Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Vũ Thị Hường

Tập đọc- kể chuyện

Tiết 13 + 14: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: nửa tép, lỗ hổng, buồn bã, thủ lĩnh, quả quyết, .

- Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng , thầy giáo).

- Hiểu nghĩa từ trong bài: nửa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa chữa là người dũng cảm.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK kể lại được câu chuyện (với HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện)

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ cây cối, nhất là cây cảnh trong trường.

 

doc 56 trang linhnguyen 24/10/2022 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Vũ Thị Hường
 đường kẻ chéo
- Mở hình mới cắt ra được ngôi sao năm cánh
Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. - Lấy tờ giấy thủ công màu đỏ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 22 ô, rộng 14 ô để làm lá cờ. Đánh dấu điểm giữa hình bằng cách đếm ô hoặc gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau. 
- Đặt điểm giũa của ngôi sao vào đúng điểm giữa hình chữ nhật, một cánh ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật. Dùng bút chì đánh dấu các điểm đầu của 5 cánh ngôi sao trên tờ giấy màu đỏ. Bôi hồ đều vào mặtsau của ngôi sao. Đặt ngôi sao lên vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy dùng làm lá cờ và dán cho phẳng.
GV yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại thao tác gấp, cắt, ngôi sao năm cánh.
- Tổ chức cho HS tập gấp, cắt ngôi sao vàng năm cánh bằng giấy nháp.
- GV hướng dẫn những HS lúng túng. 
D. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Lá cờ có hình gì? 
+ Các cánh ngôi sao như thế nào? 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Gấp, cắt, dán ngôi sao vàng năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. 
- Để gấp được con ếch ta phải thực hiện 3 bước.
- HS nêu các bước gấp con ếch. 
- Lá cờ có màu đỏ, hình chữ nhật. 
- Ngôi sao dán ở giữ lá cờ. 
- Các cánh của ngôi sao bằng nhau.
- Có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh rộng bằng nhau. 
- Thường treo trước nhà, trong các ngày lễ lớn như Quốc khánh, 30 tháng tư,
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát và theo dõi. 
- HS quan sát và theo dõi. 
- HS quan sát và theo dõi. 
- HS nhắc lại cách gấp, cắt. 
- HS thực hành gấp, cắt, dán. 
- Lá cờ có hình chữ nhật.
- Các cánh của ngôi sao bàng nhau. 
Thực hành Tiếng Việt
ÔN CHỮ HOA C
I. MỤC TÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng hai chữ C Ch ( 1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ ); chữ và câu ứng dụng: Vượt( 1 dòng cỡ vừa , một dòng cỡ nhỏ) ; Chu Văn An ( 3 lần)
 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. 
2. Kĩ năng: 
- HS rèn viết chữ đẹp.
- Giữ vở sạch sẽ. 
3. Thái độ: 
- HS yêu thích rèn chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ hoa C; Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức. (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết bảng con: C Ch 
- GV nhận xét. 
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. (1’) 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: ( 27’)
- Hướng dẫn quan sát - nhận xét.
+ Chữ C Ch cao mấy li?
+ Chữ C gồm mấy nét?
- GV hướng dẫn cách viết.
- Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát - nhận xét.
+ Chiều cao các chữ con như thế nào?
- Lưu ý : khoảng cách giữa các chữ bằng con chữ o.
- Hướng dẫn viết vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV nhận xét.
D. Củng cố - Dặn dò: (3’) 
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo chữ C
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa D D
- 2 HS lên bảng lớp viết. HS viết bảng con.
 C Ch 
- Cao 5 li
- Gồm 1 nét. 
 Chu Văn An 
 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. 
- HS quan sát.
- Chữ cao 2,5 li : C kh g 
- Chữ cao 4 li: d
- Các chữ còn lại cao 1 li. 
- HS nêu lại cấu tạo. 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 3 / 10 /2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 5 / 10 / 2016
Tập đọc
Tiết 15: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát toàn bài.Chú ý các từ ngữ: dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt....
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm (đặc biệt nghỉ hơi đúng ở đoạn chấm câu sai).
- Đọc đúng các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm).
- Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm).
- Hiểu nội dung bài: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và dấu câu nói chung (được thể hiện dưới hình thức khôi hài): Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười. 
- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp ( là yêu cầu chính).
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm.
3.Thái độ:
- Cùng bạn bè giúp đỡ nhau cách ghi dấu câu cho đúng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3')
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Người lính dũng cảm” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc trong SGK.
+ Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua hàng rào?
+ Trong truyện ai là người dũng cảm?vì sao?
- GV nhận xét
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Nội dung: 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc. (13’) 
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả và nêu giọng đọc toàn bài: Giọng người dẫn: hóm hỉnh, giọng bác chữ A: to, dõng dạc, Giọng dấu chấm hỏi: rõ ràng, rành mạch.
Đọc từng câu. 
- Lần 1: Cho HS đọc nối câu.
 GV sửa phát âm ( nếu sai) 
- Lần 2: Cho HS đọc nối câu.
 GV ghi bảng những từ HS đọc sai: dõng dạc, giày da, rộ lên, lấm tấm. 
- Lần 3: Cho HS đọc nối câu.
 GV theo dõi sửa phát âm. 
Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia bài thành 4 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu . Đi đôi giày da trên lấm tấm mồ hôi.
Đoạn 2: Có tiếng xì xào  trên trán lấm tấm mồ hôi.
Đoạn 3: Tiếng cười rộ lên  Ẩu thế nhỉ. 
Đoạn 4: còn lại. 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn. 
- Lần 1: Cho HS đọc - hướng dẫn ngắt, nghỉ câu dài. 
- Treo bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu câu trên bảng.
- Nhận xét cách ngắt, nghỉ ở câu văn dài.
- Cho HS luyện đọc lại câu dài. 
- Lần 2: Hướng dẫn giải nghĩa từ. 
+ Nói to, nói đâu ra đấy gọi là nói như thế nào? 
+ Em hiểu trên trán lấm tấm mồ hôi là như thế nào? 
+ Nói nhỏ và nói không rõ gọi là nói như thế nào? 
- Lần 3: Cho HS đọc nối đoạn.
Luyện đọc trong nhóm:( 4 nhóm)
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Đọc cả bài:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (8')
- Cho HS đọc thầm cả bài để trả lời các câu hỏi.
+ Các Chữ Cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ Đoạn 1 các bạn nêu ra nội dung gì? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2; 3; 4
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 
- Cho HS các nhóm đọc thầm bài văn, trao đổi tìm những câu trả lời đúng diễn biến của cuộc họp theo các ý a, b, c, d. 
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận bài làm đúng. 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì?
GV chốt: Qua bài văn các em thấy được tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và dấu câu nói chung. Hiểu được cách tổ chức một cuộc họp là thế nào.
4. Luyện đọc lại. (7')
- GV đọc mẫu lần 2. Nêu giọng đọc toàn bài: Giọng người dẫn: hóm hỉnh, giọng bác chữ A: to, dõng dạc, Giọng dấu chấm hỏi: rõ ràng, rành mạch.
- GV đưa đoan 1.
- Đọc cho HS phát hiện từ nhấn giọng. 
- Cho HS luyện đọc. 
- GV gọi nhóm HS, mỗi nhóm 4 em tự phân vai (người dẫn chuyện, bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm). Đọc lại truyện. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
D. Củng cố - Dặn dò: (2')
+ Khi nào thì ghi dấu chấm?
+ Muốn ghi dấu câu đúng phải làm gì?
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Bài tập làm văn
- 2 HS đọc tiếp nối bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- Vì chú sợ làm hỏng hàng rào của vườn trường.
- Chú lính nhỏ dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS chú ý theo dõi bài. 
- Lần 1: HS đọc nối câu. 
- Lần 2: HS đọc nối câu và sửa phát âm đúng. 
- Lần 3: HS đọc nối câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. 
- Lần 1 kết hợp ngắt nghỉ câu dài.
Thưa các bạn!// Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn/ em viết thế này://
- 4 - 5 HS đọc lại câu dài. 
- Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Nói dõng dạc.
- Ra nhiều mồ hôi.
- Nói xì xào. 
- Lần 3: kết hợp nhận xét
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trong SGK trả lời câu hỏi.
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng . Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc. 
1. Mục đích cuộc họp.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2,3,4.
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu .
2. Nguyên nhân và cách giải quyết.
- 1HS đọc câu hỏi 3.
- HS các nhóm đọc thầm.
- HS trong nhóm thảo luận ghi vào phiếu những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cụôc họp.
- HS các nhóm thi báo cáo kết quả bài làm.
- HS phát biểu.
- Cần phải đặt đúng dấu câu. Nếu đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu văn đoạn văn rất buồn cười.
- Các từ nhấn giọng: Giúp đỡ em, hoàn toàn không biết dấu chấm cau, bước vào đầu chú, đội, dưới chân. 
- 4 - 5 HS đọc lại. 
- 4 HS thi đọc hay theo vai lần lượt từng nhóm.
- HS bình chọn nhóm nào đọc hay nhất.
- Hết câu ghi dấu chấm.
- Phải đọc kỹ từng câu.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Toán
Tiết 23: BẢNG CHIA 6
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6.
- Thực hành chia cho 6 (chia trong bảng).
2. Kĩ năng:
- Áp dụng bảng chia 6 để giải bài toán có liên quan.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc bảng nhân 6.
+ Nhận xét cách tính? 
- Nhận xét 
C. Bài mới: 
1. Lập bảng chia 6. (10’)
- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa.
+ 6 lấy 1 lần bằng mấy?
+ Nêu phép tính. 
+ Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
+ Ta có phép tính nào?
- Nhắc lại phép tính.
- Cho học sinh lấy 2 tấm bìa.
+ 6 lấy 2 lần bằng mấy?
+ Nêu phép tính tương ứng? 
+ Lấy 12 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Nhắc lại phép tính.
- Hướng dẫn học sinh tương tự với 
6 3.
- Cho học sinh nhận xét: Từ phép nhân 6 lập được phép chia 6.
 Hướng dẫn HS lập bảng chia 6: 
- Dựa vào bảng nhân 6 và đồ dùng trực quan, hãy lập bảng chia 6?
+ Nhận xét gì về các phép tính trong bảng chia 6? 
2. HD học thuộc bảng chia 6.
- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 6.
- Giáo viên thực hiện xoá dần kết quả.
3. Thực hành:
Bài 1: (4’) 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét. 
+ Trong bài tập 1 phép tính nào không không có trong bảng chia 6? 
Bài 2: (5’) 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả - nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về các phép tính trong từng cột của bài tập 2?
- Giáo viên: Bài củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 3: (4’)
- Gọi học sinh đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên ghi nhanh tóm tắt. Học sinh nhìn và nêu lại bài toán.
+ Muốn biết mỗi đoạn dài bao nhiêu ta làm như thế nào? 
- Cho HS làm bài. 
- Gọi HS đọc kết quả. 
+ Thực hiện phép tính 48 : 6 để tìm gì? 
Bài 4: (4’) 
- Gọi học sinh đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cắt được mấy đoạn dây ta làm như thế nào?
- Gọi HS đọc kết quả - nhận xét
+ Thực hiện phép tính 48 : 6 để tìm gì? 
+ Hãy so sánh hai bài tập 3; 4?
D. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- Gọi một vài HS đọc thuộc lòng bảng chia 6.
- Nêu phép tính bất kì bảng chia 6.
- Nhận xét giừo học. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tính: 
 a, 6 6 + 5 = 36 + 5 
 = 41 
b, 6 8 - 19 = 48 - 19 
 = 29
- 6 được lấy 1 lần. 
6 1 = 6
- Ta chia được 1 nhóm.
6 : 6 = 1
- 2 học sinh đọc.
- 6 được lấy 2 lần.
6 2 = 12
12 : 6 = 2
- 2 học sinh đọc.
6 3 = 18
18 : 6 = 3
6 : 6 = 1 36 : 6 = 6
 12 : 6 = 2 42 : 6 = 7
 18 : 6 = 3 48 : 6 = 8
 24 : 6 = 4 54 : 6 = 9
 30 : 6 = 5 60 : 6 = 10
- Học sinh đọc cá nhân, cả bảng chia.
- Học sinh điền bổ sung kết quả hoàn thiện bảng chia.
- Đều có số chia là 6, các thương lần lượt là các số tự nhiên từ 1 đến 10
- HS nhẩm đọc thuộc bảng chia 6
1.Tính nhẩm. 
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh tự làm vào vở ôly.
- Học sinh nêu miệng kết quả.
42 : 6 = 7 24 : 6 = 4 
54 : 6 = 9 30 : 5 = 6	
12 : 6 = 2 30 : 3= 10	
- HS nêu: 30 : 5 và 30 : 3 
2. Tính nhẩm. 
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh tự làm vào vở ôly,1 học sinh làm bảng lớp.
6 4 = 24 6 2 = 12 
24 : 6 = 4 12 : 2 = 6 
24 : 4 = 6 12 : 6 = 2 
- Từ 1 phép nhân lập được 2 phép chia tương ứng.
- 2 học sinh đọc.
Tóm tắt:
 6 đoạn : 48 cm
 Mỗi đoạn :  cm?
- HS nêu lại bài toán. 
- Ta lấy số độ dài của 6 đoạn chia đều cho 6 đoạn.
- Lớp làm bài vào vở ôly. 1 học sinh lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Độ dài của mỗi đoạn dây đồng là:
48 : 6 = 8 ( cm )
 Đáp số: 8cm
- Để tìm độ dài 1 đoạn thẳng. 
- 2 học sinh đọc.
 Tóm tắt:
6 cm : mỗi đoạn
 48 cm : ... đoạn?
- Lấy số đo độ dài chia cho độ dài 1 đoạn thẳng. 
- Học sinh làm bài vào vở ôly.
 Bài giải:
Số đoạn dây đồng là:
48 : 6 = 8 ( đoạn )
 Đáp số : 8 đoạn dây
- Tìm số đoạn dây đồng. 
- Phép tính giống nhau.
- Khác nhau: Bài 3 tìm độ dài mỗi đoạn dây, bài 4 tìm số đoạn dây.
- 3 học sinh đọc lại bảng chia 6.
- HS nêu kết quả. 
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
Tự nhiên và xã hội
Bài 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể được một số bệnh về tim mạch.
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng phòng bệnh tim mạch.
3. Thái độ:
- Có ý thức phòng bệnh thấp tim.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tinvề bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
- Kĩ năng làm chủ bản thântrong việc đề phòng bệnh tim.
III. ĐỒ DÙNG:
Các hình trong Sgk trang 20 + 21.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A.Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn?
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Nội dung: 
a. Hoạt động 1: Động não(9’)
Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch.
Cách tiến hành: 
+ Kể tên một bệnh tim mạch mà các em biết?
=> GV kết luận: Trong bài này chỉ nói đến bệnh tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
b. Hoạt động 2: Đóng vai (9’)
Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Ở lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là gì?
Bước 3: Làm việc cả lớp
Kết luận: Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà lứa tuổi HS thường mắc.
- Bệnh để lại di chứng nặng nề cho van tim cuối cùng gây suy tim.
- Nguyên nhân là do viêm họng, viêm a mi đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (9’)
Mục tiêu: Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim. Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
+ Nêu nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
 Kết luận: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vs tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày để phòng bị các bệnh viêm họng, viêm amidan kéo dài hoặc viêm khớp cấp súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để phòng bệnh tim mạch.
D. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Em thường làm gì để phòng bệnh tim mạch?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
- 2 HS trả lời.
- Tập thể dục, đi bộcó lợi cho tim mạch. 
- Tuy nhiên vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Lớp nhận xét.
- 4, 5 HS mỗi em kể tên một bệnh: bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,  
- HS quan sát các hình 1,2,3 (SGK-20) và trả lời câu hỏi của từng nhân vật, kết hợp làm bài tập 2(VBT- 13).
- Thảo luận nhóm các câu hỏi GV nêu.
- Tập đóng vai HS và vai bác sĩ để trả lời.
- Ở lứa tuổi HS thường mắc bệnh thấp tim.
-  để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
- do bị viêm họng, amidan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt đểm.
- Các nhóm đóng vai, mỗi nhóm 1 cảnh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng cặp 2 HS.
- HS quan sát hình 4, 5, 6 SGk thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- H4: Một bạn đang súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để đề phòng viêm họng.
- H5: Thể hiện nội dung giữ ấm cổ, ấm ngực, tay và chân đề phòng cảm lạnh, viêm khớp cấp tính.
- H6: Thể hiện nội dung ăn uống đầy đủ để cơ thẻ khoẻ mạnh, có sức đề kháng, phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh thấp tim nói riêng.
- HS đọc phần “Bạn cần biết” (SGK-21).
- Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vs tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 3 / 10 /2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 6 / 10 / 2016
Luyện từ và câu
Tiết 5: SO SÁNH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nắm được một kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém.(BT1)
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ. (BT2)
2. Kỹ năng:
- Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. (BT 3,4)
3.Thái độ:
- Có ý thức viết câu có hình ảnh so sánh để câu hay hơn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:	- Bảng lớp viết 3 bài thơ ở bài tập1 (SGK TR 43)
- Bảng phụ viết khổ thơ ở bài tập 3 trang 43
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS lên bảng làm. 
+ Hai sự vật nào được so sánh với nhau?
+ Từ nào chỉ sự so sánh?
- Giáo viên nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Nội dung: 
Bài 1: (6’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài 2
- Nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài.
Bài 2: (8’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3.
+ Bài tập 3 yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài.
- Giáo viên chốt lời giải đúng.
+ Cách so sánh ở bài tập có gì khác với cách so sánh ở bài tập 1?
Bài 3: (7’)
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập?
+ Theo em các hình ảnh so sánh trong bài 3 là kiểu so sánh gì?
- Giáo viên: Các từ thay thế dấu gạch ngang phải là các từ so sánh ngang bằng.
- Giáo viên nhắc học sinh: có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay thế cho gạch nối.
 - Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài.
 - Giáo viên chốt lời giải đúng.
Bài 4: (6’)
- HS đọc yêu cầu. 
- Cho HS làm bài. 
D. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Có những kiểu so sánh nào? 
+ Nêu một câu có hình ảnh so sánh?
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy. 
- Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau:
 Cánh diều no gió
 Tiếng nó chơi vơi
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời.
- 2 sự vật là: diều - cau
- Từ chỉ sự so sánh là từ: là
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài 
- 3 HS lên bảng làm bài.
a) Cháu - ông: So sánh hơn kém.
 Ông - buổi trời chiều: so sánh ngang bằng.
b) Trăng - đèn: so sánh hơn kém.
c) Những ngôi sao - mẹ đã thức vì con: so sánh hơn kém.
Mẹ - ngọn gió: so sánh ngang bằng.
2. Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên.
- 2 học sinh đọc và xác định yêu cầu.
- Học sinh tìm những từ so sánh trong các khổ thơ.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
Câu a: hơn - là - là.
Câu b: hơn 
Câu c: chẳng bằng - là. 
- Ở bài tập không có từ so sánh, chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang.
3.Tìm những sự vật được so sánh với nhau t

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_5_vu_thi_huong.doc