Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Phạm Mai Chi

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 61; 62

NHÀ ẢO THUẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài,

- Hiểu nội dung truyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

- Kể chuyện: Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của Xô-phi (hoặc Mác). Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

2. Kĩ năng:

a. Tập đọc:

- Chú ý các từ ngữ : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, nhận lời, nắp lọ, .

- Biết đọc bài văn với giọng bất ngờ ngạc nhiên ở đoạn 4.

b. Kể chuyện:

Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS biết nhập vai và kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi (hoặc Mác).

Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

 

doc 58 trang linhnguyen 24/10/2022 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 - Phạm Mai Chi

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 23 -  Phạm Mai Chi
 hành tốt 
D. Củng cố - Dặn dò
- GV tổng kết.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về thực hiện tốt các hành vi đã học.
Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- 3HS nêu.
- HS nghe.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 28 / 02/ 2016 
Ngày giảng: Thứ tư , ngày 02 / 03/ 2016 
Sĩ số: 37 ; Vắng: ...................................
TẬP ĐỌC
Tiết 62: 
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: tiết mục, tu bổ, mở màn, hân hạnh,
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.
- Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
2. Kĩ năng: 
- Chú ý các từ ngữ: xiếc, nhào lộn, khéo léo, lứa tuổi, liên hệ, 
- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại: 1 - 6, 50%, 10%, 5180360.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên : Bảng phụ, Tranh minh hoạ.
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4'
1’
12'
10'
8'
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật” và trả lời câu hỏi theo từng đoạn 
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu: 
+ Đây là tờ quảng cáo của một rạp xiếc, em thấy trên tờ quảng cáo in hình gì?
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: (giọng rõ ràng, rành mạch, vui ). 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
Đọc từng câu : 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc.
+ Luyện phát âm đúng: xiếc, nhào lộn, khéo léo, lứa tuổi, liên hệ, 1-6, 50%, 10%, 5180360.
 Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn:
Đoạn 1: Chương trình ... ra mắt lần đầu.
Đoạn 2: Xiếc thú ... dẻo dai.
Đoạn 3: Rạp mới được tu bổ ... đi tập thể.
Đoạn 4: Còn lại
- Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt câu dài:
+ GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách đọc ngắt câu
+ Gọi HS lại.
 - Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảng từ : tiết mục, tu bổ, mở màn, hân hạnh, 
 Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm 4
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 
- GV nhận xét. 
Đọc toàn bài:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi:
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?
+ Em thích những nội dung nào trong quảng cáo ? Nói rõ vì sao ?
* Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)?
- Cho HS quan sát tranh minh họa.
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
* Bài đọc giúp em biết gì?
- GV chốt nội dung.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc cả bài
+ Nêu giọng đọc bài?
+ Nêu các từ cần nhấn giọng khi đọc để tăng sức thu hút của tờ quảng cáo?
- Cho HS thi đọc tờ quảng cáo.
- GV nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Một tờ quảng cáo thường có những nội dung gì??
+ Hãy kể tên một số quảng cáo mà em đã đọc, đã xem?
- Liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ các biển quảng cáo đúng quy định: Không viết, vẽ bậy, không xé hay ném hỏng biển quảng cáo.
 - Dặn HS về đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Ghi nhớ để thực hành viết thông báo vào tiết ôn tập cuối năm.
 Chuẩn bị bài sau: Đối đáp với vua.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo
- 4 HS nối tiếp nhau kể và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS quan sát tranh
+ In hình những chú ngựa đang làm xiếc, chú hề , ...
- HS nghe và ghi tên bài vào vở.
- HS chú ý nghe để nắm được cách đọc.
- HS đọc nối tiếp câu (2lần). 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn
+ Xiếc thú/ vui nhộn, dí dỏm
 Ảo thuật/ biến hóa bất ngờ, thú vị.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn
- Đọc phần chú giải Sgk.
- Các nhóm luyện đọc. 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- HS tự nêu:
VD: Thích những tiết mục mới vì phần này cho biết chương trình rất đặc sắc Phần rạp vừa tu bổ và giảm giá vé 50 % đối với trẻ em , thời gian mở màn để biểu diễn, liên hệ mua vé bằng điện thoại
+ Thông báo những tin cần thiết nhất, được người xem quan tâm nhất: tên chương trình, tiết mục, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thợi gian biểu diễn, cách liên hệ mua vé
+ Thông báo ngắn gọn, rõ ràng.
Các câu văn đều ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng.
+ Những từ ngữ quan trọng được in đậm. Trình bày bằng nhiều cỡ chữ và kiểu chữ khác nhau, các chữ được tô màu khác nhau,
+ Có tranh minh hoạ làm tờ báo quảng cáo thêm đẹp và hấp dẫn.
+ Ở nhiều nơi: tivi, toà nhà lớn, sân vận động, treo trên đường phố,
+ Biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
- HS lắng nghe, nêu giọng đọc.
+ Giọng đọc rõ ràng, vui.
+ đặc sắc, vui nhộn, dí dỏm, biến hóa bất ngờ, thú vị, khéo léo, dẻo dai
- 3-5 HS đọc. 
- Lớp nhận xét bình chọn HS đọc tốt nhất.
+ Tên điều cần quảng cáo, những thông tin ngắn gọn, nổi bật về điều cần quảng cáo. Cách liên hệ với nơi quảng cáo. 
- 2HS nêu 
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 21: 
NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu ngữ pháp Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm.
- Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động cảu Giáo viên
Hoạt động cảu Học sinh
1’
4'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa bài tập lên màn chiếu: Hãy xác định sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau? Sự vật đó đựợc nhân hóa theo cách nào?
+ Nêu các cách nhân hóa?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
- GV nhận xét.
- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
+ Sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ này là: Trâu. Sự vật đó được nhân hóa theo cách 3, đó là: Trò chuyện với sự vật như nói với người ( trâu ơi ta bảo)
+ Có 3 cách nhân hóa:
 Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người.
 Tả sự vật bằng từ dùng để tả người.
 Nói với sự vật như nói với người.
C. Bài mới:
1’
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài.
- HS theo dõi, ghi đầu bài vào vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập
10'
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài có mấy yêu cầu?
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ.
- GV yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc ba câu hỏi trong bài.
- Gọi HS trả lời câu a, b . GV ghi vào bang kẻ sẵn
+ Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá?
+ Những sự vật ấy được nhân hoá bằng cách nào
- Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành vào VBT tiếp phần b và câu c.
+ Tìm các từ ngữ thể hiện các cách nhân hóa?
+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Thời gian thảo luận làm bài kết thúc, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài làm phần b của nhóm mình.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu 1HS lên bảng giới thiệu cho cô giáo cùng các bạn các kim trên đồng hồ.
- GV nhận xét và chốt cách giới thiệu cho HS thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh và khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông sẽ reo. Đồng hồ báo thức giúp cho chúng ta thức dậy đúng giờ mà chúng ta mong muốn.
- Củng cố: Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hoá để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút, kim giây rất sinh động.
+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?
1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Có 2 yêu cầu: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- 2HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Các nhóm làm bài, 1nhóm làm bảng phụ
Những vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
Các sự vật được gọi bằng
Các sự vật được tả bằng
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li.
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước.
Kim giây
bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng.
Cả ba kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang.
- HS tự nêu.
- Cả lớp quan sát, 1HS lên bảng.
+ Có 3 cách nhân hóa:
 Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người.
 Tả sự vật bằng từ dùng để tả người.
 Nói với sự vật như nói với người.
9'
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các câu hỏi.
+ Em có nhận xét gì về các cau hỏi?
- Để hoàn thành bài tập này, cô yêu cầu chúng ta sẽ thảo luận theo nhóm đôi trong thời gian 3’ một bạn hỏi và một bạn trả lời và ngược lại, sau đó chúng ta sẽ viết câu trả lời vào vở. Đây cũng chính là nội dung bài tập 2 trong VBT của chúng ta, 1HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm đại diện trình bày trước lớp.
a) Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
b) Anh kim phút đi như thế nào?
c) Bé kim giây chạy vút lên trước hàng như thế nào?
- GV nhận xét, chốt bài.
+ Sau khi trả lời các câu hỏi này, em thấy nội dung trả lời câu hỏi “Như thế nào?” thường chỉ gì?
+ Khi viết câu trả lời, em cần chú ý điều gì?
- Chuyển ý: Qua BT2 đã giúp em củng cố cách trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào? Vậy để biết trong câu có các từ chỉ đặc điểm hoặc đặc điểm của đoạt động, trạng thái thì người ta thường sử dụng câu hỏi gì? ...
2. Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ 1yêu cầu: trả lời câu hỏi.
- HS đọc nối tiếp các câu hỏi.
+ Đều có từ dể hỏi “ như thế nào?”
- HS thảo luận nhóm, làm bài.
- 3 nhóm trình bày bài làm trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Bác kim giờ nhích về phía trước từng bước rất thận trọng và chậm chạp.
+ Anh kim phút đi lầm lì từng bước, từng bước một.
+ Bé kim giây tinh nghịch chạy vút lên phía trước.
- Lớp nhận xét.
+ Thường chỉ về đặc điểm hoặc đặc điểm của đoạt động, trạng thái.
+ Đầu câu viết hoa, kết thúc câu ghi dấu chấm.
8'
Bài 3: 
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Bài có mấy yêu cầu?
- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
+ Hãy nêu bộ phận in đậm có trong các câu?
+ Các bộ phận in đậm trong các câu chỉ gì?
- Yêu cầu HS làm bài, đây là nội dung bài tập 3 trong VBT.
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
b) Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.
d) Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
+ Các em đã dùng từ hỏi nào cho bộ phận in đậm trên?
+ Trong câu, từ hỏi “Như thế nào?” thường đứng ở vị trí nào?
* Bài 2, 3 củng cố kiến thức gì? 
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Bài có 1 yêu cầu: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- HS theo dõi và nối tiếp đọc.
+ Bộ phận in đậm trong câu a là: rất rộng.
 Bộ phận in đậm trong câu b là: miệt mài suốt ngày đêm.
 Bộ phận in đậm trong câu c là: thán phục.
 Bộ phận in đậm trong câu d là: réo rắt.
+ Chỉ đặc điểm của hoạt động, trạng thái.
- Cả lớp làm bài 3 vào VBT, 1HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài.
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
c) Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
+ Dùng từ hỏi Như thế nào?
+ Thường đứng ở cuối câu trong câu hỏi.
+ Củng cố: Cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
3’
D. Củng cố, dặn dò:
+ Nhắc lại các cách nhân hoá? 
- Dặn HS về nhà hoàn thành VBT - 45.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy.
- Nhận xét giờ học.
+ Có 3 cách nhân hóa:
 Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người.
 Tả sự vật bằng từ dùng để tả người.
 Nói với sự vật như nói với người.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TOÁN
Tiết 113: 
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có bốn chữ số và thương có ba chữ số.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng nhóm.
- Học sinh: SGK, vở ôly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
4'
1’
15’
7’
5’
5’
3’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Đặt tính rồi tính:
 1695 5 2568 3
- Kiểm tra VBT, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia: 
a) GV ghi: 6369: 3 = ?
+ Để thực hiện phép chia, ta phải làm gì ?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 6369 3 . 6 chia 3được 2,viết 2.
 03 2123 . 2nhân 3bằng 6;6 trừ 6 
 06 bằng 0.
 09 .Hạ 3; 3chia 3được 1,viết 1.
 0 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 
 bằng 0.
 . Hạ 6; 6chia 3được 2, viết 2; 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0. 
 . Hạ 9; 9 chia 3 được 3; 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0. 
Vậy: 6369 : 3 = 2123
b) GV ghi: 1276 : 4 = ?
 1276 4 . 12 chia 4được 3,viết 3.
 07 319 3 nhân 4 bằng 12;12trừ 
 36 12 bằng 0.
 0 . Hạ 7;7 chia 4 được 1, viết 1.
 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 
 bằng 3, viết 3.
 . Hạ 6, được 36; 36 chia 4 
 được 9 nhân 4 bằng 36,
 36 trừ 36 bằng 0. 
Vậy: 1276 : 4 = 319 
+ Em có nhận xét gì về 2 phép chia vừa học với các phép chia đã học? 
+ Nêu cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
- GV chốt, yêu cầu HS nêu các bước thực hiện ở mỗi lượt chia.
3. Luyện tập: (SGK- 117).
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Em có nhận xét gì về các phép chia trong bài 1?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét
- Gọi 1 HS thực hiện chia: 2896 : 4 và nhận xét về số dư.
- Lưu ý: Phép chia 2896 : 4 ở lượt chia thứ hai có dư.
- Củng cố: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc lại đề.
+ Muốn tìm mỗi thùng có bao nhiêu gói bánh cả lớp làm bài vào vở.
- Tổ chức nhận xét.
- Củng cố: Giải bài toán có liên quan đến phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ x là thành phần nào trong phép tính? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét, chữa bài sai (nếu có).
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Củng cố: Tìm thừa số chưa biết.
D. Củng cố, dặn dò:
+ Nhắc lại cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ?
- Dặn HS về nhà học và hoàn thành bài 1,2,3 (VBT- 29).
- Chuẩn bị bài sau: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng.
- HS trình VBT lên bàn.
- HS ghi tên bài vào vở.
- 2HS đọc phép tính.
+ Đặt tính rồi tính
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 2HS đọc phép tính.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện.
- Lớp theo dõi, nhận xét
+ Đây là phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và là phép chia hết.
- HS nêu
- Nhận xét.
1. Tính:
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Đều là phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ sô.
- 3 HS lên bảng; Lớp làm bài vào vở - Nhận xét.
4862 2 3369 3 
08 2431 03 1123 
 06 06
 02 09 
 0 0
- HS nêu cách thực hiện và nhận xét.
2. Giải toán
- HS đọc bài toán.
- 2 HS nêu.
 4 thùng: 1648 gói bánh
Mỗi thùng: ... gói bánh
- 2 HS đọc
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở ôli.
- Nhận xét.
Bài giải
Mỗi thùng có số gói bánh là:
1648 : 4 = 412 (gói)
Đáp số: 412 gói bánh
3. Tìm x:
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ x là thừa số chưa biết của phép tính.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở ôly.
 x 2 = 1846 3 x = 1578
 x = 1846 : 2 x = 1578 :3
 x = 923 x = 526
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- 2 HS nhắc lại.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
THỦ CÔNG
Tiết 23:	 
ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, các nan để đan nong đôi. 
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. 
2. Kĩ năng: 
- Kẻ, cắt, các nan để đan nong đôi đúng qui trình kĩ thuật. 
3. Thái độ:
- HS hứng thú với giờ học kẻ, cắt, đan .
- Yêu thích sản phẩm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên:
+ Mẫu tấm đan nong đôi, mẫu tấm đan nong mốt để HS so sánh.
+ Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi. Các nan để đan mẫu. 
+ Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
- Học sinh: Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
3'
1’
28’
5’
8’
15’
2’
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét .
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học
2. Thực hành:
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Cho HSquan sát vật mẫu. Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi, cho học sinh quan sát. 
+ So sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi?
+ Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình được đan bằng tấm đan nong đôi ?
+Để đan nong đôi người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu gì ?
 - Giáo viên nêu : Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, tre, giang, mây, lá dừa để đan nong đôi , nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình đan nong đôi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình đan nong đôi bằng hình vẽ minh họa.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh).
Bước 2: Đan nong đôi .
Giáo viên hướng dẫn cách đan: 
- Đan nan thứ nhất : Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
- Đan nan ngang thứ hai : Nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dùng nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ ba : Giống như đan nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ tư : Giống như nan đan thứ hai.
- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.
c. Hoạt động 3: Thực hành đan nong đôi.
- Giáo viên cho HS thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp.
- Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm
D. Củng cố - dặn dò:
+ Nhắc lại quy trình đan nong đôi?
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: giấy thủ công, kéo, thước.
- Nhận xét giờ học.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi 
- HS quan sát.
+ Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau.
+Rổ, rá, làn,
+ Bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa,
- HS theo dõi
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
 7 
 6 
 5 
 4
 3
 2
 1
- 1HS nhắc lại cách đan nong đôi.
- HS thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp.
- 1 HS nêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 29 / 02/ 2016 
Ngày giảng: Thứ năm , ngày 03 / 03/ 2016 
Sĩ số: 37 ; Vắng: ...................................
THỂ DỤC
Tiết 46
ÔN TRÒ CHƠI “ CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
- Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức ”.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được động tác nhảy dây ở mức tương đối đúng
- HS nắm được cách chơi và tham gia chơi t

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_23_pham_mai_chi.doc