Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Vũ Thị Hường

Tập đọc – kể chuyện

Tiết 76 + 77: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. MỤC TIÊU:

+ Tập đọc:

- Ngắt, nghỉ hơi đằng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Hằng năm, vào mùa xuân. nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn ông.

+ Kể chuyện:

- Dựa vào tranh minh họa đặt tên và kể lại được từng đoạn truyện kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

- Có ý thức học.

 

doc 90 trang linhnguyen 24/10/2022 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Vũ Thị Hường
 con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo, Có con có vây cứng nhưng có vây lại rất mềm như cá vàng.
B. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp (12')
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá 
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Nêu ích lợi của cá?
+ Người ta chế biến cá bằng cách nào?
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết. 
 Kết luận: 
- Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ?
- Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.
C. Củng cố – Dặn dò: (4') 
+ Kể tên các loại cá em biết? 
+ Cá gồm có các bộ phận nào? 
+ Ăn cá có lợi gì? 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Chim
- Là những con vật không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Cá chép, cá thu, cá rô
- Cá gồm có các bộ phận: Đầu, mình, đuôi, vây. 
- Cá loại cá khác nhau có độ lớn khác nhau. 
- Bên ngoài thường có lớp vây bảo vệ
- Có xương
- Cá sống dưới nước: ao, hồ, biển..
- Chúng thở bằng mang, di chuyển bằng vây. 
- Nước ở ao hồ là nước ngọt.
- Nước biển có vị mặn.
- Khác nhau về hình dáng, màu sắc.
- Giống: Đều sống dưới nước, đều có xương sống.
- HS lắng nghe
- Phần lớn cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Cá heo nuôi để biểu diễn xiếc.
- Cá cảnh nuối để bắt bọ gậy.
- Gan cá chế biến làm thuốc chữa bệnh.
- Rán, nấu, kho, luộc, hấp, làm mắm, phơi khô, đóng hộp xuất khẩu, ướp lạnh
- Không dùng mìn để đánh bắt cá gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn cá.
- HS nêu 
- Cá gồm có các bộ phận: Đầu, mình, đuôi, vây.
- Ăn cá cung cấp nhiều chất đạm rất tốt cho sức khỏe. 
 RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................
Tập làm văn
Tiết 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Kể về một ngày hội em biết. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý; lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
- Rèn kỹ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tư duy sáng tạo.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu.
- Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
III. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng.......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Yêu cầu học sinh nói về quang cảnh hội chơi đu hoặc đua thuyền.
- Nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Nội dung: 
Bài 1: (12’)
1. Kể về một ngày hội mà em biết
+ Bài yêu cầu gì?
+ Em chọn kể về ngày hội nào?
- Hội đua voi, đua thuyền, hội vật, chọi trâu, thả diều, hội Lim,...
+ Hội được tổ chức khi nào? ở đâu?
- Hội được tổ chức tại đền Cửa ông vào dịp đầu xuân năm mới.
+ Mọi người đi xem hội như thế nào?
- Đến ngày hội mọi người ở khắp nơi đổ về.
+ Hội bắt đầu bằng hoạt động gì?
- Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng.
+ Hội có những trò gì vui?
- Trong hội có rất nhiều trò chơi như: hát quan họ, đua thuyền, chơi cờ người, chọi chim,... 
+ Cảm tưởng của em về ngày hội? 
- Em cảm thấy rất vui khi được đi xem hội. Năm nào em cũng mong sớm đến ngày hội để được xem nhiều trò chơi lí thú và bổ ích. 
- Yêu cầu 1 học sinh kể mẫu theo 6 gợi ý 
- Nhận xét 
Bài 2: (14’)
2.Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Gọi HS đọc bài viết
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn viết hay, hấp dẫn người nghe.
một đoạn văn ( Khoảng 5 câu ) 
 Quê em có hội đền Cửa ông, hội được tổ chức vào ngày 3 tháng 2 âm lịch hàng năm, sau ngày tết. Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về. Ở những khoảng sân rộng, từng đám đông tụ họp xem đấu cờ, đấu vật, chọi gà, kéo co Dưới hồ, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp. Trên mỗi chiếc thuyền có khoảng gần 2 chục tay đua với những mài chèo lao đi vun vút để mang lại chiến thắng về cho đội mình. Hội đền Cửa ông thật đông vui. Em rất thích hội này, em cũng mong sớm đến ngày mở hội để được xem nhiều trò chơi lí thú và bổ ích.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Khi viết đoạn văn em cần chú ý gì? 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Câu đầu đoạn phải viết lùi vào 1 ô? Viết hết câu phải chấm câu. Chữ cái đầu câu phải viết hoa 
RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo dục kĩ năng sống
chñ ®Ò 6 : KÜ n¨ng qu¶n lÝ thêi gian (TiÕt 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Qua bài Hs biết làm việc đúng giờ, biết lập thời gian biểu của mình trong ngày, trong 3 ngày. 
2. Kĩ năng: 
 - BT cần làm: Bài 1,4.
3. Thái độ: 
- Gi¸o dục HS cã ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học. 
II. CHUẨN BỊ:	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Ổn định tổ chức: 	Sĩ số: 	35 Vắng:.....
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
+ Hãy kể những việc em đã làm đúng giờ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn HS: (16’)
a. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (BT1).
- HS đọc yêu cầu của BT1.
- Nêu yêu cầu của bài?
- HS làm bài sau đó trình bày bài làm của mình.
+ Khi em làm việc đúng giờ em thấy có vui không? Hiệu quả làm việc ra sao?
+ Khi không làm việc đúng giờ em thấy thế nào?
- Khi làm việc đúng giờ, chúng ta sẽ làm việc tốt hơn , hiệu quả công việc cao hơn và trong lòng thấy vui hơn.
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (BT4).
- HS đọc yêu cầu của BT4.
- GV hướng dẫn HS làm.
- Hs tự suy nghĩ và lập một thời gian biểu cho mình trong ngày, trong 3 ngày.
- GV giúp đỡ HS.
- Gọi vài HS đọc thời gian biểu của mình trước lớp.
- GV cùng HS phân tích kĩ từng thời gian biểu của HS, tìm ra điểm hợp lí, điểm chưa hợp lí cần chỉnh sửa.
- Trao đổi: + Khi làm việc đúng giờ, em thấy thế nào?
 + Khi làm việc đúng giờ, em làm việc có tốt hơn không? Con người có thấy thoải mái hơn không?
- HS liên hệ: ý 2 của bài giao về nhà thực hiện, báo cáo kết quả cho GVCN vào bài sau.
KL: Ghi nhớ/25(SGK).
C. Củng cố - Dặn dò: (1’)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- DÆn chuÈn bÞ bµi sau
- 3 HS kÓ trưíc líp
- 3 HS đọc yêu cầu của BT1
- Hãy đánh dấu + vào ô trống bên cạnh những việc em đã thực hiện đúng giờ.
- HS làm bài và trình bày bài làm của mình.
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu của BT4.
- HS tự suy nghĩ và lập một thời gian biểu cho mình trong ngày, trong 3 ngày.
- HS đọc thời gian biểu của mình trước lớp.
- HS trả lời
- Vài HS đọc Ghi nhớ/25(SGK
Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều dù bạn là một học sinh giỏi hay học sinh kém. Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách sử dụng và quản lí thời gian.
- HS trả lời
RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh nhận ra được ưu, khuyết điểm trong tuần để có hướng khắc phục 
- Rèn tính tự quản. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác, tinh thần tập thể. Giáo dục kĩ năng sống cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn đinh tổ chức lớp: (1’)
2. Nhận xét: 
- Cán sự lớp nhận xét.
- GV nhận xét :
+ Ưu điểm:
 - Đi học đúng giờ.
 - Hoạt động giữa giờ tương đối tốt.
 - Một số học sinh có ý thức học tương đối tốt.
+ Hạn chế:
 - Sự chuẩn bị bài ở nhà chưa chu đáo.
 - Vệ sinh cá nhân chưa gọn.
3. Phương hướng tuần tới 
- Chuẩn bị bài vở đầy đủ cho môn học.
- Thi đua học tập để chuẩn bị ôn tập giữa kì II.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 52: CÁ 
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
1. Kiến thức: 
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
- Nêu được ích lợi của cá.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt được các loại cá. 
3. Thái độ: 
- Thích ăn cá. 
* GDBVMT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
* Sử dung PPBTNB cho hoạt động 1.
II. CHUẨN BỊ:
Các hình trang 100, 101 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số: 35 vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
Tôm và cua 
+Tôm, cua có đặc điểm gì giống nhau?
+ Nêu ích lợi của tôm và cua? 
- Nhận xét. 
2. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Cá 
2. Nội dung: 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài của cá
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá.
Cách tiến hành:
- HS thảo luận cặp đôi: (5') 
+ Kể tên một số loài cá mà mình biết? 
- Yêu cầu đại diện cặp 1 hỏi, 1 trả lời.
- GV hỏi thêm:
+ Nước ở ao hồ là nước ngọt hay nước mặn?
+ Nước biển có vị gì?
GV chốt: Có loài cá sống ở nước ngọt như ao, hồ, suối, có loài cá sống ở nước mặn như biển. Cũng có loài cá sống ở vùng nước nợ là nơi tiếp giáp giữa sông và biển.
- Chúng ta vừa tìm hiểu về môi trường sống của cá. Nhiệm vụ tiếp theo là mô tả đặc điểm bên ngoài của cá bằng cách vẽ ra giấy, tô màu và ghi chú các bộ phận của con cá mà con thích. ( PPBTNB) 
- Gọi đại diện HS vẽ xong lên bảng dán bài vẽ.
- Qua phần các bạn vừa trình bày con có thắc mắc gì không? ( GV ghi thắc mắc của HS lên bảng).
- Con sẽ giải quyết những thắc mắc đó bằng cách nào?
- Theo con trong tiết học này cô trò mình sẽ giải quyết những thắc mắc đó bằng cách nào là hợp lí nhất?
- GV cho HS quan sát con cá bơi trong lọ thủy tinh. ( Hoặc vi deo trên màn hình) 
- Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi và ghi vào phiếu học tập: (10')
 + Cá là động vật có xương sống không?
 + Cá sống ở đâu?
+Cá thở bằng gì và di chyển được nhờ bộ phận nào?
 + Bên ngoài cơ thể của những con cá thường có gì bảo vệ?
 + Màu sắc, hình dạng của cá có giống nhau không?
 * Đố bạn nào biết cá có điểm gì khác nhau? 
-Giáo viên giảng thêm: ( Cho HS xem hình ảnh minh họa) Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng ; có cá màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng ; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen ; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng. Có con mình tròn như cá vàng ; có con dài như cá chuối, lươn ; có con trông như quả trám như cá chim ; có con trông giống cái diều như cá đuối ; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo, Có con có vây cứng nhưng có vây lại rất mềm như cá vàng.
* Ngoài điểm khác nhau đó, cá có điểm gì giống nhau? ( GV ghi bảng nội dung chính)
® Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây
-Phần kết luận này đã giải đáp những thắc mắc gì? ( GV đánh dấu vào những thắc mắc ghi lúc trước)
- Cô trò mình vừa giải đáp những thắc mắc, thắc mắc đó có giống kết lận trong sách giáo khoa không? Cả lớp mở SGK đối chứng xem có giống kết luận trong sách không. 
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp (8')
a.Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá 
b.Cách tiến hành:
-Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Nêu ích lợi của cá ?
-Người ta chế biến cá bằng cách nào?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết. 
 Kết luận: 
+Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
+Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
-GV hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ?
* Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.
D.Nhận xét – Dặn dò : (2') 
-GV nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về các loài cá cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt cá, chế biến cá.
-Chuẩn bị bài : Chim
- Là những con vật không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Cá chép, cá thu, cá rô
- Nước ở ao hồ là nước ngọt.
- Nước biển có vị mặn.
-Học sinh vẽ ra giấy. 
- HS mô tả đặc điểm bên ngoài của cá: Cá gồm mấy phần, là những phần nào?
Ví dụ:
 + Cá gồm có ba phần đó là đầu, mình và đuôi.Đầu cá có mắt, miệng, mang. Mình cá thường có vảy , vây và đuôi.
+ Tại sao mang và mồm cá lúc thì mở ra, lúc thì khép lại.
+ Tại sao cá có con to, con nhỏ.
+ Tại sao bạn thì vẽ trên mình cá có những nét kẻ xiên chéo nhau.
+ Tại sao có bạn vẽ cá màu hồng, có bạn vẽ cá màu trắng, có bạn vã có những khoang chấm đen, chấm trắng
-Tra mạng, hỏi bố mẹ, nghiên cứu sách vở nói về loài cá,quan sát vật thật 
- Quan sát vật thật.
-HS quan sát.
- Cá là động vật có xương sống.
- Cá sống ở dưới nước.
+ Cá thở bằng mang và di chuyển bằng vây và đuôi.
- Bên ngoài con cá thường có lớp vảy để bảo vệ.
-Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng ; có cá màu sắc sặc sỡ, có con màu vàng
- Khác nhau về hình dáng, màu sắc.
+ Giống: Đều sống dưới nước, đều có xương sống.
- HS lắng nghe
- Cá nói chung rất hiền song có loài cá hung dữ như cá mập ăn thịt người.Chúng giống nhau là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Mang luôn mở ra rồi khép lại. Khi cá thở mang và mồm cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra. Cá bơi bằng vây và đuôi. Đuôi như bành lái, vây như mái chèo giúp cá di chuyển dễ dàng trong nước. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây. Cũng có loài cá không có vảy như cá trê, cá đuối, cá heo 
- HS mở SGK đọc phần kết luận.
-Học sinh trả lời theo suy nghĩ. 
-Phần lớn cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Cá heo nuôi để biểu diễn xiếc.
- Cá cảnh nuối để bắt bọ gậy.
- Gan cá chế biến làm thuốc chữa bệnh.
- Rán, nấu, kho, luộc, hấp, làm mắm, phơi khô, đóng hộp xuất khẩu, ướp lạnh
- Không dùng mìn để đánh bắt cá gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn cá.
 RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
 TUẦN 27
Ngày soạn: 14 – 3 – 2015
Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2015
Tập đọc – kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1 + 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học. Trả lời được câu hỏi về nội dung học.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện: Quả táo theo tranh (sgk ); Biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động .
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: phiểu bốc thăm bài đọc, 
- HS: vở ghi, VBT.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
Ổn định tổ chức lớp: 1’
	 sĩ số: 34 vắng:................
TIẾT 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc bài: Rước đèn ông sao:
+ Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào?
+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
- Nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1’) Ôn tập giữa kì II.
b. Nội dung:
- Học sinh đọc bài:
- Một quả bưởi có khía thành 8 cánh hoa, mỗi cánh hoa cài 1 quả ổi chín, để bên cạnh 1 nải chuối ngự và bó mía tím.
- Làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng trốnc những tua giấy đủ màu sắc. trên đỉnh ngôi sao căm 3 lá cờ con.
* Kiểm tra đọc: 13’
- GV gọi học sinh lên bắt thăm phiếu thăm. 
- Học sinh lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị trong thời gian là 4 phút 
- GV gọi lần lượt từng học sinh lên đọc bài 
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung của phiếu bắt thăm .
- GV theo dõi – Nhận xét 
- Nội dung phiếu đọc: 
1. Bài: Hai Bà Trưng: 
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với đất nước ta?
- Chúng bắt nhân ta lên rùng săn thú lạ, xuống biẻn mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng ... 
+ Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? 
- Hai Bà Trưng mặc áo giáp phục thật đẹp bước lên bành voi, đoàn quân rừng rùng lên đường... 
2. Bài: Bộ đội về làng: 
+ Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về?
- Mái ấm nhà vui
 Tiếng hát câu cười
 Rộn ràng xóm nhỏ.
+ Nhừng hình ảnh nào nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng với bộ đội?
- Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau 
 Mẹ già bịn rịn áo nâu
 Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
3. Bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội.
+ Bản báo cáo gồm những nội dung gì?
- Nhận xét các mặt:
+ Học tập 
+ Lao động
+ Các hoạt động khác
- Đề nghi khen thưởng .
* Bài tập: 
Bài 2: 12’
+ Bài yêu cầu gì? 
 Câu chuyện kể trong các bức tranh dưới đây có tên là quả táo. Em hãy kể lại câu chuyện ấy, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện.
+ Nêu nội dung tranh 1?
+ Tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Thỏ nhờ quạ hái hộ quả táo. Quả táo rơi đúng người nhím làm nhím sợ bỏ chạy. 
- Thỏ chạy theo và xin lại quả táo. 
+ Nêu cảnh trong tranh 3?
- Cả 3 con đều nhận quả táo đó là của mình.
+ Nêu nội dung tranh 4 và tranh 5?
- Bác gấu đi chơi hỏi chuyện. 
- Bác gấu phân giải và chia phần cho mọi người.
+ Sử dụng phép nhân hóa để kể lại câu chuyện là thế nào?
- Làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm 
- Các nhóm kể phân vai - Đại diện nhóm lên kể trước lớp
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng
lên nhìn, bỗng thấy 1 quả táo. Nó nhảy lên định hái táo nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ở cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá bèn cất tiếng ngọt ngào:Anh quạ ơi! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với!
+ Tranh 2: nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi cắm
chặt vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím,
Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo gọi:
- Chị Nhím đừng sợ ! quả táo của tôi rơi đấy! Cho tôi xin quả táo nào!
+ Tranh 3: Nghe thỏ nói vậy, Nhím hết sợ, dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và quạ cùng tới nơi. Cả ba đều nhận quả táo là của 
mình. Thỏ quả quyết: " Tôi nhìn thấy quả táo trước ". Quạ khăng khăng: " Nhưng 
tôi là người đã hái táo. Còn Nhím bảo: 
Chính tôi mới là người bắt được quả táo. Ba con vật chẳng ai chịu ai.
- GV theo dõi nhận xét và tuyên dương những nhóm kể tốt .
+ Tranh 4: Ba con vật cãi nhau mãi. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
- Có chuyện gì thế các cháu?
 Thỏ, Quạ và Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
4. Củng cố kiến thức: 2’
+ Thế nào là nhân hoá ?
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
- Là gọi và tả bằng những từ ngữ vốn để tả, gọi người.
TIẾT 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Kiểm tra đọc: 15’
- GV gọi học sinh lên bắt thăm phiếu: 
- Học sinh lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị trong thời gian là 4 phút 
- GV gọi lần lượt từng học sinh lên đọc bài 
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung của phiếu bắt thăm.
- GV theo dõi - Nhận xét 
- Nội dung phiếu đọc: 
1. Bài: Ở lại với chiến khu:
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_26_vu_thi_huong.doc