Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Lệ Thủy

Toán

TIẾT 131: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được các hàng chục nghìn,hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).

3. Thái độ:

- Giáo dục HS chăm học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Các tấm bìa mỗi tấm có ghi số: 10 000, 1000, 100. Giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

+ Trong các số sau số nào là số lớn nhất:

A. 8572 B. 7852

C. 7285 D. 8752

- Lớp theo dõi nhận xét.

- GV nhận xét đánh giá.

 

doc 30 trang linhnguyen 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Lệ Thủy

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 - Dương Thị Lệ Thủy
trước đã học ?
- Yêu cầu mỗi em đều phải đóng vai lớp trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. 
- Theo dõi, nhận xét tuyên dương những em báo cáo đầy đủ rõ ràng. 
- 1 em đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
- Một em đọc lại mẫu báo cáo đã học.
+ Người báo cáo là chi đội trưởng. Người nhận báo cáo là thầy cô phụ trách. Nội dung: Xây dựng chi đội mạnh .
- Lần lượt từng em đóng vai chi đội trưởng lên báo cáo trước lớp.
- Lớp nhận xét chọn những bạn báo cáo hay và đúng trọng tâm.
HĐ 4: Đọc thêm: Người trí thức yêu nước
(7 phút)
- Hướng dẫn đọc bài: + Người trí thức yêu nước
- GV hướng dẫn HS đọc bài cá nhân, 
- Lớp đọc đồng thanh
- Nhận xét HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe.
- Nắm và hiểu được nội dung bài
4. Củng cố: (2 phút)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 	
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 21 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng:
Toán
Đ/C Hảo soạn giảng
Chính tả
Đ/C Hảo soạn giảng
Thủ công
Đ/C Hoàng Hương soạn giảng
Thủ công
Đ/C Hoàng Hương soạn giảng
Buổi chiều: 
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY 
Tin học
GV CHUYÊN DẠY 
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY 
Ngày soạn: 20/3/2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 133 : CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức:
- HS nắm được các số có 5 CS trường hợp (chữ số hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có 5 chữ số).
 2. KĨ năng: 
- Biết đọc viết các số có 5 chữ số dạng nêu trên.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số. Luyện ghép hình.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS thích học toán.
II. CHUẨN BỊ 
1.Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ, SGK. 
2.Chuẩn bị của học sinh: - SGK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV đọc, gọi hai em lên bảng viết các số có 5 chữ số: 53 162; 63 211; 97 145
- Lớp viết bảng con các số. Hai em lên bảng viết các số có 5 chữ số.
- GV nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Các số 5 chữ số ( có chữ số 0)
(10 phút)
* Giới thiệu các số 5 chữ số (có chữ số 0).
- Kẻ lên bảng như sách giáo khoa, hướng dẫn HS điền vào các cột trong bảng.
- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét và tự viết số vào bảng con.
- Yêu cầu nhìn vào số mới viết để đọc số.
- Tương tự yêu cầu điền và viết, đọc các số còn lại trong bảng.
- Nhận xét về cách đọc, cách viết viết của HS.
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi hướng dẫn để viết và đọc các số. 
- Ta viết số 3 chục nghìn 0 nghìn 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị: 30 000 
- Đọc: Ba mươi nghìn.
- Ba chục nghìn,0 nghìn 0 trăm 0 chục và 5 đơn vị. 30 005. Ba mươi ngìn không trăm linh năm.
- 3 em đọc lại các số trên bảng.
HĐ 3:
Luyện tập
(20 phút)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng đã kẻ sẵn như SGK lên bảng. 
Viết số
Đọc số
86030
Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi 
62300
Năm mươi tám nghìn sáu trăm linh một 
42 980
Bảy mươi nghìn không trăm ba mươi mốt 
60 002
- Yêu cầu lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc và viết số vừa tìm được.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời 2HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như BT2.
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện xếp hình.
- Mời một em lên thực hành ghép hình trên bảng.
- GV nhận xét đánh giá.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát điền số hoặc đọc các số trong bảng.
- Lần lượt từng em lên bảng điền vào từng cột.
Viết số
Đọc số
86030
Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi 
62300
Sáu mươi hai nghìn ba trăm
58 601
Năm mươi tám nghìn sáu trăm linh một 
42 980
Bốn mươi hai nghìn chín trăm tám mươi
70 031
Bảy mươi nghìn không trăm ba mươi mốt 
60 002
sáu mươi nghìn không trăm linh hai
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm vào vở. 
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: 
a/ 18 301 ; 18 302 ; 18 303 ; 18 304 ; 18305 
b/ 32 606 ; 32 607 ; 32 608 ; 32 609;
 32 610
- Cả lớp đọc yêu cầu của BT, quan sát để tìm ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm.
- 3 em lên bảng chữa bài, lớp theo dõi bổ sung:
a) 18000; 19000; 20000; 21000; 22000; 23000
b) 47000; 47100; 47200; 47300; 47400; 47500
c) 56300; 56310; 56320; 56330; 56340; 56350
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hành xếp ghép hình.
- 1 HS lên bảng xếp.
- Cả lớp nhận xét bài bạn.
4. Củng cố: (3 phút)
- Gọi HS đọc các số: 32 505; 30 050; 40003. (3 em đọc các số trên bảng.)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tập viết và đọc số có 5 chữ số. Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)
ĐỌC THÊM: EM VẼ BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Kiểm tra học thuộc lòng: Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng các bài học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
2. Kĩ năng: - Luyện tập viết báo cáo: Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3 học sinh viết lại báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn rõ ràng, đúng mẫu SGK.Viết báo cáo về một trong ba nội dung: Về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.
3. Thái độ: - Giáo dục HS chăm học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: - 7 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 19 - 26.
 - Bản phô tô mẫu báo cáo đủ phát cho mỗi em một tờ.
2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài. 
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng
(8 phút)
- Kiểm tra số HS trong lớp.
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
HĐ 3:
Luyện tập
(10 phút)
Bài tập 2: 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu báo cáo.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi trong SGK, đọc thầm về mẫu báo cáo đã học ở tiết 3.
- Nhắc nhở HS nhớ lại nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
- Yêu cầu cả lớp viết báo cáo vào vở.
- Gọi một số HS đọc lại báo cáo đã hoàn chỉnh. 
- GV cùng lớp bình chọn những báo cáo viết tốt nhất.
- 2 em đọc yêu cầu bài và mẫu báo cáo.
- Cả lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.
- HS chú ý lắng nghe.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 4 - 5 em đọc bài viết của mình trước lớp.
- Lớp nhận xét chọn báo cáo đầy đủ và tốt nhất. 
HĐ 4:
Đọc thêm
(10 phút)
Bài: Em vẽ Bác Hồ (43)
a. Luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp mỗi hs 1 câu
- GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó: vờn, quàng.
? Bài gồm mấy khổ?
 - Yêu cầu HS đọc từng khổ trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
? Bác Hồ trong bức tranh của bạn nhỏ như nào ?
? Em biết những hình ảnh, tượng , bài hát nào về Bác Hồ?
? Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì?
- Đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu.(2 dòng thơ)
- Đọc từ khó
- Bài gồm 3 khổ
- Đọc từng khổ
- Đọc phần chú giải.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
- Trán Bác cao, râu vờn nhè nhẹ, Bác bế 2 bạn nhỏ trên tay một bên bế bé trong Nam, 1 bên bế bé ngoài Bắc. Vây quanh là các bạn thiếu nhi.
- HS nêu và trình bày.
- Bác Hồ rất quan tâm tới các cháu thiếu niên nhi đồng.
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
 ĐỌC THÊM BÀI: MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG TÂY
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng: Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng các bài học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 26.
2. Kĩ năng: - Viết đúng âm vần dễ lẫn trong đoạn văn.
3. Thái độ: - Giáo dục HS chăm học. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- 7 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 19 - 26.
- 3 tờ phiếu phô tô ô chữ.
2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Kiểm tra tập đọc, HTL
(8 phút)
- Kiểm tra số HS trong lớp.
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
HĐ 3:
Luyện tập
(10 phút)
Bài tập 2: 
- Mời một em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu lớp thực hiện làm bài vào vở.
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng.
- Mời 3 nhóm lên bảng chơi tiếp sức. 
- Yêu cầu đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp.
- Một em nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Các từ cần điền là : rét, buốt, ngất, lá, trước, nào, lại, chưng, biết, làng, tay.
- Hai em đọc lại đoạn văn vừa điền xong. 
- Nộp một số bài cho GV nhận xét.
HĐ 4:
Đọc thêm
(10 phút)
Bài: Mặt trời mọc đằng tây (52)
a. Luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu
- GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó: pu- skin.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu
- Đọc phần chú giải.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
4. Củng cố: (2 phút)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc có yêu cầu HTL đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Ngày soạn: 20/3/2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 134 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Biết cách đọc viết các số có 5 chữ số(trong 5 chữ số đó có chữ số là số 0). 
2. Kĩ năng: - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số.
 - Làm tính với số tròn nghìn tròn trăm.
3. Thái độ: - Giáo dục HS thích chăm học .
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ kẻ bài tập 1, 2. Giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 3 em lên bảng làm bài tập: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 16 302 ; 16 303 : ... ; ... ; ... ; 16 307 ; ... 
b) 35 000 ; 35 100 ; 35 200 ; ... ; ... ; ... ; ...
c) 92 999 ; ... ; 93 001 ; ... ; ... ; 93 004 ; ... 
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Luyện tập
(28 phút)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và mẫu rồi tự làm bài.
- Treo bảng phụ đã kẻ sẵn BT1 lên bảng.
- Gọi lần lượt từng em lên điền cách đọc số vào các cột và kết hợp đọc số.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi một em nêu yêu cầu của bài. 
- Hướng dẫn cả lớp làm mẫu một hàng trong bảng. 
- Yêu cầu HS tự làm các hàng còn lại. 
- Gọi lần lượt từng em lên viết các số vào từng hàng trong bảng.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi một em nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS nối số thích hợp ứng với mỗi vạch.
 - Gọi lần lượt từng em lên nối các số vào mỗi vạch thích hợp.
- GV nhận xét đánh giá
Bài 4:
- Gọi một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Gọi một em nêu lại cách nhẩm các số có 4 chữ số tròn nghìn.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét vở 1 số em, chữa bài. 
- Cả lớp tự làm bài.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 
Viết số
Đọc số
16 305
mười sáu nghìn ba trăm linh năm
16 500
mười sáu nghìn năm trăm
62 007
sáu mươi hai nghìn không trăm linh bảy
62 070
Sáu mươi hai nghìn không trăm bảy mươi
71 010
 bảy mốt nghìn không trăm bảy mươi
71 001
bảy mốt nghìn không trăm linh một
- Một em đọc yêu cầu.
- Thực hiện làm chung hàng thứ nhất.
- Cả lớp tự làm các hàng còn lại.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
+ Tám mươi bảy nghìn một trăm linh năm : 87105
+ Tám mươi bảy nghìn một tăm linh một 87101 
+ Tám mươi bảy nghìn năm trăm : 87 500
+ Tám mươi bảy nghìn: 87 000
 - Một em đọc yêu cầu.
- HS thực hiện
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn làm
- Một em đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: 
 4000 + 500 = 4500 
 6500 – 500 = 6000
 4000 – (2000 – 1000) = 3000
 300 + 2000 x 2 = 4300
 (8000 – 4000) x 2 = 8000
4. Củng cố: (2 phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi viết số nhanh.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị bài sau “Số 100 000 - Luyện tập”
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập viết
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7)
ĐỌC THÊM: NGÀY HỘI RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Kiểm tra học thuộc lòng: Yêu cầu như tiết 5.
2. Kĩ năng: - Luyện viết đúng các chữ có âm đầu, vần dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương: uôt/ uôc; ât/ âc; iêt/ iêc; ai/ ay).
3. Thái độ: - Yêu thích học tập.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: - 7 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 19 - 26.
 - 3 tờ phiếu viết nội dung BT2.
2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Kiểm tra tập đọc, HTL
(13 phút)
- Kiểm tra số HS còn lại trong lớp.
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
HĐ 3:
Luyện tập
(15 phút)
Bài tập 2: 
- Mời một em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu quan sát ô chữ và tự làm vào VBT.
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 7 em) lên thi điền vào ô chữ bằng hình thức tiếp sức và em cuối cùng đọc lại từ mới xuất hiện.
- Nhận xét bình chọn nhóm điền đúng và nhanh nhất 
- Một em đọc yêu cầu bài tập: Giải ô chữ 
- Lớp quan sát ô chữ và làm bài cá nhân.
- 3 nhóm lên bảng điền nhanh và điền đúng các chữ vào ô trống. Em thứ 7 đọc lại từ mới xuất hiện. 
 “ PHÁT MINH”
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố: (2 phút)
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà ôn lại các bài Tập đọc, Tập làm văn đã học. 
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tin học
GV CHUYÊN DẠY
Chính tả 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Kiểm tra đọc - Hiểu các bài tập đọc từ tuần 19 – 26 và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung của các bài đọc.
2. Kĩ năng: - HS dựa vào một bài tập đọc cho sẵn để chọn được câu trả lời cho thích hợp.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giấy kiểm tra có sẵn cho tất cả HS trong lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Bút mực, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
A - Đọc thầm: 
Suối
Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.
Từ lòng khe hẹp thung xa
Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
Em đi cùng suối, suối ơi
Lên non gặp thác, xuống đồi gặp sông.
B - Dựa vào nội dung bài thơ, chọn câu trả lời thích hợp:
1. Suối do đâu mà thành ?
a, Do sông tạo thành.
b, Do biên rtạo thành.
c, Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.
2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
a, Nhiều suối hợp thàng sông, nhiều sông hợp thành biển.
b, Suối và sông là bạn của nhau.
c, Suối, sông và biển là bạn của nhau.
3. Trong câu Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây, sự vật nào được nhân hoá?
a, Mây.
b, Mưa bụi.
c, Bụi.
4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá ?
a, Suối, sông.
b, Sông, biển.
c, Suối, biển.
5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào ?
a, Tả suối bằng những từ ngữ chỉ ngưòi, chỉ hoạt động, đặc điểm của n

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_27_duong_thi_le_thuy.doc