Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Vũ Thị Hường

Tập đọc - kể chuyện

Tiết 49, 50: MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiều nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ đ¬¬ược bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải

 

doc 56 trang linhnguyen 24/10/2022 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Vũ Thị Hường
g thân” của đom đóm.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm các khổ thơ còn lại:
+ Anh đom đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
- Anh Đóm thấy: 
 + Chị Cò Bợ đang ru con ngủ.
 + Thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm.
 + Anh sao Hôm chiếu xuống nước long lanh.
=>GV: Trong cảnh đèn lồng của anh đom đóm, mọi sự vật nhỏ bé đều hiện lên trong màn đêm, tất cả cựa quậy mang tình người, hồn người.
+ Anh đom đóm dừng công việc của mình để nghỉ ngơi khi nào? Tìm câu thơ nói lên điều đó?
-> Qua đoạn vừa tìm hiểu em thấy cuộc sống của các loài vật vào ban đêm như thế nào?
- Anh đom đóm về nghỉ ngơi khi trời đã sáng: 
 Gà đâu rộn rịp
 Thắp sáng đằng đông
 Tắt ngọn đền lồng
 Đóm lui về nghỉ.
2. Cuộc sống các loài vật vào ban đêm thật đẹp và sinh động.
=>GV: Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh đẹp của anh đom đóm. Hãy tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài?
- K1: Mặt trời gác núi...
- K2: Theo làn gió mát....
- K5: Từng bước, từng bước...
+ Tác giả gọi đom đóm, cò bợ, vạc bằng những từ ngữ nào?
=>GV: Tác giả đã gọi các con vật trong bài bằng những từ ngữ chỉ người.
- anh, chị, thím
+ Vậy các con vật này có hoạt động gì giống người?
- Đom đóm: đi gác, lo cho người ngủ, đi rất êm
- Cò bợ: ru con
- Vạc: mò tôm
=>GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để gọi, để nói về hoạt động của các con vật làm cho chúng trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn. Nghệ thuật này các em sẽ được tìm hiểu trong tiết LTVC ở HKII. Các em cũng nên học tập tác giả sử dụng nghệ thuật này khi viết văn.
4. Học thuộc lòng bài thơ: (7')
- GV đọc toàn bài
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài thể hiện nhấn giọng
- HS nêu -> GV gạch chân
+ Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
+ Mỗi khổ thơ có mấy dòng?
+ Mỗi dòng có mấy tiếng?
+ 6 khổ thơ
- Có 4 dòng
- Có 4 tiếng
- Yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng. (1')
- Xóa dần bài thơ, yêu cầu học sinh đọc.
- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Đọc khổ thơ mình thích và giải thích rõ lí do.
- Đọc thuộc một khổ thơ nói về hình ảnh đẹp của anh đom đóm
- 6 HS nối tiếp nhau đọc thuộc 6 khổ thơ
- 2 HS đọc khổ thơ mình thuộc
- 2 HS đọc
- 3, 4 HS đọc thuộc toàn bài
- 2 học sinh đọc
- Đọc thuộc cả bài
- 2, 3 HS đọc
- GV theo dõi - nhận xét 
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Anh đom đóm có đức tính gì đáng quý?
- Anh Đom Đóm chuyên cần.
+ Vào ban đêm cuộc sống của các loài vật ở làng quê như thế nào?
- Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập cuối HKI.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC: 
.....................................................................................................................................
Toán
Tiết 83: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố cách tính gí trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: Có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV : bảng phụ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng:....... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài :
- 2 HS lên bảng
Tính giá trị của biểu thức: 
Tính giá trị của biểu thức:
22 4 - 25 = ( 450 - 250 ) 3 =
 22 4 - 25 = 88 - 25
 = 63 
 (450 - 250) 3 = 200 3
 = 600
+ Nêu các quy tắc tính giá trị của biểu thức?
- GV nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập chung.
- Đối với biểu thức có phép tính nhân chia, cộng, trừ ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
2. Nội dung:
Bài 1: (4')
Tính giá trị của biểu thức
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
a) 324 - 20 + 61 = 304 + 61
 = 365
 188 + 12 - 50 = 200 - 50
 = 150
b) 21 3 : 9 = 63 : 9
 = 7
 40 : 2 6 = 20 6 
 = 120
+ Trong biểu thức chỉ có các phép cộng, trừ ta làm thế nào?
- Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Trong biểu thức chỉ có các phép nhân, chia ta thực hiện thế nào?
- Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
=>GV Củng cố: Tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia).
Bài 2: (5’)
Tính giá trị của biểu thức
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm dòng 1 - 2 học sinh làm trên bảng 
a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56
 = 71
b) 90 + 28 : 2 = 90 + 14
 = 104 
 201 + 39 : 3 = 201 + 13
 = 214
- Gọi học sinh đọc kết quả 
- Nhận xét - chữa bài 
 564 - 10 x 4 = 564 - 40 
 = 524
+ Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện thế nào?
- Thực hiện các phép nhân, chia trước, cộng trừ sau.
=>GV Củng cố: Tính giá trị của biểu thức (có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia).
Bài 3: (4’)
Tính giá trị của biểu thức
- Gọi học sinh nêu yêu cầu: 
- Em có nhận xét gì về các biểu thức.
a) 123 (42 - 40) = 123 2 
 = 246
b) 72 : ( 2 4 ) = 72 : 8
 = 9
+ Trong biểu thức có dấu ngoặc ( ) ta làm thế nào?
- Thực hiện các phép tính trong ngoặc 
( ) trước.
Bài 4: (5’)
Mỗi ô vuông là giá trị của biểu thức nào?
+ Bài yêu cầu gì?
+ Để nối đúng ta phải làm gì?
- Ta thực hiện tính từng giá trị của biểu thức rồi so sánh với kết quả ...
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài - đọc - nhận xét. 
- GV tổ chức dưới dạng trò chơi tiếp sức:
+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
+ Nhóm nào nhanh, đúng nhóm đó thắng cuộc
- HS chơi tiếp sức
+ Làm thế nào để biết 50 là giá trị của biểu thức ( 142 - 42 ) : 21 = ? 
- Lấy 142 - 42 = 100
 100 : 2 = 50 
- Trong biểu thức có dấu ngoặc ( ) ta làm thế nào?
- Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Bài 5: (8’)
Bài toán
- Đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
Tóm tắt :
 Có 800 cái bánh xếp vào các hộp
 1 hộp : 4 cái 
Sau xếp các hộp vào các thùng, 1 thùng : 5 hộp.
+ Bài toán hỏi gì?
Có : ... thùng bánh ?
+ Để tìm được số thùng bánh thì ta cần biết gì?
- Tìm số hộp bánh trước. 
+ Có 800 cái bánh xếp vào các hộp, 1 hộp 4 cái bánh. Vậy có tìm được số hộp bánh khống?
Cách 1: Bài giải
Có số hộp bánh là:
800 : 4 = 200 ( hộp )
Có số thùng bánh là:
200 : 5 = 40 ( thùng )
 Đáp số: 40 thùng bánh 
+ Ai có cách giải khác?
Cách 2: 
+ Để biết có bao nhiêu thùng bánh em tìm gì trước?
- Số bánh được xếp trong mỗi thùng
Bài giải
Số bánh được xếp trong mỗi thùng là:
4 5 = 20 (cái)
 Có số thùng bánh là:
- GV nhận xét và chốt cách giải đúng
800 : 20 = 40 (thùng)
 Đáp số: 40 thùng bánh 
+ Đây là bài toán nào?
- Bài toán giải bằng hai phép tính 
C. Củng cố -dặn dò: (2’)
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính công, trừ, nhân, chia (dấu ngoặc) ta làm thế nào?	
- Nhận xét giờ học.	
- Chuẩn bị bài: Hình chữ nhật 
- Nhân, chia (trong ngoặc) trước, cộng trừ sau (ngoài ngoặc) sau.
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC: ...........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................... 
Tự nhiên xã hội
Tiết 33: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp
2. Kĩ năng: 
- Biết đi xe đạp an toàn
3. Thái độ:
- Có ý thức tốt trong việc thực hiện luật ATGT
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành 
đúng quy định khi đi xe đạp.
- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy đinh khi tham gia giao thông.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó vói những tình huống không an toàn khi đi xe đạp
III. CHUẨN BỊ:
- GV: tranh ảnh,1 số biển báo giao thông
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Ổn định tổ chức lớp: (1’ ) Sĩ số: 35 vắng:........
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị? 
- Ở làng quê có những ngôi nhà nhỏ, có đồng lúa, con trâu...
- Ở thành phố có nhiều xe cộ và người qua lại....
+ Hãy nêu một số nghề nghiệp ở làng quê và đô thị?
- GV nhận xét 
- Ở quê: làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi...
- Ở thành phố: làm trong các công sở...
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1') An toàn khi đi xe đạp.
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: (10’) Quan sát tranh theo nhóm
- Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, học sinh hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
- Cách tiến hành: làm việc theo nhóm.
Bước 1: Từng nhóm quan sát các hình ở trang 64, 65 sách giáo khoa nhóm ( 5’) theo các câu hỏi sau:
1. Nêu nội dung của từng hình?
2. Chỉ và nói người nào đi đúng luật, người nào đi sai luật?
Bước 2: Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Học sinh thảo luận theo nhóm ( 2 bàn 1 nhóm).
- Đại diện nhóm chỉ tranh báo cáo kết quả - nhận xét - bổ sung.
Hình 1: Đây là 1 ngã tư đường phố có rất nhiều người và phương tiện tham gia giao thông nhưng người và phương tiện tham gia giao thông đúng là: Chiếc ô tô khách và bác đi xe đạp; bác đi xe đạp và 1 người đi xe đạp và xe máy; 3 bạn học sinh đang đeo cặp đi học.
Hình 2: Đây là đoạn đường cầm đi ngước chiều có ô tô, người đi bộ và xe máy tham gia giao thông nhưng người tham gia giao thông đúng là: người đi bộ và 2 chiếc ô tô.
Hình 3: Đây là 1 đoạn đường làng có 2 bạn đi xe đạp đang tham gia giao thông nhưng người tham gia đúng luật giao thông là bạn đi xe đạp bên phía tay phải.
Hình 4: Đây là 1 đoạn đường 2 chiều trên phố có người đi xe đạp và ô tô tham gia giao thông nhưng chỉ có ô tô và bác đi xe đạp là tham gia giao thông đúng.
Hình 5: Đây là 1 đoạn đương có người đi xe đạp và người đi bộ tham gia giao thông nhưng chỉ có người đi bộ và bạn nhỏ đi xe đạp là tham gia giao thông đúng.
Hình 6: Tham gia giao thông đúng luật.
Hình 7: Cả hai bạn đi xe đạp đều tham gia giao thông sai luật vì đi xe đạp lại cón bỏ tay hơn nữa lại còn đèo 3...
- GV chiếu lại 7 tranh rồi chỉ vào đó chốt lại.
=>KL: Khi đi xe đạp cần phải đi bên phải đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
b. Hoạt động 2: (10’) Thảo luận nhóm
- Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật
giao thông đối với người đi xe đạp.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm 4 -thảo luận câu hỏi:
+ Đi xe đạp thế nào cho đúng luật giao thông?
- Trẻ em dưới 13 tuổi không được đi xe đạp.
- Khi đi xe đạp phải đi bên phải, đúng phần đường dành cho xe đạp.
- Không đi dăng hàng 2 hàng 3. Không mang chở những vật cồng kềnh, không đèo 2, 3 người trên xe
- Bước 2: Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả.
 - Nhận xét - bổ sung
c. Hoạt động 3: (7’) Chơi trò chơi: Đèn xanh đèn đỏ.
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
- Cách tiến hành:
a. Bước 1:
- Cho cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
b. Bước 2: Trưởng trò hô:
+ Đèn xanh.
+ Đèn đỏ.
 - Giáo viên nhận xét.
- Cả lớp quay tròn 2 tay.
- Cả lớp dừng tay và để ở vị trí chuẩn bị. Trò chơi được lặp đi, lặp lại nhiều lần.
- Ai làm sai sẽ hát 1 bài hoặc nhảy lò cò.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Để đảm bảo an tòan khi đi xe đạp em cần chú ý gì? ( Liên hệ )
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
- Khi đi xe đạp cần phải đi bên phải đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/12/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016
Luyện từ và câu
Tiết 17: TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:Tìm các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật .
2. Kĩ năng:Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả một đối tượng .
3. Thái độ:Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu .
II. GDBVMT: 
- Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước ( trực tiếp- đặt câu)
III. CHUẨN BỊ: 
- GV : Bảng nhóm,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ỏn định tổ chức lớp: (1’) Sĩ số: 35 vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Kể tên các sự vật, công việc ở thành phố ?
- Đường phố, nhà máy, bến tàu, đèn cao áp, buôn bán, chế tạo máy móc, ...
+ Kể tên các sự vật, công việc ở nông thôn?
- Đường đất, luỹ tre, con đò, trâu, bò; đập lúa, xay thóc, phun thuốc sâu,... 
- GV Nhận xét 
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài:(1’)Từ ngữ chỉ đặc điểm...
2. Nội dung:
Bài 1: (7’)
Tìm những từ ngữ thích hợp để nói 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài:
về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mói học 
+ Kể tên những bài tập đọc mới học?
- Mồ Côi xử kiện.
- Đôi bạn.
- Anh Đom Đóm 
- Âm thanh thành phố.
- GV hướng dẫn: HS có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật 
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đôi
- Các nhóm thảo luận tìm và ghi kết quả vào VBT, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Gọi đại diện nêu kết quả - Nhận xét 
a. Mến : .. dũng cảm / tốt bụng / không ngần ngại cứu người / biết sống vì người khác.
b. Anh Đom Đóm : chuyên cần / chăm chỉ/ tốt bụng / chịu khó.
c. Chàng Mồ Côi: thông minh / tài ba / công minh / biết bảo vệ lẽ phải / biết giúp đỡ những người bị oan uổng.
- Chủ quán: tham lam / dối trá/ xấu xa/ vu oan cho người khác
+ Các từ trên có điểm gì giống nhau?
- Đều là từ chỉ đặc điểm.
+ Trong câu có từ chỉ đặc điểm thuộc mẫu câu nào?
- Mẫu câu Ai thế nào?
Bài 2: (10')
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài:
+ Đặt câu để miêu tả những gì?
a, Miêu tả 1 bác nông dân,
b, 1 bông hoa trong vườn
c, 1 buổi sớm mùa đông.
=>GV: Để đặt được câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào? về các sự vật được đúng trước hết ta cần tìm được đặc điểm của sự vật được nêu.
- Bác nông dân rất chăm chỉ. 
- Bác nông dân rất chịu khó. 
- Bác nông dân rất vui vẻ khi cày xong thửa ruộng.
- Tương tự cho HS làm tiếp 
 - Bông hoa trong vườn thật tươi tắn.
( thơm ngát / thật tươi trong nắng mùa thu.)
- Buổi sớm hôm qua lạnh buốt. 
( lạnh cóng / hơi lành lạnh / lạnh chưa từng thấy.)
+ Câu Ai thế nào gồm mấy bộ phận?
- 2 bộ phận.
+ Các bộ phận đó trả lời cho câu hỏi nào? 
- Ai ( cái gì ? con gì ?); thế nào?
+ Trong câu a bộ phận nào trả lời câu hỏi Ai? bộ phận nào trả lời cho câu hỏi thế nào?
- Bác nông dân rất chăm chỉ 
+ Bộ phận thứ hai thường có từ chỉ gì?
- Từ chỉ đặc điểm.
Bài 3: (10’)
Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài:
nào trong mỗi câu sau 
- Yêu cầu học sinh đọc các câu. 
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những
ngọn cây hè phố.
+ 3 câu này dược viết theo mẫu nào?
- Mẫu Ai thế nào?
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm của sự vật?
- Vàng, xanh ngắt, trong, trôi lặng lẽ.
+ Dấu phẩy nằm ở đâu?
- Nằm ở giữa câu.
+ Dấu phẩy có tác dụng gì?
- Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng giữ một chức vụ trong câu.
C. Củng cố -dặn dò: (2’)
+ Tìm từ chỉ đặc điểm của người, vật ?
+ Trong câu Ai thế nào? có từ chỉ gì?
 - GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập. 
-Trắng hồng, mũm mĩm, hiền, ngoan...
- Từ chỉ đặc điểm.
RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC: ...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Toán
Tiết 84: HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
2. Kĩ năng:
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).
3. Thái độ:Có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bộ đồ dùng, bảng phụ .
- HS: Bồ đồ dùng toán, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức ( 1’) Sĩ số: 35 vắng:...... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài:
- Học sinh lên bảng làm bài. 
Tinh giá trị của biểu thức:
55 : 5 3 = 68 - 38 + 70 =
Tính giá trị của biểu thức:
 55 : 5 3 = 11 3
 = 33 
 68 - 38 + 70 = 30 + 70
 = 100
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính công, trừ, nhân, chia (dấu ngoặc) ta làm thế nào?	
- Nhân chia (trong ngoặc) trước, cộng trừ sau (ngoài ngoặc) sau.
- GV nhận xét 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’) Hình chữ nhật.
2. Nội dung:
 Giới thiệu hình chữ nhật: (10')
- GV cho học sinh quan sát HCN đã vẽ sẵn trên bảng phụ: 
 A B
 C D
+ Đây là hình gì?
- Đây là hình chữ nhật ABCD
+ Hình chữ nhật ABCD có mấy góc? Đọc tên các góc?
+ 4 góc: Góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C, góc đỉnh D
- Dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật này?
+ 1 học sinh lên bảng kiểm tra 
- Nhận xét 
+ Bốn góc của hình chữ nhật là góc gì?
- Bốn góc của hình chữ nhật đều là góc vuông.
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh? Nêu tên các cạnh?
- Hình chữ nhật gồm có 2 cạnh dài là AB và CD, 2 cạnh ngắn là AC và BD
+ Lấy thước kẻ đo chiều dài 4 cạnh của hình chữ nhật?
+ 1 học sinh lên đọc và nêu nhận xét 
+ Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau: 
AB = CD
+ Hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau: 
BD = AC
=>GV Kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc
vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.
- GV cho học sinh quan sát một số mô hình để học sinh nhận biết về hình chữ nhật.
- Liên hệ với các hình ảnh xung quanh lớp học để học sinh tìm các hình ảnh có dạng hình chữ nhật.
- Học sinh tự liên hệ nhận biết hình chữ nhật.
VD: Hộp bút, khung bảng đen, khung cửa ra vào ....
+ Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
- Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.
3. Luyện tập: 
Bài 1: (4’)
Trong các hình dưới đây hình nào 
+ Bài yêu cầu gì?
 là hình chữ nhật?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Hình MNPQ, RSTU là hình chữ nhật 
+ Vì sao biết hai hình này là hình chữ nhật?
- Vì mỗi hình đều có 4 góc vuông, 4 cạnh, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau - > là hình chữ nhật .
+ Vì sao hình ABCD và hình (EGHI) không phải là hình chữ nhật?
- Hình này có 4 góc nhưng có góc đỉnh B, góc đỉnh C không phải là góc vuông –> Không là hình chữ nhật .
Bài 2: (4’)
Đo độ dài các cạnh của mỗi hình 
+ Bài yêu cầu gì?
 chữ nhật sau 
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
 –> nêu miệng 
- Hình chữ nhật ABCD 
AB = DC = 4cm
AD = DC = 3 cm
- Hình chữ nhật MNPQ : 
MN = PQ = 5cm
MQ = NP = 2cm
+ Xác định cạnh dài và cạnh ngắn trong hình gọi là gì?
- Cạnh dài gọi là chiều dài cuả hình chữ nhật.
- Cạnh ngắn gọi là chiều rộng của hình chữ nhật.
Bài 3: (5’)
Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu. 
 hình chữ nhật có trong hình vẽ bên 
 A B
 1cm
 M N
 2cm
 D C
 4cm
+ Để tìm được chiều dài và chiều rộng của mỗi hình chữ nhật này ta cần dựa vào đâu?
- Biết cạnh DC = 4cm; BN = 1cm;
 NC = 2cm
+ Hình bên có mấy hình chữ nhật? Đọc tên các hình?
- 3 hình chữ nhật: ABCD; ABNM;
 MNCD 
- Yêu cầu học sinh tự tìm chiều dài và chiều rộng của mỗi hình chữ nhật 
- Hình chữ nhật ABNM: 
 + Chiều dài: AB = MN = 4 cm 
 + Chiều rộng: AM = BN = 1cm
- Hình chữ nhật MNCD: 
 + Chiều dài: MN = DC = 4cm
 + Chiều rộng: MD = NC = 2cm
- Gọi HS lên bảng chỉ vào hình và nêu
- Hình chữ nhật ABCD: 
+ Chiều dài: AB = DC = 4cm
=>GV: củng cố về đặc điểm các cạnh của hình chữ nhật 
+ Chiều rộng: AD = BC =1cm + 2cm = 3cm
Bài 4: (3’)
Kẻ thêm một đoạn thẳng để được 
- Hãy đọc yêu cầu bài.
 hình chữ nhật:
- Thực hành vẽ hình.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Kiểm tra chéo bài
a)
- Cho HS nêu các cách vẽ khác nhau 
- Nhận xét 
C. Củng cố -dặn dò: (2’) 
+ Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
- Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.
- GV Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Hình vuông
 RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC: ...........................................................................................................................................................
...............................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_17_vu_thi_huong.doc