Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Phạm Mai Chi

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 64; 65

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh,

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu truyện;

2. Kĩ năng:

a. Tập đọc:

- Chú ý các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo,

- Biết đọc bài văn với giọng giọng tinh nghịch thể hiện tính cách khảng khái, tự tin có bản lĩnh của Cao Bá Quát

b. Kể chuyện:

Rèn kĩ năng nói:

- Biết dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu truyện với giọng phù hợp.

Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng ham học hỏi, sáng tạo

 

doc 58 trang linhnguyen 24/10/2022 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Phạm Mai Chi

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 -  Phạm Mai Chi
 Nhận xét giờ học
- Dặn HS thực hiện tốt hành vi
 Chuẩn bị bài sau: Tiết 2.
- 1HS nêu
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 06 / 03/ 2016 
Ngày giảng: Thứ tư , ngày 09 / 03/ 2016 
Sĩ số: 37 ; Vắng: ...................................
TẬP ĐỌC
Tiết 66: 
TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: lên dây, ắc-sê, dân chài,
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi 
thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
2. Kĩ năng: 
- Chú ý các từ ngữ: vi-ô-lông, ắc-sê, lên dây, phép lạ, yên lặng, 
- Đọc to, rõ ràng, trôi chảy, toàn bài giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên : Giáo án điện tử, thiết bị trình chiếu
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
4’
A. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện:“Đối đáp với vua” và trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
+ Cậu bé Cao Bá Quát đã làm gì để được nhìn rõ mặt vua? 
+ Nêu nội dung câu chuyện? 
- Giáo viên nhận xét 
- 4 HS nối tiếp nhau kể và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nghe, nhận xét.
+ Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
+ Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
1’
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh (SGK trang 55- Slide 1).
+ Bức tranh vẽ gì? 
+ Các em đã bao giờ được nghe ai đó chơi đàn, sáo chưa? Khi được nghe tiếng nhạc em cảm thấy như thế nào?
- HS quan sát tranh
+ Vẽ một bạn gái đang đánh đàn
- 2HS nêu
GV : Tiếng đàn, tiếng sáo các em thích đó là âm nhạc. Âm nhạc mang lại cho con người biết bao điều kì diệu. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng làm quen với tiếng đàn vi – ô- lông của một bạn nhỏ . Các em cùng chú ý để biết tiếng đàn của bạn nhỏ hay như thế nào. Để biết được điều này cô cùng các em tìm hiểu qua bài Tiếng đàn
12’
10’
8’
3’
- Giới thiệu bài và ghi tên bài.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
HD: Các em đọc này bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu:
+ Lần 1: GV sửa miệng.
+ Lần 2: vi-ô-lông, ắc-sê, nâng, yên lặng
Đọc từng đoạn trước lớp:	
- GV nêu từng đoạn: 2 đoạn
- Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt câu dài - Slide 2,3.
+ GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách đọc ngắt câu
+ Gọi HS lại.
- Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảng từ : vi- ô- lông, ắc- sê, dân chài
(quan sát hình ảnh minh họa và giới thiệu - Slide 4,5.)
+ Vi – ô- lông: Hay còn gọi là vĩ cầm đàn được làm từ các loại gỗ khác nhau, còn dây được làm bằng thép hoặc ni lông.
 Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Gv yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Nhận xét các nhóm đọc.
Đọc toàn bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - Để biết được tiếng đàn của Thủy như thế nào các em đọc thầm cho cô đoạn 1 của bài.
 + Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
+ Lên dây nghĩa là làm gì?
GV: Đó là những công việc quen thuộc và không bao giờ thiếu của những người chơi đàn.
+ Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn? 
* Qua các từ ngữ em cảm nhận như thế nào về tiếng đàn vi –ô- lông của bạn Thủy?
+ Những từ ngữ nào miêu tả cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn?
* Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
GV: Thuỷ rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc nên vầng trán bạn hơi tái đi, không những vậy tâm hồn Thủy dường như đang đắm chìm mình theo bản nhạc gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làm mi rậm cong dài khẽ rung động.
- Chuyển ý 2: Tiếng đàn của Thủy hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh như thế nào 
Các em đọc thầm cho cô đoạn 2.
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?
* Khi tiếng đàn của Thủy vang lên, em có cảm nhận gì về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh?
GV: Tác giả đã dùng những từ ngữ gợi tả để cho chúng ta thấy được cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên xung quanh thật nhẹ nhàng, thanh binh, đã hòa quyện với tiếng đàn trong trẻo của Thủy tạo nên bức tranh cuộc sống thật thanh bình và làm cho tâm hồn con người thư thái, dễ chịu. 
+ Bài đọc giúp em hieur điều gì?
GV chốt nội dung: Qua bài văn các em đã cảm nhận được Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên nó hoà hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.
 Đây là một bài tập đọc rất hay. Vậy các em cần phải đọc như thế nào để người nghe cảm nhận được cái hay của bài. Cô cùng các em chuyển sang phần luyện đọc lại
3. Luyện đọc lại (7’):
- Gv đọc toàn bài lần 2.
* Bài văn này cần đọc với giọng như thế nào? 
- Gv hướng dẫn HS đọc đoạn 1:
+ Khi đọc đoạn này các em cần chú ý nhấn giọng cho cô những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Vậy theo em ta lên nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Gọi HS đọc. 
- GV nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Bạn Thuỷ đã biểu diễn xuất sắc loại đàn nào?
+ Ngoài ra em con biết những loại đàn nào khác?
- Liên hệ: Âm nhạc là món ăn tinh thần của con người, nhờ có âm nhạc ...
- Về tiếp tục đọc lại bài và tìm hiểu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau: Hội vật.
- Nhận xét tiết học.
- HS ghi tên bài vào vở
- HS chú ý nghe để nắm được cách đọc. 
- HS đọc từng câu nối tiếp (2lần).
- 2HS nối tiếp đọc từng đoạn 
- 2HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp ngắt câu dài.
+ Đoạn 1: Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ, vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
+ Đoạn 2: Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy/ trên những vũng nước mưa.
- 2HS đọc
 HS đọc chú giải SGK
- Các nhóm luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm. 
1. Tiếng đàn của Thủy hồn nhiên, trong trẻo.
+ Thuỷ nhận đàn, lên dây, kéo thử vài nốt nhạc.
+ chỉnh dây đàn cho đúng chuẩn.
+ Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
+ trong trẻo , hồn nhiên.
+ Vầng trán tái đi, gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
+ Thuỷ rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc.
2. Tiếng đàn hòa quyện với khung cảnh ngoài gian phòng
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. 
 + không gian nhẹ nhàng, thanh bình xung quanh làm cho tâm hồn con người thư thái, dễ chịu.
- 2HS nêu
+ giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
- 5 HS đọc – lớp nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất
+ Loại đàn vi-ô-lông.
+ Đàn pi-a-nô, đàn ghi-ta, 
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 22: 
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- Ôn luyện về dấu phẩy.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tìm từ và mở rộng vốn từ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu ngữ pháp Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
 4’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Tìm các sự vật được nhân hoá trong những câu thơ sau, chúng được nhân hóa bằng những từ ngữ nào?
“Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.”
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu- Lớp nhận xét.
+ Sự vật được nhân hoá: nồi đồng, chổi.
+ Chúng được gọi và miêu tả hành động như người: Nồi đồng - bác, hát; chổi - bà, lom khom. 
1’
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
- HS theo dõi và ghi tên bài vào vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập (SGK-53)
15'
 Bài 1: 
+ Nêu yêu cầu của bài ?
- GV yêu cầu Hs đọc mẫu, phân tích mẫu, hướng dẫn Hs làm bài
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào VBT.
- Chia lớp thành 2 nhóm, thi làm bài tiếp sức.
- Tổ chức nhận xét.
1. Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
M: diễn viên.
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật.
M: đóng phim.
c) Chỉ các môn nghệ thuật. 
M: điện ảnh
- 1HS nêu.
- HS suy nghĩ, làm bài vào VBT.
- 2 nhóm thi làm bài tiếp sức.
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
M: diễn viên, ca sĩ, nhà thơ, đạo diễn, kiến trúc sư, hoạ sĩ, nhạc sĩ,
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật.
M: đóng phim, ca hát, múa, vẽ, làm thơ, nặn tượng, viết kịch, biểu diễn,
c) Chỉ các môn nghệ thuật.
M: điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, âm nhạc, hội hoạ, xiếc, ảo thuật,
15'
- Giới thiệu và giải nghĩa một số từ để mở rộng cho HS 
GV chốt: Tất cả các từ ngữ vừa tìm đều thuộc chủ đề: nghệ thuật.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn.
+ Để đặt đúng dấu phẩy ta cần lưu ý điều gì? 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi kết hợp làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp vào bảng phụ.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
+ Khi đọc đoạn văn có dấu phẩy cần đọc như thế nào?
Củng cố: Cách sử dụng dấu phẩy trong câu.
2. Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Cần đọc kĩ đoạn văn, xác định vị trí cần đặt dấu phẩy.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài 2 (VBT).
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại đoạn văn.
+ Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,  đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
+ Cần ngắt hơi khi có dấu phẩy.
2’
D. Củng cố, dặn dò:
+ Kể tên một số từ ngữ về hoạt động nghệ thuật?
- Liên hệ: Chúng ta thấy nghệ thuật rất cần thiết trong cuộc sống. Nghệ thuật giúp con người phát huy được khả năng sáng tạo, góp phần làm cuộc sống thêm phong phú, nhiều sắc màu hơn. Đồng thời nghệ thuật cũng là món ăn tinh thần lớn, giúp con người giải trí và thư giãn mỗi khi mệt mỏi.
- Dặn HS về nhà học và hoàn thành VBT.Chuẩn bị bài sau: Tuần 25
- Nhận xét giờ học.
+ đóng phim, ca hát, múa, vẽ, làm thơ, nặn tượng, viết kịch, biểu diễn,
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TOÁN
Tiết 118: 
LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là các số thường gặp trên mặt đồng hồ...) để xem được đồng hồ; số 20, 21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “thế kỉ XXI”.
2. Kĩ năng: 
- HS hiểu được kí hiệu, vận dụng làm bài tập đúng, nhanh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng nhóm. Mặt đồng hồ có ghi bằng chữ số La Mã,...
- Học sinh: SGK, vở ôli.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
4’
1’
10’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
 2695 : 5 5508 : 3
+ Đọc bài 3, 4 (VBT-33).
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu mục tiêu bài học.
2. Làm quen với các chữ số La Mã:
 Giới thiệu mặt đồng hồ có chữ số La Mã: 
- GV cho HS quan sát mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã:
- GV: Đây là đồng hồ được ghi bằng chữ số La Mã.
- 2 HS lên bảng.
2695 5 5508 3
 19 539 25 1836
 45 10
 0 18
 0
- 2HS đọc bài làm
- Nhận xét.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS theo dõi.
Các chữ số thường dùng là: I: một
 V: năm
 X: mười
+ Đồng hồ ghi mấy giờ?
 Giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai (XII), hai mươi(XX), hai mươi mốt(XXI).
+ Đồng hồ ghi 9 giờ.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XX
XXI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
20
21
8’
6’
6’
6’
2’
3. Luyện tập: (SGK-121).
 Bài 1: 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc lần lượt theo hàng ngang, theo cột dọc, hoặc theo thứ tự bất kì, để HS nhận dạng được các chữ số La Mã thường dùng. 
- Củng cố: Đọc các số ghi bằng chữ số La Mã.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm, sau đó gọi vài nhóm đọc trước lớp.
 - Nhận xét.
- Củng cố: Xem giờ trên đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc các chữ số La Mã, sau đó xếp theo thứ tự bài tập yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách sắp xếp.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Củng cố: Đọc, viết chữ số La Mã.
Bài 4: 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Tổ chức nhận xét.
- Củng cố: Đọc, viết các chữ số La Mã.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu các kí hiệu chính để viết chữ số La Mã? 
- Dặn HS về nhà học và hoàn thành VBT-34.
 Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
1. Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau đây:
I; III; V; VII; IX; XI; XXI
II; IV; VI; VIII; X; XII; XX
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 I: một
 III: ba
 V: năm
VII: bảy
 IX: chín
 II: hai
 IV: Bốn
XI: mười một
XXI: hai mươi mốt
VI: sáu
VIII: Tám
X: mười
XII: mười hai
XX: hai mươi
2. Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm rồi đọc theo nhóm,
Đồng hồ A: 6giờ
Đồng hồ B: 12giờ
Đồng hồ C: 3giờ
3. Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI.
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài 1HS lên bảng làm
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 
II, IV, V, VI, VII, IX, XI.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 
XI, IX, VII, VI, V, IV, II.
4. Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã.
- HS nêu.
- Lớp làm bài vào vở ôli.
- 2 HS làm bảng nhóm.
- HS đọc bài làm, nhận xét.
Đáp án: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII.
- HS nêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
THỦ CÔNG
Tiết 23:	 
ĐAN NONG ĐÔI ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, các nan để đan nong đôi. 
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. 
2. Kĩ năng: 
- Kẻ, cắt, các nan để đan nong đôi đúng qui trình kĩ thuật. 
3. Thái độ:
- HS hứng thú với giờ học kẻ, cắt, đan .
- Yêu thích sản phẩm gấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Mẫu tấm đan nong đôi
 Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi. 
- Học sinh: - Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
3'
1’
28’
2’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét .
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học.
2. Thực hành:
 a) Hoạt động 1: Thực hành đan nong đôi.
+ Nhắc lại quy trình đan nong đôi đã học ở tiết trước?
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước.
+ Nêu lại cách đan nong đôi ?
- Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm
b) Hoạt động 2: Nhận xét sản phẩm
- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và tuyên dương học sinh trước lớp.
D. Củng cố - dặn dò:
+ Nhắc lại quy trình đan nong đôi?
- Chuẩn bị cho tiết sau: giấy thủ công, kéo, thước.
- Nhận xét giờ học.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Vài HS nhắc lại các bước đan nong đôi.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong đôi.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Cách đan nong đôi :
+Nhấc 2 nan, đè 2 nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau 1 nan dọc. 
+ Dán bao xung quanh tấm bìa.
- Thực hành đan nong đôi bằng giấy bìa: 
- HS trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét sản phẩm của các bạn.
- HS nêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 07 / 03/ 2016 
Ngày giảng: Thứ năm , ngày 10 / 03/ 2016 
Sĩ số: 37 ; Vắng: ...................................
THỂ DỤC
Tiết 48:
ÔN NHẢY DÂY
TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích ”.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được động tác nhảy dây ở mức tương đối đúng
- HS tham gia chơi trò chơi ở mức tương đối chủ động.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện sức khỏe, khéo léo.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
- GV: Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. 
 Chuẩn bị còi, dây nhảy, 04 quả bóng, 4 rổ nhựa to
- HS: Mỗi em một dây nhảy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp 
 A. Phần mở đầu
- Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
7’
1-2’
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
1’
- GV điều khiển. HS thực hiện.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
2 x 8
nhịp
- GV điều khiển. HS thực hiện.
- Chơi trò chơi L:àm theo hiệu lệnh 
2-3’
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
B. Phần cơ bản 
1.Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Khởi động các khớp
- Nhảy chụm hai chân
10-12’
- Cho HS khởi động các khớp
- HS tập luyện theo cặp .GV thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS. Yêu cầu đếm số lần nhảy. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
- Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. Em nào có số lần nhảy được nhiều nhất được biểu dương.
2. Trò chơi:“Ném trúng đích”.
+ Chuẩn bị: Kẻ một vạch giới hạn đứng ném cách đích 2 – 3 m, tập hợp HS thành 1 – 4 đội sau vạch giới hạn.
+ Cách chơi: Các em lần lượt tiến vào vị trí đứng ném, cầm vật ném để ném (không tung) vào đích.. Tổ nào ném được nhiều lần vào đích, tổ đó thắng cuộc.
6-7’
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho HS cách chơi và làm mẫu.
- Cho HS khởi động kĩ khớp cổ tay, cánh tay, tập ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, tập động tác ném vào đích.
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích lại cách chơi.
 - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức, GV quan sát, giúp đỡ HS. 
C. Phần kết thúc:
- Đi theo vòng tròn thả lỏng và hít thở sâu.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân - GV : Cả lớp giải tán!
- HS : Khỏe !
5-6’
2’
2’
1-2’
- GV cùng HS hệ thống bài, nhắc lại nội dung tập luyện.
- GV thực hiện.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TẬP VIẾT
Bài 22: 
ÔN CHỮ HOA: R
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ hoa R thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng Phan R ang bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng các chữ nhỏ.
2. Kĩ năng:
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_24_pham_mai_chi.doc