Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lệ Thủy

Toán

TIẾT 16: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr. 18)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.

2. Kĩ năng:

- Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh các số hơn kém nhau một số đơn vị).

3. Thái độ:

 - Học sinh có ý thức tự giác trong học tập, có tinh thần ham học hỏi, yêu thích môn toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách ,vở, bảng con.

 

doc 35 trang linhnguyen 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lệ Thủy

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lệ Thủy
iếp các phép tính tương tự như trên 
- HS lần lượt nêu phép tính và kết quả các phép nhân còn lại trong bảng 
- GV chỉ vào bảng và nói : Đây là bảng nhân 6 . 
- Em có nhận xét gì về bảng nhân 6?
- Cho HS đọc đồng thanh.
- HS chú ý nghe 
- Thừa số thứ nhất đều là 6, thừa số thứ hai từ 1 đến 10, kết quả từ 6 thêm 6 đến 60.
- HS đồng thanh đọc bảng 
nhân 6 
- GV xoá dần bảng cho HS đọc 
- HS đọc thuộc lòng theo hình thức xoá dần 
- GV nhận xét.
- HS thi đọc học thuộc lòng bảng nhân 6 
HĐ3:
Thực hành
(19 phút)
 * Bài 1: yêu cầu HS tính nhẩm đúng kết quả các phép nhân trong bảng 6 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
GV yêu cầu HS làm bài 
HS tự làm bài vào SGK
- lớp đọc bài 
- Nhận xét 
 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 
 6 x 9 = 54 
 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 
 6 x 2 = 12 
- Gv nhận xét, sửa sai 
 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30
 6 x 7 = 42 
* Bài 2: yêu cầu HS giải được bài tập có lời văn. 
- HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải 
- HS phân tích bài toán, giải vào vở 
 Tóm tắt 
- HS đọc bài làm, lớp nhận xét 
 1 thùng : 6l 
 Giải 
 5 thùng : ...l ? 
 Năm thùng có số lít dầu là: 
 6 x 5 = 30 ( lít ) 
 Đáp số: 30 lít dầu 
- GV chữa bài nhận xét.
 * Bài 3 : Củng cố ý nghĩa của phép nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu cách làm, làm vào SGK 
- Em có nhận xét gì các số trong bảng ?
- HS lên bảng làm, lớp nhận xét 
 24, 30, 36, 42, 48, 54 
4. Củng cố: (2 phút)
- Tổ chức học thuộc bảng nhân 6 bằng hình thức chơi trò chơi.
5. Dặn dò : (1 phút)
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập đọc
TIẾT 8: ÔNG NGOẠI
 I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: 
- Biết đọc đúng các kiểu câu. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
 2. Kĩ năng: 
- Hiểu nội dung: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông, người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.
3. Thái độ: 
- HS biết yêu quý những người trong gia đình.
 II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh minh họa bài SGK.SGK, giáo án.
- Bảng phụ viết đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc. 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (2 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài Người mẹ.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
( 1 phút)
- Giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
HĐ 2:
Luyện đọc
(10 phút)
- Đọc mẫu toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng)
- GV giới thiệu tranh minh họa.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu. 
+ Gọi HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp và uốn nắn những em đọc sai. 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài.
- Lớp theo dõi lắng nghe GV đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn.
- Lớp quan sát và khai thác tranh minh họa.
- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp, 
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải từ 
loang lổ, (HS đặt câu: Chiếc áo của bạn Nam loang lổ những vết mực) .
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
(10 phút)
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? 
- Gọi 2 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ?
- HS đọc thành tiếng đoạn 3.
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường ?
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng đoạn cuối:
+ Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ?
- Em nghĩ gì về tình cảm của hai ông cháu trong câu chuyện này ?
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Không khí mát dịu lặng lẽ những ngọn cây hè phố.
+ Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, đầu tiên.
- 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nêu theo ý của mình.
- 1 HS đọc đoạn còn lại. 
- Tự trả lời theo ý nghĩ của bản thân (Vì ông dạy cho bạn những chữ cái đầu tiên...).
- Tình cảm của hai ông cháu thật sâu nặng. Ông hết lòng yêu thương, chăm chút cho cháu, là người thầy đầu tiên của cháu. Cháu luôn nhớ và biết ơn ông.
HĐ 4:
Luyện đọc lại
(10 phút)
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn .
- Gọi 4 - 5 em thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- GV nhận xét đánh giá. 
- Lớp nghe GV đọc mẫu bài một lần. 
- Lắng nghe GV hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu.
- 4 HS thi đọc đoạn văn.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố: (3 phút)
- Gọi 2 - 4 HS nêu nội dung bài học. 
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Luyện từ và câu
TIẾT 4: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH – ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Mở rộng vốn từ về gia đình. Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
2. Kĩ năng: 
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? 
3. Thái độ: 
- HS yêu thích môn Tiếng Việt 
 II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung trong BT2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 1 và 2.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Theo dõi giới thiệu bài. 
HĐ 2: Luyện tập
(28 phút)
Bài 1: 
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng ND bài tập 1 và mẫu (ông bà, chú cháu), cả lớp theo dõi SGK.
- Gọi 1HS tìm thêm 1- 2 từ mới.
- Yêu cầu cầu trao đổi nhanh theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV ghi nhanh lên bảng. 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả đúng.
- Yêu cầu HS làm vào VBT theo lời giải đúng: ông cha, cha chú, chú bác, cha anh, ...
Bài 2: 
- Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
- Mời 1 HS lên bảng làm mẫu câu a.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV và HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT theo kết quả đúng.
Bài 3: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm nội dung bài 3.
- Gọi một em nêu lại yêu cầu.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS trình bày kết quả làm bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo kết quả đúng.
- GV nhận xét, chốt lại những câu đúng. 
- Hai em đọc thành tiếng nội dung của bài và mẫu trong SGK, cả lớp đọc thầm.
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm, viết ra nháp những từ ngữ tìm được.
- Nêu những từ ngữ vừa tìm được.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- 2 em đọc lại kết quả đúng.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Thực hành làm bài tập theo nhóm.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Cha mẹ đối với con cái: c, d.
+ Con cháu đối với ông bà cha mẹ: a, b.
+ Anh ch ị em đối với nhau: e, g.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp đọc thầm bài tập 3. 
- 1 em đọc yêu cầu đề bài. 
- Lên bảng thực hiện làm mẫu câu a.
- Lớp trao đổi theo cặp.
- 1 số em trình bày ý kiến,cả lớp theo dõi bổ sung.
a. Tuấn là người anh biết thương yêu em...
b. Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo...
c. Bà mẹ là người rất thương yêu con...
d. Sẻ non là người bạn dũng cảm, tốt bụng..
4. Củng cố: (3 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Ngày soạn: 27/9/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 19: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Lập được bảng nhân 6.Thuộc bảng nhân 6.
2. Kĩ năng: Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức : (2 phút) Kiểm tra sĩ số - Hát
2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)
 - 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
 Lớp làm bảng con: 6 3 =
 6 7 =
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:Giới thiệu bài.
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- Vài HS nhắc lại đầu bài.
HĐ2:
Luyện tập
(30 phút
* Bài 1: Củng cố cho HS ghi nhớ bảng nhân 6.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm nhẩm nối tiếp nêu kết quả. 
- HS làm nhẩm kết quả nối tiếp
6x5 = 30 6x10 = 60
6x7 = 42 6 x 8 = 48
- Em có nhận xét gì về các phép tính ở ý a?
- Hãy nhận xét các phép tính ở từng cột của ý b 
6 x2 = 12 3 x 6 = 18
- Là các phép tính trong bảng nhân 6.
- Đổi chỗ các thừa số cho nhau nhưng kết quả vẫn bằng nhau.
* Bài 2: Yêu cầu tính được giá trị của biểu thức.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng con.
- HS nêu cách làm - làm bảng con
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
a) 6 x 9 + 6 = 54 +6 
 = 60
- Khi thực hiện các biểu thức của BT2, em cần thực hiện ntn?
b) 6 x 5 + 29 = 30 + 29
 = 59.
- Thực hiện từ trái sang phải. Thực hiện phép nhân trước cộng trừ sau.
 * Bài 3: Yêu cầu vận dụng bảng nhân 6 giải được bài toán có lời văn .
- HS đọc bài tập. 
- GV gọi HS phân tích bài tập kết hợp GV ghi tóm tắt lên bảng.
- HS phân tích bài toán .
Tóm tắt: 1 học sinh: 6 quyển vở
 4 học sinh:  quyển vở?
- Cho 1 HS dựa vào tóm tắt đọc lại đề bài.
- Cho HS làm vào vở.
 - 1 HS đọc lại đề bài. 
 Bài giải
4 học sinh mua số quyển vở là:
 6 x 4 = 24 (quyển)
 Đáp số: 24 quyển vở
 * Bài 4: Yêu cầu HS viết đúng số thích hợp vào chỗ trống.
- HS yêu cầu bài tập.
- HS điền vào phiếu học tập
- Cho HS làm vào phiếu học tập
+ 30; 36; 42; 48 
- Gọi 2 HS lên bảng điền vào bảng phụ.
- Em có nhận xét gì các số trong ý a? 
Và ý b ?
+ 27; 30 ; 33; 36
- ý a: Hai số liền nhau hơn kém nhau 6 đơn vị.
- ý b: hai số liền nhau hơn kém nhau 3 đơn vị.
 * Bài 5: 
GV nhận xét HS ghép hình
- HS nêu yêu cầu bài tập.
 HS dùng hình tam giác xếp thành hình theo mẫu. 
1 HS lên bảng ghép hình.
- HS nhận xét.
4. Củng cố: (3 phút)
- Thi đọc thuộc bảng nhân 6.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập viết
TIẾT 4: ÔN CHỮ HOA C
 I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng), L, N ( 1 dòng); Viết đúng tên riêng Cửu Long ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng và đẹp.
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch.
 II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu chữ viết hoa C, L, T, S, N.Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở tập viết 3, tập 1.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ: Bố Hạ, Bầu.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài. 
- Theo dõi GV giới thiệu. 
HĐ 2: Hướng dẫn viết trên bảng con.
(12 phút)
- Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu tìm các chữ hoa C có trong bài.
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.
- Luyện viết từ ứng dụng: 
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng: Cửu Long 
- GV giới thiệu: Cửu Long là tên ...
- GV nhận xét.
- Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu 1 HS đọc câu "Công changuồn chảy ra "
+ Câu ca dao nói lên điều gì ? 
- Yêu cầu luyện viết những từ có chữ hoa (Công, Thái Sơn, Nghĩa)
- Nêu yêu cầu viết chữ C, L, N 1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết tên riêng Cửu Long 1 dòng cỡ nhỏ. 
- Viết câu ca dao 1 lần.
- Các chữ hoa có trong bài: C, L, T, S, N.
- HS theo dõi GV.
- Cả lớp tập viết chữ C và các chữ S, N trên bảng con.
- 2 HS đọc từ ứng dụng.
- Lắng nghe để hiểu thêm về Cửu Long 
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng.
- Câu ca dao nói lên công ơn của cha mẹ rất lớn lao.
- Lớp tập viết trên bảng con các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa.
HĐ 3: Hướng dẫn viết vào vở.
(18 phút)
- HS viết bài vào vở.
- Nhắc nhớ HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
C L N
Cửu Long
* Nhận xét vở: 
- Thu từ 5 - 7 bài HS.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV.
- HS nộp vở theo yêu vầu của GV.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố: (3 phút)
- Nhắc lại nội dung bài viết.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tin học
GV CHUYÊN DẠY
Chính tả (Nghe – viết)
TIẾT 8: ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nghe viết đúng bài chính tả, tình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Kĩ năng: 
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay. Làm đúng các bài tập (SGK)
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK. Bảng lớp viết nội dung bài tập 3b .
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 3 em lên bảng viết các từ: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn nghe viết.
(18 phút)
- GV đọc đoạn văn.
- Yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn. 
- Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn gồm có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Yêu cầu lớp lấy bảng con và viết các tiếng khó: căn lớp, loang lổ, gõ thử.... 
- Viết chính tả: GV đọc bài HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi. 
- Thu vở HS nhận xét.
- 2 HS đọc đoạn văn viết chính tả.
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
+ Đoạn văn có 3 câu.
+ Viết hoa các chữ đầu câu, đầu đoạn.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để GV nhận xét.
HĐ 3: Thực hành.
(10 phút)
Bài 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập (Tìm tiếng có vần oay) 
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Chia bảng lớp làm 3 cột, mời 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi em viết lên bảng 1 tiếng có vần oay rồi chuyển phấn cho bạn khác thời gian (1 phút).
- Yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở theo lời giải đúng: xoáy, ngoáy, loáy hoáy,...
Bài 3b: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm. 
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 3b lên bảng.
- Gọi HS thi đua làm bài trên bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Yêu cầu cả lớp viết vào VBT theo lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào VBT.
- Lớp chia thành 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức: Tìm tiếng có vần oay (3 tiếng)
+ Ví dụ: Xoay, khoáy, ngoáy...
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp chữa bài vào vở .
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 3b, lớp đọc thầm. 
- Từng cặp trao đổi ý kiến.
- 2 HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét.
- Cả lớp viết vào VBT: sân – nâng; chuyên cần – cần cù 
4. Củng cố: (3 phút)
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết so sánh mức độ của tim làm việc khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi,thư giãn,
 2. Kĩ năng:
- Nêu các việc nên làm và không làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. 
 3. Thái độ:
 - Học sinh yêu thích môn học có ý thức biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ. Các hình trang 14 và 15 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- 1 HS lên chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
 - GV và HS nhận xét
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: Giới thiệu bài
(1 phút)
- Gv giới thiệu và ghi bảng
- Lắng nghe, ghi vở.
HĐ 2:
Chơi trò chơi vận động (12 phút)
- Hướng dẫn chơi trò chơi "Con thỏ"
- Yêu cầu HS vận động mạnh và đặt câu hỏi :
+ So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
* Kết luận : Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
- Cả lớp cùng chơi trò chơi
- Tim đập mạnh hơn và mạch cũng đập mạnh hơn.
HĐ 3:
Thảo luận nhóm 
(15 phút)

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_4_duong_thi_le_thuy.doc