Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Phạm Mai Chi
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
Tiết 43; 44:
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
- Kể chuyện: Dựa vào gợi ý và nội dung bài đọc và tranh minh hoạ kể lại nội dung câu chuyện.
2. Kĩ năng:
a. Tập đọc:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các tiếng khó: Sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh,.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu thiện hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Phạm Mai Chi
+ Nêu nội dung từng tranh? - GV yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi. - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Liên hệ: + Tranh 1: Khi đến những nơi này, chúng ta cần có thái độ thế nào ? + Tranh 2 : Khi đi ngoài đường gặp bất kì người lớn nào cũng phải chào hỏi lễ phép. + Tranh 3 : Em đã bao giờ được tham gia hoạt động này chưa, nếu tham gia, em sẽ làm gì? + Tranh 4 : Nếu là con có mặt trong buổi nói chuyện đó, con sẽ làm gì khi thấy 2 bạn làm việc riêng? - GV : Hành vi khuyên bạn giữ trật tự cũng chính là thê hiện sự tôn trọng chú thương binh. Biết lắng nghe các chú nói chuyện. + Vậy trong 4 bức tranh thì những bức tranh nào thể hiện hành vi nên làm, tranh nào thể hiện hành vi không nên làm? - Kết luận: Các việc trong tranh 1; 2; 3 là những việc nên làm; việc làm trong tranh 4 không nên làm. + Em đã làm những việc gì để giúp đỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ? + Hãy nêu câu tục ngữ thể hiện lòng biết ơn của mình đối với những người đã mang lại hạnh phúc cho chúng ta? - GV khẳng định, rút ra ghi nhớ * Với nội dung bài hôm nay, em hiểu câu tục ngữ khuyên ta điều gì? C. Củng cố, dặn dò: + Vì sao cần giúp đỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ ? - Hướng dẫn thực hành: Thông tin về các anh hung liệt sĩ (bài tập 4) Tìm hiểu về hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương; Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, về chủ đề trên. - Dặn HS thực hiện tốt nội dung bài học vào thực tế cuộc sống. - Nhận xét giờ học. +Vì ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn ,đặc biệt là những người hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.Những lúc đó họ rất cần sự cảm thông, chia sẻ của mọi người xung quanh. +Ttrưa hôm qua em trông bé Hoa giúp cô Tuyết để cô đi đón chợ, - 2HS đọc. - HS theo dõi. 1. Phân tích chuyện “Một chuyến đi bổ ích.” - HS quan sát bức tranh +Tranh vẽ 3 chú bộ đội: 1 chú bị thương ở chân phải ngồi xe lăn, 1 chú bị hỏng mắt phải đeo kính và chống nạng, 1 chú cũng đeo kính, xung quanh các chú có rất đông các bạn nhỏ đang cầm những bó hoa tặng các chú bộ đội với thái độ kính trọng. - HS nghe và theo dõi. - 1HS đọc + Các bạn lớp 3A đi thăm các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng. +Ngày thương binh liệt sĩ. + Để tỏ long tri ân nhứng người đã hi sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Bác Hồ đã kí sắc lệnh chọn ngày 27/7 hàng năm là Ngày thương binh liệt sĩ. +Các bạn đã chào hỏi, tặng hoa và chia thành từng nhóm đi thăm những phong thương binh nặng. +Chú Dũng. + ..là những người chiến đấu hi sinh một phần thân thể của mình vì tổ quốc. + là những người đã chiến đấu hi sinh cả cuộc đời, cả tính mạng của mình cho tổ quốc để cho chúng ta cuộc sống hòa bình ấm no ngày hôm nay. + phải học giỏi, làm nhiều việc tốt để tỏ lòng biết ơn những người đã mang lại hòa bình, hạnh phúc ngày hôm nay. + Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ. 2. Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong các tranh dưới đây: - 2HS nêu yêu cầu. - HS nêu: Tranh 1:Các bạn HS đi viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27 - 7. Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng những người đã hi sinh vì Tổ quốc. Tranh 2: Các bạn lễ phép chào chú thương binh. Tranh 3: Các bạn làm việc nhà giúp đỡ chú thương binh. Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng những người đã hi sinh một phần thân thể vì Tổ quốc. Tranh 4: Chú thương binh đang nói chuyện về ngày 27-7 thì có 2 bạn ở phía dưới nói chuyện riêng. Thể hiện lòng kính trọng những người đã hi sinh một phần thân thể vì Tổ quốc. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung. + trang nghiêm, nói nhỏ nhẹ, không nô đùa, mặc quần áo gọn gàng, + Tích cực làm việc phù hợp với khả năng của mình: Quét dọn nhà cửa, rửa ấm chén, + khuyên bạn giữ trật tự. - HS nêu lại. + học giỏi, vâng lời cha mẹ, thầy cô, dọn vệ sinh ở đài tưởng niệm liệt sĩ của phường, - 2-3 HS nêu. - 2HS đọc ghi nhớ + Kính trọng, nhớ ơn đối với những người đã hi sinh xương máu vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân - 2HS nêu. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... --------------------------- { ------------------------------ Ngày soạn: 14 / 12/ 2015 Ngày giảng: Thứ tư , ngày16 / 12/ 2015 Sĩ số: 37 ; Vắng: ................................... TẬP ĐỌC Tiết 45: VỀ QUÊ NGOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được nghĩa các từ mới: hương trời, chân đất, ríu rít. - Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu cảnh đẹp ở quê, yêu người nông dân làm ra hạt gạo. - Học thuộc lòng bài thơ. 2. Kĩ năng: - Chú ý các từ ngữ: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi - Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả, bộc lộ được tình cảm qua giọng đọc. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm gắn bó làng quê Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Bảng phụ chép bài thơ, Tranh minh hoạ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 4' 1' 12' 10' 10' 2' A. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện “Đôi bạn” và trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của câu chuyện? - Gv nhận xét. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài và nói qua cách đọc cả bài: giọng thiết tha tình cảm, nhấn giọng từ gợi tả gợi cảm, . b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ: Đọc câu: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp: Mỗi HS 2 dòng thơ. + Lần 1: Gv sửa miệng. + Lần 2: Gv ghi bảng và sửa sai cho Hs chú ý phát âm đúng các từ ngữ: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi Đọc từng đoạn trước lớp: - GV chia đoạn: 3 đoạn. - Đọc nối tiếp đoạn: - Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt nhịp thơ: + GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách đọc ngắt câu + Gọi HS lại. - Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảng các từ ngữ được chú giải Sgk. - Giúp HS hiểu nghĩa thêm một số từ: + Em hiểu “quê ngoại” là quê của ai? + Như thế nào gọi là “bất ngờ”? Đọc từng đoạn trong nhóm: - Gv nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. Đọc cả bài: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Câu nào cho em biết điều đó ? + Quê bạn nhỏ ở đâu ? + Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? - Cho HS quan sát tranh minh họa + Nêu ý khổ thơ 1? - Đọc thầm khổ thơ 2, và trả lời câu hỏi: * Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ? * Em hiểu “ những người chân đất” là gì? + Chuyến về thăm quê đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi? - Gv chốt nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu cảnh đẹp ở quê, yêu người nông dân làm ra hạt gạo. 4. Học thuộc lòng bài thơ: - GV đọc diễn cảm toàn bài. + Cần đọc bài với giọng thế nào? + Khi đọc, em cần nhấn giọng từ nào? - Hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ thơ, bài thơ (Thực hiện xoá dần bảng). - Nhận xét D. Củng cố dặn dò : + Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài thơ? - Dặn HS về tiếp tục học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau: Mồ Côi xử kiện. - Nhận xét tiết học. - Lớp trưởng báo cáo - 4 HS nối tiếp nhau kể và trả lời câu hỏi. - Cả lớp nghe, nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. - Hs theo dõi, lắng nghe. - Hs nối tiếp nhau đọc bài (2lần): - HS sửa sai. - 3Hs nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ của bài (lần 1). - Hs đọc và chú ý ngắt nhịp đúng: - Câu: “Em về quê ngoại / nghỉ hè Gặp đầm sen nở / mà mê hương trời. Gặp bà / tuổi đã tám mươi Quên quên/ nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.” - 3HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ của bài (lần 2). - Đọc phần chú giải Sgk. + Quê ngoại là quê của mẹ. + Sự việc xảy ra ngoài ý muốn, gây ngạc nhiên. - HS nối tiếp nhau luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm. - 1 học sinh đọc cả bài. - Lớp đọc thầm. 1. Cảnh vật ở quê hương. - Lớp đọc thầm. + Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu: “Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.” + Quê bạn nhỏ ở nông thôn. + Đầm sen nở ngát hương/ gặp trăng gặp gió bất ngờ/ con đường rực màu rơm phơi/ bóng tre rợp vai người/ vầng trăng như lá thuyền trôi... - 2HS nêu 2. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những người nông dân. - Lớp đọc thầm. + Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ thật thà, bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình. + Chỉ những người nông dân ( xuất phát vì đặc điểm công việc nên họ luôn phải đi chân đất) + Bạn yêu cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê. - HS lắng nghe, nêu cách đọc. + giọng thiết tha tình cảm, nhấn giọng từ gợi tả gợi cảm: mê hương trời, quên quên, nhớ nhớ, bất ngờ, chẳng bao giờ, rực màu, ... - HS luyện đọc từng khổ thơ. - HS thi đọc thuộc lòng. + Yêu quê hương/ biết ơn những người làm ra hạt gạo/ yêu quý những người nông dân. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 15: TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Mở rộng vốn từ về thành thị và nông thôn: Kể tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta; một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn. - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS sử dụng từ chính xác, viết câu đúng theo mẫu. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu quý quê hương II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ , bảng nhóm, phiếu ghi sẵn từ BT1. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò 1' 3' 1' 10' 12' 10' 3' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Đặt câu có hình ảnh so sánh? - GV nhận xét. C. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục tiêu, ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Tổ chức cho HS thi làm bài ra bảng nhóm. - GV chốt lời giải đúng kết hợp chỉ trên bản đồ các thành phố ở nước ta. + Nơi em ở là thành phố hay vùng quê? Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho 4 nhóm: thi làm bài trên bảng phụ. - GV chốt lời giải đúng: Ở thành phố Sự vật - đường phố, nhà cao tầng, bể bơi, tắc xi, rạp chiếu phim, ... Công việc - kinh doanh, nghiên cứu khoa học, chế tạo máy,... * Em biết gì về công việc cấy lúa/ xay thóc/ giã gạo...? Bài tập 3: - Đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Yêu cầu đọc thầm nội dung đoạn văn và tự làm bài. - Tổ chức cho HS làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. - GV nhận xét, chốt bài làm đúng. - Đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. + Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu? - GV chốt: Dấu phẩy dùng để ngắt các từ có tính liệt kê trong câu. * Nội dung đoạn văn giúp em hiểu gì? D. Củng cố dặn dò : + Kể tên 1số sự vật, công việc thường thấy ở nơi em đang sinh sống? + Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu? - Dặn HS về nhà hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy. - Nhận xét giờ học. - 2HS trả lời, lớp nhận xét. + Tán lá xòe rộng như cái ô to. - HS đọc tên bài học. 1. Em hãy kể tên: a) Một số thành phố ở nước ta. b) Một số vùng quê mà em biết. - 1HS đọc. 2 nhóm thi làm bài ra bảng phụ. - Đại diện nhóm dán bài lên bảng. a) Tên 1 số thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, b) Tên 1 số vùng quê: Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, + Thành phố Cẩm Phả 2. Hãy kể tên các sự vật và công việc: a) Thường thấy ở thành phố. b) Thường thấy ở nông thôn. - 2HS đọc. - Các nhóm thi làm bài. - Trình bày trên bảng. - Nhận xét, bổ sung Ở nông thôn Sự vật - cánh đồng, luỹ tre, cây đa, máy cày, ao cá, ... Công việc - cấy lúa, xay thóc, chăn trâu, giã gạo, cày bừa, ... + Cấy lúa: Cấy là cắm cây non xuống đất ở chỗ khác cho tiếp tục sinh trưởng Cấy lúa là cắm cây lúa non (mạ) xuống ruộng ngập nước ở chỗ khác cho tiếp tục sinh trưởng Xay thóc: Hoạt động nghiền để tách vỏ trấu ra khỏi hạt thóc. Giã gạo: Giã để tách lớp cám ra khỏi hạt gạo, gạo trắng hơn. 3. Hãy chép lại đoạn văn và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp: - 1HS đọc. - HS theo dõi. - HS làm BT3 (VBT- 80), 1HS la,f bảng phụ - 2-3HS lần lượt đọc toàn bộ bài đã điền dấu đúng. - Lớp nhận xét, bổ sung. “Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê- đê, đều là con cháu Việt Nam, chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.” + Dấu phẩy dùng để ngắt các từ có tính liệt kê trong câu. + Phải có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên mọi miền của Tổ quốc. + Đường phố, nhà cao tầng, , Buôn bán, sản xuất than, - 2HS nêu {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TOÁN Tiết 78: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC I .MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. - Vận dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu , =. 2. Kĩ năng: - Rèn cho hs có khả năng trình bày bài có khoa học, tính toán nhanh, chính xác, thành thạo dạng toán trên. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng, phấn màu, thước. - Hs: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 4' 1' 5' 5' 5' 5' 5' 8' 2' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Tính giá trị của biểu thức: 58 - 49; 42 × 3 + 213. + Đọc bài 3(VBT- 85). - GV kiểm tra VBT của HS, nhận xét. - GV nhận xét. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn HS biết cách tính giá trị của biểu thức chỉ có cộng và trừ: - GV nêu ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: 60 + 20 - 5 +Biểu thức này có mấy phép tính? - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức 60 + 20 - 5. + Em thực hiện tính như thế nào? - GV chốt: Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính: cộng, trừ người ta quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - Nêu quy tắc: SGK-79 3. Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức chỉ có nhân và chia: - Hướng dẫn tương tự với biểu thức: 49 : 7 5 + Em thực hiện tính như thế nào? - GV chốt: Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính: nhân , chia người ta quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - Nêu quy tắc: SGK-79 - GV chốt lại 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức: Nếu trong biểu thức chỉ có cộng và trừ hoặc nhân và chia ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải. 4. Thực hành: (SGK- 79) Bài 1: - Đọc yêu cầu bài tập. + Bài tập yêu cầu gì? + Nhận xét các phép tính trong biểu thức? - Yêu cầu HS thực hành tính giá trị của biểu thức. - Tổ chức nhận xét * Bài khắc sâu kiến thức gì? Bài 2: - Đọc yêu cầu bài tập. + Bài tập yêu cầu gì? + Mỗi biểu thức có mấy phép tính? Là những phép tính nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét + Hãy nêu cách tính giá trị của biểu thức: 15 3 2 ? - GV chố cách tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính nhân, chia). Bài 3: - Đọc yêu cầu bài. + Bài toán yêu cầu gì? + Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - GV chốt: Cách so sánh 2 biểu thức. Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - GV ghi nhanh tóm tắt lên bảng. - Yêu cầu HS đọc lại bài toán dựa vào tóm tắt. + Muốn biết 2gói mì và 1hộp sữa nặng bao nhiêu gam ta cần biết gì? + Để tìm trọng lượng 2gói mì ta dựa vào kiến thức nào đã học? - Yêu cầu cả lớp làm bài. - GV nhận xét. * Bài củng cố kiến thức gì? D. Củng cố dặn dò: + Nêu cách thực hiện biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia? - Dặn HS về nhà học thuộc quy tắc, làm bài tập (VBT- 86). Chuẩn bị bài sau: Tính giá trị biểu thức (tiếp theo). - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng. 58 – 49 = 9 42 × 3 + 213 = 126 + 213 = 339 Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống: Biểu thức 60 : 2 30 4 147 : 7 Giá trị của biểu thức 30 120 21 Biểu thức 162 - 10 + 3 175 + 2 + 20 Giá trị của biểu thức 155 197 - HS trình VBT lên bàn. - HS đọc biểu thức. + Có 2 phép tính: cộng và trừ. - HS thực hành tính: 60 + 20 - 5 = 80 – 5 = 75 + Thực hiện lần lượt từ trái sang phải. - 2-3 HS đọc lại quy tắc 1. - HS thực hiện tính: 49 : 7 5 = 7 5 = 35 + Thực hiện lần lượt từ trái sang phải. - 2HS nhắc lại. - 2-3 HS đọc lại. 1. Tính giá trị của biểu thức: - 1HS đọc. + Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ. - Lớp làm vở ôli. 2 HS làm bảng nhóm. - 2 HS đọc bài làm, nhận xét. a) 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 268 - 68 + 17 = 200 + 17 = 217 b) 462 - 40 + 7 = 422 + 7 = 429 387 - 7 - 80 = 380 - 80 = 300 + Tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính cộng, trừ). 2. Tính giá trị của biểu thức: - 1HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu bài tập. - 1HS nêu + Biểu thức có 2 phép tính: Nhân và chia. - Cả lớp làm bài vào vở ôli. 4 HS làm bảng phụ. a) 15 3 2 = 45 2 = 90 48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 b) 8 5 : 2 = 40 : 2 = 20 81 : 9 7 = 9 7 = 63 - HS nêu. - 1HS nêu yêu cầu. + Điền dấu thích hợp vào chôc chấm + Tính giá trị của 2 biểu thức rồi so sánh giá trị của 2 biểu thức đó và điền dấu. - HS tự làm bài vào vở ôly. - Kiểm tra chéo bài. > 55 : 5 3 > 32 < ? 47 = 84 - 34 - 3 = 20 + 5 < 40 : 2 + 6 4. Giải toán: - 2 HS đọc bài. 80g ** Tóm tắt: ? gam Mì: 455g Sữa: - 2HS đọc. Lớp nhận xét. + Biết trọng lượng của 2gói mì và trọng lượng của 1 hộp sữa. + Gấp 1số lên nhiều lần. - 1 HS lên bảng giải. - Lớp làm vở ôly. - 2 HS đọc bài. Lớp nhận xét. Bài giải : Hai gói mì cân nặng là: 80 2 = 160 (g) Hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là: 160 + 455 = 615 (g) Đáp số: 615g. + Củng cố: giải toán có lời văn bằng hai phép tính. - 2 HS nêu. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... THỦ CÔNG Tiết 17: CẮT, DÁN CHỮ: VUI VẺ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán các chữ đã học để cắt dán chữ VUI VẺ. 2. Kĩ năng: - Kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật. 3. Thái độ: - HS hứng thú với giờ học kẻ, cắt, dán chữ . - Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Mẫu chữ VUI VẺ. Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ. - Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 4’ 1’ 5’ 10’ 17’ 3’ A. Kiểm tra bài cũ: + Nêu các bước cắt chữ U, I, V, E? - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS: a. Hoạt động1: Quan sát nhận xét - Cho HS quan sát mẫu chữ vui vẻ. + Nêu tên các chữ cái trong chữ vui vẻ? + Nhận xét khoảng cách giữa các chữ cái trong mẫu chữ? - Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ v, u, i, e. - GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. - GV hướng dẫn mẫu theo tranh quy trình. Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ vui vẻ và dấu hỏi. - Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ v, u, i, e giống như đã học ở các bài trước. - Cắt dấu hỏi: Kẻ dấu hỏi trong một ô vuông. Cắt theo đường kẻ bỏ phần gạch chéo, lật mặt sau ta được dấu hỏi. Bước 2: Dán thành chữ vui vẻ. - Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn. - Các chữ cái trong các chữ vui và chữ vẻ cách nhau 1 ô; chữ vui cách chữ vẻ 2 ô; dấu hỏi dán trên chữ E. Hoạt động 3: Thực hành - GV tổ chức cho HS kẻ cắt dán chữ vui vẻ và dấu hỏi. - GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. C. Củng cố – Dặn dò: + Nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ? - Nhắc nhở HS làm vệ sinh lớp học. - Dặn HS tiết sau: Cắt, dán chữ: VUI VẺ (tiếp theo). - Nhận xét tiết học. - 4HS nêu. - HS ghi tên bài vào vở. - Lớp quan sát. + 5 chữ : v, u, i, v, e và dấu hỏi. - 4HS nhắc lại. - HS quan sát thao tác của GV và thực hành theo từng bước: + Cắt các chữ v, u, i, e. + Cắt dấu hỏi. - HS thực hành kẻ và cắt chữ để dán. - 1HS nêu {Rút kinh nghiệm: ...................
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16_pham_mai_chi.doc