Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 30 - Vũ Thị Hường
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 85 + 86: GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM – BUA
I. MỤC TIÊU:
Tập đọc:
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu được nội dung: Đoàn cán bộ Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị
với các em học sinh của một trường Tiểu học ở Lúc - xăm - bua.
Kể chuyện:
- Dựa vào gợi ý về nội dung truyện trong SGK kể lại được toàn bộ câu chuyện gặp
gỡ ở Lúc - xăm - bua bằng lời của em. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết
phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 30 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 30 - Vũ Thị Hường
ọc sinh viết bảng d. Viết câu ứng dụng: (5') - Gọi học sinh đọc Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô. + Em hiểu câu này nói lên điều gì? - Phải dạy ngay từ thuở nhỏ, mới dễ hình non cành mềm dễ uốn + Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Các chữ U, D, Y, H, B cao 2 ly rưỡi, chữ t cao 2 ly, các chữ con lại cao 1 ly. - Viết bảng: - Yêu cầu học sinh viết từ: Uốn cây, Dạy con. - GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh. - Học sinh viết 2 lần e. Hướng dẫn viết vào vở: (12') - GV nêu yêu cầu viết - Học sinh viết vở. - 1 dòng chữ U, cỡ nhỏ - 1 dòng chữ U, D, cỡ nhỏ - 2 dòng uông bí, cỡ nhỏ - 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ C. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Nêu cách viết chữ hoa U? - Nét 1: Đặt bút trteen đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu, dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3. - Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ .... + Nêu cách viết chữ hoa U? - GV nhận xét tiét học. - Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa V RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................... Thực hành Toán ÔN: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng) 2. Kĩ năng: - Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng phép trừ. - Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép trừ. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức: Sĩ số: 35 vắng:.......em Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi 2 HS lên bảng + Nêu cách thực hiện? - GV nhận xét, B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Thực hành Bài 1: (9') - Đọc yêu cầu đề bài. + Bài tập yêu cầu gì? - Củng cố: Trừ các số có năm chữ số. Lưu ý: Đặt tính thẳng hàng Bài 2: (9') - Đọc yêu cầu đề bài. - Xác định yêu cầu bài tập. + Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Củng cố: cách giải bài toán có lời văn liên quan đến trừ các số có năm chữ số. Bài 3: (9') - HS nêu yêu cầu bài tập. + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? + Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm thế nào? - HS làm bài, chữa bài C. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Nêu cách thực hiện phép trừ số có 5 chữ số? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: - 2 HS lên bảng. - Đặt tính rồi tính: 25710 + 12698 15900 + 72786 25710 15900 + 12698 + 72786 13012 87686 1. Tính - HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 83513 55148 - 56317 - 48322 27196 6826 2. Bài toán - HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu bài toán. - HS giải bài tập vào vở. - HS chữa trên bảng. Bài giải Đoạn đường chưa trải nhựa là: 25850 – 9850 = 16000 (m) Đổi: 16000m = 16 km Đáp số: 16 km 3.Tìm x - HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm bài. - Nhận xét, chữa bài. a) x + 25364 = 61109 x = 61109 – 25364 x = 35745 b)35974 + x = 83046 x = 83046 – 35974 x = 47072 c) 92541 – x = 55103 x = 92541 – 55103 x = 37438 - Gồm 2 bước: đặt tính và tính RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................... Thủ công Tiết 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (tiết 3) I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết cách làm đồng hồ để bàn . - Làm được đồng hồ để bàn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. đồng hồ để bàn tương đối cân đối. 2. Kĩ năng: - Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp. 3. Thái độ: - HS hứng thú và yêu thích đối với giờ học làm đồ chơi. II. CHUẨN BỊ - GV: Mẫu đồng hồ để bàn có kích thước đủ lớn để HS quan sát. Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn. Giấy thủ công , bút màu, kéo, hồ dán III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Kiểm tra dụng cụ học môn học - GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Nội dung a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét: (5’) + Nêu lại các bước làm đồng hồ? - GV nhận xét b. Hoạt động 2: Thực hành (17’) - GV cho HS tiếp tục thực hành để làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - GV gợi ý cho HS trng trí đồng hồ như vẽ ô nhỏ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3, ghi nhản hiệu đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ - Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn, giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. c. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm (5’) - Sau khi HS làm xong, GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét sản phẩm. - GV chọn những sản phẩm đẹp đúng kĩ thuật để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em. - Nhắc nhở HS dọn dẹp vệ sinh C. Củng cố - Dặn dò: (3’) + Nêu các bước làm đồng hồ? - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS. - Chuẩn bị bài sau: Làm quạt giấy tròn - Bước 1: Cắt giấy. - Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ(khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ). - Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - HS thực hành: hoàn thành đồng hồ để bàn và trang trí. - HS tiếp tục thực hành bước 3 để làm thành đồng hồ hoàn chỉnh bằng giấy thủ công. - Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ. - Dán khung đồng hồ vào phần đế. - Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ. Sau đó HS cắt, dán, vẽ trang trí vào đồng hồ,có thể trang trí theo một số gợi ý của GV. - HS thực hành cần giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi làm việc - HS trưng bày và nhận xét sản phẩm của mình. - HS dọn dẹp vệ sinh cuối buổi học. - Bước 1: Cắt giấy. - Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ(khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ). - Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh RÚT KINH NGHIỆM Thực hành Tiếng Việt ÔN CHÍNH TẢ BÀI: GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM - BUA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nghe - viết, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 2. Kĩ năng: Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện: Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua. hếch hay hết - Điền đúng bài tập: Triều hay chiều; 3. Thái độ: Có ý thức học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số: 35 vắng..... Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV nhận xét bài viết tiết trước - Yêu cầu học sinh viết bảng con: nước nhà, mạnh khỏe, lưu thông - HS viết bảng con – 2 HS lên bảng lớp. - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn HS viết chính tả: (20’) - GV đọc mẫu từ “Nen li đến nắm chặt được cái xà” - Gọi HS đọc đoạn văn - HS theo dõi SGK. - HS đọc bài: 1 HS + Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam? - Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì. + Tên riêng của người nước ngoài được viết như thế nào? - Viết hoa chữ cái đầu, đặt dấu gạch nối giữa các chữ. - Viết bảng con: Mô – ni – ca, Giét – xi – ca, tơ – rưng - HS viết bảng con – 2 HS lên bảng - Viết bài: - GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết - Học sinh nghe viết vào vở chính tả. - Nhận xét bài - GV thu 4 – 5 bài - Học sinh trao đổi vở để soát lỗi chính tả - GV nhận xét bài viết 3. Bài tập Bài 2:( 7’) + Bài yêu cầu gì? Điền vào chỗ trống: a) Triểu hay chiều - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức - GV nhận xét, tuyên dương chiều dài, triều đình, ngược chiều b) hếch hay hết hết ngày; hết lòng, hếch mắt C. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Qua bài em hiểu được điều gì? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................... Ngày soạn: 9/ 4/2017 Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2017 Tập đọc Tiết 88: MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Hiểu nội dung bài thơ: Mỗi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung với một mái nhà đó là trái đất. Vì thế cần yêu thương và bảo vệ mái nhà chung 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc - hiểu 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết yêu thương và bảo vệ mái nhà chung. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng:. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi HS lên đọc bài: Gặp gỡ ở Lúc – xăm - bua. + Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc - xăm - bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị gì? - Tất cả học sinh trong lớp 6A đều tự giới thiệu bằng Tiếng việt, mở đầu cuộc gặp các bạn học sinh này còn hát tặng đoàn cán bộ Việt Nam một bài hát Tiếng Việt, + Các bạn học sinh Lúc - xăm - bua đã thể hiện sự quan tâm như thế nào đối với thiếu nhi Việt Nam? - Các bạn đã hỏi đoàn cán bộ Việt Nam rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam như: "Học sinh Việt Nam học những môn gì?", "Trẻ em Việt Nam thích hát những bài hát nào?", "Ở Việt nam trẻ em thích chơi những trò gì?". - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Luyện đọc: (10’) + GV đọc mẫu toàn bài - hướng dẫn cách đọc: nhẹ nhàng, tình cảm. + Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Luyện đọc câu: + Đọc nối tiếp câu lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm. - Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ cho đến hết bài. + Đọc nối tiếp câu lân 2 nếu học sinh còn sai thì ghi lên bảng sửa tiếp. - Luyện đọc đoạn: GV chia đoạn: 6 đoạn - Đọc nối tiếp đoạn lần 1 - kết hợp hướng dẫn đọc câu dài: - lợp nghìn lá biếc, rập rình, rực rỡ. - Mối học sinh đọc 1 đoạn cho đến hết. Mái nhà của chim/ Lợp nghìn lá biếc/ Mái nhà của cá/ Sóng xanh rập rình. - Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: + Dím là loài vật như thế nào? - Loài gặm nhấm, có lông nhọn hình que... + Con biêt gì về cây gấc? - Cây leo, quả có nhiều gai mềm... + Em hiểu thế nào là cầu vồng? - Lần 3: - GV nhận xét. - Hình vòng cung nhiều màu, do ánh sáng chiếu qua hơi nước... - 6 HS đọc nối tiếp 6 đoạn - HS khác nhận xét - Luyện đọc nhóm: - Học sinh đọc trong nhóm bàn - Thi đọc đoạn 2 + 3 - Nhận xét, tuyên dương - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. c. Tìm hiểu bài: (10’) - Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bộ bài thơ: + Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của những ai? - Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ. + Mỗi mái nhà riêng có những nét gì đáng yêu? - Mái nhà của chim là nghìn lá biếc. Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng. + Mái nhà của muôn vật là gì? - Là bầu trời xanh. + Hãy tả lại mái nhà chung của muôn vật bằng hai câu? - Mái nhà của muôn vật là bầu trời cao xanh vô tận. Trên mái nhà ấy có cầu vồng 7 sắc rực rỡ. + Em muốn nói gì với những người bạn sống chung với 1 mái nhà? - Hãy yêu mái nhà chung. Chúng ta cùng giữ gìn và bảo vệ những mái nhà - GV: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nhắn gửi tới các em. Mỗi vật đều có mái chung nhé. nhà riêng nhưng lại cùng chung sống dưới mái nhà chung là bầu trời xanh. Vậy hãy đoàn kết và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung. d. Luyện đọc thuộc lòng : (7’) - GV treo bảng phụ đã chép sẵn khổ 2;3: - Nhấn giọng ở những từ ngữ nào? - Gọi 2 học sinh đọc lại. - GV treo bảmg phụ toàn bài. - HS nhẩm đọc thuộc lòng - HS thi đọc bài cá nhân - Chọn khổ thơ mình thuộc, thích... - GV nhận xét - Lớp bình chọn bạn đọc hay và diễn cảm nhất C. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Bài thơ nói lên điều gì? - Mỗi vật đều có mái nhà riêng nhưng - Nhận xét tiết học. - Hát đồng ca bài: Trái đất này là của chúng mình. - Chuẩn bị bài: Bác sĩ Y – éc – xanh. đều sống chung với một mái nhà, đó là trái đất. Vì thế cần yêu thương và bảo vệ mái nhà chung RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... Toán Tiết 148: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn. Biết trừ các số đến năm chữ số ( có nhớ ) và giải toán có phép trừ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài. 3. Thái độ: Có ý thức học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng:.... Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi học sinh đọc bài 3 – VBT. - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1') 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: (8’) 1.Tính nhẩm - Nêu yêu cầu? + 90000 – 50000 = ? 90000 – 50000 = ? + Nêu cách nhẩm? Nhẩm: 9 chục nghìn – 5 chục nghìn = 4 chục nghìn Vậy : 90000 – 50000 = 40000 - Yêu cầu học sinh làm bài. 60000 – 30000 = 30000 100000 – 40000 = 60000 80000 – 40000 = 40000 100000 – 70000 = 30000 + Nhận xét gì về các phép trừ này? - Trừ các số tròn chục nghìn. Bài 2: (7’) 2.Đặt tính rồi tính + Bài có mấy yêu cầu? Đó là gì? + Yêu cầu HS tự làm bài + - - 81981 86296 93644 45245 74951 26107 36736 11345 67537 + Nêu cách đặt tính và cách tính? - Viết số bị trừ ở trên, viết số trừ ở dưới sao cho các chữ số .... Bài 3: (8’) 3. Bài toán - Gọi học sinh đọc bài toán: Tóm tắt: + Bài toán cho biết gì? Có : 23560 l Đã bán : 21800 l + Bài toán hỏi gì? Còn lại : .... l ? + Muốn tìm số lít mật ong còn lại ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài. - lấy số lít mật ong có trừ đi số lít mật ong bán. Bài giải Trại nuôi ong đó còn lại số lít mật ong là: 23560 – 21800 = 1760 ( l ) Đáp số : 1760 l mật ong Bài 4: (4’) 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả + Nêu yêu cầu? lời đúng - Yêu cầu học sinh làm và giải thích cách làm? a. C. 9 + Vì sao lại khoanh vào phần C? - Vì Phép trừ liền trước là phép trừ - 2 Là phép trừ có nhớ , phải nhớ 1 vào 2 Thành 3 để có - 3 = 6 hay x- 3 = 6 ; x = 6 + 3 ; x = 9 b, Khoanh vào phần D C. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Nêu cách trừ các số có nhiều chữ số ? - Đặt tính và tính - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... Tự nhiên và xã hội Tiết 59: TRÁI ĐẤT, QUẢ ĐỊA CẦU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. - Biết cấu tạo của quả địa cầu 2. Kĩ năng: - HS khá, giỏi: Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo,Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 3. Thái độ: - Thích khám phá tự nhiên II. CHUẨN BỊ - Quả địa cầu. - 2 hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112 nhưng không có phần chữ trong hình. - 2 bộ bìa, mỗi bộ 5 tấm ghi: cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức: Sĩ số 35 vắng:.... Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ (5') - GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 83 (VBT) - GV nhận xét - HS thực hiện B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1') 2. Nội dung a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (9') Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK tr.112. - HS quan sát hình 1. - GV nói: Quan sát hình 1, em thấy Trái Đất có hình gì? - HS có thể trả lời : hình tròn, quả bóng, hình cầu. - GV chính xác hoá câu trả lời của HS : Trái Đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu. Bước 2: - GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận: quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. - HS quan sát quả địa cầu và nghe giới thiệu. - Đối với lớp có nhiều HS khá giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết : Quả địa cầu được gắn trên một giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian. - HS lắng nghe. - GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn. Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu b.Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm (9') Bước 1: - GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. - HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Bước 2: - GV yêu cầu các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu - HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên địa cầu. Bước 3: - GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc. Từ đó giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng. Kết luận: Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất. - HS nhận xét c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Gắn chữ vào sơ đồ câm (9') Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn - GV treo 2 hình phóng to như hình 2 trang 112 (nhưng không có chú giải) lên bảng. - GV chia lớp thành nhiều nhóm, - HS chia mỗi nhóm 5 HS. - GV yêu cầu 2 nhóm lên bảng xếp hai hàng dọc. - 2 nhóm xếp 2 hàng dọc. - GV phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa (mỗi HS trong nhóm 1 tấm bìa) -HS nhận bìa - GV hướng dẫn luật chơi : Khi GV hô bắt đầu, lần lượt từng HS trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng. HS trong nhóm không được nhắc nhau. Khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ hai mới được lên gắn, cứ như thế cho đến hết 5 HS. - HS chơi theo hướng dẫn. Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - GV cho 2 nhóm HS chiw - Hai nhóm HS chơi theo hướng dẫn của GV. Bước 3: - Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi. - GV tổ chức cho HS đánh giá hai nhóm chơi: + Nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn nhất thì nhóm đó thắng cuộc. + Nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị ngừng cuộc chơi, GV có thể gọi nhóm khác lên để chơi. C. Củng cố - Dặn dò: (2') + Trái Đất có hình gì? Cấu tạo của Trái Đất? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Sự chuyển động của trái đất - Trái Đất có hình cầu; gồm cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................. ................................................................................................................................... Ngày soạn: 10/ 4/ 2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 30: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ. DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? - Trả lời đúng câu hỏi Bằng gì? - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết câu. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng:.... Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi học sinh lên kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng: Chạy, đua. - Chạy: Chạy tiếp sức, chạy vượt rào, chạy việt dã ... - Đua: Đua voi, đua xe đạp, đua ngựa ... - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. HD HS làm bài tập Bài 1: (8’) 1. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi + Bài yêu cầu gì? Bằng gì? + Đọc các câu trong bài? - Đọc câu a a. Voi uống nước bằng vòi. + Để Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? ta làm thế nào? - Đặt câu hỏi. + Hãy đặt câu hỏi? - Voi uống nước bằng gì? + Trả lời thế nào? - Bằng vòi + Bộ phận bằng vòi trả lời cho câu hỏi nào? - Bằng gì? - Yêu cầu học sinh làm bài. b.Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằn
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_30_vu_thi_huong.doc