Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 18 - Phạm Mai Chi
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I: Tiết 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học và đọc thêm bài tập đọc: Quê hương.
- Nghe viết lại chính xác bài : Rừng cây trong nắng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc đúng, nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 65 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc.
- Rèn kĩ năng nghe, viết bài chính xác.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 18 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 18 - Phạm Mai Chi
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I: Tiết 6 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học và đọc thêm bài tập đọc: Nhà bố ở. - Rèn kĩ năng viết thư: Viết được một lá thư theo đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân ( hoặc người mà em quý mến). 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc đúng, nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 65 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc. - Biết viết câu văn trong thư rõ ràng, sáng sủa. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu quý người thân, bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ; Phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 10- 18. - HS: Sách giáo khoa, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 4’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết B.Kiểm tra bài cũ: + Đọc lại đơn xin cấp thẻ đọc sách - GV nhận xét - 2 HS đọc, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. 1’ C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học. - HS nghe và ghi tên bài vào vở. 15’ 2. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV cho HS luyện đọc các bài tập đọc đã học ở tuần 1và đọc thêm 2 bài tập đọc: Nhà bố ở. - GV kết hợp hỏi câu hỏi cuối bài để tìm hiểu nội dung: - HS bắt thăm, đọc bài (đoạn hoặc cả bài) và trả lời câu hỏi - HS chú ý nghe, theo dõi nhận xét bạn đọc. + Quê Páo ở đâu? Những câu thơ nào cho biết điều đó? + Páo đi thăm bố ở đâu? + Những điều gì ở thành phố kiến Páo thấy lạ? => Đó là con đường rất rộng, sông sâu không lội qua được như con suối nhà mình. Người và xe rất đông, đi như gió thổi. Nhà cao sừng sững như núi, ngước lên mới thấy mái. Có nhà trăm cửa số, đi theo thang gác ở giữa nhà như đi vào ruộng. + Những gì ở thành phố Páo thấy giống như ở nhà? + Quê Páo ở miền núi. Những câu thơ đó là: Ngọn núi lại cùng mây ; Tiếng suối nhoà dần theo cây ; Quanh co như Páo leo đèo ; Gió như đỉnh núi bản ta ; Nhớ sao đèo dốc quê nhà. + Páo đi thăm bố ở thành phố. + Con đường rất rộng, sông sâu không lội qua được như con suối nhà mình. Người và xe rất đông, đi như gió thổi. Nhà cao sừng sững như núi, ngước lên mới thấy mái..... + Nhà cao giống như trái núi. Bố ở tầng năm gió lộng. Gío giống như gió trên đỉnh núi. Lên xuống thang gác như leo đèo => Sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi về thăm thành phố. Bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn gợi nhớ đến quê nhà. 15’ 3’ Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV giúp các em xác định đúng: + Đề bài thuộc thể loại gì? + Đối tượng viết thư là ai? + Nội dung thư em cần viết những gì? - GV mời HS đọc lại bài Thư gửi bà- SGK- 81. - Yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS đọc bài của mình. - GV nhận xét. D. Củng cố dặn dò: + Nhắc lại trình tự 1 bức thư? - Khen những học sinh đọc bài tốt, có ý thức trong giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Ôn tiết 7,8, 9 - Nhận xét giờ học. 2. Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến (ông bà, cô, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ, ) - 1HS đọc + viết thư. + Người thân hoặc người mà mình yêu quý ( ông bà, cô, bác, thầy cô giáo cũ, ...). + Thăm hỏi về sức khoẻ, tình hình ăn ở, học tập, làm việc, - 1HS đọc lại bài: “Thư gửi bà” (SGK - 81). - HS làm bài 2 (VBT – 92). - Một số HS đọc bài. - 2 HS nêu. - 2 HS đọc. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ TOÁN Tiết 89 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Ôn tập, hệ thống các kiến thức đã học về phép nhân, phép chia, chia số có 2;3 chữ số cho số có 1 chữ số, tính giá trị của biểu thức. - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải các bài toán tìm 1 phần mấy của 1 số. 2. Kĩ năng: - Rèn cho hs có khả năng trình bày bài có khoa học, tính toán nhanh, chính xác, thành thạo dạng toán trên. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tự giác làm bài, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu, Các mô hình có dạng hình chữ nhật, êke, thước kẻ, bộ đồ dùng. - HS: SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 4’ 1’ 5’ 6’ 6’ 7’ 6’ 3’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Đọc 4 (VBT- 101). + Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật? hình vuông? - GV nhận xét. B. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập: (SGK – 90) Bài 1: + Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét ( chữa bài nếu có). + Em có nhận xét gì về các phép tính ở cột 4? Củng cố: Các bảng nhân, chia đã học. Bài 2: - Đọc yêu cầu bài tập. + Nhận xét các phép tính ở mỗi phần? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét (chữa bài nếu có). + Nêu cách nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số? Bài 3: - HS đọc bài toán: - Hướng dẫn tóm tắt bài toán. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Gọi HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán. - Hướng dẫn HS giải bài toán: + Muốn tính chu vi vườn cây hình chữ nhật ta cần biết gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét (chữa bài nếu có). + Em vận dụng kiến thức nào để làm bài? Bài 4: - HS đọc bài toán: - Đọc yêu cầu bài tập. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Hướng dẫn: + Muốn tìm số mét vải còn lại ta phải biết gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét ( chữa bài nếu có). * Em vận dụng kiến thức nào để làm bài? Bài 5: + Đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức. + Nhận xét các phép tính trong mỗi biểu thức? - Vận dụng quy tắc tính giá trị của biểu thức HS làm bài vào vở ôly. - Tổ chức nhận xét ( chữa bài nếu có). * Em vận dụng kiến thức nào để làm bài? + Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào? D. Củng cố – dặn dò: + Nêu quy tắc tính chu vi của hình chữ nhật? - Dặn HS về học và hoàn thành VBT – 102. Chuẩn bị bài sau: Chữa bài kiểm tra - GV nhận xét giờ học . - 1HS đọc bài làm, nhận xét. Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 200 : 2 = 100(cm) b) Chiều rộng hình chữ nhật là: 100 – 70 = 30(cm) Đáp số: a) 100cm b) 30 cm - HS nghe và ghi tên bài vào vở. 1. Tính nhẩm: - HS nêu - Lớp làm vào vở ôli, 2 HS làm bảng phụ. - Đọc bài làm, nhận xét. 9 × 5 = 45 ; 63 : 7 = 9 ; 5 × 7 = 35 ; 3 × 8 = 24 ; 40 : 5 = 8 ; 7 × 5 = 35 ; 6 × 4 = 24 ; 45 : 9 = 5 ; 35 : 5 = 7 ; 2 × 8 = 16 ; 81 : 9 = 9 ; 35 : 7 = 5 ; + Phép chia là phép tính ngược của phép nhân. 2. Tính: a) Nhân số có 2;3 chữ số với số có 1chữ số. b) Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. - Lớp làm vào vở ôly, 2 HS làm bảng phụ. - Đọc bài làm, nhận xét a) b) 872 2 261 3 945 5 842 7 07 436 21 87 44 189 14 120 12 0 45 02 0 0 2 - 1HS nêu 3. Bài toán - 1HS đọc. Tóm tắt: 100m Chu vi = mét? 60 m + Chiều dài và chiều rộng của vườn cây. - Lớp làm bài vào vở ôli. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: ( 100 + 60 ) × 2 = 320 (m) Đáp số: 320m + Tính chu vi hình chữ nhật. 4. Bài toán - 1HS đọc Tóm tắt: 81m Còn lại : ... mét vải? Bán: cuộn vải + Biết số mét vải đã bán. - Lớp làm bài vào vở ôli. - 1 HS lên bảng làm bài Bài giải Số mét vải đã bán là: 81 : 3 = 27 (m) Số mét vải còn lại là: 81 – 27 = 54 (m) Đáp số: 54m vải. + Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 5. Tính giá trị của biểu thức: - 1HS nêu. + Trong mỗi biểu thức có các phép tính cộng, nhân hoặc cộng, chia. - 3HS lên bảng làm bài - Lớp đổi chéo bài để kiểm tra. - 1HS đọc bài làm, nhận xét a) 25 × 2 + 30 = 50 + 30 = 80 b) 75 + 15 × 2 = 75 + 30 = 105 c) 70 + 30 : 3 = 70 + 10 = 80 + Quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. + Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân, chia trước; cộng, trừ sau. - Hs nêu. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Bài 36: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết : 1. Kiến thức: Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe con người. 2. Kĩ năng: Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. 3. Thái độ: Có ý thức nhắc nhở mọi người cùng mình thực hiện giữ vệ sinh môi trường mọi lúc, mọi nơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sưu tầm về rác thải, thu gom rác thải. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3’ 1’ 10’ 9’ 9’ 3’ A. Kiểm tra bài cũ: + Hãy kể những hoạt động nông nghiệp,công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc ở địa phương em? - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu giờ học 2. Nội dung a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4: quan sát hình 1, 2 trang 68, 69 và thảo luận trao theo gợi ý: + Hãy cho biết cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Theo bạn rác có tác hại như thế nào? + Bạn thường thấy những sinh vật nào sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét => Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, ... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian gây bệnh cho người. b) Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Bước 1: - Yêu cầu từng cặp quan sát các hình (SGK-69) cùng các tranh ảnh sưu tầm được và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Hãy chỉ và nói việc làm đúng, việc làm nào sai ? Vì sao? Bước 2: - Mời một số cặp lên chỉ vào các hình trong sách giáo khoa và tranh sưu tầm được để trình bày trước lớp. - Liên hệ: + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em? + Em có nhận xét gì về môi trường nơi em đang sống? => Kết luận: Những cách xử lí rác hợp vệ sinh: chôn, đốt, tái chế, ủ phân ... c) Hoạt động3: Tập sáng tác bài hát hoặc sắm vai. Bước 1: - Yêu cầu làm việc theo nhóm. Các nhóm tập sáng tác nhạc hoặc đóng vai nói về chủ đề bài học. Bước 2: - Yêu cầu lần lượt một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. C. Củng cố - Dặn dò: + Em cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường? - Dặn HS cần thực hiện tốt những điều đã được học. Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (tiếp theo). - Nhận xét giờ học. - 3 HS nêu. 1. Tác hại của rác đối với môi trường và sức khoẻ con người. - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu. + Khó chịu, đi qua thật nhanh Rác thải gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. + Ruồi, muỗi, gián, chuột, ... - Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng bức tranh và trình bày trước lớp về sự ô nhiễm cũng như tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. - Các nhóm khác nhận xét - Cho HS nhắc lại kết luận (SGK – 68). 2. Những việc làm giữ vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người. - HS tiến hành thảo luận theo cặp trao đổi và nói về các hoạt động có ở các hình trong SGK và qua đó liên hệ với những hoạt động thu gom rác thải có ở địa phương. H3: Sai vì bạn đổ rác xuống lòng đường. H4,5,6: Đúng vì biết xử lí rác đúng quy định. - Lần lượt các cặp lên trình bày trước lớp. Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung (nếu có). + Không vứt rác, khạc nhổ, không phóng uế bừa bãi ... - HS tự liên hệ. + Thu gom về bãi thải để xử lí - HS nêu nhận xét. 3. Đóng hoạt cảnh: - Lớp làm việc theo nhóm tập sáng tác các bài hát theo nhạc có sẵn hoặc hoạt cảnh đóng vai nói về chủ đề giữ gìn vệ sinh môi trường. - 2-3 nhóm lên biểu diễn trước lớp. - Lớp nhận xét bình chọn bạn nhóm thắng cuộc. - 2HS nêu {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ Ngày soạn: 05 / 01/ 2016 Ngày giảng: Thứ sáu , ngày 08 / 01/ 2016 Sĩ số: 37 ; Vắng: ................................... TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I: Tiết 7+8 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học và đọc thêm bài tập đọc: Ba điều ước, Âm thanh thành phố. - Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. - Thực hành làm bài tập đọc hiểu: Đường vào bản 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc đúng, nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 65 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc. - Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy phù hợp. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ; Phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 10- 18. - HS: Sách giáo khoa, Vở bài tập Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 3’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết B.Kiểm tra bài cũ: + Đọc 1 câu văn có hình ảnh so sánh? - GV nhận xét - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. 1’ C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu nội dung học tập trong tuần ôn tập. - Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học. - HS nghe và ghi tên bài vào vở. 12’ 2. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV cho HS luyện đọc các bài tập đọc đã học ở tuần 1và đọc thêm 2 bài tập đọc:Ba điều ước, Âm thanh thành phố. - GV kết hợp hỏi câu hỏi cuối bài để tìm hiểu nội dung: - HS bắt thăm, đọc bài (đoạn hoặc cả bài) và trả lời câu hỏi - HS chú ý nghe, theo dõi nhận xét bạn đọc. Bài : Ba điều ước +Nêu 3 điều ước của chàng thợ rèn? + Vì sao ba điều ước thực hiện vẫn không mang lại hạnh phúc cho Chàng? + Cuối cùng chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước ? +Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước những gì ? + Chàng ước được làm vua, ước có nhiều tiền, ước bay như mây để được đi đây đó, ngắm cảnh trên trờ dưới biển. + Rít chán làm vua vì làm vua chỉ được ăn không ngồi rồi. Rít chán tiền vì tiền nhiều luôn bị bọn cướp rình rập, ăn không ngon ngủ không yên. Rít chán cả thú vui bay lên trời vì ngắm cảnh đẹp mãi cũng heat hứng thú. + Làm việc có ích, sống giữa sự quý trọng của dân làng mới là điều đáng mơ ước. - HS nêu. - GV chốt nội dung bài: Con người chỉ that sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng. Bài : Âm thanh thành phố. + Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào ? + Tìm những từ tả những âm thanh ấy ? + Tìm những chi tiết cho thấy Hải rất yêu âm nhạc ? * Các âm thanh được tả trong bài văn nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố ? +Tiếng ve kêu ; tiếng kéo xe của những người bán thịt bò khô ;. Tiếng còi ôtô xin đường ; tiếng còi tàu hỏa ; tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ; tiếng đàn vi-ô-lông ; pi-a-nô +Tiếng ve kêu rên rỉ trong các đám cây ; tiếng kéo xe lách cách của những người bán thịt bò khô ; tiếng còi ô tô xin đường gay gắt ; tiếng còi tàu hỏa thét lên ; tiếng bánh xe sắt trên đường ray ầm ầm ; tiếng đàn vi-ô-lông, pi-a-nô vang lên khi những tiếng ồn im lặng hẳn. . +Hải thích ngồi lặng hàng giờ đề nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. + Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt và căng thẳng với vô vàng âm thanh. Nhưng ở thành phố , con người vẫn có những giây phút thoải mái, dễ chịu khi thưởng thức những âm thanh êm ả, thánh thót của những tiếng đàn. - GV chốt nội dung bài: Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàng âm thanh: bên cạnh những âm thanh ồn ào, căng thẳng, vẫn có những âm thanh êm ả làm cho con người cảm thấy dễ chịu, thoải mái. 8’ 2. Bài tập 2: (Tiết 7) + Nêu yêu cầu bài tập? + Sau dấu chấm viết như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Khi đọc đoạn văn có dấu phẩy em cần đọc như thế nào? +Có đúng người bà trong câu chuyện này nhát không? Vì sao? +Câu chuyện đáng buồn cười ở điểm nào ? 2. Chép mẩu chuyện sau vào vở. Nhớ điền dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp: - 1HS đọc yêu cầu của bài + viết hoa. - 2HS thi làm bảng lớp. - Lớp đọc bài làm, nhận xét. “Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu bé nói với mẹ: - Mẹ ạ,ï bây giờ con mới biết là bà nhát lắm. Mẹ ngạc nhiên: - Sao con lại nói thế ? Cậu bé trả lời: -Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt lấy tay con.” + ngắt hơi sau dấu phẩy. + Không. Vì bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu kẻo bị tai nạn. - Cậu bé không hiểu tưởng bà nhát phải nắm chặt tay cậu bé. 8 3. Đọc – Hiểu: ( Tiết 8) - GV đọc bài. - Giải nghĩa 1số từ ngữ trong bài đọc. + Nêu nội dung bài đọc? b) HD tìm hiểu nội dung bài đọc: + Nêu yêu cầu phần B. (SGK – 152)? - HD : Dựa vào bài đọc làm bài tập ở VBT. - Gv nêu câu hỏi, HS trả lời bài làm. 1) Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? 2) Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? 3 Vật gì nằm ngang đường vào bản? 4) Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? 5)) Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh? - Nhận xét , chốt câu trả lời đúng. A. Đọc thầm bài: “Đường vào bản”. - 1HS đọc lại. + Tả con đường vào bản ở miền núi rất nên thơ. B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: - 1HS đọc yêu cầu của bài a) Vùng núi. b) Tả con đường. c) Một con suối. b) 2 hình ảnh so sánh: “Nước trườn như trải thảm ” “Con đường men dày như ống đũa.” b) Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. 3’ D. Củng cố dặn dò: - Khen những HS có ý thức trong giờ học. - Nhắc HS về hoàn thành các bài tập (nếu chưa xong) - Nhận xét giờ học. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TIẾNG VIỆT ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I: Tiết 9 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe viết chính tả bài thơ: Anh Đom Đóm. - HS kể lại tự nhiên, chân thật về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nghe viết chính tả, trình bày bài thơ đúng, đẹp. - Rèn kỹ năng viết: Kể chân thật, rõ ràng, theo trình tự hợp lý để mọi người thấy được tình hình học tập của em trong học kì I vừa qua.. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Sách giáo khoa, Vở bài tập Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 3’ A. Ổn định tổ chức: - GV cho HS hát. B. Kiểm tra bài cũ: + Khi viết thư, em cần viết như thế nào? - GV nhận xét. + Có đủ 3 phần: Phần đầu thư - HS theo dõi nhận xét. 1’ C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài tiết học. - HS nghe và ghi tên bài vào vở. 14’ 18’ 3’ 2. Luyện tập:(SGK- 74) a) Nghe - viết + Nêu yêu cầu bài? - GV đọc bài viết. - Gọi HS đọc lại. - HD HS viết chữ khó: chuyên cần,, rất êm,ru hỡi, ru hời . - GV theo dõi sửa sai. Lưu ý : Tư thế ngồi viết, nghe phát âm để viết cho đúng chính tả. - GV đọc thong thả từng câu thơ cho HS viết bài. - GV đọc để HS soát lỗi. - Nhận xét 3-5 bài. - GV nhận xét chung. b) Tập làm văn: - Đọc yêu cầu bài + Nội dung văn yêu cầu viết gì? Lưu ý: Kể chân thật, rõ ràng, theo trình tự hợp lý. Một đoạn văn cần có câu mở đoạn và câu kết đoạn thì bài văn sẽ hoàn thiện hơn. - Yêu cầu HS làm bài. - GV thu bài, nhận xét 5-7 bài. - Đọc bài làm hay để HS tham khảo. D. Củng cố dặn dò: - Khen những HS tích cực học tập trong giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Hai Bà Trưng - Nhận xét giờ học. 1. Bài viết: Anh Đom Đóm. + Viết : “từ đầu ngon giấc”. - HS chú ý nghe. - 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi. - HS viết ra nháp những từ ngữ các em dễ viết sai. - HS viết bài. - HS theo dõi sửa sai. 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7->10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I. - 1HS đọc đề bài. + Kể về việc học tập của em trong học kì I - HS làm bài ở VBT. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... TOÁN CHỮA BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (Theo đề bài và đáp án của chuyên môn trường) I .MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nhận biết được ưu, nhược điểm về t
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_18_pham_mai_chi.doc