Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Phạm Mai Chi
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 49; 50:
HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ hs kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện, khi kể phối kết hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện. Biết nhận xét và kể tiếp được lời kể của bạn.
2. Kĩ năng:
a. Tập đọc:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các tiếng khó: ruộng nương, lên rừng, lập mưu, non sông.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn chuyện, rèn đọc diễn cảm toàn bài.
- Biết đọc chuyện với giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Phạm Mai Chi
Trưng là người lãnh đạo nhân giải phóng đất nước, là 2 vị nữ anh hùng chống giặc đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - HS nhắc lại tên bài. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc bài (2lần). - HS sửa sai. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. + Tôi xin báo cáo kết quả thi đua của lớp ta / trong tháng ... - 3 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) - HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn theo nhóm. - 1 HS đọc cả bài. Lớp đọc thầm. - HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi: + Bạn lớp trưởng. + Bạn đó báo cáo với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua. + Nêu nhận xét về các mặt hoạt động: học tập, lao động, các công tác khác. Cuối cùng là đề nghị khen thưởng. + Để lớp thấy đã thực hiện đợt thi đua như thế nào. Để tỏng kết những thành tích của lớp , của tổ. Nêu ra những ưu khuyết điểm của tổ, cá nhân. Từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. Để mọi người tự hào về lớp, tổ, về bản thân - Lưu ý giọng đọc: + giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. + Nhấn giọng từ: Nhận xét các mặt, học tập, lao động, các công tác khác, tập thể, các nhân - 3HS đọc. - 2HS thi đọc - Lớp nhận xét bình chọn HS đọc tốt nhất. - 2HS nêu {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 17: NHÂN HOÁ ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO? I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá. - Ôn các đặt vả trả lời câu hỏi: Khi nào ? 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS sử dụng từ chính xác, viết câu đúng theo mẫu, sử dụng phép nhân hoá, viết câu văn hay. 3. Thái độ: - Cảm nhận được cái hay của phép nhân hóa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ , bảng nhóm, phiếu ghi sẵn từ BT1. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 3' 1' 10' 8' 7' 7' 2' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập. - Nhận xét nội dung LTVC trong bài kiểm tra cuối kì I. C. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập: (Sgk-8) Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. - Đọc các khổ thơ trong bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm . a) Con đom đóm được gọi bằng gì? b) Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào? - GV, HS nhận xét, chốt lời giải đúng. - Chốt ý: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người; tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy là con đom đóm đã được nhân hoá. - Phép nhân hoá: Dùng từ chỉ tính nết, hoạt động của người để nói về tính nết, hoạt động của vật (tả vật như người - nhân hóa) Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Gọi 1HS đọc bài thơ: Anh Đom Đóm - GV cho HS thảo luận và làm theo nhóm. * Em hiểu “nhân hoá” là gì? Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Xác định yêu cầu. - Cho HS thảo luận theo nhóm. Hướng dẫn: HS đặt câu hỏi để tìm. VD: + Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi nào? - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Bộ phận câu trả lời câu hỏi “Khi nào?” dùng để chỉ gì? Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài: Đây là bài tập ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi: Khi nào? Các em chỉ cần điền đúng vào điều được hỏi. Chỉ cần nói khoảng thời gian diễn ra. - Yêu cầu HS trả lời miệng. - Nhận xét - Củng cố: Đặt câu hỏi và trả lời cho bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào ? D. Củng cố dặn dò : + Em hiểu thế nào là nhân hoá? - Dặ HS về học và hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy. - Nhận xét giờ học. 1. Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: - 1HS đọc. - 1HS đọc. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Con đom đóm được gọi bằng “anh”. + Tính nết: chuyên cần. + Hoạt động: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ. - HS làm bài vào VBT. 2. Trong bài thơ “Anh Đom Đóm” (đã học trong kì I), còn có những con vật nào nữa được gọi và tả như người (nhân hoá). - HS đọc yêu cầu của bài - 1HS đọc bài thơ - HS làm bài và nêu kết quả. Tên con vật Được gọi bằng gì? Miêu tả như người. Cò Bợ chị ru con: Ru hỡi! ...ngủ ngon giấc. Vạc thím lặng lẽ mò tôm. + Gọi và tả sự vật như người. 3. Tìm bộ phận trả lời câu hỏi "Khi nào?” - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào VBT, 1HS lên bảng làm. - HS đọc bài làm, nhận xét. a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác. c) Chúng em học bài thơ “Anh Đom Đóm” trong học kì I. + Bộ phận trả lời câu hỏi “ Khi nào?” thường chỉ thời gian. 4. Trả lời câu hỏi: - HS đọc yêu cầu của bài - 1HS hỏi, 1HS trả lời a) Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 4 tháng 1 năm 2016 (từ đầu tuần này). b) Học kì II kết thúc vào ngày 31 tháng 5 (hoặc cuối tháng năm). c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè. + Nhân hóa là gọi và tả sự vật như gọi và tả người. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TOÁN Tiết 93: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp c/số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0). - Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số. - Tiếp tục nhận ra thứ tự của các số trong trong một nhóm các số có bốn chữ số. - Giúp HS có kĩ năng đọc số. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS có kĩ năng nhận biết, đọc, viết đúng số nhanh. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY - Gv: Bảng, phấn màu, thước. - Hs: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 4' 1' 10' 7' 6' 8' 2' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: - Đọc các số sau:7625; 5168; 9853 - Viết các số sau: + Ba nghìn sáu trăm hai mươi. + Sáu nghìn không trăm mười lăm. + Mỗi số trên gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Gv nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và nêu cách đọc, viết số. + Số gồm 2nghìn, 0trăm, 0chục, 0đơn vị đọc và viết như thế nào? - Các số còn lại hướng dẫn tương tự: 2700; 2750; 2020; 2402; 2005. Ta có bảng sau: HÀNG VIẾT SỐ Nghìn Trăm Chục Đơn vị 2 0 0 0 2000 2 7 0 0 2700 2 7 5 0 2750 2 0 2 0 2020 2 4 0 2 2402 2 0 0 5 2005 + Các số có 4 chữ số hôm nay có đặc điểm gì? - Gv: Chữ số 0 còn dùng để chỉ 0 có đơn vị ở hàng nào đó của số có 4 chữ số. - Lưu ý: Khi đọc, viết số đều viết, đọc từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp). 3.Hướng dẫn làm bài tập (SGK- 95) Bài 1: - Đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS đọc số theo mẫu: M: 7800 đọc là bảy nghìn tám trăm. - Tương tự các số còn lại, yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét. - Gv nhận xét, chốt bài đúng. - Củng cố: Đọc các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng trăm ,chục hoặc hàng đơn vị là 0). Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Xác định yêu cầu. + Muốn điền đúng số ta dựa vào đâu? + Em có nhận xét gì về 2 số đứng liền nhau trong từng dãy số? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét - Chốt: Thứ tự của các số có bốn chữ số. Bài 3: - Đọc yêu cầu bài tập. - Xác định yêu cầu. - HD: Làm tương tự bài 2. + Mỗi dãy số yêu cầu viết thêm mấy số nữa? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét. - GV nhận xét, chốt bài làm đúng. * Em có nhận xét gì về từng dãy số? - Chốt: Thứ tự của các số có bốn chữ số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục. D. Củng cố dặn dò: + Số có 4 chữ số gồm mấy hàng? Là những hàng nào? + Chữ số 0 ở mỗi hàng chỉ gì? - Dặn HS về học và hoàn thành VBT- 6. Chuẩn bị bài sau: Các số có 4 chữ số (tiếp). - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc, viết. Lớp làm vở nháp. + 3620: 3 nghìn, 6 trăm, 2 chục + 6015: 6 nghìn, 1 trăm, 5 đơn vị. - HS quan sát và nêu. Viết: 2000 Đọc: Hai nghìn. - HS đọc số. - HS chỉ từng chữ số nêu lần lượt hoặc chỉ bất kì chữ số nào trong số vừa nêu. ĐỌC SỐ Hai nghìn Hai nghìn bảy trăm Hai nghìn bảy trăm năm mươi Hai nghìn không trăm hai mươi Hai nghìn bốn trăm linh hai Hai nghìn không trăm linh năm + đều có chữ số 0. 1.Đọc các số: 7800; 3690; 6504; 4081; 5005 ( theo mẫu): - 1HS đọc. - 2 HS đọc mẫu. - Lớp làm vở ôli. - 2 HS lên bảng. 3690: Ba nghìn sáu trăm chín mươi. 6504: Sáu nghìn năm trăm linh tư. 5005: Năm nghìn không trăm linh năm. 4081: Bốn nghìn không trăm tám mươi mốt. 2. Số? - 1HS đọc. + Muốn điền đúng số ta dựa quy luật của dãy số. + 2 số đứng liền nhau trong từng dãy số hơn kém nhau 1 đơn vị. - 3HS làm bảng phụ., cả lớp làm bài vào vở ôli. - Đổi chéo vở, nhận xét a) 5616; 5617; 5618; 5619; 5620; 5621 b) 8009; 8010; 8011; 8012; 8013; 8014 c) 6000; 6001; 6002; 6003; 6004; 6005 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - 1HS đọc. + Mỗi dãy số viết thêm 3 số nữa. - 1 HS làm bảng nhóm. - Cả lớp làm bài vào vở ôli, 1HS làm bảng phụ. - HS đọc bài làm. a)3000; 4000; 5000; 6000; 7000; 8000. b)9000; 9100; 9200; 9300; 9400; 9500. c)4420; 4430; 4440; 4450; 4460; 4470. + Phần a: các số tròn nghìn. Phần b: các số tròn trăm. Phần c: các số tròn chục. + Số có 4 chữ số gồm 4 hàng: hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. + Chỉ giá trị của hàng đó không có đơn vị nào. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... THỦ CÔNG Tiết 19: ÔN TẬP CHƯƠNG II: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (Tiết 1) I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng cắt, dán qua sản phẩm thực hành của HS. 2. Kĩ năng: - HS kẻ , cắt , dán các chữ cái theo đúng quy trình kĩ thuật. 3. Thái độ: - HS hứng thú với giờ học kẻ, cắt, dán chữ . - Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II; tranh quy trình. - HS: Giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 2' 1' 5' 25' 2' A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: + Em đã học cắt, dán những chữ cái nào? - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Nội dung a) Hoạt động 1: Ôn lại quy trình cắt, dán chữ I, T, H, U. - Cho HS quan sát lại mẫu các chữ cái đã học. - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ cái theo quy trình. - GV nhận xét, nhắc lại, treo tranh quy trình. b) Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu lớp làm bài. HS kẻ , cắt , dán các chữ cái theo đúng quy trình kĩ thuật. - Hướng dẫn gợi ý cho các học sinh yếu. - Nhắc nhở HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng. - Cho HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS. C. Củng cố - Dặn dò: + Nhắc lại các bước cắt dán chữ cái đơn giản? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn những em chưa hoàn thành về nhà luyện thêm giờ sau hoàn thành sản phẩm. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. + Đã học cắt các chữ: I, T,H,U,V, E. + B1: Kẻ chữ I, T, H, U. + B2: Cắt chữ. + B3: Dán chữ. - Quan sát lại các mẫu chữ đã học. - Cả lớp làm bài thực hành. - Trưng bày sản phẩm. - 2HS nêu, {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... --------------------------- { ------------------------------ Ngày soạn: 11 / 01/ 2016 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14 / 01/ 2016 Sĩ số: 37 ; Vắng: ................................... THỂ DỤC Tiết 38: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để tập bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy ”. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được các động tác thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động. - HS tham gia chơi trò chơi có chủ động. 3. Thái độ - Giáo dục HS có ý thức rèn luyện sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu : - Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô của GV. - Chơi trò chơi Chui qua hầm. 5’ 1-2’ 1 1’ - Lớp trưởng tập hợp, báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học. - HS thực hiện chạy nhẹ nhàng. - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV cho lớp chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức. GV nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt. B. Phần cơ bản 1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - Tập hợp hàng ngang + Khẩu lệnh:Thành 4 hàng ngang ... tập hợp! - Dóng hàng + Khẩu lệnh: Nhìn phải ... thẳng! - Điểm số + Khẩu lệnh: Cả lớp điểm số từ 1 đến hết ! 15-17’ - Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại các động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - HS luyện tập theo tổ (HS thay nhau điều khiển). GV sửa sai cho HS. - GV theo dõi nhắc nhở động viên học sinh tập . 2. Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. - Chuẩn bị: Kẻ hai vạch xuất phát và đích cách nhau 6 – 6 m. Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang (mỗi tổ một hàng), hàng đầu tiên đứng sát vạch xuất phát. Trong mỗi hàng, em nọ cách em kia 0.5 – 0.8 m. Các em đứng hai chân chụm lại và khuỵu gối, hai tay đưa ra phía sau để chuẩn bị nhảy. Trò chơi này có thể tổ chức theo đội hình hàng dọc. - Cách chơi: Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau nhảy chụm hai chân về phía trước, ai nhảy đúng và nhanh về đến đích trước là thắng (chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn và hơi khuỵu gối). Hàng thứ nhất thực hiện xong về vị trí hàng cuối, hàng thứ hai tiếp tục như vậy cho đến hết hoặc có thể quy định trong mỗi lần chơi, mỗi em chỉ bật nhảy 3 lần, em nào bật xa nhất, em đó thắng. Sau một số lần chơi, GV có thể chọn những em nhất của từng đợt vào thi với nhau, để chọn người vô địch lớp. GV có thể hướng dẫn cách chơi khác: Kẻ vạch chuẩn bị cách vạch xuất phát 1m, vạch đích cách vạch xuất phát 6 – 8 m. HS đứng thành 3 – 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 0.8 – 1 m. Khi có lệnh bắt đầu, các em đầu mỗi hàng thi nhau bật nhảy kiểu thỏ nhảy, ai nhảy đúng, nhanh về đích sớm nhất, người đó thắng. Hết nhóm nọ đến nhóm kia thực hiện cho đến hết. 10-12’ - GV nêu tên trò chơi, cách chơi. - GV làm mẫu, rồi cho HS bật nhảy thử bằng hai chân theo cách nhảy của con thỏ. - Cho HS chơi thử từng hàng 1 lần. - HS thực hiện chơi trò chơi “Thỏ nhảy” (theo tổ). - GV giám sát cuộc chơi, nhắc nhở kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi . - Nhắc nhớ HS đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi. C. Phần kết thúc: - Đi thành một hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu - GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét giờ tập luyện. - Giao bài về nhà: Ôn các động tác RLTTCB đã học. + GV : Cả lớp giải tán! + HS : Khỏe ! 5’ 1- 2’ 1’ 2’ 1’ - GV cho HS vỗ tay và hát. - GV và HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ tập luyện {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TẬP VIẾT Bài 17 ÔN CHỮ HOA: N I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố cách viết chữ hoa N (Nh) thông qua bài tập ứng dụng. + Viết tên riêng Nhà Rồng bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu chữ hoa viết N (Nh) R, C, L, H. Mẫu chữ hoa viết tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ôli. - HS: Bảng con, vở tập viết. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 3’ 1’ 12’ 15’ 3’ 2’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét vở tập viết học kì 1 của HS. - Yêu cầu cần đạt ở học kì 2. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học 2. Hướng dẫn viết trên bảng con. a. a. Luyện viết chữ hoa: + Tìm các chữ hoa có trong bài? - GV treo chữ mẫu N + Chữ hoa N gồm mấy nét, là những nét nào? + Nêu điểm đặt bút, dừng bút? GV nêu cách viết và viết mẫu: N, R, L, + Chữ N: Nét 1: ĐB giữa đường kẻ ngang 1 và 2, viết một nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK3 Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng đứng xuống ĐK1. Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải lên giữa đường kẻ ngang 3 và 4, rồi uốn cong xuống ĐK3. + Chữ R: Đặt bút giữa ĐK 3 và 4, viết nét móc ngược trái như nét 1 của các chữ B, P; Dừng bút ĐK 1 và 2. Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK3, viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ, tạo thành vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược, DB giữa ĐK 1 và 2, + Chữ L : Dừng bút giữa ĐK 1 và 2, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết lượn dọc, đến đường kẻ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. - Cho HS viết bảng con. - Nhận xét. b. b. Luyện viết từ ứng dụng: - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Nhà Rồng Giới thiệu: Tên bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. - GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng Nhà Rồng (Lưu ý khoảng cách nét nối). - Cho HS viết bảng con từ ứng dụng : - GV nhận xét. c. Luyện viết câu ứng dụng : - Gọi HS đọc câu ứng dụng. Sông Lô (sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc), phố Ràng (thuộc tỉnh Yên Bái), Cao Lạng (tên gọi tắt 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn), Nhị Hà (tên gọi khác của sông Hồng). Đó là các địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu thơ ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta. + Nêu độ cao của các chữ cái? + Khoảng cách giữa các chữ cách nhau như thế nào? - Yêu cầu HS tập viết bảng con: Ràng, Nhị Hà - GV nhận xét. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết: - GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế, chú ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Viết chữ Nh: 1 dòng. Viết chữ các R, L : 1 dòng. Viết tên riêng Nhà Rồng: 2 dòng. Viết câu ứng dụng: 2 lần. Viết chữ nghiêng tên riêng Nhà Rồng : 3 dòng. - Cho HS quan sát vở viết mẫu của GV. - Yêu cầu HS viết bài. - GV theo dõi. 4. Nhận xét bài: - GV thu 7 bài. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. C. Củng cố, dặn dò: + Chữ hoa N đó gồm mấy nét, cao mấy li, rộng mấy li? - Dặn dò về tập viết lại ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Bài 18. - Nhận xét giờ học. + N (Nh), R, C, L, H. - HS quan sát chữ mẫu. + Chữ N cao 2,5 li , gồm 3 nét: móc ngược trái, thẳng xiên và móc xuôi phải. + Đặt bút giữa đường kẻ ngang 1 và 2, dừng bút đường kẻ ngang 3. - HS quan sát. - 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con. - 2HS đọc từ ứng dụng. - HS theo dõi hướng dẫn. - HS viết bảng con - 2 ; 3 HS đọc. Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà - HS nêu: + Cao 2,5 li: N, L, R, C, H, h, g. + Cao 2 li: p + Cao 1,25 li: s + Cao 1 li: các chữ còn lại. + Khoảng cách giữa các chữ cách nhau 1 con chữ 0. - Lớp viết bảng con. 2 HS viết bảng lớp. - HS mở vở, ngồi đúng tư thế. Nh R L Nhà Rồng Nhớ sông Lô nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà Nhà Rồng - HS quan sát vở mẫu của GV. - Cả lớp viết bài vào vở. - 7 HS nộp vở. - HS theo dõi nhận xét của GV. - 1HS nêu. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TOÁN Tiết 94 : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nhận biết
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_19_pham_mai_chi.doc