) Nội dung: - HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi nhằm biết được những hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. c) Sản phẩm: Học sinh hiểu được vì sao phải quy định các mức thuế khác nhau, nhận diện được những hành vi kinh doanh trái pháp luật và rút ra bài học qua câu chuyện: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải có nghĩa vụ đóng thuế đúng quy định của pháp luật. d) Cách thức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi. 1. Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì? 2. Hành vi vi phạm đó là gì? 3. Em có nhận xét gì về mức thuế của một số ngành mà nhà nước quy định? 4. Theo em mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống của nhân dân không? Vì sao? 5. Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? 6. Em rút ra bài học gì? * GV nêu thêm: Một số loại mặt hàng rởm: Thuốc lá có hại, ô tô là hàng xa xỉ, hàng mã lãng phí mê tín dị đoan - Tình trạng nhập lậu xe ô tô quan biên giới, rượu tây, làm rượu giả(cấm) - Sản xuất muối, nước, đồ dùng học tập, trồng trọt, chăn nuôi cần thiết cho con người (Khuyến khích) + Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. + Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận chung trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Đọc thông tin và trả lời. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời học sinh khác nhận xét. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra. Kết luận và nhận định Giáo viên định hướng học sinh trả lời, đánh giá kết quả đàm thoại: 1. Thuộc lĩnh vực sản xuất, buôn bán. 2. Vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. 3. Các mức thuế chênh lệch khác nhau (cao hoặc thấp) 4. Có liên quan vì: Mức thuế cao là để hạn chế ngành, mặt hàng xa xỉ, không cần thiết với đời sống nhân dân; Mức thuế thấp khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân. 5. Hiểu được những quy định của nhà nước về kinh doanh, thuế, Kinh doanh và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được nhà nước quy định. Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở. 6. Bài học: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải có nghĩa vụ đóng thuế đúng quy định của pháp luật. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. Nội dung 2. Nội dung bài học a) Mục đích: - Giúp học sinh hiểu quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. b) Nội dung: - HS đọc nội dung trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi nhằm hiểu quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. c) Sản phẩm: - Học sinh hiểu được thế nào là quyền tự do kinh doanh; Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nghĩa vụ đóng thuế của công dân. Biết vận dụng gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh nghĩa vụ đóng thuế. d) Cách thức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên giao nhiệm vụ: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi sau và ghi câu trả lời lên giấy A0. Nhóm 1: Em hãy kể những hành vi công dân kinh doanh đúng pháp luật và sai pháp luật? Nhóm 2: Em hiểu kinh doanh là gì? Quyền tự do kinh doanh của công dân là gì? Nhóm 3: Nêu những hành vi vi phạm về thuế hoặc không vi phạm về thuế. Nhóm 4: Kể tên các hoạt động sản xuất dịch vụ và trao đổi hàng hoá mà em biết? Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị dụng cụ học tập để ghi câu trả lời thảo luận vào giấy A0. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm và trình bày kết quả. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh của các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi bài: Nhóm 1: - Kinh doanh đúng pháp luật: + Người kinh doanh phải kê khai đúng số vốn + Kê khai đúng ngành mà mình kinh doanh + Có giấy phép kinh doanh + Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai - Kinh doanh sai pháp luật: + Kinh doanh hàng lậu, hàng giả + Kinh doanh hàng nhỏ không kê khai + Kinh doanh mại dâm, ma tuý. Nhóm 2: - Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Quyền tự do kinh doanh là công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước... Nhóm 3: - Vi phạm về thuế: + Kết hợp với hộ kinh doanh tham ô thuế của nhà nước. + Dùng tiền thuế làm việc cá nhân. + Buôn lậu trốn thuế - Không vi phạm về thuế: + Nộp thuế đúng quy định, không dây dưa trốn thuế. + Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh; Không tiêu dùng tiền thuế của nhà nước. - GV: Công dân tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật và sự quản lý của nhà nước về các mặt hàng mà mình kinh doanh. Thuế nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung như: An ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, cầu cống. nộp thuế là bắt buộc. - GV: Nêu trách nhiệm của công dân về quyền tự do kinh doanh? Nhóm 4: - Sản xuất bánh kẹo, lúa gạo, nuôi gà, lợn, trâu bò, sản xuất vải, quần áo, sách vở. - Dịch vụ: Du lịch, vui chơi, gội đầu, cắt tóc - Trao đổi: Bán lúa gạo, thịt cá, bánh kẹo, mua sách vở, quần áo. → Là kinh doanh giúp con người tồn tại và phát triển. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 1. Khái niệm: - Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Quyền tự do kinh doanh là công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước... - Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung. (như an ninh, quốc phòng, nhà lương cho công chức nhà nước, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường) - Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước. 2. Trách nhiệm của công dân - Trách nhiệm của công dân: Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế góp phần XD đất nước. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh. b) Nội dung: - Học sinh tham gia xử lý tình huống có vấn đề theo quan điểm cá nhân. c) Sản phẩm: - HS suy nghĩ và tự đưa ra cách giải quyết tình huống theo ý kiến cá nhân sao cho phù hợp với nội dung bài học vừa học. d) Cách thức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu lên bảng tình huống sau: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của một trường đại học, chị Lan muốn mở một cửa hàng bán thuốc tân dược. Chị gửi đơn đến uỷ ban nhân dân nơi chị sống để xin mở cửa hàng thuốc nhưng bị từ chối vì lí do chị không có bằng cấp, chứng chỉ về y dược. Chị Lan cho rằng, việc uỷ ban nhân dân từ chối chị là sai pháp luật vì công dân có quyền tự do kinh doanh thì có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề gì theo nguyện vọng và khả năng của mình. Câu hỏi: 1/ Chị Lan hiểu như vậy đúng hay sai? Vì sao? 2/ Việc uỷ ban nhân dân từ chối chị Lan có đúng không? 3/ Chị Lan cần làm gì để có thể được cấp phép mở cửa hàng thuốc tân dược? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: Kinh doanh và thuế là hai lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống XH. Con người và XH tồn tại và phát triển cần đến hoạt động của hai lĩnh vực này. Tuy nhiên mọi công dân, mọi tổ chức tham gia phải có quyền và nghĩa vụ đối với kinh doanh và thuế, để góp phần xây dựng nền kinh tế tài chính quốc gia ổn định, vững mạnh. ================= Duyệt G/án ngày 18 /1/2021 Tổ trưởng Tiêu Thị Hương Giang Tuần 22-Tiết 22 Ngày soạn Kế hoạch dạy 26/1/2021 Lớp 9A 9B 9C Tiết ( TKB) Ngày dạy /1/2021 /1/2021 /1/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN- tiết 1 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS nêu được tầm quan trong và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao đọng của công dân; - Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Bết được các loại hợp đồng lao động. 2. Năng lực - Năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Tính toán. 3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa. III. Tiến trình dạy học 1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học 1.Hoạt động khởi động - DH hợp tác - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề - KT đặt câu hỏi - KT học tập hợp tác 2. Hoạt động hình thành kiến thức - DH theo nhóm - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề - Thuyết trình, vấn đáp - KT đặt câu hỏi - KT học tập hợp tác 3.Hoạt động luyện tập - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề - DH theo nhóm, cặp đôi - KT đặt câu hỏi - KT học tập hợp tác - KT động não 4. Hoạt động vận dụng - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề - Đóng vai - KT đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - Giáo viên yêu cầu HS lên diễn 1 vở kịch mà các em đã có sự chuẩn bị ở nhà c) Sản phẩm: - HS diễn kịch và biết được ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống con người, từ đó có những nhận thức cơ bản về quyền và nghĩa vu trong lao động của công dân. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS lên diễn kịch và đặt câu hỏi: Theo em, lao động có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi. - Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Lao động là nguồn gốc của sự phát triển. “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Mục đích sống lớn nhất của con người là được xã hội công nhận và tôn vinh. Chỉ thông qua hoạt động lao động con người mới có thể chứng tỏ sự tồn tại và phát triển của mình. Do đó, lao động là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy lao động là gì? Công sân có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với lao động? Lớp ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Nội dung 1. Đặt vấn đề a) Mục đích: - Giáo viên phát cho HS 1 số bức tranh yêu cầu ,hướng dẫn HS và thảo luận chung để đàm thoại tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lao động. b) Nội dung: - HS nhận tranh, giấy A4 và thảo luận chung để trả lời câu hỏi nhằm biết được hoạt động lao động là gì và ý nghĩa của nó. c) Sản phẩm: Học sinh hiểu được những hoạt động lao động chân chính và ý nghĩa của nó đối với từng cá nhân, gia đình và xã hội. Từ đó có những nhận thức ban đầu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong lao động. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên phát tranh và giấy A4 cho HS và trả lời câu hỏi. Dựa vào những bức tranh hãy sắp xếp và chứng minh nhận định: lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển? + Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. + Tiến hành quan sát tranh và thảo luận chung trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Quan sát tranh và trả lời. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời học sinh khác nhận xét. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra. Kết luận và nhận định Giáo viên định hướng học sinh trả lời, đánh giá kết quả đàm thoại: Từ xa xưa con người đã biết làm ra công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của mình. Dần dần. khoa học và kĩ thuật được phát minh và phát triển, công cụ lao động được cải tiến, hiệu quả xs ngày càng cao... đó chính là nhờ lao động. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. Nội dung 2. Nội dung bài học Mục 1, 2. a) Mục đích: - Giúp học sinh hiểu thế nào là lao động và lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. b) Nội dung: - Giáo viên diễn giải và đặt câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu khái niệm lao động và lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. c) Sản phẩm: - Học sinh hiểu được lao động là gì, tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên giao nhiệm vụ: - Giáo viên giới thiệu tới học sinh BLLĐ 2019 được Quốc Hội khóa XIV thông qua Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14. BLLĐ quy định: Quyền và nghĩa vụ của người lao động người sử dụng lao động, HĐLĐ; Các điều kiện liên quan như: Bảo hiểm, bảo hộ, lao động, bồi thường thiệt hại. Giáo viên chiếu 1 vài hình ảnh về các nghề nghiệp khác nhau (ca sĩ, giáo viên, bác sĩ, thợ mộc, ..) và hỏi: Nhóm 1. Để làm ra một cái bàn học thì người thợ mộc cần làm những gì? Đó được gọi là hoạt động gì? - GV: Lao động là gì? Nhóm 2. Nếu con người không thực hiện hoạt động lao động nữa có được không? Chứng minh. Nhóm 3. Khi là ca sĩ, giáo viên, bác sĩ, có phân biệt nam/ nữ, giàu/nghèo, hay không? Thế nào là quyền lao động của công dân? Trong vở kịch các bạn diễn theo em cu Biển có quyền làm việc như thế nào?Bố mẹ Biển có phải là người bóc lột sức lao động của Biển như bố cu Thóc nói không? - GV: Theo em quyền lao động của công dân là gì? Nhóm 4. Nghĩa vụ lao động của công dân là việc công dân làm việc kiếm tiền cho gia đình. Nếu gia đình có nhiều tiền thì công dân đó không cần lao động nữa đúng hay sai? Vì sao? Trong tình huống các bạn đưa ra ai là người thực hiện đúng nghĩa vụ lao động? Aikhông thực hiện đúng? Vì sao? - GV: Nghĩa vụ lao động của công dân là gì? Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị dụng cụ học tập để ghi câu trả lời thảo luận vào giấy A0. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm và trình bày kết quả. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh của các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi bài: Nhóm 1: Người thợ mộc cần phải lao động: cưa gỗ, đục, bào, để tạo thành 1 cái bàn. Đó gọi là hoạt động lao động. - Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu của con người, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. Ví dụ: Trồng rau, nuôi gà, sáng tác bài hát Nhóm 2: Nếu con người không lao động nữa thì con người sẽ không thể tồn tại được. Vì thông qua lao động con người vừa thực hiện quyền tự do lao động để tạo ra thu nhập, đồng thời con người cũng thực hiện nghĩa vụ tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội. Ví dụ: khi ngừng lao động, con người sẽ không có cơm ăn, áo mặc, cơ sở vật chất cho các hoạt động khác không có. Nhóm 3: Không hề có sự phận biệt đối xử vì mọi công dân đều có quyền bình đẳng như nhau. - Quyền: Công dân tự do được sử dụng sức lao động của mình để làm những công việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Nhóm 4: Sai. Vì lao động còn là nghĩa vụ của công dân để góp phần tạo ra cơ sở vật chất, duy trì các hoạt động khác trong xã hội. Nếu con người ngừng lao động thì xã hội sẽ bị tiêu vong. - Nghĩa vụ: Mỗi người phải có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì sự phát triển đất nước. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 1. Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu của con người, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. Ví dụ: Trồng rau, nuôi gà, sáng tác bài hát 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Quyền: Công dân tự do được sử dụng sức lao động của mình để làm những công việc có ích cho
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_20_23_nam_hoc_2020_2021.doc