Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 - Vy Thị Việt
Tập đọc - kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ Tiết thứ 22 + 23
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng: Lùi dần, ríu rít, lộ, sôi nổi, lễ phép, nặng nhọc, nghẹn ngào, ốm nặng lắm, lòng tốt, lặng đi
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy bài, bư¬ớc đầu phân biệt lời ng¬ười dẫn chuyện với lời của nhân vật.
- Nghĩa các từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong chuyện, kể lại đư¬ợc toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS phải biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 - Vy Thị Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 - Vy Thị Việt
g dưới có 2 con - Số gà hàng trên giảm 3 lần thì bằng số gà hàng dưới. - Hướng dẫn vẽ sơ đồ. + Vẽ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng trên. Chia đoạn thẳng thành 3 phần khi giảm hàng trên đi 3 phần thì còn lại mấy phần? - Vẽ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng dưới là 1 phần. - 1 phần Hàng trên: 6 con gà Hàng dưới: ...con gà? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài Bài giải: Số gà ở hàng dưới là: 6 : 3 = 2 ( con ) Đáp số: 2 con gà Bài toán 2: - Gv kẻ lần lượt các đoạn thẳng AB;CD. + Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu xăng ti mét? + Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu xăng ti mét? + Đoạn thẳng AB giảm đi mấy lần thì được đoạn thẳng CD? + Nêu phép tính tìm độ dài đoạn CD? + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm như thế nào? + Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta làm thế nào? - Gọi HS nhắc lại A 8cm B C D 2cm + Đoạn thẳng AB: 8cm + Độ dài đoạn thẳng CD: 2cm + Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD Độ dài đoạn thẳng CD là: 8 : 4 = 2 ( cm ) - Ta lấy 8 : 4 = 2 (cm) + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần. - Nhiều hs nhắc lại 3. Thực hành: Bài 1: (4’) + Bài yêu cầu gì? - Yêu cầu 3 học sinh làm bài. - GV nhận xét. + Giảm đi một số lần ta làm thế nào? 1. Viết theo mẫu: Số đã cho 12 48 Giảm 4 lần 12 : 4= 3 48: 4=12 Giảm 6 lần 12 : 6= 2 48: 6 = 8 - Lấy số đã cho chia cho số lần. Bài 2: (4’) + Nêu yêu cầu? - Gọi HS đọc bài toán. - Giải bài toán theo bài mẫu. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? a,Tóm tắt: Có : 40 quả Còn :......quả? + Muốn biết còn bao nhiêu quả ta làm thế nào? + Lấy số quả chia cho số lần Bài giải: - GV nhận xét Số bưởi còn lại là: 40 : 4 = 10 ( quả ) Đáp số: 10 quả. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. b, Tóm tắt: 30 giờ - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - Nêu kết quả bài làm. Nhận xét, chữa bài. Tay: Máy: ? giờ Bài giải Thời gian làm bằng máy là: 50 : 5 = 10 (giờ) - GV nhận xét. Đáp số: 10 giờ Bài 3: (5’) + Bài yêu cầu gì? + Để vẽ được đoạn thẳng CD ta làm thế nào? + Giảm AB đi 4 lần ta được phép tính nào? - Yêu cầu học sinh làm bài. b. Độ dài đoạn thẳng MN là đoạn AB giảm đi 4cm, ta làm thế nào? + Tại sao phần a) làm tính chia? + Tại sao phần b) làm tính trừ? Đoạn thẳng AB dài 8 cm a. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần AB = 8cm giảm 4lần được đoạn CD. 8 : 4 = 2 (cm) A 8cm B a)Tính nhẩm độ dài đoạn thẳng CD: - Vẽ đoạn thẳng CD dài 2 cm C 2cm D b) Độ dài đoạn thẳng MN là : 8 – 4 = 4 (cm) - Vẽ đoạn thẳng MN dài 4 cm. M 4cm N a) ... giảm 4 lần. b) ... giảm 4 đơn vị. - GV chốt: so sánh về giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị. 4. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Muốn giảm đi một số lần ta làm thế nào? + Lấy số đó chia cho số lần. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập IV. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... HĐGD Ngoài giời lên lớp TẬP CÁC BÀI HÁT MÚA MỚI I. MỤC TIÊU - Giúp HS thuộc và nhớ các bài hát múa mới. - Biết cách học và luyện tập các bài hát. - GDBĐ: Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm ca ngợi biển đảo. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG 1. Nội dung: Những bài hát ca ngọi quê hương đất nước, ca ngợi cuộc sống,.. 2. Hình thức: Học hát III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1.Ổn định tổ chức:1’ Nội dung Người thực hiện 2.Bài mới 2.1.Giới thiệu bài 2.2.Nội dung hoạt động: 28’ a.Giới thiệu các bài hát - Các bài hát mới (học sinh chưa học). - Máy cát xét, bảng. - HS nghe băng, tập từng câu, từng đoạn. - Cán sự văn nghệ hướng dẫn b. Sinh hoạt chủ đề: - GDBĐ: Thi sáng tác thơ ca, tiểu phẩm ca ngợi biển đảo. - Hoặc tìm tên những bài thơ, bài hát ca ngợi biển, hải đảo - Người điều khiển: GVCN + Lớp phó văn nghệ. - Nội dung hoạt động: - Hát tập thể bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn”. - GV nêu lí do chương trình, cách thức tiến hành tập. - Bài 1: Ngôi trường thân thiện. + GV mở băng cho HS nghe 1 lần. + Chép bài hát lên bảng. + Lớp phó văn nghệ hát mẫu từng câu tập cho các bạn. + Hát cả bài. - Bài 2: Em yêu trường em. " tiến hành tập từng bài như bài 1. - Hát tập thể lần lượt từng bài. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ tham gia học hát của lớp. - Căn dặn HS về nhà tự tập. - GVCN - Lớp trưởng, và cả lớp - Lớp phó văn nghệ. - Lớp trưởng Giáo dục kĩ năng sống CHỦ ĐỀ 3: TÔI LÀ AI? ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được những nhu cầu và sở thích hằng ngày của bản thân. 2. Kĩ năng: - Rèn cho Hs thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt cá nhân. - Bài tập cần làm: Bài 1,2 3. Thái độ: - Yêu quý bản thân mình. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu bài tập cho hoạt động 2 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: (1’) - Hát chuyển tiết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) + Nêu những việc nên làm và không nên làm khi nói chuyện điện thoại? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học. 3.2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (7’) Bài tập 1: Nhu cầu và sở thích của tôi. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Em hiểu thế nào là nhu cầu? Thế nào là sở thích? - Gv giảng: Nhu cầu chính là những thứ mà chúng ta cần. Còn sở thích là những ý thích của mỗi con người. - GV hướng dẫn HS làm bài - GV quan sát hướng, dẫn các em làm. - Gọi một số HS nên nêu bài mình đã làm - GV nhận xét, đánh giá. Từ đó Gv giáo dục Hs: cần có thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt cá nhân - 2 HS nêu những việc làm nên làm và không nên làm khi nói chuyện điện thoại. - 2 HS đọc - Hãy ghi những nhu cầu và sở thích của mình vào chỗ trống tương ứng. - HS nêu - Lắng nghe - HS làm trong vở bài tập - HS nên nêu những nhu cầu và sở thích của bản thân mình trước lớp. Kết luận: Mỗi người đều có nhu cầu và sở thích riêng , không ai giống ai. Nhưng các nhu cầu và sở thích đó cần phải phù hợp với điều kiện năng lực và hoàn cảnh của mỗi người. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (7’) Bài tập 2: Thói quen của tôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2 trong SGK- trang 13. - Hãy nêu yêu cầu của bài tập. + Em hiểu thế nào là thói quen? - Thói quen là những việc làm mà thường ngày chúng ta hay làm. - GV phân tích giúp HS hiểu đầu bài. - Cho HS làm trên phiếu bài tập - Yêu cầu một số Hs nêu thói quen của mình trước lớp. - Cho HS khác nhận xét thói quen của bạn là tốt hay xấu? Từ đó Gv giáo dục Hs: cần có thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt cá nhân. - HS nêu yêu cầu. - HS nêu: Hãy ghi một vài thói quen của em trong học tập và sinh hoạt cá nhân. - VD: Đi ngủ sớm hay thứ khuya, ăn chậm hay ăn nhanh. - HS nêu theo ý hiểu - HS làm trên phiếu bài tập - HS nêu thói quen về học tập và sinh hoạt hằng ngày của mình trước lớp. - HS khác nhận xét. Kết luận: Hằng ngày, ai cũng có những thói quen . Trong đó có những thói quen tốt và cũng có thể có những thói quen chưa tốt. Vì vậy chúng ta cần vứt bỏ những thói quen xấu để cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 4. Củng cố- Dặn dò: (2’) + Bài học hôm nay giáo dục chúng ta kĩ năng gì? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Tiết 2 - Kĩ năng từ bỏ thói quen xấu IV.RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................................................................................................................................... Thể dục TRÒ CHƠI: “CHIM VỀ TỔ” Tiết thứ 15 I. MỤC TIÊU - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Chim về tổ”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi theo đúng luật. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ đường đi, vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cho đi chuyển hướng, vẽ các ô hoawch vòng tròn cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Thời gian Phương pháp 1. Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. 6’ 1-2’ 1’ - Lớp trưởng tập hợp, báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học. - GV yêu cầu HS chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. 1’ - Lớp trưởng điều khiển cho HS trong lớp thực hiện. - Chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”. - Nhắc lại luật chơi, cách chơi. 1-2’ - HS tập hợp thành 2-4 hàng dọc. - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. - GV cho lớp chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức (HS kết hợp đọc vần điệu). GV nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt. 2. Phần cơ bản 20-22 1) Ôn động tác di chuyển hướng phải, trái. + Nêu tên động tác và và giải thích động tác. 8-10’ - GV Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó cho cả lớp cùng thực hiện. + Lần 1: GV hướng dẫn, GV nêu tên động tác và và giải thích động tác, sau đó HS bắt chước làm theo. + Lần 2: lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập. GV uốn nắn và giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt. + Lần 3: Tổ chức dưới dạng thi đua. Tổ nào thực hiện tốt được biểu dương, tổ nào còn nhiều người thực hiện chưa đúng sẽ phải chạy 1 vòng quanh lớp. - GV chỉ ra một số động tác sai thường mắc và cách sửa sai cho HS. 2) Học trò chơi: “Chim về tổ” - Chuẩn bị: Chia số HS trong lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 em, một em đứng ở giữa đóng vai “chim”, hai em đứng đối diện cầm tay nhau tạo thành “tổ chim”. Các “tổ chim” sắp xếp tạo thành vòng tròn. Giữa vòng tròn có kẻ một ô vuông có cạnh là 1m. Chọn khoảng 2-3 em đứng vào ô vuông đóng vai “chim’. - GV dùng còi để phát lệnh di chuyển. Cách chơi: - Khi có hiệu lệnh chơi, những em đứng làm “tổ” mở cửa để các “chim” trong tổ bay ra đi tìm tổ mới, kể cả những em đứng ở trong ô vuông giữa vòng cũng phải di chuyển. Mỗi “tổ” chỉ được phép nhận một “chim’, những chim nào không tìm được “tổ” thì phải đứng vào hình vuông giữa vòng. Sau 3 lần chơi, “chim” nào bị hai lần liên tiếp không vào được tổ thì “chim” đó bị phạt. 10-12’ - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi, sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình rồi mới chơi chính thức. - Khi tổ chức trò chơi, GV dùng còi để phát lệnh di chuyển tổ chức cho HS thực hiện chơi trò chơi. Sau vài lần chơi thì GV thay đổi vị trí của các em đứng làm “tổ” sẽ thành “chim” và ngược lại, để các em đều được tham gia chơi. - GV luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong tập luyện và vui chơi. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. - GV giao bài tập về nhà. - Hô đáp: Giải tán- Khỏe 5’ 1’ 2-3’ 1’ - GV cho HS đứng thành vòng tròn vừa vỗ tay vừa hát. - GV nhắc lại nội dung bài học và nhận xét giờ tập luyện. - GV giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học. - GV hô- HS đáp. IV.RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................. ******************* Ngày soạn : 22/10/2017 Ngày giảng: Thứ tư ngày 25/10/2017 Luyện từ và câu Tiết thứ 8 TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng. 2. Kĩ năng: - Biết tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định. 3. Thái độ: - Phải đoàn kết, thương yêu nhân loại. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng nhóm III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số 35 vắng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) - GV yêu cầu HS lên bảng làm lại bài tập 1. Gạch dưới hình ảnh so sánh: a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. - GV nhận xét b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: (7’) - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng... GV hướng dẫn: Dưới đây là một số tiếng có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng, em có thể xếp từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau + Hiểu cộng đồng nghĩa là gì? + Là những người cùng sống trong 1 tập thể hoặc 1 khu vực, gắn bó với nhau . + Vậy ta xếp các từ cộng đồng vào cột nào? - Xếp vào cột: những người trong cộng đồng . + Cộng tác có nghĩa là gì? + Là cùng làm chung một việc. + Vậy ta xếp vào cột nào? + Thái độ hoạt động trong cộng đồng. - Hoạt động nhóm: theo bàn thảo luận - Các nhóm thảo luận ghi kết quả vàovở. - 1 Nhóm làm vào bảng phụ. Những người trong cộng đồng Thái độ, hoạt động trong cộng đồng Cộng đồng cộng tác đồng bào Đồng tâm đồng đội đồng hương + Nhận xét gì về các từ ở nhóm 1? + Các từ ở nhóm 1 là từ chỉ sự vật. + Các từ ở nhóm 2 là từ chỉ gì? + Là từ chỉ thái độ, hoạt động. + Tất cả các từ trên thuộc chủ điểm nào? + Các từ đó thuộc chủ điểm cộng đồng. + Tìm thêm các từ có tiếng cộng hoặc + Đồng chí, đồng môn, .. tiếng đồng? + Đồng cảm, đồng lòng, đồng tình ... - Cho HS giải thích thêm 1 số từ vừa tìm . Bài 2: (7’) - Gọi HS nêu yêu cầu. - Mỗi thành ngữ tục ngữ dới đây nói về một thái độ ứng xử... - Gọi HS đọc câu tực ngữ, thành ngữ - 1 HS đọc. a) Chung lưng đấu cật . + Em hiểu lưng, cật trong câu này có nghĩa thế nào? + Lưng : Phần lưng ở chỗ ngang bụng. + Cật là một bộ phận trong cơ thể con người. + Em hiểu câu a nghĩa là gì ? + Là đoàn kết, gúp công, gúp sức với nhau - Câu nói: Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại nghĩa là gì? - Chỉ người ích kỷ, thờ ơ với khó khăn hoạn nạn của người khác. + Em hiểu câu nói: Ăn ở như bát nước đầy nghĩa là gì? + Chỉ người sống có tình có nghĩa với mọi người. - 1 HS nhắc lại nội dung 3 câu tục ngữ, thành ngữ. + Qua 3 câu tục ngữ, các em đồng ý hoặc tán thành với câu nào? - Đồng ý câu: a, c, - Không tán thành câu b. + Các thành ngữ, tục ngữ đó nói về điều gì? + Đều nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. + Tìm thêm thành ngữ, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết yêu thương cộng đồng . - Hs tự nêu Bài 3 : (8’) + Bài yêu cầu gì ? Tìm các bộ phận của câu, trả lời cho câu hỏi: Ai, (cái gì, con gì, làm gì) ? - Gọi HS đọc các câu a,b,c - Yêu HS làm vào vở và nêu miệng. Ai( cái gì, con gì)? Làm gì? Đàn sếu đang sải cánh trên cao Đám trẻ ra về Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi + Các câu trên thuộc kiểu câu nào đã học? - Thuộc kiểu câu Ai - làm gì? + Để xác định được từng bộ phận của câu chúng ta phải làm gì? - Bằng cách đặt câu hỏi. + Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? Thường đứng ở vị trí nào trong câu và là từ chỉ gì? - Thường đứng ở đầu câu và là từ chỉ người, con vật, đồ vật. + Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì thường đứng ở vị trí nào, và có từ chỉ gì? - Đứng ở cuối câu và có từ chỉ hoạt động. Bài 4: (8’) - Nêu yêu cầu. - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm. - Gọi HS đọc câu a A, Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. + Muốn đặt câu hỏi được đúng chúng ta phải chú ý điều gì? + Chúng ta phải xác định được bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi nào: Ai, cái gì, con gì hay làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT. a. Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân? b. Ông ngoại làm gì? c. Mẹ bạn làm gì? + Hãy đặt câu hỏi theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) làm gì? VD: Mẹ em đang giặt quần áo. + Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi ai? - Ai: Mẹ + Bộ phận nào trả lời câu hỏi làm gì? - Làm gì: giặt quần áo. 4. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Nêu các từ ngữ nói về cộng đồng? - Đồng bào, đồng đội, đồng hương... - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị trước bài sau. IV.RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Tập viết ÔN CHỮ HOA G Tiết thứ 8 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng. - Viết tên riêng Gò Công bằng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ, phấn màu; Chữ mẫu, từ mẫu, vở viết mẫu. - HS: Bảng con, vở viết. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định tổ chức: 1’ - Hát chuyển tiết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - GV đọc: Ê- đê. - GV nhận xét. - Cả lớp viết bảng con, 2 HS lên bảng. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 1’ - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 3.2. Hướng dẫn viết bảng con: 10’ a. Luyện viết chữ hoa: + Tìm các chữ hoa có trong bài ? + G, K, C. - GV treo chữ mẫu và hỏi : - HS quan sát. + Chữ hoa G cao mấy li? Có mấy nét? Là những nét nào? + Nêu điểm đặt bút, dừng bút? - GV viết mẫu trên bảng + nhắc lại cách viết chữ G, K, C. + Chữ G: Nét 1: Viết như chữ C hoa, dừng bút đường kẻ ngang 2. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, dừng bút giữa đường kẻ ngang 1 và 2. + Chữ K: Nét 1, nét 2: Giống chữ I. Nét 3: Đặt bút trên ĐK5 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK2. + Chữ C: Đặt bút ở giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút giữa đường kẻ ngang 1và 2.. - Cho HS tập viết từng chữ: G, K, C trên bảng con. - GV nhận xét. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Gò Công - Giảng: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định-một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp. - GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng và viết mẫu. - Cho HS tập viết: Gò Công. - GV nhận xét. c. Luyện viết câu ứng dụng: - Gọi HS đọc câu ứng dụng. Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Giảng: Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. + Nêu độ cao của các chữ cái? + Khoảng cách giữa các chữ cách nhau như thế nào? - Yêu cầu HS tập viết bảng con: Khôn, Gà. - GV nhận xét. c. Hướng dẫn viết vở tập viết:15’ - GV nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế, chú ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. - GV nêu yêu cầu bài viết. - Viết chữ G : 1 dòng. - Viết chữ: K, C : 1 dòng. - Viết tên riêng Gò Công: 2 dòng. - Viết câu ứng dụng : 2 lần. - Viết 2 dòng chữ nghiêng: Gò Công.- Yêu cầu HS viết bài. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Nhận xét bài:5’ - GV thu 5 - 7 bài. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 4. Củng cố, dặn dò:3’ + Nêu cấu tạo chữ hoa G ? - Luyện viết thêm phần bài ở nhà. - Học thuộc câu tục ngữ và ý nghĩa. - Chuẩn bị bài sau : Ôn chữ hoa G ( tiếp theo). - Nhận xét giờ học. + Chữ G cao 4 li, gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết ngược. + Đặt bút giữa đường kẻ ngang 3 và 4, dừng bút giữa đường kẻ ngang 1 và 2. - HS theo dõi. - 1HS đọc - 1HSviết bảng lớp. Lớp viết bảng con. - 2 HS đọc. + Cao 2,5 li: K, h, g. Cao 2 li: đ, p. Cao 1 li: các chữ còn lại. + Khoảng cách giữa các chữ cách nhau 1 con chữ o. - 2 HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con - HS mở vở, ngồi đúng tư thế. - HS viết bài - Lắng nghe. - 2HS nêu IV.RÚT KINH NGHIỆM ............................................................ ........ Toán LUYỆN TẬP Tiết thứ 38 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần. 2. Kĩ năng: - Áp dụng để giải bài tập
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_8_vy_thi_viet.doc