Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Hường

Tập đọc + Kể chuyện

Tiết 73 + 74: HỘI VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Tập đọc:

- Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về 1 cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đồ vật ( một già, một trẻ, tính nết khác nhau ) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

Kể chuyện:

- Dựa gợi ý kể lại được từng đoạn truyện Hội vật. Kể tự nhiên đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

2. Kĩ năng:

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ.

 

doc 56 trang linhnguyen 24/10/2022 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Hường
ông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, họ chen lấn nhau, quây kín quanh với vật, có người trèo lên cả cây cao để xem cho rõ.
- Gọi 1 HS kể lại đoạn 3,4,5 và TLCH:
+ Theo em, vì sao ông Cản Ngũ lại thắng?
 - GV nhận xét 
- Vì Quắm Đen là người khỏe mạnh nhưng xốc nổi thiếu kinh nghiệm. Còn ông Cản Ngũ thắng Quắm Đen nhơ sự mưu trí, sức khỏe và giàu kinh nghiệm. 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
GV: Tháng 3 luôn được coi là tháng dẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: trời nắng dịu, đất rừng khô ráo, trăm hoa đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra các lễ hội. Ngày hội truyền thống đó của người dân Tây Nuyên như thế nào cô trò ta cùng nhau tìm hiểu qua bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên. GV ghi đầu bài.
- HS lắng nghe.
2. Luyện đọc: (10’)
a, GV đọc mẫu: Khi đọc bài cần đọc với giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh và dồn dập hơn ở đoạn 2.
b, Luyện đọc + Giảng từ 
- Đọc câu : 
+ Đọc nối tiếp câu 2 lần
+ GV theo dõi HS đọc bài và kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS sai
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài 
- man - gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi.
- Đọc đoạn : 
- GV chia đoạn: Bài này chia làm 2 đoạn để đọc. Đoạn 1 từ đầu đến......phi ngựa giỏi nhất. Đoạn 2 là đoạn còn lại.
- HS lấy bút chì để đánh dấu số đoạn
- Yêu cầu HS đọc đoạn lần 1
- GV: Trong bài có câu khó đọc khi đọc các em cần lưu ý
- GV đưa câu khó, sau đó GV đọc mẫu
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn
+ Ngoài dấu phẩy ngắt hơi, dấu chấm nghỉ hơi ta cong ngắt hơi ở những chỗ nào?
- Gọi 2, 3 HS đọc câu khó, nhận xét
 Những chú voi chạy đến đích trước tiên/ đều ghìm đà, huơ vòi / chào những khán giả / đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
+ Đọc đoạn lần 2 + Giảng từ 
- GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn
+ Nơi diễn ra cuộc đua gọi là gì?
+ Đặt câu với từ Trường đua?
- Trường đua
- Không khí trường đua thật là náo nhiệt.
+ Chiêng là loại nhạc cụ như thế nào?
 ( GV cho HS quan sát tranh cái chiêng và giới thiệu cái chiêng...)
- bằng đồng hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội
+ Người điều khiển voi gọi là ai?
- Man - gát (cách gọi của đồng bào Tây Nguyên)
- Đặt câu với từ Man - gát.
+ Khuyến khích động viên cho hăng hái hơn gọi là gì?
- Các chàng Man - gát rất gan dạ.
- cổ vũ
 Đọc đoạn lần 3:
- GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp
- HS khác nhận xét, Gv nhận xét tuyên dương
 Đọc trong nhóm 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm bàn, thời gian
- GV đến từng nhóm quan sát HD
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
- Đọc thi: GV yêu cầu 2 HS đại diện cho 2 nhóm thi đọc đọan 3
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài .
- 2 HS thi đọc
- HS khác nhận xét
3. Tìm hiểu bài : (10’)
- GV Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1:
+ Tại sao trường đua voi phải rộng và dài?
- Vì voi là thú vật to lớn, khoẻ mạnh 
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
- GV: Trước ngày lễ hội vài tháng voi được đưa đến những cánh rừng nhiều cây cỏ để ăn uống no nê. Ngoài ra voi còn được bồi dưỡng thêm mía, chuối chín...và không làm việc để giữ sức. Đến ngày hội, voi từ các buôn làng gần xa nườm nượp kéo nhau về để tham dự hội thi. Người ta tổ chức voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang, trên mỗi lưng voi ngồi 2 chàng Man- gát, người ngooif trước có vuông vải đỏ thắm ở ngực, người ngồi phía sau mặc áo xanh da trời. trông họ rất bình tĩnh vì họ là người phi ngựa giỏi nhất. 
 ( Vừa giảng GV vừa chỉ tranh và cho HS quan sát tranh)
- Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ bình tĩnh vì họ vốn là người phi ngựa giỏi nhất.
1. Công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi.
- GV Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2:
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
-...Chiêng trống nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay, bụi cuốn mù mịt, Những chàng Man - gát - gan dạ và kheo léo điều khiển voi về trúng đích.
- GV đưa tranh và giới thiệu: Khi chiêng trống nổi lên cả đàn lao về phía trước trong tiếng hò reo của khán giả cùng tiếng chiêng, tiếng trống vang động cả núi rừng.
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
- Những chú voi chạy dến đích trước tiên đều ghìm đá, huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
- GV đưa tranh: Những chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Những chú voi về dích trước tiên đều hươ vòi ( đưa cao chiếc vòi lên) để chào những khán giả đã cổ vũ cho chúng.
+ Con voi nào, Man-gát nào chiến thắng trong hội đua hằng năm thì sẽ như thế nào?
- Phần thưởng tinh thần là vô giá .
2. Diễn biến cuộc đua
+ Qua bài em có cảm nhận gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?
- Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, rất thú vị, rất hấp dẫn.
- Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên thể hiện nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên.
- GV: Bài văn kể về ngày hội đua voi của đồng bào Tây Nguyên thật vui vẻ, thú vị, bổ ích, độc đáo. Qua bài cho ta 
thấy được nét sinh hoạt độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
4. Luyện đọc lại : (7’)
- GV đọc mẫu đoạn 2 
+ Đoạn 2 cần đọc với giọng như thế nào?
- Đọc nhịp nhanh sôi động.
+ Đoạn văn này cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- HS nêu - GV gạch chân các từ đó
 Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mời con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thờng ngày bỗng dng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man – gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên/ đều ghìm đà, huơ vòi / chào những khán giả / đã nhiệt tình cổ vũ, khen ngợi chúng.
- Gọi 2HS đọc theo sự ngắt nghỉ đó
- GV theo dõi nhận xét 
- Gọi 4, 5 HS đọc đoạn 2
- GV theo dõi nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Qua bài văn em biết được điều gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?
- Con biết thêm một phong tục, 1 lễ hội dân gian rất đẹp, cảm phục tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên 
Liên hệ:
+ Ngoài hội đua voi ở Tây Nguyên em còn biết những hội nào?
- (GV cho HS quan sát tranh các hội)
- Hội đua thuyền, hội trọi trâu, trọi gà, hội đua ngựa,hội lim
+ Ở Cửa Ông mình có hội nào?
 ( Hội đền Cửa Ông được diễn ra vào mùa xuân, hội được tổ chức 2 năm một lần)
- Hội Đền Cửa Ông
+ Khi đi xem hội em cần lưu ý gì?
- Giữ trật tự, giữ vệ sinh, không chen lấn xô đẩy nhau
- GV: Vào mùa xuân trên khắp cả nước đều có rất nhiều hội. Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng làm tăng sự hùng tráng của ngày hội cổ truyền này.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 124: LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU: 	
1.Kiến thức: 
- Biết giải bài toán liên quân đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
3.Thái độ: 
- Có ý thức học.
II. CHUẢN BỊ: 
- GV : Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Ổn đinh tổ chức lớp: sĩ số 35 vắng......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Yêu cầu 1 học sinh dựa vào tóm tắt để giải bài toán sau:
 9 thùng: 1359 kg
 5 thùng:kg?
+ Dựa vào dạng toán nào để làm bài?
- Học sinh lên bảng làm bài.
Bài giải
1 thùng nặng số ki – lô - gam là:
1359 : 9 = 151 ( kg )
5 thùng nặng số ki – lô - gam là;
151 5 = 755 ( kg )
 Đáp số: 755 kg
- Bài toán liên quan đến rút về đợn vị.
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’ )
2. Hướng dân HS làm bài tập: 
Bài 1: (8’)
1. Bài toán
- Gọi học sinh đọc đề bài:
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
 5 quả: 4500 đồng.
 3 quả:đồng?
+ Muốn tìm số tiền mua 3 quả trứng ta cần biết gì?
- Biết giá tiền của 1 quả trứng. 
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
- Nêu bài giải - Nhận xét 
Bài giải
Giá tiền của mỗi quả trứng là:
4500 : 5 = 900 ( đồng )
Số tiền phải trả cho 3 quả trứng là:
900 3 = 2700 ( đồng )
 Đáp số: 2700 đồng
+ Đây là bài toán nào?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
+ Bước nào là bước rút về đơn vị?
- Bước tìm gía tiền của 1 quả trúng. 
Bài 2: ( 8’)
2. Bài toán
- Đọc đề, phân tích đề:
Tóm tắt : 
 6 phòng: 2550 viên gạch
 7 phòng: ... viên gạch?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tìm số viên gạch cần để lát 1 phòng. 
- Học sinh làm bài - đọc - nhận xét.
Bài giải:
Số viên gạch cần để lát 1 phòng là:
2550 : 6 = 425 ( viên gạch )
Số viên gạch cần để lát 7 phòng là:
425 7 = 2975 ( viên gạch )
 Đáp số: 2975 viên gạch.
+ Tìm số viên gạch cần để lát 1 phòng là tìm giá trị của mấy phần?
- Tìm giá trị của 1 phần. 
+ Bước này là bước gì?
+ Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta cần thực hiện qua mấy bước? Đó là gì?
- Bước rút về đơn vị .
- 2 Bước : Tìm giá trị 1 phần. 
 Tìm giá trị nhiều phần. 
Bài 3 : (6’)
3. Số?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu: 
+ Để điền đúng kết quả ta phải làm gì?
- Tính và dựa vào số quãng đường người đó đi trong 1 giờ. 
- Yêu cầu học sinh làm tương tự. 
Thời gian đi
1 giờ
2giờ
4giờ
3giờ
Quãng đường đi
4km
8km
16km
12km
+ Vì sao điền 8km vào ô thứ 2?
- Điền số 8 km. Vì bài cho biết 1 giờ đi được 4 km. Số điền ở ô trống thứ nhất là số km đi được trong 2 giờ, ta có 4 2 = 8 km. Điền 8 km vào ô trống.
Bài 4: (5’ )
4.Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu 
+ Bài yêu cầu gì?
thức:
+ Bài tập có mấy yêu cầu? là yêu cầu nào?
- Gọi HS đọc biểu thức a?
a) 32 chia 8 nhân 3 :
+ Trong biểu thức gồm có phép chia và nhân ta làm thế nào?
- Thực hiện từ trái sang phải
 32 : 8 3 = 4 3 
 = 12
b. 45 nhân 2 nhân 5 
 45 2 5 = 90 5
 = 450
- Qua bài 4 ôn lại cách tính giá trị biểu thức chỉ có nhân, chia. 
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
+ Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Tiền Việt Nam.
- 2 Bước : Tìm giá trị 1 phần. 
 Tìm giá trị nhiều phần. 
RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội
Tiết 49: ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
2. Kĩ năng: 
- Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
3.Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ loài vật.
GDBVMT: Nhận ra sự đa dạng,phong phú của các con vật sống trong môi trường tự nhiên,ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
II. CHUẨN BỊ:
GV: TRanh SGK phóng to
HS: vở BTTNXH.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp. sĩ số 35 vắng.......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ: (4') Quả
+ Quả thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ?
+ Hạt có chức năng gì?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Ăn tươi;Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp ;Làm rau dùng trong bữa ăn 
- Nầy mần thành cây mới. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Động vật ( 2’)
- Giáo viên cho học sinh tạo thành nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con vật. Cho các nhóm hát và cho biết con vật trong bài hát đó là con gì.
- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thế giới động vật phong phú qua bài: “Động vật” - Ghi tựa bài lên bảng.
- Các nhóm chọn bài hát.
Ví dụ: bài “Chú ếch con”, “Chị Ong Nâu và em bé”, “Một con vịt”, “Mẹ yêu không nào”
2. Phần hoạt động: Kết nối
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (15')
a. Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
b. Cách tiến hành:
- GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 94, 95 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật đang quan sát. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng đều có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (12')
a. Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích
b.Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích.
- Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau
- GV cho các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh.
- Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật.
- HS trình bày sản phẩm.
C.Củng cố- Dặn dò :(2')
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”
Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên
- Gọi 10 học sinh lên chơi.
- Cho học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh biết giả tiếng kêu của các con vật
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Côn trùng
- HS lắng nghe cách chơi.
- 10 học sinh lên chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên
- Học sinh nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 06 / 03/ 2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017 
Luyện từ và câu
 Tiết 25: NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI 
CÂU HỎI VÌ SAO?
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: Nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa. 
- Ôn luyện về câu hỏi: Vì sao? Tìm được bộ câu trả lời cho câu hỏi vì sao? Trả lời đúng cho câu hỏi vì sao?
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết hiện tượng nhân hóa. Tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
3.Thái độ: 
- Có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Ổn định tổ chức lớp: sĩ số 35 vắng............
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Yêu cầu học sinh làm miệng bài tập 1 ở tiết trước:
+ Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật?
- Làm thơ, viết văn , biểu diễn ... 
+ Tìm những từ ngữ chỉ người hoạt động?
- Diễn viên, ca sĩ, nhà ảo thuật, nhà văn..
+ Tìm những từ ngữ chỉ môn nghệ thuật?
- ảo thuật, xiếc, văn, thơ ...
- GV nhận xét
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: (8’)
1.Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu. 
+ Bài có mấy yêu cầu? Đó là gì?
và con vật nào? Cách gọi và tả có gì hay?
+ Gọi học sinh đọc đoạn thơ: 
+ 2 học sinh 
+ Đọc dòng thơ đầu và cho biết những vật nào được nhân hóa?
- lúa.
+ Lúa được gọi bằng gì?
- bằng chị. 
=>GV: Lúa được gọi bằng những từ ngữ dùng để gọi cho người. 
+ Chị lúa được miểu tả bằng những từ ngữ nào?
- Phất phơ bím tóc.
=>GV: Chị lúa được miêu tả bằng những từ ngữ dùng để tả cho người .
- Tương tự cho học sinh hoạt động nhóm bàn thảo luận. 
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập - Đại diện trình bày 
- nhận xét.
+ Ngoài lúa ra còn có có sự vật và con vật nào được nói đến trong bài thơ?
- tre , đàn cò, gió, mặt trời .
+ Tre được gọi bằng gì và được tả bằng những từ ngữ nào?
- Gọi bằng cậu 
- Tả : Bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Vì sao tre được tả Bá vai nhau thì thầm đứng học? 
- Vì tre mọc san sát, cành nọ đan vào cành kia tác giả hình dung giống như những cậu học trò đang khoác vai nhau.
+ Đàn cò được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
+ Gió đựoc gọi bằng gì và được tả bằng những từ ngữ nào?
- áo trắng khiêng nắng qua sông.
- Gọi bằng cô.
- Chăn mây trên đồng.
+ Mặt trời đựoc gọi bằng gì và được tả bằng những từ ngữ nào?
- Gọi bằng bác.
- Tả bằng đạp xe qua ngọn núi.
+ Cách gọi và tả con vật, sự vật có gì hay? 
- Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi đáng yêu hơn.
+ Bài 1 ôn lại mấy cách nhân hoá? Đó là cách nào?
+ 2 cách nhân hoá: 
+ Gọi sự vật bằng những từ ngữ để gọi người.
+ Tả sự vật bằng những từ ngữ để tả người.
Bài 2: (10’)
2. Tìm bộ phận cho câu hỏi “Vì 
sao? ”
+ Bài yêu cầu gì?
+ Để biết bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Vì sao chúng ta phải làm gì? 
- Đặt câu hỏi. 
- Gọi 1 học sinh đọc câu a.
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
+ Đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- Cả lớp cười ồ lên vì sao?
+ Trả lời thế nào? 
- Vì câu thơ vô lí quá
+ Bộ phận vì câu thơ vô lí quá trả lời cho câu hỏi nào? 
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
- Tương tự học sinh làm bài cá nhân. 
b. Những chàng Man – gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa
giỏi nhất.
c. Chị em Xô – phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao thường đúng ở vị trí nào trong câu?
- đứng ở cuối câu
Bài 3: (10’)
3.Dựa vào nội dung bài tập đọc: Hội 
+ Bài yêu cầu gì?
vật; hãy trả lời các câu hỏi sau: 
+ Để trả lời được các câu hỏi này ta phải dựa vào đâu?
- Nội dung bài tập đọc Hội vật. 
- Yêu cầu học sinh đọc câu a: 
a. Vì sao người tứ xứ đổ về xem hội rất đông?
- Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn biết ông Cản Ngũ trông như thế nào, vật tài như thế nào? 
+ Ai có câu trả lời khác?
- Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
- Tương tự học sinh hoạt động nhóm đôi 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét 
b. Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?
- Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt
+ Nhóm nào có cách trả lời khác?
vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì chả chống đỡ.
- Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì mọi người thấy ông Cản Ngũ vật hăng vật giỏi như người ta tưởng.
c. Vì sao ông Cản ngũ mất đà chúi xuống?
- Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì bước hụt chân.
- Ông Cản Ngũ mất đà vì muốn đánh lừa Quăm Đen.
d. Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
- Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông.
- GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng 
- Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì cả về mưu trí, kinh nghiệm và sức lực anh đều kém xa ông Cản Ngũ.
C. Củng cố - Dặn dò:( 2’)
+ Nêu lại 2 cách nhân hoá của bài 1?
- Gọi sự vật bằng những từ ngữ để gọi
người.
- GV hệ thống lại nội dung 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Từ ngữ về lễ hội.
- Tả sự vật bằng những từ ngữ để tả người. 
RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_25_vu_thi_huong.doc