Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Hường

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 70 + 71: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Tập đọc:

- Đọc đúng nội dung bài.

- Hiểu được nội dung của bài: Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp.

Kể chuyện:

- Biết sắp xếp các tranh minh họa theo đúng trình tự của câu chuyện. Dựa vào tranh và trí nhớ, kể lại câu chuyện: kể tự nhiên, đúng nội dung chuyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt. Biết nhận xét lời kể của các bạn.

2. Kĩ năng:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp.

- Biết nhận xét lời kể của các bạn

3. Thái độ:

- Biết cách cư xử khi gặp vua.

 

doc 49 trang linhnguyen 24/10/2022 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Hường
 động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
+ Nêu lại các bước đan nong đôi? 
- GV nhận xét. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Nội dung: 
a. Hoạt động 1: (7’) 
- GV yêu cầu HS nhắc lại qui trình đan nong đôi ở tiết 1.
b. Hoạt động 2: Thực hành (16’) 
- GV nhận xét và dùng tranh qui trình hệ thống lại các bước đan nong đôi.
- Sau khi HS hiểu rõ qui trình thực hiện, GV tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi bằng giấy thủ công. 
- Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn, giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
c. Hoạt động 3: Trưng bày (5’) 
- Sau khi HS làm xong, GV tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm,GV chọn những sản phẩm đẹp đúng kĩ thuật để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
- Nhắc nhở HS dọn dẹp vệ sinh.
C. Củng cố – Dặn dò: (3’) 
+ Nêu lại các bước đan nong đôi? 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, bút chì, hồ dán , thước kẻ để học bài “ làm lọ hoa gắn tường”
Gồm 3 bước: 
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan
- Bước 2: Đan nong đôi
 - Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan 
- Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
- Bước 2 : Đan nong đôi bằng giấy, bìa.(theo cách nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc( cùng chiều)giữa hai hàng nan ngang liền kề;đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít.)
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- HS thực hành đan nong đôi bằng giấy thủ công.
- HS thực hành cần giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi làm việc
- HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm đan nan của mình.
- HS dọn dẹp vệ sinh cuối buổi học.
Gồm 3 bước: 
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan
- Bước 2: Đan nong đôi
 - Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan 
RÚT KINH NGHIỆM
Thực hành Tiếng việt
ÔN CHÍNH TẢ BÀI: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nghe - viết, trình bày đúng đoạn 1 bài: Đối đáp với vua
2. Kĩ năng: Phân biệt âm s/x
3. Thái độ: Có ý thức luyện viết đúng chính tả. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV : Bảng phụ 
- HS Vở THTV, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số: 35 vắng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV nhận xét bài tiết trước
- GV đọc cho học sinh viết bảng con: leo lẻo, chang chang
- HS chú ý.
- HS viết bảng con - 2 HS lên bảng lớp.
- GV nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn viết chính tả:( 5’)
- Giáo viên đọc bài chính tả:
- Học sinh đọc lại. 
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây
+ Vì sao vua ra vế đối bắt Cao Bá Quát đối lại? 
- Vì Cao Bá Quát xưng là học trò
- Hướng dẫn viết các từ khó, dễ sai: 
- HS viết bảng con - 2 HS lên bảng lớp.
3. Học sinh viết chính tả: (14')
- GV đọc từng câu, cụm từ. 
- Học sinh viết vào vở chính tả 
- GV bao quát nhắc nhở tư thế ngồi viết 
cho ngay ngắn.
- Đọc cho HS soát lỗi 
- GV thu 6 – 7 bài nhận xét
- Học sinh trao đổi vở để soát lỗi 
- Nhận xét bài viết 
4. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: (4’)
+ Bài yêu cầu gì?
- Cho 2 học sinh lên bảng làm bài, sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét
 Điền vào chỗ trống s /x
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập:
Một chiếc xuồng nhỏdòng sông  Linh xoay theo chiều nước xiết  lao đến sức nhanh  xoắn nước xóa bọt, bọt sủi
Bài 3: (4’)
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi tìm từ
- Gọi HS nêu kết quả - nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
a, Chứa tiếng bắt đầu bằng s/x có nghĩa như sau: 
- Con chim nhỏ màu đen có tiếng hót hay: Chim sáo
- Cây có lá dài, củ thơm, thường dùng làm gia vị: củ sả
- Hoa nhỏ hơn sen, màu tím, mọc ở ao hồ: hoa súng
b, Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau: 
- Động tác tạo âm thanh từ cái trống: Gõ 
- Vật có mặt phẳng rộng, thường được đóng bằng gỗ, màu đen hoặc xanh gắn ở trên bục giảng: bảng
- Lớp bọc bên ngoài của cây, quả nói chung: vỏ
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Khi trình bày bài chính tả các chữ đầu câu cần viết như thế nào? 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- HS nêu 
 RÚT KINH NGHIỆM :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 9 / 2 / 2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2017
Tập đọc
Tiết 72: TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Đọc đúng nội dung bài. 
- Hiểu nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên. 
2. Kĩ năng: 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.
3. Thái độ: 
- Thích học tập đọc. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi học sinh đọc bài: Đối đáp với vua: 
+ Cao Bá Quát làm gì để thực hiện được mong muốn của mình?
+ Vì sao nhà vua bắt Cao Bá Quát đối? 
- GV nhận xét 
- Nghĩ ra cách gây chuyện: Náo động, ầm ĩ ở Hồ Tây... 
- Vì ông tự xưng là học trò, nên vua muốn thử tài. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (10’)
- GV đọc mẫu toàn bài - hướng dẫn cách đọc: nhẹ nhàng, chầm rãi, giàu cảm xúc.
b, Luyện đọc câu: 3 lần
- Đọc nối tiếp câu lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm trực tiếp. 
- Mỗi học sinh đọc 1 câu đến hết bài
- Đọc nối tiếp câu lần 2 nếu còn sai ghi từ lên bảng sửa. 
- Đọc lần 3. 
- Vi-ô-lông, ắc – sê.
- HS đọc nối câu
c.Luyện đọc đoạn: GV chia đoạn: 2 đoạn 
- 2 học sinh đọc nối tiếp đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn đọc câu dài
- Khi ắc - xê vừa chạm vào những sợi dây đàn / của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi /khẽ rung động.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa tư:
+ Hiểu từ lên dây là gì?
+ ắc - sê có nghĩa là gì?
- Chỉnh dây đàn cho đúng.
- Cái cần có căng dây để kéo đàn vi - ô – lông.
+ Người làm nghề đánh cá gọi là gì?
- Đặt câu với từ: dân chài.
- dân chài.
- Ngoài biển dân chài đang tung lưới bắt cá.
- Lần 3:
- GV nhận xét.
- Luyện đọc nhóm. 
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn
- HS khác nhận xét
- Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài: (10’)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1: 
+ Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi?
- Thủy lên dây đàn kéo thử vài nốt nhạc.
=>Đó là những công việc quen thuộc mà không bao giờ thiếu của người chơi đàn. 
+ Tiếng đàn của Thủy được miêu tả qua những từ ngữ nào?
- Tiếng đàn trong trẻo bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng.
+ Tìm câu văn miêu tả nét mặt của Thủy?
- Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm, cong dài khẽ rung động.
+ Cử chỉ nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Thủy rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc nên vầng trán bạn hơi tái đi, không những vậy tâm hồn thủy như đang đắm mình trong bản nhạc, gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm hơi 
dài khẽ rung động.
1. Thuỷ chuẩn bị vào phòng thi.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 : 
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn?
- Vài cánh ngọc lan êm ái rung xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy, trên những vũng nước mưa; dân chài đang 
tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ, mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
=>Cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên xung quanh thật nhẹ nhàng, thanh bình, đã hòa quyện với tiếng đàn trong trẻo của Thủy tạo nên bức tranh cuộc sống
thật thanh bình và làm cho tâm hồn con người thư thái, dễ chịu.
2. Tiếng đàn của Thuỷ hoà nhập với khung cảnh thiên nhiên.
+ Qua bài em thấy tiếng đàn của Thủy như thế nào?
- Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên. 
d. Luyện đọc lại: (7’)
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn 1: 
- Học sinh đọc. 
+ Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Trong trẻo, khẽ chạm vào, phép lạ, trong trẻo vút bay lên, hơi tái đi, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động.
- Học sinh đọc cá nhân
- GV theo dõi nhận xét 
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất 
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Bài văn cho ta thấy điều gì? 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Hội vật.
- Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.
RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................
Toán
Tiết 118: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La mã đã học. 
2. Kĩ năng: Vận dụng để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI (hai nươi mốt) khi đọc sách.
3. Thái độ: Thích học Toán
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Đồng hồ ghi số La mã, bảng phụ 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi học sinh lên bảng các chữ số La mã theo lời đọc của GV.
- 2 học sinh lên bảng viết: I, IV, VII. III. VII. IX, XV, VII, XX
- Dưới lớp viêt nháp.
- GV nhận xét 
B. Bài mới 
1 . Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: (5’)
1. Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu. 
- GV cho học sinh nhìn vào đồng hồ và đọc. 
- Đồng hồ A chỉ 4 giờ 
- Đồng hồ B chỉ 8 giờ 15 phút
- Đồng hồ C chỉ 8 giờ 55 phút 
 Hay 9 giờ kém 5 phút 
- GV giúp học sinh cách đọc đồng hồ ghi bằng chữ số La mã.
Bài 2: (6’)
2. Đọc các số sau
+ Bài yêu cầu gì? 
I : Một IX : chín 
III : Ba XI : Mười một 
IV : Bốn VIII : Tám 
VII : bảy XII : mười hai 
- GV cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược các số La mã ở bài 2.
Bài 3: (6’)
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu. 
+ Để biết đúng hay sai ta phải làm gì? 
- Đọc số. 
III : ba Đ VII : bảy Đ
VI : sáu Đ VIIII : chín S
IIII : bốn S IX : chín Đ
IV : bốn Đ XII : mười hai Đ
=>GV cần lưu ý: Khi viết số La mã, mỗi chữ số không được lặp lại liền nhau quá 3 lần.
Bài 4: (5’)
4. Dùng các que diêm có thể xếp thành các số như sau:
+ Bài yêu cầu gì? 
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm. 
- Học sinh thực hành xếp các que diêm. 
+ Với 3 que diêm có thể xếp thành những số nào?
+ III. IV, IX , XI.
Bài 5: (6’)
5. Có 3 que diêm xếp thành số 11. Hãy nhấc 1 que diêm và xếp lại để được số 9
+ Bài yêu cầu gì?
– GV chốt cách xếp đúng 
- Học sinh thực hành xếp.
=>GV: Chữ số 1 đặt ở bên phải để chỉ giá trị tăng thêm 1 đơn vị, đặt ở bên trái để chỉ giá trị giảm đi 1 đơn vị 
+ Có bốn que diêm có thể xếp được những số nào ?
+ VII, XII, XX.
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Hãy viết các số sau : 5, 8, 7, 9, 13 bằng chữ số La mã?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ.
+ V, VIII, VII, IX, XIII.
RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội 
Tiết 47: HOA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
2. Kĩ năng: 
- Phân loại các bông hoa sưu tầm được, nêu được chức năng và lợi ích của hoa.
3. Thái độ: 
- 
II.GDKNS: 
- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.
- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời 
sống con người của các loài
III.CHUẨN BỊ :
- GV:Các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức (1') Sĩ số 35 vắng......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : (4')
 - Khả năng kì diệu của lá cây 
+ Lá cây có những chức năng gì?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? 
+ Nêu ích lợi của lá cây?
- Giáo viên nhận xét.
- Lá cây có những chức năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
- Lá cây hấp thụ khí các-bo-nic thải ra khí ô xi
- Lá cây để gói bánh, làm thuốc, lợp nhà, làm nón, làm thức ăn cho người và động vật.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (2')
- Cả lớp hát bài" Hoa lá mùa xuân"
+ Nội dung bài hát ca ngợi điều gì?
- GV: Hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp. Ngoài ra hoa còn có cấu tạo ra sao và những ích lợi gì?...
2. Các hoạt động
- Nội dung bài hát ca ngợi hoa lá mùa xuân rất đẹp.
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10')
Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
+ Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh
Cách tiến hành?
- Quan sát các hình 1; 2; 3; 4 trang 90, 91 trong SGK và kết hợp quan sát những bông hoa học sinh mang đến lớp.
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4- quan sát các loài hoa mang đến lớp – ghi kết quả vào bảng phân loại (VBT)
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các loài hoa?
GV ghi bảng: có loài hoa có nhiều màu sắc khác nhau như: hoa hồng.
- Gọi 1 số HS trình bày và chỉ rõ màu sắc của hoa 
+ Mùi hương của các loài hoa có giống nhau không?
GV ghi bảng:Mùi hương của hoa khác nhau
+ Làm thế nào ta biết được mùi hương của các loài hoa?
+ Hình dạng của các loài hoa như thế nào ?
- GV ghi bảng: Hoa có hình dạng rất khác nhau
- Gọi HS chỉ vào từng hoa và nói về hình dạng 
- GV cầm 1 bó gồm nhiều loại hoa và chốt: Có rất nhiều loài hoa, các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc: có loài hoa to như 
thược dược, hướng dương, có loài hoa nhỏ như hoa mai, ti gôn Mỗi loài hoa mang một hương thơm riêng. Có loài hoa rất thơm như hoa hồng, có loài thơm thoang thoảng như hoa ngâu nhưng cùng có loài thơm nhẹ như hoa lay ơn Còn cấu tạo của hoa ra sao
- GV cho HS mở SGK đối chiếu với phần vừa khám phá 
- Cho HS đọc kết luận
- Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. 
b. Hoạt động 2:Tìm hiểu các bộ phân của hoa(7')
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn chỉ và nói xem hoa có những bộ phận nào? 
- Quan sát các loài hoa đã được mang đến lớp
- HS thảo luận- làm VBT
- Hoa có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, hồng, 
- Mùi hương của hoa khác nhau, có loài rất thơm như hoa hồng, có loài thơm nhẹ như hoa sấu.
- Dùng mũi để ngửi
- Hoa có hình dạng rất khác nhau: có hoa to trông như cái kèn, có hoa tròn, có hoa dài 
- HS đọc kết luận- SGK
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV treo hình bông hoa bưởi bổ dọc yêu cầu 2 HS lên chỉ các bộ phận của hoa.
- Đại diện các nhóm cầm hoa trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận : Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. ( Chỉ vào hình vẽ phóng to)
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
c. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp (9’)
Mục tiêu: Nêu được lợi ích và chức năng của hoa. 
 GDKNS: Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trị, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài.
Cách tiến hành :
- GV cho cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi:
+ Đố bạn nào biết hoa có chức năng gì?
- GV: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Nhiều loài hoa tạo ra quả và hạt, từ quả hoặc hạt đó người ta đem gieo trồng để tạo ra cây mới ví dụ hoa cải,hoa bưởi, hoa bầu, hoa bí
- Quan sát các hình trang 91, hoa thường được dùng để làm gì ?
+ Những hoa nào được dùng để ăn?
- GV: Hoa còn để làm nước hoa: Hoa hồng, hoa li vì nó là những loài hoa có hương thơm đậm.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận: Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác
+ Hoa có hương thơm nhưng ta có nên ngửi gần không? Vì sao?
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc.
- Hình 5, 6: hoa súp lơ để ăn.
- Hình 7, 8: hoa để trang trí.
- Hoa còn để ướp trà như hoa nhài, hoa sen hoa ngâu.
- Hoa để làm thuốc : Hồng bạc, đu đủ cữa ho rất tốt, hoa tam thất chữa rất nhiều bệnh.
- Hoa để tặng nhân dịp sinh nhật, dịp lễ tết
- Không nên ngửi gần và ngửi nhiều hoa vì nư thế sẽ không tốt cho sức khỏe.
- GD: Hoa có hương thơm, nhưng chúng ta không nên ngửi nhiều hương thơm hoa vì sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu ở trong phòng kín có nhiều hoa hoặc đặt lọ hoa ở đầu giường khi đi ngủ sẽ rất khó thở. Một số phấn hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa.
D. Củng cố – Dặn dò: (2')
+ Qua bài học con biết gì về hoa?
+ Hoa có nhiều ích lợi, ở trường trồng nhiều hoa chúng ta phải làm gì?
- Trò chơi " Đố bạn hoa gì?"
- GV nêu câu đố HS thi kể tên loài hoa được nói đến.
+ Hoa gì mọc chốn bùn nhơ
Mà sao vẫn chẳng hôi tanh mùi bùn?
+ Hoa gì báo hiệu đầu cành mùa thi?
+ Hoa gì quả quyện với trầu
+ Để cho câu chuyện mở đầu nên duyên?
+ Hoa nhỏ ngày ngủ lơ mơ
Về đêm mới thức đưa hương khắp làng?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Quả
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài học ( SGK)
- Bảo vệ cây và hoa.
- Hoa sen.
- Hoa phượng.
- Hoa cau.
- Hoa dạ hương.
RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/ 2/2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2017
Luyện từ và câu
Tiết 24: TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số 35 vắng.....	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau:
Hương rừng thơm đồi vắng
 Nước suối trong thầm thì
 Cọ xoè ô che nắng
 Râm mát đường em đi.
 Hương rừng thơm đồi vắng
 Nước suối trong thầm thì
 Cọ xoè ô che nắng
 Râm mát đường em đi.
- Nhận xét 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. HD HS làm bài
- Nước suối và cọ được nhân hoá. Chúng có hành động như người; Nước suối thì thầm với bạn học sinh, cọ xoè ô che nắng suốt trên đường bạn đến trường. 
Bài 1: (14’)
1. Em hãy tìm và ghi vào vở những từ 
+ Bài yêu cầu gì?`
ngữ:
- Gọi 1 học sinh đọc các phần a , b , c.
a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: 
- Yêu cầu 1 học sinh làm mẫu: 
diễn viên 
b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng phim.
c. Chỉ các môn nghệ thuật: điện ảnh 
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Các nhóm làm và ghi kết quả vào vở bài tập – 1 nhóm làm bảng phụ 
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Chỉ các hoạt động nghệ thuật
Chỉ các môn nghệ thuật
diễn viên, ca sĩ, nhà văn,nhà thơ
nhà soạn kịch, biên đạo múa, đạo diễn...
Đóng phim, 
Ca hát, múa
vẽ,biểu diễn
ứngtác, làm thơ,
nhà văn ...
kịch nói,
chèo, tuồng,
cái lương, ca vọng cổ, xiếc, hát,
múa rối ,
hội hoạ,
kiến trúc....
+ Các từ ở bài 1 là từ chỉ gì? 
- Là chỉ nghệ thuật. 
Bài 2: (13’)
2.Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: 
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài cá nhân. 
- Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyên, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim
đều là 1 tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết,  tốt đẹp hơn. 
+ Hiểu thế nào là nghệ sĩ?
- Là người chuyên hoạt động, sáng tác hoặc biểu diễn một bộ môn nghệ thuật nào đó và đã đạt đến trình độ cao.
+ Dấu phẩy dùng để làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_24_vu_thi_huong.doc