Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Dương Thị Lệ Thủy

Toán

TIẾT 103: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số đến 4 chữ số.

2. Kĩ năng: - Biết trừ các số đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.

3. Thái độ - Giáo dục HS chăm học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Đặt tính rồi tính, lớp bảng con.

 5428 - 1956 9996 - 6669

- GV nhận xét, chữa bài.

 

doc 36 trang linhnguyen 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Dương Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Dương Thị Lệ Thủy

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 21 - Dương Thị Lệ Thủy
8800 - 200 = 8600
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp tự làm bài vào sgk
- Hai em lên bảng đặt tính và tính, lớp bổ sung. 
 a/ 6924 5718 b/ 8493 4380
 +1536 + 636 - 3667 - 729
 8460 6354 4826 3651
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
? Có cây?
? Trồng thêm cây?
? Muốn biết tất cả trồng được bao nhiêu cây ta làm cách nào để tìm được ?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4: 
- Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
* Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào
- 2 HS đọc đề bài.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Có 948 cây
- Trồng thêm 1 phần 3 cây
- Tìm số cây trồng thêm được boa nhiêu rồi ta lấy số cây đã có cộng với số cây trồng thêm thì ra số cây trồng được tất cả là bao nhiêu.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung. 
 Giải: 
Số cây trồng thêm được là:
 948 : 3 = 316 ( cây)
Số cây trồng được tất cả là:
 948 + 316 = 1264 ( cây )
 Đáp số: 1264 cây 
- Tìm x.
- HS làm vở
a. x + 1909 = 2050
 x = 2050 – 1909
 x = 141
 b. x – 586 = 3705 
 x = 3705 + 586
 x = 4291
- Đổi chéo vở kiểm tra .
- Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
4. Củng cố: (2 phút)
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm và xem tờ lịch năm 2005 - SGK.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiết 2+ 4: 
Chính tả (Nghe- viết)
TIẾT 41: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết câu trong bài chính tả và chữ viết hoa.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng bài tập 2.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS rèn chữ viết nhanh, đẹp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ viết 2 lần nội dung của bài tập 2b (12 từ).
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Hướng dẫn nghe viết.
(20 phút)
* Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chính tả.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa ? 
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Đọc cho HS viết vào vở
- Đọc lại để HS soát bài.
- Thu vở nhận xét, chữa bài.
- Lớp lắng nghe GV đọc.
- 2 em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. 
- Viết hoa các chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con một số từ như : lọng, chăm chú, nhập tâm ...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- HS nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
HĐ 3:
Hướng dẫn làm bài tập.
(10 phút)
Bài 2b: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi 2 em lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Yêu cầu HS đưa bảng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi 1 số em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu hoàn chỉnh.
- Đặt lên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã.
- Học sinh làm bài.
- 2 HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét bổ sung: Nhỏ - đã - nổi tiếng - đỗ - tiến sĩ - hiểu rộng - cần mẫn - lịch sử - cả thơ - lẫn văn xuôi 
- 3 em đọc lại đoạn văn.
4. Củng cố: (3 phút)
- Yeu cầu HS nêu lại bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều: 
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY 
Tin học
GV CHUYÊN DẠY 
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY 
Ngày soạn: 6/2/2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2017
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 105: THÁNG - NĂM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm biết được một năm có 12 tháng. Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng.
2. Kĩ năng: 
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm, )
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: - SGK, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập. 
- Hai em lên bảng làm BT, mỗi em làm một bài: 
 1. Tính nhẩm: 10 000 – 6 000 = 4 000
 6 300 + 500 = 6 800
 2. Đặt tính rồi tính: 5718 + 636 ; 8493 - 3667
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng.
(10 phút)
* Giới thiệu số tháng trong một năm.
- Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu.
- Đây là tờ lịch năm 2005. Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng. 
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và TLCH: 
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
+ Đó là những tháng nào ? 
- Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng.
- Mời hai học sinh đọc lại.
* Giới thiệu số ngày trong một tháng.
- Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK. 
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng 2 có mấy ngày ? 
- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày. 
- Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.
- Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. 
- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:
+ Một năm có 12 tháng đó là: Tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12.
- Nhắc lại số tháng trong một năm. 
- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.
- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh).
HĐ 3:
Luyện tập (20 phút)
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2009 và TLCH. 
- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
+ Tháng này là tháng 1. Tháng sau là tháng 2.
+ Tháng 1 có 31 ngày +Tháng 3 có 31 ngày 
+ Tháng 6 có 30 ngày 
+ Tháng 7 có 31 ngày 
+ Tháng 10 có 31 ngày 
+ Tháng 11 có 30 ngày 
- Một em đọc đề bài 2.
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu.
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.
+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.
- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.
- Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 12 có 31 ngày.
- Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày.
4. Củng cố: (2 phút)
- Những tháng nào có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày? Tháng hai có bao nhiêu ngày?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập đọc
TIẾT 42: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Biết thay đổi giọng đọc với mỗi tình tiết khác nhau.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỉ năng đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : con cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì ràoBiết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ đọc. 
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu được các từ khó trong bài qua chú thích “ phô”. Hiểu nội dung bài : Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. 
- Học thuộc lòng bài thơ (trả lời được các câu hỏi trong bài).
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS kính trọng lễ phép với người lớn.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án. Tranh minh họa bài thơ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Gọi 3 em nhìn bảng nối tiếp kể lại 3 đoạn câu chuyện “Ông tổ nghề thêu”.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- 3 HS lên tiếp nối kể lại các đoạn của câu chuyện. 
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Luyện đọc
(15 phút)
- Đọc diễn cảm bài thơ. Cho quan sát tranh minh họa bài thơ.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- Theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ biểu cảm trong bài.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới trong bài. 
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Lần lượt đọc các dòng thơ.
- Nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc hai dòng thơ. Kết hợp luyện đọc các từ: con cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào. 
- Nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
- Tìm hiểu nghĩa từ “phô” - SGK.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ 3:
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
(8 phút)
- Mời một em đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm từng khổ và cả bài. 
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ. 
+ Hãy suy nghĩ tưởng tượng và tả bức tranh gấp, cắt và dán giấy của cô ?
- Mời một em đọc lại hai dòng thơ cuối, lớp đọc thầm theo.
+ Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- Qua bài thơ này muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Một em đọc bài thơ, lớp đọc thầm theo.
+ Thoắt cái cô đã gấp 1 chiếc thuyền cong xinh, mặt trời với nhiều tia nắng, làm ra mặt biển dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.
- Đọc thầm trao đổi và nêu : 
+ Là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi bình minh. Mặt biển dập dềnh có con thuyền trắng đậu trên mặt biển với những làn sóng.
- Một em đọc lại hai dòng thơ cuối.
- Cô giáo khéo tay/ Bàn tay cô như có phép mầu 
- Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. 
HĐ 4:
Học thuộc lòng bài thơ.
(7 phút)
 - GV đọc lại bài thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- Mời 2 em đọc lại bài thơ .
- Mời từng tốp 5 HS nối tiếp thi đọc thuộc lòng 5 khổ thơ.
- Mời 1 số em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Theo dõi nhận xét đánh giá, tuyên dương.
- Lắng nghe GV đọc mẫu bài thơ.
- 2 HS đọc lại cả bài thơ. 
- 2 nhóm thi nối tiếp đọc thuộc lòng 5 khổ thơ.
- Một số em thi đọc thuộc cả bài.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc thuộc và hay.
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài. 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Luyện từ và câu
TIẾT 21: NHÂN HÓA - ÔN TẬP CÁCH ĐẶT 
VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nắm được 3 cách nhân hóa (BT2).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? (BT3)
2. Kĩ năng: - Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT 4)
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 2 tờ giấy A4 viết nội dung bài tập 1. Bảng phụ viết 3 câu văn bài tập 3.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Gọi 1 HS lên bảng làm lại bài tập tiết trước.
- GV nhận xét 
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Hướng dẫn HS làm bài tập
(28 phút)
Bài 1: 
- GV đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa”.
- Mời 2 - 3 em đọc lại.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại gợi ý:
+ Những sự vật nào được nhân hóa?
- Dán 2 tờ giấy giấy lớn lên bảng. 
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 6 em lên bảng thi tiếp sức. 
- Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa: gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người; tả sự vật bằng những từ dùng để tả người; nói với sự vật thân mật như nói với con người.
- Lắng nghe GV đọc bài thơ.
- 3 em đọc lại. Cả lớp theo dõi ở SGK.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
- Đọc thầm gợi ý.
+ Mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
- 2 nhóm tham gia thi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp sửa bài trong VBT (nếu sai)
Tên sự vật 
 Cách nhân hóa 
Gọi bằng Tả cách nói
M.T
 ông
bật lửa 
Mây
chị 
kéo đến 
Trăng 
Trốn 
Đất 
nóng lòng 
Mưa 
xuống 
Thân mật như bạn 
Sấm 
ông
vỗ tay
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TLCH ở đâu?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Một học sinh đọc đề bài tập 3.
- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào VBT.
- Hai học sinh lên thi làm, lớp nhận xét bổ sung. 
a/ Trần Quốc Khải quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.
b/ Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c/ Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông. 
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài. 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Ngày soạn: 7/2/2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017
Buổi sáng:
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tập viết
TIẾT 21: ÔN CHỮ HOA O, Ô, Ơ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa O, Ô, Ơ 
2. Kĩ năng: - Viết tên riêng (Lãn Ông) bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây / Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. bằng cỡ chữ nhỏ. 
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ; tên riêng Lãn Ông và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh của HS.
- Yêu cầu 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào bảng con: Nguyễn, Nhiễu.
(2 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con theo yêu cầu của GV)
- Nhận xét 
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Hướng dẫn viết trên bảng con
(10 phút)
* Luyện viết chữ hoa:
+ Hãy tìm các chữ hoa có trong bài ? 
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết các chữ: O, O, Ơ, Q, T.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 1720 – 1792 là một lương y nổi tiếng sống vào cuối đời nhà Lê.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Nội dung câu ca dao nói gì ? 
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con: Ổi, Quảng, Tây.
+ L, Ô, Q, B, H, T, H, Đ. 
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con: O, Ô, Ơ, Q, T.
- 1 HS đọc từ ứng dụng: 
 Lãn Ông 
- Lắng nghe để hiểu thêm về một lương y nổi tiếng vào hàng bậc nhất của nước ta. 
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
 “Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người” 
+ Ca ngợi những sản phẩm nổi tiếng ở Hà Nội 
- Cả lớp tập viết trên bảng con
HĐ 3:
Hướng dẫn viết vào vở
(10 phút)
- Nêu yêu cầu viết chữ Ô một dòng cỡ nhỏ L, Q 1 dòng.
- Viết tên riêng Lãn Ông 2 dòng cỡ nhỏ.
- Viết câu ca dao 2 lần.
Ô L Q 
Lãn Ông 
- Thu một số vở đánh giá, nhận xét.
- HS viết bài vào vở tập viết theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
4. Củng cố: (3 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ. 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tin học
GV CHUYÊN DẠY
Chính tả ( Nhớ - viết)
TIẾT 42: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết câu và các chữ viết hoa trong bài chính tả.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỉ năng viết chính tả , nhớ và viết lại chính xác bài “Bàn tay cô giáo“
- Trình bày đúng các khổ thơ dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập bài tập 2.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ, SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Mời 3 học sinh lên bảng.
- Yêu cầu: Viết các từ học sinh thường hay viết sai theo yêu cầu của giáo viên: 3 HS lên bảng viết các từ đổ mưa, đỗ xe, ngã, ngả mũ. Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Hướng dẫn nhớ –

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_21_duong_thi_le_thuy.doc