Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 32, 33 - Phạm Mai Chi
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 85 + 86:
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian,.
- Hiểu nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải
làm mưa cho hạ giới.
- Kể chuyện: Giúp HS dựa vào tranh để kể lại câu chuyện.
2. Kĩ năng:
a. Tập đọc:
- Chú ý các từ ngữ: nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn,.
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với các nhân vật.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 32, 33 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 32, 33 - Phạm Mai Chi
7: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài: cọ, thảm cỏ,.. - Hiểu nội dung bài: Qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. - Học thuộc lòng bài thơ. 2. Kĩ năng: - Chú ý các từ ngữ: lắng nghe, lên rừng, lá che, lá xoè, lá ngời ngời,.. - Biết đọc bài với giọng thiết tha, trìu mến. 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh họa phóng to. - Học sinh: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 4’ A. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS kể lại câu chuyện “Cóc kiện Trời” và trả lời câu hỏi theo từng đoạn. + Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? + Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ? - Giáo viên nhận xét - Lớp trưởng báo cáo - 3 HS nối tiếp nhau kể và trả lời câu hỏi: + Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở. + Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời. - Cả lớp nghe, nhận xét. 1’ 12 ' 8' 8' 3' C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Yêu cầu HS quan sát tranh : + Bức tranh vẽ gì? - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học 2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài : (giọng thiết tha, trìu mến). b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ Đọc từng câu : - Gọi HS nối tiếp nhau đọc + Luyện phát âm đúng: lắng nghe, lên rừng, lá che, lá xoè, lá ngời ngời,.. Đọc từng đoạn trước lớp: + Bài thơ có mấy khổ thơ ? - GV nêu từng khổ thơ. - Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn luyện ngắt nhịp đúng sau các dấu câu. + GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách đọc ngắt nhịp + Gọi HS lại. - Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảngtừ : cọ, thảm cỏ,.. + Thảm cỏ: cỏ mọc dày như một tấm thảm, rất mượt và êm. Đọc từng đoạn trong nhóm - GV nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi - GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. Đọc toàn bài: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yeu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và TLCH: + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ? GV: Tác giả thấy tiếng mưa trong rừng cọ giống tiếng thác, tiếng gió ào ào vì mưa rơi trên hàng nghìn, hàng vạn tàu lá cọ tạo thành những tiếng vang rất lớn và dồn dập. + Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị ? - Đọc thầm 2 khổ thơ cuối và TLCH + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? * Em có thích gọi lá cọ là “mặt trời xanh” không ? Vì sao? + Bài thơ giúp em hiểu được điều gì? GV chốt ND: Qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu toàn bài. + Nêu giọng đọc bài thơ? + Nêu những từ ngữ cần nhấn giọng? - Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài tại lớp: Treo bảng phụ , gọi HS đọc, sau đó giáo viên xóa dần và chỉ để lại chữ cái đầu mỗi dòng thơ. - Gọi HS thi đọc thuộc lòng bài thơ bằng cách đọc tiếp sức. - Gọi HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. - GV nhận xét. D. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung bài thơ? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về tiếp tục học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau: Sự tích chú Cuội cung trăng. + Một bạn nhỏ đang ngồi dưới gốc cây cọ và ngước mắt ngắm tán lá. - HS nghe và ghi tên bài vào vở. - HS chú ý nghe để nắm được cách đọc - HS đọc nối tiếp từng câu (2 lần). + Có 4 khổ thơ. - 4HS đọc nối tiếp khổ thơ Đã ai lên rừng cọ/ Giữa một buổi trưa hè/ Gối đầu lên thảm cỏ/ Nhìn trời xanh, lá che// - 4HS đọc nối tiếp khổ làn 2 - HS đọc phần chú giải cuối bài. - Các nhóm luyện đọc. - 1 HS đọc cả bài . Lớp đọc thầm. - HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và TLCH: + Được so sánh với tiếng thác đổ về, tiếng gió ào ào. + Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà thơ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. - HS đọc thầm và TLCH: + Lá cọ hình quạt, có gân lá xoè ra như các tia nắng nên tác giả thấy nó giống mặt trời. + Em có thích vì cách gọi ấy đúng. / ... vì cách gọi ấy rất lạ. /... vì mặt trời xanh thì hiền dịu. + Vẻ đẹp của rừng cọ và thấy được tình yêu quê hương của tác giả. - HS lắng nghe. + giọng thiết tha, trìu mến - HS phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng: Như tiếng thác,ào ào, dã ai, đã có, giống hệt, - 3-5HS đọc và kết hợp học thuộc từng khổ thơ rồi cả bài thơ. - 4 HS thi đọc tiếp sức. - 2-3 HS đọc - Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. + Qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 30: NHÂN HÓA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Ôn luyện về phép nhân hoá: - Nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng. 2. Kĩ năng - Bước đầu nói được cảm nhận về hình ảnh nhân hoá đẹp. - Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. 3. Thái độ - Có ý thức vận dụng nhân hóa khi nói, viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ. - HS: VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 4’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Hãy đặt 1 câu có hình ảnh nhân hoá? + Bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì thường bắt đầu bằng chữ gì? - GV nhận xét. - 2->3 HS đặt câu. + VD : Chú chim sẻ chăm chỉ nhặt thóc. + Bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì thường bắt đầu bằng chữ “bằng”. C. Bài mới: 1’ 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài. - HS theo dõi và ghi tên bài vào vở. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 15' Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp các đoạn văn, đoạn thơ trong bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài vào vở: a) Những sự vật nào được nhân hoá? b) Tác giả đã nhân hoá các sự vật ấy bằng cách nào ? Củng cố: Phép nhân hoá - 1 HS đọc yêu cầu - 2 HS đọc nối tiếp các đoạn văn, đoạn thơ trong bài. - HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào vở. - 1 HS làm bảng phụ - Nhận xét, chữa bài. Tên sự vật được nhân hoá Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người. mầm cây hạt mưa cây đào mắt tỉnh giấc mải miết, trốn tìm lim dim, cười. cơn dông lá cây gạo cây gạo anh em kéo đến múa, reo, chào thảo, hiền, đứng, hát. 15’ Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. Chú ý: + Trong câu văn cần sử dụng phép nhân hoá. + Sử dụng 1 trong 3 cách nhân hoá để viết câu văn. - Cho HS làm bài . - Gọi HS đọc câu văn. - GV nhận xét. Củng cố: Phép nhân hoá. 2.Viết một câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây: - 1 HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm các bài thơ, bài văn. - HS tự làm bài, vài HS đọc bài trước lớp. + Bầu trời khoác lên mình chiếc áo màu xanh tuyệt đẹp. + Những bông hoa đang đua nhau khoe sắc thắm. - Lớp nhận xét đánh giá. 3’ C. Củng cố, dặn dò: + Sử dụng nhân hoá trong viết đoạn văn , câu văn có tác dụng gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau. + Giúp sự vật gần gũi với con người, câu văn, đoạn văn sinh động hơn.. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ TOÁN Tiết 162: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: - Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. - Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước. 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS có khả năng trình bày bài có khoa học, tính toán nhanh, chính xác, thành thạo kiến thức trên. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 3' 1’ 8' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Làm bài 2- VBT - Kiểm tra VBT của HS - GV nhận xét bài kiểm tra. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu bài tập. + Quan sát tia số a, b để tìm ra quy luật của từng tia số? + Trên tia số, số ứng với vạch liền sau hơn số ứng với vạch liền trước bao nhiêu đơn vị? + Tìm được quy luật từng tia số, vậy điền số thích hợp vào mỗi vạch trên tia số ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét - Gv nhận xét. - 1HS lên bảng - HS trình VBT - HS ghi tên bài vào vở. 1. Viết số thích hợp vào mỗi vạch: - 1HS đọc yêu cầu. - HS quan sát tia số a, b để tìm ra quy luật của từng tia số + Trong tia số a hai số liền nhau hơn kém nhau 10 000 đơn vị. + Trong tia số b hai số liền nhau hơn kém nhau 5000 đơn vị. - 1 HS lên bảng thực hiện. - Cả lớp làm bài vào vở rồi đổi chéo vở đối chiếu bài. - 1 HS đọc bài. - Lớp nhận xét. a) 0 10 000 20 000 30 000 40 000 50 000 60 000 70 000 80 000 90 000 100 000 b) 75 000 80 000 85 000 90 000 95 000 100 000 8’ 8’ 8’ 3’ Củng cố: Cách đọc, viết các số có năm chữ số. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. + Nêu yêu cầu bài? - Hướng dẫn mẫu: M: 36982 đọc là ba mươi sáu nghìn chín trăm tám mươi hai - Đọc theo nhóm bàn - Đại diện nhóm đọc số. + Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1,4,5 phải đọc như thế nào? Củng cố: Cách đọc các số có năm chữ số. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Nêu yêu cầu bài? - Hướng dẫn mẫu: a) Viết các số thành tổng: M: 9725 = 9000 + 700 + 20 + 5 b) Viết các tổng thành số: M: 4000 + 600 + 30 + 1 = 4631 - Yêu cầu hs làm bài. - Tổ chức nhận xét - Gv nhận xét. Củng cố: Cách viết các số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Nêu yêu cầu bài? - Hướng dẫn mẫu: + Để viết đúng số thích hợp vào chỗ trống ta cần biết gì? + Quan sát dãy số a, b để tìm ra quy luật của từng dãy số? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét (chữa bài sai nếu có). - Gv nhận xét. + Dãy số a ô trống thứ nhất điền số nào? Vì sao? Củng cố: Cách tìm các số còn thiếu trong dãy số cho trước. D. Củng cố, dặn dò: + Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1,4,5 phải đọc như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm vở bài tập. Chuẩn bị bài tiếp theo 2. Đọc các số (theo mẫu) - HS đọc yêu cầu. + Bài yêu cầu đọc số. - 2,3HS đọc số 36982 - HS đọc theo nhóm bàn - Đại diện nhóm đọc số. + 54 147: Năm mươi tư nghìn một trăm bảy mươi lăm. + 90 631: Chín mươi nghìn sáu trăm ba mươi mốt. + 14 034: Mười bốn nghìn không trăm ba mươi tư. + Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1 đọc là mốt, là chữ số 4 đọc là tư, là chữ số 5 đọc là lăm hoặc là năm. 3. Viết các số (theo mẫu): - 2 HS nêu yêu cầu bài tập. + Viết các số. - HS theo dõi - 2 HS lên bảng thực hiện. - Cả lớp làm bài vào vở rồi đổi chéo vở đối chiếu bài. - 1 HS đọc bài. Lớp nhận xét. a) 6819= 6000 + 800 + 10 + 9 2096 = 2000 + 90 + 6 5204 = 5000 + 200 + 4 1005 = 1000 + 5 b) 9000 + 900 + 90 + 9 = 9999 9000 + 9 = 9009 7000 + 500 + 90 + 4 = 7594 4. Viết số thích hợp vào chỗ trống: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp làm bài vào vở + Cần biết quy luật của từng dãy số. - HS quan sát dãy số a, b để tìm ra quy luật của từng dãy số a) Số liền sau hơn số liền trước 5 đơn vị. b) Số liền sau hơn số liền trước100 đơn vị. c) Số liền sau hơn số liền trước 10 đơn vị. - 3 HS lên bảng thực hiện. - Cả lớp làm bài vào vở rồi đổi chéo vở đối chiếu bài. - 1 Hs đọc bài. Lớp nhận xét. a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025. b) 14 300; 14 400; 14 500; 14 600; 14 700. c) 68 000; 68 010; 68 020; 68 030; 68 040. + Điền số 2010, Vì trong dãy số 2 số liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị nên 2015 rồi đến 2015 + Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1 đọc là mốt, là chữ số 4 đọc là tư, là chữ số 5 đọc là lăm hoặc là năm {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... THỦ CÔNG Tiết 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Biết HS biết làm cái quạt tròn bằng giấy thủ công.. 2. Kĩ năng: - Làm được cái quạt tròn đúng quy trình kĩ thuật 3. Thái độ: - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu quạt tròn, tranh quy trình làm quạt tròn. Bìa màu giấy A4. - HS: Giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 3’ 1’ 28’ 2’ A.Ổn định tổ chức - Hát chuyển tiết B. Kiểm tra bài cũ: + Nhắc lại các bước gấp quạt giấy tròn? - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - Giáo viên nhận xét. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Nọi dung a) Hoạt động 1: Thực hành làm quạt giấy - Đưa mẫu quạt tròn bằng bìa. + Nêu các bước làm quạt giấy. - Yêu cầu HS gấp quạt tròn bằng giấy trên đồ dùng đã chuẩn bị. - GV quan sát và hướng dẫn những học sinh còn lúng túng. Gợi ý HS có thể trang trí cho quạt thêm đẹp 3. Củng cố - Dặn dò: +Nhắc lại các bước gấp quạt giấy tròn? - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài sau: Tiết 3 - Dọn vệ sinh lớp học + Bước 1 : Cắt giấy Bước 2 :Gấp dán quạt. Bước 3 :Làm cán và hoàn chỉnh quạt . . -Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài. - HS quan sát hình mẫu của sản phẩm “Quạt tròn”. - 2-3 HS nêu theo từng bước. * Bước 1 : Cắt giấy : Bước 2 :Gấp dán quạt. Bước 3 :Làm cán và hoàn chỉnh quạt . - HS thực hành. - 1HS nêu {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... --------------------------- { ------------------------------ Ngày soạn: 09 / 05/ 2016 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 12 / 05/ 2016 Sĩ số: 37 ; Vắng: ................................... THỂ DỤC Tiết 64: ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN. TRÒ CHƠI: CHUYỂN ĐỒ VẬT I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm ba người - Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật”. 2. Kĩ năng: - HS tung và bắt bóng cá nhân tương đối đúng - Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. 3. Thái độ - Giáo dục HS có ý thức rèn luyện sức khỏe, khéo léo. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. - Còi, 3 em một quả bóng, dụng cụ cho trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu - Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 7’ 1-2’ - Lớp trưởng tập hợp, báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Tập bài thể dục phát triển chung. 1 lần 2x8 nhịp - GV điều khiển. HS thực hiện. - Chơi trò chơi : Tìm người chỉ huy. 2’ - GV điều khiển. HS thực hiện. - Chạy chậm 1 vòng sân trường. 150-200m - GV điều khiển. HS thực hiện. B. Phần cơ bản: 20-23 1 Tung và bắt bóng theo nhóm ba người. - Từng HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng một số lần - Tập theo từng nhóm (3 em) 10-12’ - GV cho từng HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng một số lần - Cho HS tập theo từng nhóm (3 em), đứng theo hình tam giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Khi tung và bắt bóng HS cần thực hiện phối hợp toàn thân. - GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến lên hay lùi xuống, dần dần di chuyển sang phải, sang trái để bắt bóng, động tác cần nhanh, khéo léo, tránh vội vàng. 2.Trò chơi:“ Chuyển đồ vật”. + Chuẩn bị: Chia số HS trong lớp thành 2 – 4 đội có số người đều nhau, mỗi đội chuẩn bị một quả bóng và một mẫu gỗ hoặc 1 đồ vật khác (tương đương với quả bóng). Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuấtd phát về phía trước 6 – 8 m vẽ các vòng tròn có đường kính 0.3 – 0.5 m, cách các vòng tròn này về phía trước khoảng 2 – 3 m kẻ các hình vuông có cạnh 0.4m. Khoảng cách đứng giữa hai đội 2 – 3 m. Bóng để vào trong vòng tròn, mẩu gỗ hoặc đồ vật khác để trong hình vuông. + Cách chơi:Khi có lệnh chơi của GV, những em đứng ở trên cùng của mỗi hàng chạy nhanh lên chuyển quả bóng lên ô vuông và nhặt mẩu gỗ từ ô vuông về vòng tròn, sau đó về vỗ vào tay bạn số 2, xong về tập hợp ở cuối hàng. Bạn số 2 lại nhanh chóng chạy nhanh lên chuyển mẩu gỗ từ vòng tròn lên ô hình vuông và nhặt quả bóng từ ô vuông về vòng tròn, sau đó chạy về vỗ vào tay bạn số 3, rồi đứng về cuối hàng và cứ thực hiện như vậy cho đến hết. Nếu ai làm bóng hoặc mẩu gỗ lăn ra ngoài vòng tròn hay ô vuông, sẽ bị phạm quy và phải nhặt để vào đúng vị trí mới được tiếp tục chơi. Nếu ai xuất phát trước cũng là phạm quy. Hàng nào về trước, ít số lần phạm quy thì hàng đó thắng. 8-10’ - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó cho HS chơi chính thức. * Chạy chầm 1 vòng sân tập. 200-300m - HS thực hiện C. Phần kết thúc: - Đứng thành vòng tròn thả lỏng hít thở sâu. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn HSvề nhà: Ôn tung và bắt bóng cá nhân. - GV : Cả lớp giải tán! - HS : Khỏe ! 5-6’ 1-2’ 2’ 1-2’ - HS thực hiện. - GV cùng HS hệ thống bài, nhắc lại nội dung tập luyện. - GV thực hiện. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TẬP VIẾT Tiết 30: ÔN CHỮ HOA: Y I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Củng cố cách viết chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng. + Viết tên riêng Phú Yên bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng bằng các chữ nhỏ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu. Chữ mẫu, từ mẫu, vở viết mẫu. - HS: Vở Tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 4' 1’ 12’ 15’ 3’ 2’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng : X, Đồng Xuân - GV nhận xét. C. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn viết trên bảng con. a) Luyện viết chữ hoa + Tìm các chữ hoa có trong bài? - GV treo chữ mẫu Y + Chữ hoa Y gồm mấy nét, là những nét nào? + Nêu điểm đặt bút, dừng bút? - GV nêu cách viết và viết mẫu: + Chữ hoa Y: ĐB trên ĐK3, viết nét móc hai đầu như nét 1 của chữ U; DB giữa đường kẻ ngang 1 và 2. Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK3, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo xuống giữa đường kẻ ngang 2 và 3 dưới ĐK1, DB giữa đường kẻ ngang 1 và 2 phía trên. + Chữ P: ĐB giữa đường kẻ ngang 3 và 4, đưa bút sang trái, viết nét móc ngược trái như nét 1 của chữ B, DB giữa đường kẻ ngang 1 và 2. Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK3, viết nét cong trên có hai đầu uốn vào trong, dừng bút đường kẻ ngang 3 + Chữ K : Nét 1, nét 2: Giống chữ I. Nét 3: Đặt bút trên ĐK3 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, DB ở giữa ĐK 1 và 2. - Cho HS viết bảng con - Nhận xét và sửa sai cho HS. b) Luyện viết từ ứng dụng. - Đọc từ ứng dụng: Phú Yên - Giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung. - GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng (Lưu ý khoảng cách nét nối). - Cho HS viết bảng con từ ứng dụng: - GV nhận xét, sửa sai. c. Luyện viết câu ứng dụng : - Đọc câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ đến nhà Kính già, già để tuổi cho * Em hiểu câu ứng dụng thế nào? + Nêu độ cao các con chữ? + Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? - Viết bảng con: Yêu, Kính - GV nhận xét và sửa sai. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết: Viết chữ Y : 1 dòng. Viết chữ P, K: 1 dòng Viết tên riêng Phú Yên : 2 dòng. Viết câu ứng dụng: 2 lần. Viết chữ nghiêng : Phú Yên 3 dòng. - Cho HS quan sát vở viết mẫu của GV. - Yêu cầu HS viết bài. - GV nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_32_33_pham_mai_chi.doc