Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 - Phạm Mai Chi

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

Tiết 73; 74:

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan,.

- Hiểu nội dung truyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

- Kể chuyện: Giúp HS dựa vào tranh để kể lại câu chuyện.

2. Kĩ năng:

a. Tập đọc:

- Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, ngúng nguẩy, thảng thốt, lung lay,.

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

b. Kể chuyện:

Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn của câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung.

Rèn kĩ năng nghe:

- Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

 

doc 61 trang linhnguyen 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 - Phạm Mai Chi

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 28 -  Phạm Mai Chi
NHÂN HOÁ.
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: 
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng về phép nhân hoá, kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu tiếng Việt	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn bài 1 và bài 3, bảng nhóm,... 
- Học sinh: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
 4’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?
+ Đọc câu văn, thơ có sử dụng nhân hóa?
- GV nhận xét.
- Có 3 cách nhân hóa
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.
+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.
+ Nói với sự vật thân mật như nói với người.
- 2HS nêu
Ví dụ: Em thương làn gió mồ côi
- Nhận xét.
C. Bài mới:
1’
1.Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
- HS theo dõi và ghi tên bài vào vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
10'
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài vào vở.
+ Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì?
* Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
Củng cố: Phép nhân hoá và tác dụng của nhân hóa. 
1. Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào vở.
+ Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi tự nói về mình.
+ Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- Nhận xét.
10’
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu văn
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và cử đại diện trình bày trước lớp vào bảng phụ (gạch chân dưới bộ phận đó).
+ Làm thế nào để tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
* Bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Để làm gì?” trong bài nói về điều gì?
Củng cố: Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” thường đứng sau chữ “để”.
2. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm câu văn.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp.
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
- Lớp nhận xét đánh giá.
+ Đặt câu hỏi: 
Ví dụ: Con phải đến bác thợ rèn để làm gì?
+ Nói về mục đích của hoạt động
10’
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Nhìn bài của bạn
- Ô trống 1 và 4 điền dấu chấm.
- Ô trống 2 và 5 điền dấu chấm hỏi.
- Ô trống 3 điền dấu chấm than.
3’
D. Củng cố, dặn dò:
+ Khi nào thì dùng dấu chấm; dấu hỏi? 
- Nhận xét giờ học.
-Dặn HS về học và hoàn thành VBT.
Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy.
+ Kết thúc câu kể sử dụng dấu chấm; kết thúc câu hỏi dùng dấu chấm hỏi.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TOÁN
Tiết 138: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Luyện đọc, viết số.
- Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100000
- Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính..
- Luyện giải toán
2. kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng làm bài tập đúng, nhanh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, Bảng phụ, bộ đồ dùng...
- HS: SGK, vở ôly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4'
1'
7'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
3345 + 3446 9664 – 5690
- Kiểm tra VBT của HS.
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ dãy số để tìm ra quy luật của dãy số và điền số.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét, chữa bài sai (nếu có).
+ Hãy nêu cách làm ở dãy số phần b, c?
 Củng cố: Thứ tự của các số trong phạm vi 100000.
- 2 HS lên bảng
- HS trình VBT lên bàn.
- HS ghi tên bài vào vở.
1. Viết số thích hợp vào chỗ trống:
- 2HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS quan sát dãy số.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
a) 3897; 3898; 3899; 3900; 3901; 3902.
b) 24 686; 24 687; 24 688; 24 689; 24 690; 24 691
c) 99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999; 100 000.
- 2HS nêu.
8'
10'
7'
2'
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ x là thành phần nào chưa biết trong mỗi phép tính? 
- Yêu cầu HS vận dụng các quy tắc tìm x để làm bài.
- Tổ chức nhận xét, chữa bài sai (nếu có).
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số hạng ta làm thế nào?
Củng cố: Cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số và số bị chia chưa biết trong phép tính.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
+ Muốn biết 8 ngày đào được bao nhiêu mét mương ta cần biết gì?
- Khi tìm được số mét mương đào được trong mỗi ngày, ta tìm số mét mương đào được trong 8 ngày. Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét, chữa bài sai (nếu có).
Củng cố: Cách giải bài toán liên quan đến tút về đơn vị.
Bài 4:
+ Nêu yêu cầu bài.
+ Muốn xếp đúng hình cần làm gì?
- Yêu cầu HS xếp hình trên bộ đồ dùng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét.
D. Củng cố dặn dò:
+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị? 
- Dặn HS về nhà học và hoàn thành VBT- .
Chuẩn bị bài sau: Diện tích của một hình.
- Nhận xét tiết học.
2. Tìm x:
- HS đọc yêu cầu.
a) x là số hạng chưa biết.
b) x là số bị trừ chưa biết.
c) x là thừa số chưa biết.
d) x là số bị chia chưa biết.
- 2 HS lên bảng làm bảng phụ. 
- HS làm vào vở.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
a) x + 1536 = 6924 
 x = 6924 – 1536 
 x = 5388 
b) x - 636 = 5618
 x = 5618 + 636 
 x = 6254
c) x 2 = 2826
 x = 2826 : 2 
 x = 1413
d) x : 3 = 1628
 x = 1628 3 
 x = 4884
+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
+ Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
3. Giải toán:
- 2 HS đọc bài toán.
Tóm tắt:
3 ngày: 315m mương
8 ngày: ... m mương?
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Biết số mét mương đào được trong mỗi ngày.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
- 2 HS đọc bài làm. Nhận xét.
Bài giải:
Mỗi ngày đội đó đào được số mét mương là: 
315 : 3 = 105 (m)
Số mét mương đào được trong 8 ngày là: 
105 8 = 840 (m)
 Đáp số: 840 m mương
4. Cho 8 hình tam giác, xếp thành hình sau:
- 1 HS nêu
+ Cần quan sát kĩ hình đã cho.
- HS thực hành trên bộ đồ dùng.
- Kiểm tra chéo, nhận xét
- 2HS nêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
THỦ CÔNG 
Tiết 28:
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Biết HS biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
2. Kĩ năng: 
- Làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật có trang trí .
3. Thái độ:
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi .
- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu đồng hồ để bàn làm giấy thủ công (hoặc bìa màu).
 Đồng hồ để bàn.
 Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- HS: Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng kéo thủ công, hồ dán, bút màu, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
1’
3’
1’
8’
10’
10’
3’
A. Ổn định tổ chức
- Hát chuyển tiết
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn và đặt câu hỏi định hướng– SGV tr. 248.
+ Đồng hồ gồm có mấy phần?
+ Hãy nêu tác dụng của đồng hồ.
b) Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
- Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu.
+ Bước 1: Cắt giấy – SGV tr.249.
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt đế và chân đỡ đồng hồ) – SGV tr. 249.
 Làm khung đồng hồ.
 Làm mặt đồng hồ.
 Làm đế đồng hồ.
 Làm chân đỡ đồng hồ.
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh - SGV tr.252.
 Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
 Dán khung đồng hồ vào phần chân đế.
 Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
- GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ.
- Gọi HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ. 
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho HS thực hành làm đồng hồ bằng giấy.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm
D. Củng cố - dặn dò:
+ Nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
- Yêu cầu HS vệ sinhy lớp học
- Dặn HS về nhà tiếp tục tập làm, chuẩn bị giờ sau thực hành.
- Nhận xét giờ học.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi 
- Lớp quan sát hình mẫu. 
+ Khung đồng hồ, mặt đồng hồ, đế đồng hồ, chân đỡ đồng hồ.
+ Đồng hồ giúp chúng ta biết được giờ trong một ngày để bố trí công việc cho phù hợp, thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi khoa học hợp lý hơn.
- Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu.
- 2 em nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn
- HS tập làm đồng hồ để bàn bằng giấy. 
- 2HS nêu
- HS dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 04 / 04/ 2016 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 07 / 04/ 2016 
Sĩ số: 37 ; Vắng: ...................................
THỂ DỤC
Tiết 56
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. 
- Biết cách chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. 
2. Kĩ năng:
- HS thuộc bài thể dục và thực hiện được các động tác tương đối đúng
- HS tham gia chơi trò chơi ở mức tương đối chủ động.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện sức khỏe, khéo léo.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. Kẻ ô cho trò chơi
- HS: 2 lá cờ con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
7’
1-2’
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đứng theo vòng tròn khởi động các khớp
1-2’
- GV điều khiển. HS thực hiện.
- Chơi trò chơi : Kết bạn.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100-200m.
1-2’
1 lần
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
B. Phần cơ bản:
20-23
1.Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ:
10-12’
1 lần
1 lần
- GV cho cả lớp tập theo đội hình đồng diễn thể dục. bài thể dục phát triển chung được thực hiện liên hoàn 2 x 8 nhịp.Cán sự điều khiển, GV theo dõi.
- Tập luyện theo tổ.Tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi.
* Thi trình diễn giữa các tổ, xem tổ nào tập đều và đẹp..
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương tổ biểu diễn đẹp.
2.Trò chơi:“ Nhảy ô tiếp sức”.
+ Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m và một vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0.6 - 0.8m kẻ hai dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô có cạnh 0.4 – 0.6m. Cách ô số 10, 0.6m kể vạch đích dài 4m.
+ Cách chơi:
- Cách 1: Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1, bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3 cứ như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về vạch xuất phát chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
- Cách 2: Bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại nhảy trở về, chạm tay bạn số 2. Số 2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối cùng, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
7-8’
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho HS chơi chính thức và tuyên dương 
C. Phần kết thúc:
- Vừa đi vừa hít thở sâu (tay dang ngang: hít vào, tay buông thõng xuống: thở ra)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về: Ôn bài thể dục phát triển chung .
- GV : Cả lớp giải tán!
- HS : Khỏe !
5-6’
1-2’
2’
1-2’
- HS thực hiện.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhắc lại nội dung tập luyện.
- GV thực hiện.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TẬP VIẾT
Bài 26: 
ÔN CHỮ HOA: T ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng Thăng Long bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng các chữ nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
- Giáo dục HS yêu quý quê hương đất nước qua câu ca dao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, chữ mẫu, từ mẫu, vở viết mẫu.
- Học sinh : Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4’
1’
12’
15’
3’
2’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết
B. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài viết hôm trước của HS.
- Yêu cầu HS viết: 
 T, Tân Trào 
- Nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
+ Tìm các chữ hoa có trong bài? 
- GV treo chữ mẫu T
+ Chữ hoa T gồm mấy nét, là những nét nào?
+ Nêu điểm đặt bút, dừng bút?
- GV nêu cách viết và viết mẫu: T
 + Chữ T: Nét 1 Đặt bút giữa đường kẻ 2 và 3, viết nét cong trái nhỏ, dừng bút trên đường kẻ 3.Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, dừng bút trên đường kẽ 3. Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái cách nét lượn ngang, tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2.
- GV nêu cách viết và viết mẫu: Th, 
+ Chữ Th: Viết chữ T, lia bút lên viết tiếp chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên nối liền với nét móc hai đầu dừng dút giữa đường kẻ ngang 1 và 2. 
- GV nêu cách viết và viết mẫu: L, 
+ Chữ L : Dừng bút giữa ĐK 1 và 2, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết lượn dọc, đến đường kẻ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Cho HS viết bảng con.
- Nhận xét.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng: Thăng Long 
* Em biết gì về Thăng Long? 
- GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng 
Thăng Long 
- Cho HS viết bảng con từ ứng dụng : 
- GV nhận xét.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu câu ứng dụng: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống nhiều thuốc bổ.
+ Nêu độ cao của các chữ cái?
+ Khoảng cách giữa các chữ cách nhau như thế nào?
- Yêu cầu HS tập viết bảng con: 
Thể dục
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế, chú ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 
- Viết chữ Th: 1 dòng
- Viết chữ L: 1 dòng.
- Viết tên riêng Thăng Long: 2 dòng
- Viết câu ứng dụng: 7 lần.
- Viết chữ nghiêng tên riêng 
Thăng Long: 3 dòng
- Cho HS quan sát vở viết mẫu của GV.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV theo dõi.
4. Nhận xét bài:
- GV thu 5 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Chữ hoa T gồm mấy nét, cao mấy li, rộng mấy li?
- Dặn dò HS tập viết lại ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 29
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
+ HS nêu: T(Th) , L
- HS quan sát chữ mẫu.
+ Chữ T cao 2,5 li , gồm 3 nét: nét 1 nét cong trái nhỏ, nét 2 là nét lượn ngang, nét 3 là nét cong trái to.
 + Đặt bút giữa đường kẻ ngang 2 và 3 dừng bút giữa ĐK 1 và 2. 
- HS quan sát.
- 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- 2HS đọc từ ứng dụng.
+ Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn) đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư (vùng đất này thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (nay là Hà Nội), Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long
- HS theo dõi hướng dẫn.
- HS viết bảng con 
- 2 HS đọc.
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. 
- HS nêu:
+ Cao 2,5 li: T, b, h, g 
 Cao 2 li: d
 Cao 1,5 li: t 
 Cao 1 li: các chữ còn lại.
+ Khoảng cách giữa các chữ cách nhau 1 con chữ 0.
- Lớp viết bảng con. 2 HS viết bảng lớp. 
- HS mở vở, ngồi đúng tư thế.
 - Lắng nghe.
 Th 
 L 
 Thăng Long 
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. Thăng Long 
- HS quan sát vở mẫu của GV.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- HS theo dõi nhận xét của GV.
- 5 HS nộp vở.
- Lắng nghe.
- 1HS nêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
TOÁN
Tiết 139: 
DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết được: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện diện tích của một hình và cách so sánh diện tích các hình bằng trực quan.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ và các hình minh họa bằng bìa cho các Ví dụ 1,2,3 và các bài tập trong SGK.
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
4’
1’
10’
6’
8’
8’
2’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Tìm x: x + 1234 = 4567
 x : 7 = 1092
- Kiểm tra VBT, nhận xét bài làm ở nhà.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- Gv giới thiệu nội dung bài mới.
2. Giới thiệu biểu tượng về diện tích:
Ví dụ 1: GV đặt miếng bìa hình chữ nhật nằm trọn trong miếng bìa hình tròn và hỏi:
+ Nhận xét về hình chữ nhật và hình tròn?
- GV chỉ vào hình và giới thiệu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn
Ví dụ 2: GV gắn hai hình A và B lên bảng, + Hãy đếm số ô vuông ở mỗi hình và nhận xét về diện tích của 2hình đó?
 A B
Ví dụ 3: Giới thiệu tương tự: GV gắn hình P, M, N lên bảng, yêu cầu HS nhận xét
+ Em có nhận xét gì về diện tích hình P với diện tích hình M, N?
M
N
 P
3. Luyện tập:
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
Gợi ý: Hình tam giác ABC nằm gọn trong hình tứ giác ABCD nên: Diện tích Hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD. 
- Yêu cầu thảo luận nhóm bàn.
- Tổ chức nhận xét 
Củng cố: Biểu tượng về diện tích một hình.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
Lưu ý: Quan sát kĩ 2 hình P và Q để trả lời câu hỏi.
- Tổ chức nhận xét 
 P Q
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV minh họa bài toán qua miếng bìa hình vuông B (gồm 9 ô vuông bằng nhau), cắt theo đường chéo của nó để được hai tam giác, sau đó ghép thành hinh A. Yêu cầu HS nhận xét diện tích hình A và diện tích hình B?
+ Bài 2, 3 củng cố kiến thức gì?
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.	
- Dặn HS về làm bài ở VBT.
 Chuẩn bị bài sau: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông.
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp.
x + 1234 = 4567
 x = 4567 - 1234
 x = 3333
x : 7 = 1092
 x = 1092 7
 x = 7674
- HS đọc lần lượt bài 2, 3,4.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS ghi tên bài vào vở.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_28_pham_mai_chi.doc