Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Vũ Thị Hường
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 11 + 12: NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuỵên với giọng các nhân vật (bà mẹ, Thần Đêm Tối , bụi gai, hồ nước , Thần Chết ).
- Hiểu từ ngữ trong truyện (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã).
- Hiểu nội dung chuyện: Người mẹ rất yêu con.vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
2. Kỹ năng:
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện cho theo vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
- Bíc ®Çu biÕt cïng c¸c b¹n dùng l¹i tõng ®o¹n c©u chuyÖn theo c¸ch ph©n vai.
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
3. Th¸i ®é:
- Biết tấm lòng của mẹ đối với con cái .Yªu th¬ng mÑ m×nh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Vũ Thị Hường
g. - Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông cũng là người đầu tiên dẫn bạn nhỏ tới trường. - HS lắng nghe - HS nêu cách đọc nhấn giọng. - HS đọc diễn cảm đoạn. - Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm các em tự đọc theo đoạn. - Các nhóm thi đọc. - HS nhận xét. Lớp bình chọn nhóm và cá nhân đọc tốt. - Tình cảm ông cháu rất sâu nặng: ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Toán Tiết 18: BẢNG NHÂN 6 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS bước đầu học thuộc bảng nhân 6. - Vận dụng trong giải toán có phép nhân. 2. Kỹ năng: - Làm đúng các phép nhân với 6. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh say mê môn toán. II. CHUẨN BỊ: - GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò B. Kiểm tra bài cũ: (2’) - GV nhận xét bài kiểm tra tiết trước. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài(1’) 2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 6: (14’) - GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 6 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu: Mỗi tấm bìa đều có 6 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 6 (chấm tròn) được lấy 1 lần, ta viết: 6 × 1 = 6 (đọc là: Sáu nhân một bằng sáu) - Viết 6 × 1 = 6 vào chỗ định sẵn trên bảng để sau sẽ viết tiếp c¸c phÐp tÝnh cßn l¹i + Xác định thành phần của phép tính trên? ( Yêu cầu HS chỉ) - GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn lên bảng rồi hỏi: + Có hai tấm bìa, mỗi tấm có sáu chấm tròn, vậy sáu chấm tròn được lấy mấy lần? + Hãy lập phép tính nhân tương ứng với 6 được lấy hai lần? + Tại sao lại lấy 6 × 2 ? + Để biết được kết quả em hãy chuyển thành phép cộng? + Vậy 6 × 2 = ? GV viết tiếp 6 × 2 = 12 ngay dưới 6 × 1 = 6 - Cho HS đọc: 6 × 1 = 6; 6 × 2 = 12 - GV gắn 3 tấm bìa, mỗi tấm 6 chấm tròn GV: Cô có 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn + Sáu chấm tròn được lấy mấy lần? Viết phép tính tương ứng? + Vì sao lại lấy 6 × 3? + Để biết được kết quả em hãy chuyển thành phép cộng? + Vậy 6 × 3 = ? GV ghi 6 × 3 = 18 + Em có nhận xét gì về 3 phép tính vừa lập trên bảng? + Dựa vào những nhận xét vừa rồi, em hãy sử dụng đồ dùng lập tiếp các phép tính còn lại trong bảng nhân 6? - Yêu cầu HS tự thao tác trên đồ dùng - Gọi HS nêu các phép tính - GV ghi - Sau khi HS lập xong bảng nhân 6, gọi 1 HS đọc lại GV chỉ bảng nhân: + Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất trong bảng nhân 6? + Nhận xét về thừa số thứ hai? + Nhận xét về tích của các phép tính? GV: Em hãy dựa vào các nhận xét vừa rồi để học thuộc bảng nhân. GV xóa dần kết quả, yêu cầu HS đọc thuộc 3. Thực hành: Bài 1: (4’) - HS đọc yêu cầu. + Thế nào là tính nhẩm? - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng + Em đã vận dụng vào bảng nhân nào để làm bài tập 1? Bài 2: (5’) + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tự làm bài GV nhận xét, chốt kết quả đúng. + Ba mươi lít là số lít dầu của mấy can? + Nêu các bước giải bài toán có lời văn? Bài 3: (5’) + Số đầu tiên trong dãy số là số nào? + Tiếp sau số 6 là số nào? + 6 cộng thêm mấy thì bằng 12? + Tiếp theo số 12 là số nào? + 12 cộng thêm mấy thì bằng 18? + Trong dãy số này hai số liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Yêu cầu HS làm bài + Vậy em hãy nhận xét về các số trong dãy số này? → Dãy số này cũng chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 6. D. Củng cố - Dặn dò (3’) - Gọi HS đọc bảng nhân. + Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất, thứ hai trong bảng nhân? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập - HS lấy đồ dùng theo GV 6 × 1 = 6 - HS đọc lại phép tính. - Thừa số: 6, 1 Tích: 6 - HS lấy đồ dùng theo GV - Sáu chấm tròn được lấy hai lần 6 × 2 = - Vì 6 chấm tròn được lấy 2 lần - HS chuyển và nêu kết quả 6 + 6 = 12 6 × 2 = 12 - HS lấy đồ dùng theo GV - 6 chấm tròn được lấy 3 lần. Ta có: 6 × 3 - Vì 6 chấm tròn được lấy 3 lần - HS chuyển và nêu kết quả 6 + 6 + 6 = 18 6 × 3 = 18 HS đọc cả ba phép tính vừa lập - Thừa số thứ nhất đều bằng 6, thừa số thứ hai tăng thêm 1 lần, tích là các số đếm thêm sáu bắt đầu từ 6 đến 18 - HS lập tiếp các phép tính còn lại 6 × 1 = 6 6 × 6 = 36 6 × 2 = 12 6 × 7 = 42 6 × 3 = 18 6 × 8 = 48 6 × 4 = 24 6 × 9 = 54 6 × 5 = 30 6 × 10 = 60 1 HS đọc bảng nhân 6 - Thừa số thứ nhất đều bằng 6 - Thừa số thứ hai tăng thêm 1 từ 1 đến 10 - Tích là các số đếm thêm sáu bắt đầu từ 6 đến 60 - HS đọc và học thuộc bảng nhân. 1. Tính nhẩm - 1 HS đọc bài - xác đinh yêu cầu. - Là tính không cần đặt tính HS tự làm bài và đọc bài làm 6 × 4 = 24 6 × 6 = 36 6 × 8 = 48 6 × 1 = 6 6 × 3 = 18 6 × 5 = 30 6 × 9 = 54 6 × 2 = 12 6 × 7 = 42 - HS đọc bài làm - nhận xét - Em vận dụng bảng nhân 6 để làm bài 2. Bài toán - 1 HS đọc bài toán - Bài toán cho biết mỗi thùng có 6l, có 5 thùng như vậy - Bài toán hỏi có tất cả bao nhiêu lít dầu - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. Bài giải Năm thùng có tất cả số lít là: 6 × 5 = 30 (l) Đáp số: 30l - Nhận xét 3. Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - Số đầu tiên trong dãy số là số 6 - Tiếp sau số 6 là số 12 - 6 cộng thêm 6 thì bằng 12 - Tiếp theo số 12 là số 18 12 cộng thêm 6 thì bằng 18 - Trong dãy số này hai số liền kề nhau hơn kém nhau 6 đơn vị HS làm bài 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra. - Đây là dãy số đếm thêm 6. - 2 HS đọc - Thừa số thứ nhất đều là 6,thừa số thứ hai là dãy số tự nhiên từ 1-> 10 Rút kinh nghiệm: Tự nhiên - xã hội Bài 7: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập. - Chỉ đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng chỉ sơ đồ đường đi của máu. 3. Thái độ: - Có hứng thú với môn học. II. CHUẨN BỊ: - Tranh: Hoạt động tuần hoàn. - Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn + các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Ổn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò B. Kiểm tra bài cũ: (3’) + Nêu thành phần của máu? + Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn? - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hoạt động 1: Thực hành.(10’) a. Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS: + Áp tai vào ngực bạn để nghe nhịp tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút? + Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc của bạn đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút? Bước 2: Làm việc theo cặp. - GV theo dõi nhắc nhở HS yếu. Bước 3: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: + Em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn? + Khi đặt đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì? Kết luận: - Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ bị chết. 3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.(8’) a. Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ hình 3(SGK). - Nêu chức năng của từng loại mạch máu? + Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ - vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? + Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn - vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp: - Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ. - Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn - vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì? Kết luận: Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn. 4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “Ghép chữ vào hình”(10’) a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn. b. Cách tiến hành: Bước 1: - Giáo viên phổ biến nội dung trò chơi: Mỗi nhóm 1bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ 2vòng tuần hoàn(sơ đồ câm) và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn. Nhóm nào làm đúng và nhanh là thắng cuộc. Bước 2: Trình bày sản phẩm - Nhận xét, đánh giá, bình chọn. D. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Nêu chức năng của vòng tuần hoàn lớn? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh tuần hoàn. - Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương và huyết cầu. - Tim và các mạch máu. - HS thực hành. - Một số cặp lên làm mẫu. - Cả lớp cùng làm theo từng cặp và làm bài 1(VBT-10). - Một số nhóm trình bày kết quả nghe và đếm nhịp tim mạch. - Tiếng đập của tim( nhịp tim). - Tiếng đập của nhịp mạch. - HS làm bài tập 2,3 (VBT- 10) - HS quan sát hình 3 (trang 17- SGK) và thảo luận. - Đại diện từng nhóm lên trình bày mỗi nhóm 1 câu. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh chơi, thi đua ghép chữ vào hình. - Dán sản phẩm lên bảng. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 26/9/2016 Ngày giảng: Thứ năm ngày 29/ 9/ 2016 Luyện từ và câu Tiết 4: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mở rộng vốn từ về gia đình. - Tiếp tục ôn kiểu câu ai (cái gì, con gì) là gì? 2. Kĩ năng: - HS tìm được các từ chỉ gia đình. - Rèn kỹ năng viết câu đúng 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm yêu thương những người trong gia đình. - Giáo dục HS sử dụng hiệu quả, làm văn hay. II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò B. Kiểm tra bài cũ: (4’) + Nêu các từ dúng để sự so sánh? (Như, là, tựa, bằng ...) - Gọi HS đọc bài tập 3 đã điền dấu câu. - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của học sinh - GV nhận xét C. Bµi míi: 1.Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: (9’) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. + Em hiểu thế nào là từ chỉ gộp? - Gọi HS tìm từ mẫu. + Em hiểu thế nào là ông bà? + Em hiểu thế nào là chú cháu? GV: Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình đều chỉ từ hai người trong gia đình trở lên. - Chia lớp làm 4 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận ghi các từ ngữ đó ra tờ giấy to. GV cùng học sinh kiểm tra từ của từng đội, mỗi đội cử 1 đại diện đọc từng từ của đội mình, sau mỗi từ cả lớp nhận xét đúng - sai. Tuyên dương đội thắng cuộc yêu cầu cả lớp đọc các từ vừa tìm được. Bài tập 2: (10’) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. + Con hiền cháu thảo nghĩ là gì? + Vậy ta xếp câu này vào cột nào? GV: Vậy để xếp đúng các câu thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết ta phải suy nghĩ để tìm nội dung, ý nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ, sau đó xếp chúng vào đúng cột trong bảng. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài vào phiếu. - GV gọi học sinh đọc bài làm - GV chữa bài. Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - GV chốt kết quả đúng. →Đây là những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm gia đình. Bài tập 3: (8’) - Gọi học sinh đọc đề bài. - Gọi HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? nói về Tuấn trong chuyện Chiếc áo len. - Yêu cầu học sinh làm bài. b. Nói về bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ. c. Nói về bà mẹ trong truyện Người mẹ. d. Nói về chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. GV chữa bài nhận xét + Nêu dấu hiệu nhận biết câu theo mẫu Ai là gì? + Câu theo mẫu Ai là gì nói về nội dung gì? D. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Tìm một số từ chỉ người trong gia đình? + Con cháu cần có thái độ như thế nào đối với ông bà cha mẹ? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: So sánh. - Như, là, tựa, bằng ... 1. Tìm những từ chỉ gộp những người trong gia đình. - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - Từ chỉ gộp là chỉ 2 người trong gia đình VD: ông bà, bố mẹ,..... - Ông bà là chỉ cả ông và bà. - Chú cháu là chỉ cả chú và cháu. - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm lên dán kết qủa VD: Ông bà; bố mẹ; thầy u; mẹ con; chú thím; cô chú; dì cháu; cậu mợ; chú thím; cô cháu; bố con; cha con ... 2. Ghi các câu thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp. - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Xếp vào cột 2, con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - HS thảo luận về nghĩa của từng câu sau đó làm bài. Cha mẹ đối với con cái a. Con có cha như nhà có nóc. d. Con có mẹ như măng ấp bẹ. Con cháu đối với ông bà, cha mẹ a. Con hiền cháu thảo. b. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. Anh chị em đối với nhau e. Chị ngã em nâng. g. Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - HS đọc bài - Kiểm tra bài của bạn, nhận xét 3. Dựa theo nội dung các tập đọc ở tuần 3, 4 hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì? - HS đặt câu, cả lớp theo dõi và nhận xét xem câu đó đã đúng mẫu chưa, đúng với nội dung chuyện không? - 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở bài tập Đáp án: a. Tuấn là anh trai của Lan. Tuấn là người anh trai rất thương em. Tuấn là đứa con hiếu thảo. b. Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà. Bạn nhỏ là người rất yêu bà. Bạn nhỏ là người rất quan tâm đến bà. c. Bà mẹ là người rất yêu thương con. Bà mẹ là người rất dũng cảm. Bà mẹ là người có thể hi sinh tất cả vì con. d. Sẻ non là người bạn tốt. Sẻ non là người bạn của bé Thơ và cây hoa bằng lăng. Sẻ non là người bạn dũng cảm. - Dấu hiệu nhận biết câu theo mẫu Ai là gì? trong câu có tiếng là. - Câu theo mẫu Ai là gì là câu giới thiệu. - Ông bà,bố mẹ,chú dì,... - Kính trọng,yêu thương,...ông bà,cha mẹ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Toán Tiết 19: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6. 2. Kĩ năng: - Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức và giải toán. - Rèn kĩ thực hiện đúng các phép tính. 3. Thái độ: - Giúp HS cẩn thận, sáng tạo,hứng thú học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1; 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Ổn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò B. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2; 3 em lên đọc thuộc bảng nhân 6. - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Thực hành: Bài 1: (7’) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. - Nhận xét. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng + Nhìn vào các phép tính trong từng cột ở phần b, em có nhận xét gì? →Bài tập 1 củng cố bảng nhân 6. Bài 2: (5’) Gọi HS đọc yêu cầu + Mỗi dãy số gồm mấy dấu phép tính? + Khi thực hiện dãy tính có hai dấu tính khác nhau em làm thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm, nhận xét →Bài tập củng cố kĩ năng thực hiện tính có nhiều dấu tính. Bài 3: (6’) + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết 4 học sinh mua bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ - Gọi HS đọc kết quả bài. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng + Thực hiện phép tính 6 × 4 = 24 để tìm gì? Bài 4: (5’) - Gọi HS đọc bài. + Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số này? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc bài, nhận xét Bài 5: (5’) - Gọi HS đọc yêu cầu - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. “ Ai nhanh ai đúng” - Chia lớp làm hai đội, mỗi đội 4 HS. - GV nêu cách chơi và phổ biến luật chơi. →Bài tập rèn kĩ năng ghép hình theo mẫu đã cho. D. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ) - HS đọc 1. Tính nhẩm - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - 3 HS lên bảng, lớp làm vở. a. 6 × 5 = 30 6 × 7 = 42 6 × 9 = 54 6 ×10 =60 6 × 8 = 48 6 × 6 = 36 6 × 2 = 12 6 × 3 = 18 6 × 4 = 24 - HS đọc bài, nhận xét, chữa bài b. 6 × 2 = 12 2 × 6 = 12 3 × 6 = 18 6 × 3 = 18 6 × 5 = 30 5 × 6 = 30 - Trong phép nhân khi đổi chỗ hai thừa số cho nhau thì tích không thay đổi. 2. Tính - HS đọc yêu cầu - xác định yêu cầu - Mỗi dãy số gồm có hai dấu tính. - Khi thực hiện dãy tính có hai dấu tính khác nhau ta thực hiện nhân chí trước, cộng trừ sau. - HS làm bài vào vở 6 × 9 + 6 = 54 + 6 = 60 6 × 5 + 29 = 30 + 29 = 59 - HS nhận xét, chữa bài 3. Bài toán - HS đọc bài toán - Bài toán cho biết mỗi học sinh mua 6 quyển vở. - Bài toán hỏi: 4 học sinh mua bao nhiêu quyển vở. - Ta lấy số vở của 1 học sinh nhân với số học sinh mua. Tóm tắt 1 HS : 6 quyển vở 4 HS :quyển vở? - HS làm bài Bài giải Bốn học sinh mua số vở là: 6 × 4 = 24 (quyển) Đáp số: 24 quyển - HS đọc và nhận xét bài làm - Để tìm số vở 4 học sinh mua. 4. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm. - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - Dãy a là dãy số đếm thêm 6 đơn vị được số đứng sau. - Dãy b là dãy số đếm thêm 3 đơn vị được số đứng sau - HS làm bài. a. 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48 b. 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36 5. Xếp 4 hình tam giác thành hình bên. - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - HS tham gia chơi trò chơi. - HS nhận xét, chữa bài - Kết quả của phép nhân là số bị chia trong phép chia,.... Rút kinh nghiệm sau giờ học: ..................................................................................................................................... Chính tả Tiết 8: ÔNG NGOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn “ trong cái vắng lặngsau này” trong bài: Ông ngoại. - HS biết phân biệt chính tả d/r/gi; ân/ âng; 2. Kĩ năng: - Vận dụng viết đúng, trình bày đẹp bài chính tả 3. Thái độ: - Ham thích học Tiếng Việt, rèn chữ viết đẹp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ ghi bài tập 2,3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò B. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV đọc: giành lại, ngạc nhiên - Nhận xét C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn viết chính tả. (8’) a. Ghi nhớ nội dung bài viết - Giáo viên đọc đoạn văn và gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn. + Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên? + Trong đoạn văn có hình ảnh nào đẹp nhất mà em thích? b. Hướng dẫn cách trình bày + Đoạn văn có mấy câu? + Chữ đầu câu phải viết như thế nào? + Để trình bày bài này cho đẹp ta nên lùi vào mấy ô? c. Hướng dẫn viết từ khó: - GV đọc: lang thang, căn lớp, loang lổ, trong trẻo - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) 3. Viết chính tả. (14’) - Cho HS nêu tư thế ngồi viết. - GV đọc chậm cho HS viết theo đúng yêu cầu bài - GV đọc cho HS soát lỗi. - GV thu bài nhận xét. 4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2a: (3’) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS tự làm bài và đọc bài làm. Bài 3: ( 3’) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh làm bài + Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà gọi là gì? + Dùng tay đưa vật lên gọi là gì? + Cùng nghĩa với chăm chỉ, chịu khó là gì? D. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Hôm nay các em được ôn lại âm gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Người lính dũng cảm. - 1 HS viết bảng con. - HS theo dõi, 1 HS đọc lại bài. - Bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên vì ông là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên. - Hình ảnh ông dắt cậu đi vào các lớp./ Hình ảnh ông nhấc bổng cậu trên tay cho cậu gõ vào chiếc trống trường./ Hình ảnh cậu bé ghi nhớ mãi tiếng trống. - Đoạn văn có 3 câu - Chữ đầu câu phải viết hoa. - Ta nên lùi vào 1 ô để viết. - 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. - HS nêu tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở. - HS viết bài. - HS soát bài. 2. Tìm 3 tiếng có vần oay. - Học sinh làm bài: Đáp án: xoay , xoáy khoáy ngoáy. - HS đọc các từ vừa tìm được. 3. Tìm từ - HS đọc bài - xác định yêu cầu. - Họ
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_4_vu_thi_huong.doc