Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Phạm Mai Chi

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

Tiết 67; 68:

HỘI VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố,.

 - Hiểu nội dung truyện: Cuộc thi tài giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

- Kể chuyện: Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn truyện Hội vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

2. Kĩ năng:

a. Tập đọc:

- Rèn cho HS kĩ năng đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các tiếng khó: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn Quắm Đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay,

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn chuyện, rèn đọc diễn cảm toàn bài.

- Biết đọc chuyện với giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 

doc 53 trang linhnguyen 24/10/2022 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 - Phạm Mai Chi

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 -  Phạm Mai Chi
đúng
Bài tập 6: Em có đống ý với các ý kiến dưới đây không? Vì sao?
- 1HS đọc
- HS bày tỏ thái độ bằng kí hiệu và giải thích tại sao
+ Đồng ý : c
+ Không đồng ý: a, b, d ( Vì bất kì thư từ, tài sản của người thân, bạn bè thân hay trẻ em hay của một ai chúng ta đều phải tôn trọng, phải được sự đồng ý của người đó chúng ta mới được sử dụng)
3'
C. Củng cố, dặn dò:
+ Vì sao chúng ta cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS thực hiện tốt hành vi
 Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- 2 HS nêu ghi nhớ 
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 12 / 03/ 2016 
Ngày giảng: Thứ tư , ngày 16/ 03/ 2016 
Sĩ số: 37 ; Vắng: ...................................
TẬP ĐỌC
Tiết 69: 
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
2. Kĩ năng: 
- Chú ý các từ ngữ: vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liêt, 
- Rèn cho hs kĩ năng đọc trôi chảy rõ ràng, rành mạch cả bài, đọc ngắt nghỉ đúng, thể hiện sự vui tươi, hồ hởi.
3. Thái độ:
- GD HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài vật quý hiếm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ, Tranh minh hoạ SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4'
1'
12'
10'
8'
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “Hội vật ” và trả lời câu hỏi:
+ Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?
+ Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
- GV nhận xét
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh (SGK).
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài và nói qua cách đọc cả bài: giọng vui, sôi nổi.
b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ:
Đọc câu: 
+ Lần 1: GV sửa miệng.
+ Lần 2: GV ghi bảng và sửa sai cho HS (chú ý phát âm đúng các từ ngữ: vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt,
Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. Vậy bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt câu dài:
+ GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách đọc ngắt câu
+ Gọi HS lại.
- Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảng từ 
+ Đoạn 1: trường đua, chiêng, man-gát.
+ Đoạn 2: cổ vũ. 
Đọc đoạn trong nhóm: 
- Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
Đọc cả bài:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ?
- Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+ Khi về đễn đích, voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
* Bài đọc giúp em biết thêm điều gì?
 GV chốt: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 2. 
+ Nêu giọng đọc bài?
+ Tìm các từ cần nhấn giọng trong đoạn?
- Gọi HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
D. Củng cố dặn dò : 
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
+ Loài voi rất có ích, chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài voi?
- Dặn HS về tiếp tục đọc bài.
Chuẩn bị bài sau: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Quắm Đen lăn xả vào đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
+ Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại, ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm.
- HS nhắc lại tên bài.
- Hs theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2lần).
- HS sửa sai.
+ Bài chia làm 2 đoạn.
- 2 hs đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Câu: “Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi/ chào những khán giả / đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.”
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2)
- HS đọc thầm phần chú giải SGK.
- HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn theo nhóm.
- 1 HS đọc cả bài. 
 Lớp đọc thầm. 
1. Những công việc chuẩn bị cho cuộc đua.
- Lớp đọc thầm.
+ Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.
2. Diễn biến cuộc đua.
- Lớp đọc thầm.
+ Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.
+ Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.
- 2HS nêu
- HS lắng nghe, nêu giọng đọc.
+ Đọc với giọng nhanh, dồn dập.
+ Ghìm đà, huơ voi, nhiệt liệt, khen ngợi.
- 3 HS thi đọc.
- Lớp nhận xét bình chọn HS đọc tốt nhất.
+Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên
+ Không đánh đập, săn bắn, giết voi để lấy ngà, .... 
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 23:
NHÂN HOÁ
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO?
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
- Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng cảm nhận cái hay cái đẹp của những hình ảnh nhân hóa, kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bài giảng điện tử; Thiết bị trình chiếu
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
3'
1'
10'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra VBT của HS.
+ Em hãy đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa? 
 Tìm sự vật được nhân hóa trong câu? Cho biết chúng được nhân hóa bằng những từ ngữ nào?
+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?
- GV nhận xét.
C. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc bài tập 1.
+ Bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- GV gạch chân dưới 2 yêu cầu.
Để biết đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay thì trước hết các em phải :
+ Nêu tên các sự vật và con vật trong đoạn thơ. 
+ Sau đó tìm các sự vật, con vật được gọi bằng gì?
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
 (Slide1: GV chỉ nội dung bảng ở trong VBT hướng dẫn)
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm 4 (3’) kết hợp hoàn thành bài 1 phần a) trong VBT.
- Dán bảng phụ, nhận xét.
- 2HS tự đặt câu
- Có 3 cách nhân hóa:
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.
+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.
+ Nói với sự vật thân mật như nói với người.
1. Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay?
- 2HS đọc cả yêu cầu và nội dung bài 1.
- 1 HS nêu.
- HS thảo luận nhóm và làm bài 1 vào VBT.
 Cho 2 nhóm HS làm bảng phụ.
- Gọi 1 nhóm ở dưới lớp đọc bài làm.
- HS nhận xét.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại.
Tên các sự vật, con vật?
Các sự vật, con vật được gọi bằng gì?
Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
Lúa
chị
phất phơ bím tóc.
Tre
cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học.
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông.
Gió
cô
chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
đạp xe qua ngọn núi.
10'
10'
2'
+ Những từ: “chị, cậu, cô, bác” thường là những từ dùng để chỉ ai?
+ Những từ ngữ tả các sự vật, con vật trong đoạn thơ thường là những từ ngữ dùng để chỉ ai?
+ Các sự vật, con vật trong đoạn thơ được nhân hóa bằng những cách nào?
- GV cho HS quan sát hình ảnh lúa, tre, đàn cò, mây và mặt trời (Slide 2): Những sự vật, con vật trong đoạn thơ đều là những sự vật quen thuộc của làng quê Việt Nam, nó hết sức bình dị. Dưới con mắt quan sát tinh tế của tác giả, các sự vật ấy trở nên thân thuộc, gần gũi với con người.
* Vậy tác dụng của nhân hóa là gì?
- Gv chốt: Như vậy qua đoạn thơ trên các em thấy tác giả đã dùng các từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của con người để gắn cho các sự vật và con vật, làm cho sự vật, con vật có những đặc điểm, hoạt động giống như con người. Qua bài tập 1 các em đã ôn lại các cách nhân hóa và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những hình ảnh nhân hóa. Cũng qua bài tập này sẽ giúp các em biết cách sử dụng những hình ảnh nhân hóa để viết đoạn văn thêm hay hơn. 
- Các em đã được học cách đặt và TLCH “Vì sao?” trong chương trình lớp 2. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn luyện về câu hỏi “Vì sao?” qua bài tập 2.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Xác định yêu cầu.
- Gọi HS đọc các câu văn trên bảng chiếu ( Slide 3)
- Hướng dẫn mẫu: 
+ Để tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? em làm thế nào?
- Gọi HS đọc câu a)
Gv treo bảng phụ câu văn ghi phần a)
+ Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao?
* Làm thế nào em tìm được bộ phận này trả lời cho câu hỏi “vì sao?”
- GV chốt: Để tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “vì sao?” các em phải đặt câu hỏi có cụm từ dùng để hỏi là “Vì sao?” 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2 - VBT
- HS đọc xong yêu cầu BT2, GV đưa bảng phụ hướng dẫn kết hợp câu trên mẫu là các em gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? gạch dưới từ “vì câu thơ vô lí quá”.
- Tương tự các câu b, c. Yêu cầu Hs làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.
Chốt: Qua bài tập 2 các em đã tìm được bộ phận TLCH Vì sao? Để trả lời cho các câu hỏi Vì sao? ta làm như thế nào chúng ta cùng chuyển sang bài tập 3.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu văn.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi Hỏi đáp theo cặp: dựa vào bài Hội vật một bạn nêu câu hỏi, một bạn trả lời. Khi hết 1 lượt đảo ngược lại. Thời gian 3'.
- Gọi 2 cặp, mỗi cặp đứng lên hỏi đáp 2 câu.
a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?
b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?
c) Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
d) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
+ Qua bài 2 và bài 3 giúp các em củng cố kiến thức gì?
* Khi đặt câu hỏi, từ “Vì sao?” thường đứng ở vị trí nào trong câu hỏi?
* Câu hỏi có từ “Vì sao?” dùng để làm gì?
D. Củng cố dặn dò :
+ Có mấy cách nhân hoá? Đó là những cách nào?
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao thường bắt đầu bằng từ nào?
- Dặn HS về học và hoàn thành VBT. Làm bài trong SGK vào vở ôli.
 Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Lễ hội. Dấu phẩy.
- Nhận xét giờ học.
+ Là những từ dùng để gọi con người.
+ Những từ ngữ tả các sự vật, con vật trong đoạn thơ thường là những từ ngữ dùng để tả hoạt động, đặc điểm của con người.
+ Các sự vật, con vật trong đoạn thơ được nhân hóa bằng 2 cách. 
 .Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.
 .Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.
+ Nhờ có nhân hóa mà làm cho các sự vật, con vật sinh động hơn, gần gũi với con người hơn, đáng yêu hơn.
2. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS xác định.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm câu văn.
+ Đặt câu hỏi “Vì sao?” để tìm được bộ phận đó.
- 1 HS đọc.
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
+ ... vì câu thơ vô lí quá.
+ Vì em đặt câu hỏi: Vì sao cả lớp cười ồ lên?
Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
- HS làm bài 2 (VBT-32).
- 1 hs làm bảng phụ.
- HS nêu bài làm. Lớp nhận xét.
b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
3. Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận trong 3'
- 2 cặp thực hiện.
- Cử đại diện trình bày trước lớp.
+ Người tứ xứ đổ về xem vật rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
+ Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
+ Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, nhưng thực ra là ông vờ bước hụt để lừa miếng.
+ Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì Quắm Đen thiếu kinh nghiệm còn ông Cản Ngũ thi giàu kinh nghiệm, mưu trí và co sức khỏe. 
+ Củng cố cách đặt và TLCH Vì sao?
+ Đứng ở đầu câu hỏi.
+ Hỏi nguyên nhân xảy ra sự việc
- HS nhắc lại.
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Vì sao?” thường bắt đầu bằng từ “vì”.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TOÁN
Tiết 123: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho hs có khả năng trình bày bài có khoa học, tính toán nhanh, chính xác, thành thạo dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tự giác làm bài, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng, phấn màu, thước.
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4'
1'
8'
8'
8'
8'
2'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc bài tập 2 (VBT-40)
+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
- Gv nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nêu MT giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi lô đất có bao nhiêu cây giống yêu cầu cả lớp làm bài. 
- Tổ chức nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tìm số vở trong 5 thùng ta cần biết gì?
+ Muốn tìm số vở mỗi thùng ta dựa vào đâu?
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Dựa vào tóm tắt, bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu HS lập đề toán dựa vào tóm tắt.
- Gv chốt bài toán đúng phù hợp.
- Hướng dẫn:
+ Muốn biết 3 xe chở được bao nhiêu viên gạch ta cần tìm gì?
+ Để tìm số viên gạch mỗi xe chở được ta dựa vào đâu?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
+ Nêu cách tìm số viên gạch trong 3 xe?
+ Bài 2, 3 củng cố kiến thức gì?
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật ta cần biết gì?
+ Cái gì đã biết, cái gì chưa biết?
+ Muốn tìm chiều rộng ta dựa vào dữ kiện nào của bài toán?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
+ Vận dụng kiến thức nào để tìm chiều rộng mảnh đất đó?
- GV nhận xét, chốt bài giải theo 2 bước:
+ Tìm chiều rộng mảnh đất đó.
+ Tìm chu vi mảnh đất đó.
Củng cố: Tính chu vi hình chữ nhật.
D. Củng cố dặn dò:
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
+ Nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
- Dặ HS vê học và hoàn thành VBT- 41. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc bài làm. 
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Số cái bánh mỗi hộp có là:
30 : 5 = 6 (cái)
Số cái bánh 4 hộp có là:
6 4 = 24 (cái)
 Đáp số: 24 cái bánh.
+ Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
 Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân).
1. Giải toán:
- 2HS đọc bài.
 Tóm tắt
4 lô đất: 2032 cây
Mỗi lô đất: ........cây?
- 1 HS làm bảng nhóm.
- Lớp làm bài vào vở ôli. 
- 1 HS đọc bài làm. 
- Nhận xét.
 Bài giải
Mỗi lô đất có số cây giống là:
2032 : 4 = 508 (cây)
Đáp số: 508 cây giống 
2. Giải toán:
- 1 HS đọc bài.
 Tóm tắt:
7 thùng: 2135 quyển vở
5 thùng: ........quyển vở?
+ Cần biết số quyển vở mỗi thùng.
+ Dựa vào 7 thùng có 2135 quyển vở.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở ôly.
- 1 HS đọc bài làm. 
- Nhận xét.
 Bài giải:
Mỗi thùng có số quyển vở là:
2135 : 7= 305 (quyển)
Số quyển vở 5 thùng có là:
305 5 = 1525 (quyển)
Đáp số: 1525 quyển vở.
+ Giải toán liên quan đế rút về đơn vị
3. Lập đề toán theo tóm tắt, rồi giải bài toán đó. 
Tóm tắt:
4 xe: 8520 viên gạch
3 xe: ... viên gạch
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
+ Cho biết: 4 xe có 8520 viên gạch. Hỏi 3 xe có bao nhiêu viên gạch?
- 2 HS nêu miệng bài toán:
Bài toán: Có 8520 viên gạch được xếp đều vào 4 xe. Hỏi 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch? 
+ Tìm số viên gạch mỗi xe chở được.
+ Có 8520 viên gạch được xếp đều vào 4 xe.
- Lớp làm bài vở ôli. 1 HS làm bảng lớp.
- 1 HS đọc bài làm. 
- Nhận xét.
Bài giải
Số viên gạch trong mỗi xe là:
8520 : 4 = 2130 (viên)
Số viên gạch trong 3 xe là:
2130 3 = 6390 (viên)
Đáp số: 6390 viên gạch
+ Lấy số viên gạch mỗi xe 3 xe.
+ Củng cố: Cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
4. Giải toán:
- 1HS đọc.
Tóm tắt:
Mảnh đất hình chữ nhật, có:
Chiều dài: 25m 
Chiều rộng kém chiều dài: 8m 
Chu vi mảnh đất đó: ... m?
+ Biết chiều dài và chiều rộng mảnh đất đó.
+ Chiều dài đã biết, chiều rộng chưa biết.
+ Chiều rộng kém chiều dài 3m.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét.
Bài giải 
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật đó là: 25 - 8 = 17 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật đó là:
(25 + 17) 2 = 84 (m)
 Đáp số: 84m.
+ Vận dụng: Bài toán về ít hơn.
- 1HS nêu
- 1HS nêu
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
THỦ CÔNG:
Tiết 25:	 
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết vận dụng các kĩ năng gấp, cắt, dán để làm được cái lọ hoa gắn tường. Làm được một lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật có trang trí.
2. Kĩ năng: 
- Gấp, cắt, dán để làm được cái lọ hoa gắn trường đúng quy trình kĩ thuật. 
3. Thái độ:
- HS hứng thú với giờ học kẻ, cắt, đan .
- Yêu thích sản phẩm gấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường bằng bìa đủ to để học sinh quan sát so sánh.
 Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
 Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
- Học sinh: Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
3'
1’
28’
8’
10’
10’
2’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét .
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học
2.Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. 
- Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy , cho học sinh quan sát.
+ Hãy nêu các bộ phận của lọ hoa ?
+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp nào?
+ Lọ hoa được dùng để làm gì ?
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình 
- GV hướng dẫn HS quy trình làm lọ hoa gắn tường (bằng tranh quy trình, các bước làm lọ hoa gắn tường).
Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên. Gấp 1 cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau một ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy.
Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa. Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy dán lọ hoa.
- Bôi hồ đều vào các nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát và dán và

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_25_pham_mai_chi.doc