Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 2 - Phạm Mai Chi

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 4; 5:

AI CÓ LỖI?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm đ¬ược nghĩa của các từ mới : Kiêu căng, hối hận, can đảm.

- Nắm đư¬ợc diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết như¬ờng nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư¬ xử không tốt với bạn.

- Kể chuyện: HS dựa vào trí nhớ và tranh để kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình.

2. Kĩ năng:

a. Tập đọc:

- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng:

 + Các từ ngữ có vần khó: Khuỷu tay, nguệch ra.

 + Các từ ngữ dễ phát âm sai : Nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa.

 + Các từ phiên âm tên ngư¬ời nư¬ớc ngoài : Cô - rét - ti; En - ri - cô.

- Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời ng¬ời kể và lời các nhân vật.

 

doc 54 trang linhnguyen 24/10/2022 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 2 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 2 - Phạm Mai Chi

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 2 -  Phạm Mai Chi
 luận nhóm và làm bài tập1 ( VBT- 5).
+ Có lợi cho sức khỏe vì: Buổi sáng sớm không khí trong lành, ít khói bụi Sau một đêm nằm ngủ không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông, hít thở sâu hít nhiều không khí trong lành, sẽ tống được khí CO2 ra ngoài.
+ Chúng ta cần: lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi.
+ H 4; 6: không nên làm vì chơi bi cạnh đường phố, xe cộ qua lại rất bụi bẩn.
 H 5; 7; 8: nên làm vì RLTT nơi sạch sẽ, thoáng mát không khí trong lành là rất tốt.
 + Không/ Có
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ cuộc sống hằng ngày để trả lời.
+ Khuyên mọi người không nên hút thuốc vì nó có hại cho sức khoẻ.
- HS nêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
ĐẠO ĐỨC
Bài 1:
 KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Giúp HS: 
- Tự liên hệ được những việc mình đã làm được theo năm điều Bác Hồ dạy .
- Trình bày được những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ và những tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
2. Kĩ năng: 
- HS đánh giá đúng và chính xác về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, sưu tầm tranh đúng chủ đề.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu quý Bác Hồ, luôn học tập tốt, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh: Bác Hồ với thiếu nhi.
- HS: VBT, sưu tầm thơ, văn truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2'
3'
1'
10'
10'
7'
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên và nhi đồng?
- GV nhận xét.
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu cả lớp hát bài hát: “Tiếng chim trong vườn Bác”, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích.
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: HS tự liên hệ.
- GV chia yêu cầu thảo luận cặp đôi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? Em thực hiện như thế nào ? 
+ Còn điều nào chưa làm tốt ?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
- Mời vài em tự liên hệ trước lớp. 
-> Khen những HS đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
b) Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, tài liệu.
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm: các nhóm trình bày, giới thiệu về những bài hát, tranh ảnh, bài ca dao,  nói về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng mà em sưu tầm được? 
- Yêu cầu lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm .
- Đánh giá và khen những nhóm có sưu tầm tốt. 
c) Hoạt động 3 : Trò chơi “Phóng viên”
- GV nªu yªu cÇu lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên hỏi bạn các câu hỏi về cuộc đời của Bác Hồ : 
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Bác sinh vào ngày tháng năm nào? 
 Quê Bác ở đâu? 
+ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khi nào? Ở đâu?
+ Hãy đọc 5 điều Bác dạy? 
+ Hãy kể những việc làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác? 
=> Kết luận chung:
- Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi.
- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
D. Củng cố – dặn dò:
+ Em đã làm những việc gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Dặn HS thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
 Chuẩn bị bài sau: Giữ lời hứa (Tiết 1). 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét.
+ Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
- 2HS đọc.
- Hát tập thể 1 lần
- HS tự trao đổi với bạn bên cạnh các câu hỏi sau:
- Lần lượt 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của bản thân và nêu những điều mà thực hiện chưa tốt, nêu cách cố gắng để thực hiện tốt.
- 3; 4 HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Các nhóm thảo luận và trình bày. 
-> Các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc giới thiệu về những sưu tầm của mình có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng. Chẳng hạn như: Tranh ảnh, bài hát, các câu ca dao 
- HS khác theo dõi nhận xét trình bày các nhóm.
- Lớp lắng nghe bình chọn các nhóm có nhiều hình ảnh, bài hát nói về Bác 
- HS tham gia ch¬i:
+ Bác còn có tên khác như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
+ Bác Hồ sinh ngày19– 5 – 1890 
 Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 
+ Bác đọc “Tuyên ngôn độc lập” vào ngày 2 - 9 - 1945 tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội.
- 2HS nêu.
- 3HS nêu.
- 2HS nêu.
- HS tự nêu.
- 2HS đọc
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
--------------------------- – { — ------------------------------
Ngày soạn: 06/09/2015 
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 09 / 09 / 2015 
Sĩ số: 37; Vắng: ...............................................................................
TẬP ĐỌC
Tiết 6: 
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa từ mới: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
2. Kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các từ tiếng khó trong bài: nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính, bắt chước.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết yêu quý và kính trọng cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: Tranh minh họa sách giáo khoa. 
 Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4'
1'
12'
12'
7'
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng:	
+ Kể lại câu chuyện: “Ai có lỗi?” bằng lời kể của em?
+ Em rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét .
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh, hỏi: 
+ Nêu nội dung bức tranh?
-> Khi còn nhỏ, các em thường chơi các trò chơi giả làm cô giáo, bác sĩ, người bán hàng, ... Để xem các bạn nhỏ trong bài đọc làm cô giáo và học trò như thế nào, hôm nay các em học bài: Cô giáo tí hon.
- Giáo viên ghi bảng tên bài. 
2. Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu toàn bài: 
- Giọng vui thong thả, nhẹ nhàng.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- Lần 1: GV chú ý lắng nghe HS đọc và sửa sai ngay. 
- Lần 2: GV sửa sai cho HS, ghi những từ HS đọc sai lên bảng để HS đọc lại. Chú ý đọc đúng các từ ngữ: nón, khúc khích, ngọng líu, núng nính ...
Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu .... đến chào cô ạ.
+ Đoạn 2: Từ “Bé treo nón ... đàn em ríu rít đánh vần theo”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt câu dài:
 Đoạn 1: hướng dẫn ngắt câu dài
- Yêu cầu HS đọc thể hiện.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 2 kết hợp kết hợp giảng từ:
+ Giải nghĩa các từ trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính...
* Đặt câu với từ: Khoan thai, khúc khích, núng nính...
Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm. 
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.
Đọc cả bài:
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
- GV chốt ý 1.
Đoạn 2+3:
- Yêu cầu HS đọc lướt lại cả bài và trả lời câu hỏi: 
+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò?
+ Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em Bé?
* Theo em, vì sao Bé lại đóng vai “cô giáo” đạt đến thế?
- GV chốt ý 2.
* Bài văn giúp em hiểu gì?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 1.
+ Ta cần đọc đoạn 1 như thế nào?
- Luyện đọc cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
D. Củng cố - Dặn dò:
+ Các em có thích trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo, thầy giáo không?
*Tìm trong bài câu văn nào có sử dụng biện pháp so sánh, em có cảm nhận gì về hình ảnh so sánh đó?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và xem trước bài mới: Chiếc áo len.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện và trả lời nội dung của từng đoạn trong câu chuyện. 
+ Bạn bè phải biết thương yêu nhau, nghĩ tốt về nhau.
+ Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi lớp học, đóng vai làm cô giáo.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp từng câu (2 lần).
- HS sửa.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn . 
- 1HS nêu cách đọc ngắt nghỉ.
+ “Nó cố bắt chước/ dáng đi khoan thai của cô giáo/ khi cô bước vào lớp.”
- 2HS đọc câu trên bảng phụ và đọc trong SGK.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 
- HS dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ .
+ Ví dụ: 
 Mấy con trâu đang khoan thai gặm cỏ bên bờ sông.
 Bé Hà nhà em hai má núng nính trông rất xinh.
 Bạn Lan cười khúc khích trong giờ học.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc; Cả lớp đọc thầm.
1. Các bạn nhỏ chơi trò dạy học.
- Lớp đọc thầm. 
+ Bé và 3 đứa em: Hiển, Anh, Thanh.
+ Chơi trò chơi dạy học: Bé đóng vai cô giáo, các em của Bé đóng vai học trò.
- HS theo dõi.
2. Sự say mê với trò chơi dạy học của bọn trẻ.
- Lớp đọc thầm.
+ Cử chỉ làm người lớn: kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu.
 Cử chỉ bắt chước cô giáo đi vào lớp: đi khoan thai, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò.
 Cử chỉ bắt chước cô giáo khi dạy học: bẻ một nhánh trâm bầu làm thước, đánh vần từng tiếng.
+ Khi cô vào lớp: Đứng dậy khúc khích cười chào cô.
 Khi cô đánh vần: ríu rít đánh vần theo.
 Thằng Hiển.. Cái Anh . Cái Thanh 
+ Trò chơi thật hay, lí thú, sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu 
+ Vì Bé rất yêu cô giáo và mong muốn được làm cô giáo.
- HS theo dõi.
+ Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, đáng yêu của bốn chị em Bé. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu cô giáo của Bé.
- HS theo dõi 
- 1HS nêu giọng đọc; phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng. 
“Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước/ dáng đi khoan thai của cô giáo/ khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô.”
- 3-5 HS đọc lại đoạn 1 
- HS đọc cá nhân trước lớp.
- HS bình xét cá nhân đọc hay. 
- HS tự nêu.
+ Câu văn có hình ảnh so sánh: Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước – Gợi lên hình ảnh một cô bé xinh xắn, nhanh nhẹn và đáng yêu.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 2:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIẾU NHI
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Mở rộng vốn từ về trẻ em, tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
- Ôn kiểu câu: Ai(cái gì, con gì) - là gì?
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tìm từ, đặt câu thành thạo, lưu loát.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS luôn yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng nhóm, tranh minh họa.
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
3'
1'
9'
8'
8'
4'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng.
+ Tìm sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ sau: 
 “Sân nhà em sáng quá
 Nhờ ánh trăng sáng ngời
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lửng mà không rơi.”
- GV nhận xét.
- Kiểm tra VBT, nhận xét.
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Ghi bảng tên bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập (SGK- 8)
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và làm bài.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày bài.
- GV chốt bài làm đúng
=> GV chốt: Đây là những từ ngữ nói về thiếu nhi.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn mẫu: 
a) Thiếu nhi là măng non của đất nước.
+ Bộ phận trong câu nào trả lời cho câu hỏi “ Ai (con gì, cái gì)?”
+ Bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi: “Là gì”
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2 (VBT-7)
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét, chữa bài (nếu có).
- GV chốt lời giải đúng: 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu bộ phận in đậm
+ Các câu văn được viết theo mẫu câu nào?
- Gọi HS đọc câu a
+ Bộ phận nào được in đậm? 
+ Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó?
* Vì sao em dùng câu hỏi “Cái gì?”
- Yêu cầu HS làm các câu còn lại 
- Tổ chức nhận xét
- GV chốt lại bài làm đúng.
+ Bài 2; 3 ôn tập về kiểu câu gì ? 
C. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm thêm các từ ngữ nói về thiếu nhi?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập. 
 Chuẩn bị bài sau: So sánh. Dấu chấm. 
- 1 HS lên bảng gạch chân, lớp ghi kết quả ra nháp.
 “Sân nhà em sáng quá
 Nhờ ánh trăng sáng ngời
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lửng mà không rơi.”
- HS nghe.
1. Tìm các từ:
- 2 HS đọc.
a) Chỉ trẻ em: M: thiếu niên
b) Chỉ tính nết của trẻ em: M: ngoan ngoãn
c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: M: thương yêu
- HS trao đổi theo cặp và làm bài 1 (VBT - 7) , 2 HS làm bảng phụ.
- 1HS đọc bài làm
- Nhận xét, bổ sung.
a) Chỉ trẻ em: nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, ....
b) Chỉ tính nết của trẻ em: lễ phép, ngây thơ, thật thà, hiền lành, ...
c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng niu, chăm sóc, ...
2. Tìm các bộ phận của câu:
Trả lời câu hỏi: “ Ai( cái gì, con gì)”?
Trả lời câu hỏi: “Là gì”?
- 2HS đọc.
+ Thiếu nhi.
+ là măng non của đất nước.
- 1 HS nêu: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Ai (con gì, cái gì)?”, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì?” trong các câu dưới đây: 
- HS làm bài 2(VBT).
- 3 HS làm vào bảng phụ
- 1HS đọc bài làm. Nhận xét.
b) Chúng em là học sinh tiểu học.
c) Chích bông là bạn của trẻ em.
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
- 2HS đọc.
+ Ai (con gì, cái gì )- là gì?
- 1HS đọc câu a.
+ Cây tre.
+ Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
+ “Cây tre” là từ chỉ cây cối
- Lớp làm bài 3 (VBT- 8).
- HS đọc kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
b) Ai là chủ nhân tương lai của đất nước?
c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
+ Ôn mẫu câu: Ai - là gì?
- 2-3HS nêu
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TOÁN
Tiết 8: 
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Giúp HS: 
- Củng cố các bảng nhân đã học (bảng nhân 2, 3, 4, 5)
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải toán.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS tính nhẩm và giải toán một cách thành thạo, chính xác, trình bày bài có khoa học. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tính độc lập trong khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng nhóm.
- HS: Vở ôli ghi sẵn bài 1;2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
4'
1'
5'
7'
5'
6'
5'
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ:
+ Đặt tính rồi tính: 
550 - 202; 138 - 45
+ Đọc bài làm bài tập 4 (VBT - 9).
- GV kiểm tra VBT, nhận xét.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn và luyện tập.
a) Ôn tập các bảng nhân:
- Cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- GV nhận xét.
b. Hướng dẫn làm bài tập (SGK- 9)
Bài 1: 
+ Nêu yêu cầu bài tập?
- Hướng dẫn: Dựa vào các bảng nhân đã học để hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về kết quả hai phép tính: 3 × 4 và 4 × 3?
+ Nêu yêu cầu phần b.
- GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính:
+ Nêu cách nhẩm 200 × 3 = ? 
- Yêu cầu HS tương tự làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét.
=> Chốt: Củng cố nhân nhẩm với số tròn trăm.
Bài 2 : 
+ Bài yêu cầu gì?
- GV viết mẫu lên bảng.
+ Nêu cách thực hiện dãy tính?
+ Trong dãy tính có ×; + hoặc×; - ta làm như thế nào?
+ Đối với dãy tính có 2 phép tính nhân ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
=> GV chốt: Củng cố cách thực hiện dãy tính. 
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV ghi tóm tắt
- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm như thế nào?
 Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở ôli.
- Nhận xét, chữa bài (nếu có).
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
+ Em vừa giải bài toán có liên quan đến phép tính nào ?
* Bài 3 củng cố kiến thức gì?
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt?
- Hướng dẫn: Vận dụng cách tính chu vi hình tam giác đã học. Hãy suy nghĩ để tính chu vi của hình tam giác này bằng hai cách.
- Nhận xét.
- GV nhận xét.
+ Hãy nêu cách tính chu vi hình tam giác?
* Bài 4 giúp em nhớ lại kiến thức gì?
D. Củng cố, dặn dò:
+ Đọc bảng nhân 3,4.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bảng nhân đã học, làm bài 4 vào vở ooli và làm bài tập ( VBT- 10).
 Chuẩn bị bài sau: Ôn tập các bảng chia.
- Nhận xét giờ học. 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- 1 HS đọc
Bài giải:
Khối lớp 3 có số học sinh là:
215 - 40 = 175 ( học sinh )
 Đáp số: 175 cọc sinh
- Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS thi đọc cá nhân.
1. Tính nhẩm:
- 2HS đọc và xác định yêu cầu.
- HS tự làm bài 1a) vào vở ôli.
- 3 HS đọc nối tiếp bài làm.
- Lớp đổi chéo vở, chữa bài. Nhận xét.
a) 3 × 4 = 12 2 × 6 = 12 4 × 3 = 12 
 3 × 7 = 21 2 × 6 = 12 4 × 7 = 28
 3 × 5 = 15 2 × 4 = 8 4 × 9 = 36 
 3 × 8 = 24 2 × 9 = 18 4 × 4 = 16 
5 × 6 = 30
5 × 4 = 20
5 × 7 = 35
5 × 9 = 45
+ Hai phép tính có kết quả đều bằng nhau và bằng 12. 
Vậy: 3 × 4 = 4 × 3. 
b) Tính nhẩm:
- 1HS nêu.
- HS phân tích mẫu:
200 × 3 = ?
Nhẩm: 2 trăm × 3 = 6 trăm
Vậy: 200 × 3 = 600
- HS làm bài vào vở ôli.
- 2 HS lên bảng làm.
- 1HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét.
 200 × 2 = 400 300 × 2 = 600
 200 × 4 = 800 400 × 2 = 800
 100 × 5 = 500 500 × 1 = 500
2. Tính (theo mẫu):
- 2 HS đọc.
- HS phân tích mẫu.
 4 × 3 + 10 = 12 + 10
 = 22
+ Ta thực hiện nhân trước; cộng, trừ thực hiện sau.
+ Ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
- HS làm bài vào vở ôli.
- 3 HS lên bảng làm.
- 1HS đọc bài làm. 
- Lớp nhận xét.
a) 5 × 5 + 18 = 25 + 18
 = 43
b) 5 × 7 - 26 = 35 - 26
 = 9
c) 2 × 2 × 9 = 4 × 9
 = 36
3. Bài toán:
- 2HS đọc bài toán.
- 1HS nêu.
Tóm tắt:
 Mỗi bàn: 4 cái ghế.
 8 cái bàn:  cái ghế?
- 1HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
- Lớp làm bài vào vở; 1HS lên bảng làm.
- 1HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét.
Bài giải:
Số cái ghế trong phòng ăn có là:
4 × 8 = 32 (cái ghế)
 Đáp số: 32 cái ghế.
+ Em vừa giải bài toán có liên quan đến phép tính nhân.
+ Củng cố giải toán có văn có liên quan đến phép tính nhân. 
4. Tính chu vi hình tam giác ABC có kích thước như hình vẽ:
- 2HS đọc.
- Biết: AB = 100cm; BC = 100cm; 
 AC = 100cm
- Tính chu vi hình tam giác ABC? 
 A
 100cm 100cm
 B 100cm C
+ Hình tam giác có số đo các cạnh đều bằng nhau.
- 2-3HS nêu phép tính 
- Lớp nhận xét.
Bài giải:
C1: Chu vi hình tam giác ABC là:
 100 + 100 + 100 = 300 (cm)
 Đáp số : 300 cm
C2 : Chu vi hình tam giác ABC là:
 100 × 3 = 300 (cm)
 Đáp số : 300 cm
+ Ta tính tổng độ dài các cạnh tạo nên hình tam giác.
+ Tính chu vi hình tam giác. nhà làm.
- 2 HS đọc.
- HS theo dõi.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
-----------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_2_pham_mai_chi.doc