Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Phạm Mai Chi
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
Tiết 70; 71:
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh,.
- Hiểu nội dung truyện: Chử Đồng tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó.
- Kể chuyện: Dựa vào tranh minh hoạ đặt tên và kể lại được từng đoạn truyện. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
2. Kĩ năng:
a. Tập đọc:
- Rèn cho hs kĩ năng đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các tiếng khó: khóm lau, hiển linh, nô nức, lễ hội, Chử Đồng Tử,
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn chuyện, rèn đọc diễn cảm toàn bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 26 - Phạm Mai Chi
đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS dựa vào bảng đọc số cây của từng lớp. - Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thống kê sau đó trả lời câu hỏi trong SGK. - Tổ chức nhận xét. - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng. a) Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng được ít cây nhất? + Nêu tên các lớp theo thứ tự số cây trồng được từ ít nhất đến nhiều nhất? b) Hai lớp 3A và 3C trồng được tất cả bao nhiêu cây? + Cả 4 lớp trồng được bao nhiêu cây? c) Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A bao nhiêu cây và nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu cây? Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn tương tự bài 1, 2. - Yêu cầu Hs làm bài. - Tổ chức nhận xét, chữa bài (nếu có). - Gv nhận xét. a) Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại? b) Trong tháng 3, vải hoa bán được nhiều hơn vải trắng bao nhiêu mét? c) Mỗi tháng cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải hoa? + Bài 2, 3 củng cố kiến thức gì? D. Củng cố dặn dò: + Bảng thống kê số liệu có cấu tạo như thế nào? - VN học và hoàn thành VBT- 48. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc bài làm. - Lớp nhận xét. Bài 2: a) Dãy số trên có tất cả 9 số. Đáp án: C b) Số thứ tám trong dãy số là số 880. Đáp án : D - HS ghi tên bài vào vở. - HS quan sát và trả lời: - Bảng thống kê cho ta biết số con của ba gia đình. - Bảng có 2 hàng: hàng trên ghi tên các gia đình, hàng dưới ghi số con của mỗi gia đình. - Bảng có 4 cột. Cột thứ nhất ghi tên các gia đình và số con của mỗi gia đình, cột thứ hai ghi số con của gia đình cô Mai là 2 con, cột thứ 3 ghi số con của gia đình cô Lan là 1 con , cột thứ 4 ghi số con của gia đình cô Hồng là 2 con. - 2 hs đọc. 1. Đây là bảng thống kê số HSG của các lớp 3 ở một trường tiểu học: Lớp 3A 3B 3C 3D Số HSG 18 13 25 15 Dựa vào bảng số liệu trên hãy trả lời các câu hỏi sau: - 2HS đọc yêu cầu. - 1 hs đọc. - Nhiều Hs nói trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. - Lớp làm bài vào vở. a) Lớp 3B có 13 học sinh giỏi. Lớp 3D có 15 học sinh giỏi. b) Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A: 7học sinh giỏi (vì 25 - 18 = 7). - Làm tương tự như trên. c) Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất. Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất. 2. Đây là bảng thống kê số cây đã trồng được của các lớp khối 3: Lớp 3A 3B 3C 3D Số cây 40 25 45 28 Nhìn vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau: - 1 HS đọc bài. - 1 hs đọc. - Lớp làm bài vào vở. - 2 Hs hỏi đáp trước lớp. a) Lớp 3A trồng được nhiều cây nhất. Lớp 3B trồng được ít cây nhất. - Lớp 3B, 3D, 3A, 3C. b) Hai lớp 3A và 3C trồng được tất cả số cây là: 40 + 45 = 85 (cây). - Cả 4 lớp trồng được số cây là: 40 + 25 + 45 + 28 = 138 (cây) - Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A số cây là: 40 - 28 = 12 (cây) - Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B số cây là: 28 - 25 = 3 (cây) 3. Dưới đây là bảng thống kê số mét vải của một cửa hàng đã bán được trong 3 tháng đầu năm: Vải Tháng 1 2 3 Trắng 1240m 1040m 1475m Hoa 1875m 1140m 1575m Nhìn vào bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau: - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Lớp làm bài vở ôly. 1 hs làm bảng lớp. - 1 hs đọc bài làm. Nhận xét. a) Tháng 2 cửa hàng bán được: 1040m vải trắng và 1140m vải hoa. b) Tháng 3, vải hoa bán được nhiều vải trắng số mét là: 100m. Vì: 1575 - 1475 = 100 (m) c) Số mét vải hoa bán trong mỗi tháng là: Tháng 1 bán 1875m; Tháng 2 bán 1140m; Tháng 3 bán 1575m. Củng cố: Cách đọc và phân tích bảng thống kê số liệu. - Cấu tạo gồm các hàng và các cột tương ứng. Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: Bài 51: TÔM, CUA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. - Nêu được ích lợi của tôm, cua. 2. Kĩ năng: - Rèn cho hs chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của Tôm, cua một cách chính xác và nêu được ích lợi của tôm cua trong đời sống hàng ngày. 3. Thái độ - Giáo dục HS biết bảo vệ và chăm sóc Tôm, cua, có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG: - Gv: Sưu tầm tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt, chế biến tôm, cua,... - Hs: SGK, VBT, tranh ảnh sưu tầm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1' 4' 1' 15' 15' 2' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Nêu cấu tạo ngoài của côn trùng? + Kể tên một số loài côn trùng có lợi, có hại? - Gv nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: Giới thiệu bài: - Gv giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. 2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. + Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV cho HS làm việc theo nhóm: quan sát tranh (SGK/98,99): kết hợp quan sát các tranh ảnh mang đến lớp, thảo luận: + Nói về hình dạng, kích thước của con tôm, cua. + Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? + Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân? Chân chúng có gì đặc biệt? + Bước 2: Làm việc cả lớp: - Gv gọi Hs lên trình bày kết quả quan sát. Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt. 3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS thảo luận: + Tôm, cua sống ở đâu? + Nêu ích lợi của tôm, cua. + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết. Kết luận: + Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cho cơ thể con người. + Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận lợi để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. D. Củng cố - dặn dò: + Nêu đặc điểm của tôm, cua? + Nêu ích lợi của tôm, cua? + Em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ tôm, cua? - Thực hiện tốt nội dung bài vào thực tế cuộc sống. Làm bài (VBT). - Chuẩn bị bài sau: Cá. - Nhận xét giờ học. - 2; 3 Hs trả lời. Lớp nhận xét - Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh. - Côn trùng có lợi: Ong, tằm - Côn trùng có hại: Ruồi, muỗi.... - HS nghe và ghi tên bài vào vở. 1. Các bộ phận bên ngoài của tôm, cua. - HS quan sát hình trong SGK và thảo luận trong nhóm. - 2; 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. - Lớp nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động nhóm. 2. Ích lợi của tôm, cua. - HS nêu câu trả lời. - Lớp nhận xét Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 10/3/2014 Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014 Sĩ số: 36, Vắng: ...................................................... TẬP LÀM VĂN: Tiết 24: KỂ VỀ MỘT BUỔI LỄ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Ở TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý, lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu. 2. Kĩ năng: - Rèn cho hs kĩ năng quan sát, kể lại tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và trong ngày lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức khi tham gia lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Bảng phụ ghi các gợi ý. - Hs: vở ôly, VBT. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tg Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1' 4' 1' 10' 20' 2' A. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài viết kể về một lễ hội. - Gv nhận xét, đánh giá. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - Gv nêu yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - GV đưa một số gợi ý trên bảng phụ: + Buổi lễ chào cờ diễn ra ở đâu? Vào khi nào? + Những ai tham gia trong buổi lễ đó? + Trang phục, ý thức của mọi người tham gia buổi lễ chào cờ như thế nào? + Buổi lễ diễn ra như thế nào? + Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đó như thế nào ? - GV cho HS trả lời miệng các gợi ý. - Gọi Hs kể lại buổi lễ theo gợi ý. - Tổ chức cho Hs kể theo nhóm đôi. - Tổ chức nhận xét Bài tập 2: - Đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS viết vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Chấm chữa một số bài. Nhận xét. D. Củng cố, dặn dò : + Khi tham gia lễ chào cờ em cần có thái độ như thế nào? - Về nhà hoàn thành bài. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. - Nhận xét giờ học. - 2 hs đọc - Lớp lắng nghe, nhận xét. Kể về một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. - 1HS đọc yêu cầu bài tập. - HS quan sát và trả lời câu hỏi theo gợi ý. - Buổi lễ chào cờ diễn ra trên sân trường vào lúc 7 giờ sáng thứ hai hàng tuần. - Tất cả Gv và Hs toàn trường. - Mọi người tham gia buổi lễ chào cờ đều mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề, đứng nghiêm trang. - Phần nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca. Cô giáo trực ban nhận xét về tình hình học tập và nề nếp trong tuần. Cô TPT nhắc nhở ý thức chung của Hs và phổ biến thi đua của tuần tới. Cô hiệu trưởng phát biểu. - 1 HS giỏi kể. - Lớp nhận xét. - Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe. - 2, 3 Hs kể lại trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể đúng nội dung với giọng kể hay nhất. 2. Viết những điều vừa kể thành đoạn văn. - HS đọc và xác định yêu cầu. - HS thực hành viết. - Vài HS đọc trước lớp. Rút kinh nghiệm: TOÁN: Tiết 129: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs: - Củng cố cách đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY: - Gv: Bảng phụ. - Hs: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1' 4' 1' 8' 8' 8' 8' 2' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập (VBT-48) - Gv nhận xét, đánh giá. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu nội dung bài mới. 2. Hướng dẫn luyện tập: (SGK - 138) a) Thực hành lập bảng số liệu: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu gì? + Các số liệu đã cho có nội dung gì? + Nêu số thóc gia đình chị Út thu hoạch được từng năm? + Yêu cầu Hs quan sát bảng số liệu và nêu ô trống ở thứ nhất ta điền số nào? Vì sao? + Năm 2002 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? - Tương tự với các ô trống còn lại. - Tổ chức nhận xét (chữa bài nếu có). - Có thể hỏi thêm: + Trong ba năm đó, năm nào thu hoạch được nhiều thóc nhất? + Năm 2001 thu hoạch được ít hơn năm 2003 bao nhiêu ki-lô-gam thóc?... Củng cố: Cách lập bảng số liệu. b) Thực hành xử lí số liệu của một dãy: Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. + Bảng thống kê nội dung gì? + Bản Na trồng mấy loại cây? - Hướng dẫn mẫu: - Yêu cầu HS đọc kĩ bảng số liệu và trả lời câu hỏi b). - Tổ chức nhận xét (chữa bài nếu có). - Có thể hỏi thêm: + Năm 2003 trồng được nhiều hơn năm 2000 tất cả bao nhiêu cây? ... Củng cố: Cách xử lí số liệu một bảng. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Hướng dẫn + Hãy đọc dãy số? - Yêu cầu Hs đọc kĩ từng yêu cầu rồi làm. - Tổ chức nhận xét (chữa bài nếu có). - Có thể hỏi thêm: + Số thứ nhất lớn hơn số thứ tư trong dãy bao nhiêu đơn vị? + Số thứ chín kém số thứ nhất bao nhiêu đơn vị? Củng cố: Cách xử lí số liệu của một dãy. c)Thực hành xử lí số liệu của một bảng: Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu gì? + Bảng thống kê nội dung gì? + Có những môn thi đấu nào? + Có những loại giải thưởng nào? M: Đọc tên số lượng từng giải trong cột “Văn nghệ”. + Số giải nhất được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng? - Tương tự với các ô trống còn lại. + Yêu cầu Hs quan sát bảng số liệu làm bài - Tổ chức nhận xét (chữa bài nếu có). - Gv nhận xét, chốt đáp án đúng. - HS đọc lần lượt bai1,2,3 - Lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài - HS ghi tên bài vào vở. 1. Số thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong 3 năm như sau: Năm 2001: 4200kg; Năm 2002: 3500kg; Năm 2003: 5400kg. Hãy điền số liệu thích hợp vào ô trống trong bảng sau: Năm 2001 2002 2003 Số thóc - HS đọc yêu cầu bài tập. - Điền số liệu thích hợp vào bảng. - Các số liệu đã cho là số thóc chị Út đã thu hoạch được trong các năm 2001; 2002; 2003 - Hs nêu. - Ô trống ở thứ nhất ta điền số 4200kg vì ô trống này là số thóc thu được trong năm 2001. - Cả lớp làm vào vở. - 1HS hỏi 1hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Hs nêu. 2. Dưới đây là bảng thống kê số cây của bản Na trồng được trong 4 năm: Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi dưới đây (theo mẫu): - HS đọc yêu cầu bài tập. - Bảng thống kê số cây bản Na trồng từ năm 2000 đến năm 2003. - Trồng 2 loại cây: thông và bạch đàn a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn? M: Số cây bạch đàn bản Na trồng năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là: 2165 -1745 = 420 (cây) - HS làm bài tập. - HS nêu miệng, cả lớp nhận xét. - Nhận xét, chữa bài. b) Số cây thông và bạch đàn bản Na đã trồng năm 2003 là: 2540 + 2515 = 5055 cây) - Hs nêu. 3. Nhìn vào dãy số liệu, hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 90; 80; 70; 60; 50; 40; 30; 20; 10. - 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc dãy số. - HS làm bài tập. - HS nêu miệng, cả lớp nhận xét . - 1 Hs đọc bài làm. a) Dãy trên có tất cả là: A. 9 số. b) Số thứ tư trong dãy là : C. 60 - Hs nêu. 4. Điền số liệu thích hợp vào bảng: - HS đọc yêu cầu bài tập. - Điền số liệu thích hợp vào bảng. - Bảng thống kê số giải khối 3 đạt được theo từng môn thi đấu. - Có văn nghệ, cờ vua, kể chuyện. - Nhất, nhì, ba. - Hs đọc: Nhất 3; Nhì 0; Ba 2. - Số giải nhất được ghi vào hàng thứ hai trong bảng. - Cả lớp làm vào vở. - 1HS hỏi 1hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Môn Giải Văn nghệ Kể chuyện Cờ vua Nhất 3 2 1 Nhì 0 1 2 Ba 2 4 0 Củng cố: Cách lập bảng số liệu. D. Củng cố, dặn dò: + Bảng thống kê số liệu cần có những cột nào? - Về nhà hoàn thành VBT - 49. - Chuẩn bị bài sau: Các số có năm chữ số. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 11/3/2014 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014 Sĩ số: 36; Vắng: ................................... CHÍNH TẢ: Tiết 48: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. - Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh. 2. Kĩ năng: - HS biết trình bày đoạn văn đúng, đẹp. Làm bài tập nhanh, thành thạo, chính xác. 3. Thái độ: - GD HS viết cẩn thận, nắn nót, chính xác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Phấn màu, bảng nhóm. - Hs: SGK,VBT, vở ôly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1' 3' 1' 6' 12' 5' 10' A. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - Gv đọc: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức, - Nhận xét, cho điểm. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - Gv nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn nghe viết : a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài viết. - Gọi HS đọc bài. - Gv giúp Hs nắm nội dung đoạn viết. + Đoạn văn tả cảnh gì? - HD cách trình bày: + Đoạn văn có mấy câu? + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Luyện viết tiếng khó: + Tìm những chữ dễ viết sai chính tả trong bài? - Gv đọc: nải chuối, nom,. - Gv quan sát sửa lỗi cho HS. b. Viết chính tả: - Đọc lại bài viết. - Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút - GV đọc thong thả từng ý, từng câu. - Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu. - Đọc bài viết. c. Chấm, chữa bài: - Gv chấm 5; 7 bài. Nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập: (SGK - 72) Bài tập 2: + Nêu yêu cầu bài? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng. - Gv chốt: Phân biệt r/d/gi; ên/ênh. - 1Hs viết bảng lớp, cả lớp viết nháp. - HS nghe. - 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - Mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm. - Đoạn văn có 4 câu. - Các chữ tên đầu bài, đầu đoạn, đầu câu, tên riêng Tết Trung thu, Tâm. - HS tìm từ khó trong đoạn viết. - HS viết bảng con, bảng lớp. - 1HS đọc. - HS lắng nghe, thực hiện theo. - HS nghe và viết bài vào vở ôly. - Hs tự soát lỗi trong bài viết của mình. 2. (a) Tìm và viết tiếp vào vở tên các đồ vật, con vật: b) Viết vào vở những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc vần ênh: - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm thi làm bài. - Các nhóm dán bài. - Nhận xét, chữa bài. a) Bắt đầu bằng r Bắt đầu bằng d Bắt đầu bằng gi rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết, ... dao, dây, dê, dế, ... giường, giày, giấy, giẻ, con gián, con giun, ... b) Vần Âm đầu b đ l m r s t ên bến đến lên mến rên sên tên ênh bênh đênh lệnh mênh sểnh tênh 2' D. Củng cố dặn dò: + Bài tập chính tả giúp em phân biệt những gì? - Về nhà làm bài tập (VBT - 37). - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. - Nhận xét giờ học. - Phân biệt: r/d/gi; ên/ênh. Rút kinh nghiệm: TOÁN: Tiết 130: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs: - Nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Biết đọc, viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa) 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa) 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tích cực học tập, chịu khó. II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY: - Gv: Bảng nhóm, phấn màu, bộ đồ dùng. - Hs: SGK, VBT, bộ đồ dùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Tg Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1' 4' 1' 3' 7' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra VBT, nhận xét bài làm ở nhà. - Gv nhận xét, đánh giá. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học. 2. Ôn tập các số trong phạm vi 10 000: - Gv viết lên bảng số 2 316, yêu cầu HS đọc và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Tương tự với số 1 000. 3. Giới thiệu số có năm chữ số: + Tìm số liền sau của số 9 999? - Gv viết số: 10 000 lên bảng, yêu cầu HS đọc số. - Giới thiệu: Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. + Số này gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Giới thiệu số: 42 316 - Gv treo bảng phụ và yêu cầu Hs thực hành trên bộ đồ dùng. - HS đọc lần lượt bài 1, 2, 3. - Lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài. - HS ghi bài vào vở. - HS đọc, viết số và nêu: Số 2 316 gồm: 2nghìn, 3trăm, 1chục, 6 dơn vị. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Số liền sau của số 9 999 là: 10 000 - HS quan sát, đọc số. - Số gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0chục, 0 dơn vị. - Hs lấy tấm bìa trong bộ đồ dùng học toán, quan sát, nhận xét và nêu kết quả. HÀNG Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị 10 000 10 000 10 000 10 000 1000 1000 100 100 100 10 1 1 1 1 1 1 4 2 3 1 6 Nhìn vào bảng, trả lời các câu hỏi: + Có mấy chục nghìn; mấy nghìn; mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? + Số gồm: 4 chục nghìn, 2nghìn, 3trăm, 1chục, 6 đơn vị ta viết như thế nào? - Gv ghi: Viết số: 42 316. - Số có: 4 chục nghìn, 2nghìn, 3trăm, 1chục, 6 đơn vị. - Viết là: 42 316 4' 7' + Đọc số vừa viết được? - Gv ghi: Đọc số: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu. - Cho HS quan sát và giới thiệu: Số 42 316 là số có 5 chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 4 chỉ 4 chục nghìn, chữ số 2 chỉ 2 nghìn, chữ số 3 chỉ 3 trăm, chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉ 6 đơn vị. + Số có năm chữ số gồm có những hàng nào? 4. Thực hành: (SGK- 140) Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn Hs viết số, đọc số theo mẫu: a) Mẫu: Viết số: 33 214 Đọc số: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn. - Tương tự làm phần b). - Tổ chức nhận xét. Củng cố: Đọc, viết số có năm chữ số. Bài 2: - Đọc yêu cầu đề bài. - Đọc yêu cầu bài tập. + Bài yêu cầu gì? - Hướng dẫn HS viết số, đọc số theo mẫu: M: Viết số: 68 352 Đọc số: Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai - Tương tự vói các số còn lại. - Gv nhận xét, chốt đáp án đúng. - Hs đọc: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu. - HS đọc số: cá nhân, đồng thanh. - HS chỉ từng chữ số nêu lần lượt hoặc chỉ bất kì chữ số naò trong số và nêu. - Số có năm chữ số gồm có: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 1. Viết (theo mẫu): - HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên bảng. - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 hs đọc bài làm. Viết số: 24 312 Đọc số: Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai. 2. Viết (theo mẫu): - 1 HS đọc ycầu.
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_26_pham_mai_chi.doc