Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Dương Thị Lệ Thủy

Toán

TIẾT 75: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.

3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, VBT.

2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 32 trang linhnguyen 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Dương Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Dương Thị Lệ Thủy

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Dương Thị Lệ Thủy
.............
Ngày soạn: 18/12/2016
Ngày giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng: (3D,3B)
Tiết 1+ 3: 
Toán
TIẾT 77: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
2. Kĩ năng: - Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi làm toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Đặt tính rồi tính: 684 : 6 845 : 7 
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV giới thiệu bài và ghi bảng
- HS lắng nghe và nhắc lại
HĐ 2:
HS làm quen với biểu thức (17 phút)
- Ghi lên bảng: 126 + 51 và giới thiệu: Đây là biểu thức 126 cộng 51.
- Mời vài học sinh nhắc lại .
- Viết tiếp 62 – 11 lên bảng và nói:"Ta có biểu thức 62 trừ 11" - Yêu cầu nhắc lại.
- Viết tiếp: 13 x 3
+ Ta có biểu thức nào?
- Tương tự như vậy, giới thiệu các biểu thức:
84 : 4 ; 125 + 10 - 4 ; 45 : 5 + 7
- Cho HS nêu ví dụ về biểu thức.
* Giá trị của biểu thức:
- Xét biểu thức: 126 + 51.
+ Hãy tính kết quả của biểu thức 
 126 + 51 =? .
- Giáo viên nêu: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: "Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177"
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Yêu cầu HS tự tính rồi nêu giá trị của các biểu thức: 
62 - 11 ; 13 x 3 ; 84 : 4; 
125 + 10 - 4 và 45 : 5 + 7.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại "Biểu thức 126 cộng 51" 
- Đọc "Biểu thức 62 trừ 11".
+ Ta có biểu thức 13 nhân 3.
- Tương tự HS tự nêu: "Biểu thức 84 chia 4"; "Biểu thức 125 cộng 10 trừ 4" ...
- HS nêu ví dụ, lớp nhận xét bổ sung. 
- HS tính: 126 + 51 = 177.
- 3 HS nhắc lại: "Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177".
- Tự tính và nêu giá trị của các biểu thức còn lại. 
HĐ 3:
Luyện tập
(13 phút)
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu của bài và mẫu. 
- Hướng dẫn cách làm: Thực hiện nhẩm và ghi kết quả: Viết giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1 số em đọc kết làm bài của mình.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi một em lên bảng giải bài
- Thu vở chữa bài 
- Một em nêu yêu cầu bài tập 1.
- Lớp phân tích bài mẫu, thống nhất cách làm.
- Tự làm bài vào vở.
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 2 em nêu kết quả làm bài, lớp nhận xét bổ sung: 
a) 125 + 18 = 143 
- Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143
 b) 161 - 150 = 11
- Giá trị của biểu thức 161 - 150 là 11
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm vào vở. 1em lên bảng làm.
52 + 23
360
84 - 32
169 - 20 + 1
86 : 2
120 x 3
43
53
52
75
150
45 + 5 + 3
4. Củng cố: (2 phút)
- Hãy cho ví dụ 1 biểu thức và nêu giá trị của biểu thức đó?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiết 2+ 4: 
Chính tả (Nghe viết)
TIẾT 29: ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Viết và trình bày đúng bài chính tả. Làm đúng BT2 a/b.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nghe viết chính tả cho HS.
3. Thái độ: - Giáo dục HS rèn chữ viết đúng đẹp. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 3 băng giấy viết 3 câu văn của bài tập 2b.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Đọc cho HS viết một số từ dễ sai ở bài trước. 
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Hướng dẫn nghe viết.
(20 phút)
- Đọc đoạn chính tả một lượt. 
- Yêu cầu hai em đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK và TLCH: 
+ Bài viết có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+ Lời của bố viết như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Thu vở, chữa bài.
- 2 HS đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm.
+ Có 6 câu.
+ Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng 
+ Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào mội ô, gạch ngang đầu dòng.
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. 
HĐ 3:
Hướng dẫn làm bài tập.
(10 phút)
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Dán 3 băng giấy lên bản.
- Gọi 3 em lên bảng thi làm đúng, làm nhanh.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Mời 5 – 7 học sinh đọc lại kết quả.
- Yêu cầu lớp sửa bài (nếu sai).
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào vở. 
- 3 học sinh lên bảng làm bài, đọc kết quả.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn làm đúng nhất.
- 5 - 7 em đọc lại kết quả đúng: bảo nhau - cơn bão; vẽ - vẻ mặt; uống sữa - sửa soạn.
4. Củng cố: (2 phút)
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều: 
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY 
Tin học
GV CHUYÊN DẠY 
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY 
Ngày soạn: 19/12/2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 78: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia. Áp dụng việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu: “ = ”, “ ”.
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị giáo viên: Bảng phụ, VBT. 
2. Chuẩn bị của học sinh: VBT, SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Hãy tính và nêu giá trị của biểu thức đó.
284 + 10 = 294
Giá trị của biểu thức 284 + 10 = 294
84 – 32 = 52
Giá trị của biểu thức 84 – 32 = 52
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: Giới thiệu bài
( 1 phút)
- Gv giới thiệu và ghi bảng
- HS lắng nghe và nhắc lại đầu bài
HĐ2:
Giới thiệu hai quy tắc.
(17 phút)
- Ghi ví dụ: 60 + 20 – 5 lên bảng.
- Gọi HS nêu cách làm.
+ Em nào có thể thực hiện được biểu thức trên?`
- Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
+) Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào?
- Ghi Quy tắc lên bảng, HS nhắc lại.
- Viết lên bảng biểu thức: 
49 : 7 x 5
+) Để tính được giá trị của biểu thức trên ta thực hiện như thế nào?
-1HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp
- Nhận xét, chữa bài.
+) Vậy nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phếp tính theo thứ tự nào?
- Ghi quy tắc lên bảng.
- Cho HS nhắc lại quy tắc nhiều lần.
- 2 em nêu cách làm, lớp bổ sung.
Lấy 60 + 20 = 80 tiếp theo ta lấy 
80 – 5 = 75. 
- 1 em xung phong lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp.
 60 + 20 - 5 = 80 - 5 
 = 75
+) "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
- Nhắc lại quy tắc.
+) Ta lấy 49 chia cho 7 trước rồi nhân tiếp với 5.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
- Lớp nhận xét chữa bài trên bảng: 
 49 : 7 x 5 = 7 x 5 
 = 35 
+) "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
- Nhắc lại nhiều lần hai quy tắc tính giá trị của biểu thức.
HĐ3:
Luyện tập:
(13 phút)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu càu của bài.
- mời 1HS giỏi làm mẫu 1 biểu thức.
- Yêu cầu cả lớp tự làm các biểu thức còn lại.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài .
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS nêu đầu bài 2.
- Yêu cầu lớp tự thực hiện vào vở. 
- Gọi 3 em lên bảng thi làm bài nhanh.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu bài tập 3.
- Giúp HS tính biểu thức ban đầu và điền dấu.
- Yêu cầu tự làm các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
Tóm tắt:
1 gói mì: 80 g
2 gói mì : ... ?
1 hộp sữa: 455g ...g ?
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
- Thu vở, nhận xét.
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
- 1HS lên bảng thực hiên mẫu 1 biểu thức.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 2 HS lên bảng chữa bài.
 a/ 205 + 60 + 3 = 265 + 3
 = 268
 268 – 68 + 17 = 200 + 17 
 = 217
 b/ 462 – 40 + 7 = 422 + 7
 = 429
 387 – 7 – 80 = 380 – 80 
 = 300
- Đổi chéo vở để KT bài nhau,
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, lớp nhận xét bình chọn bạn làm nhanh nhất. 
 a/ 15 x 3 x 2 = 45 x 2 
 = 90 
 48 : 2 : 6 = 24 : 6
 = 4
 b/ 8 x 5 : 2 = 40 : 2
 = 20
 81 : 9 x 7 = 9 x 7 
 = 63
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện chung một phép tính. 
- Cả lớp làm vào vở các phép tính còn lại .
- 2 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 55 : 5 x 3 > 32
 47 = 84 – 34 – 3 
 20 + 5 < 40 : 2 + 6 
- HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết một gọi mì cân nặng 
80 g; một hộp sữa cân nặng 455g.
- Bài toán hỏi 2 gói mì và một hộp sữa cân nặng bao nhiêu g.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Cả hai gói mì cân nặng là:
80 x 2 = 160 (g)
Cả hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là:
165 +455 = 615 (g)
 Đáp số: 615 g
4. Củng cố: (2 phút)
- Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia thì ta thực hiện như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Dặn về nhà học và làm bài tập. Xem trước bài sau “ Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập đọc
TIẾT 30: VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo (trả lời được các câu hỏi trong SGK thuộc 10 dòng thơ đầu)
2. Kĩ năng: - Rèn đọc đúng các từ: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, ...
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
3. Thái độ: - Giáo dục HS biết giữ gìn phong cảnh quê hương mình.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Gọi HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện "Đôi bạn".
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2:
Luyện đọc
(10 phút)
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả trong bài.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới (hương trời, chân đất)
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp.
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- HS tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
HĐ 3:
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
(10 phút)
- Mời HS đọc thành tiếng, đọc thầm khổ thơ 1
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Những điều gì ở quê khiến bạn thấy lạ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2.
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về người làm ra hạt gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ?
- Qua bài thơ này muốn nói với em điều gì ?
- Liên hệ thực tế.
- 1 HS đọc khổ thơ 1, lớp đọc thầm.
+ Bạn ở thành phố về thăm bà ngoại ở nông thôn.
+ Đầm sen nở ngát hương thơm, gặp trăng gió bất ngờ, con đường rực rơm vàng, bờ tre...
- HS đọc thầm khổ thơ 2: 
+ Bạn thấy họ rất thật thà, thưong họ như thương người ruột thịt như bà ngoại mình.
+ Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
- Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo
HĐ 4:
Học thuộc lòng bài thơ.
(10 phút)
- GV đọc lại bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo phương pháp xóa dần.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ. 
- Mời lần lượt từng em đọc thuộc lòng bài thơ.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
- Lắng nghe.
- HS đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của GV.
- 3 em thi đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- 2 em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố: (2 phút)
- Nội dung bài thơ nói gì?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Luyện từ và câu
TIẾT 15: TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn (BT1 và BT2).
2. Kĩ năng: - Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ VN; 2 băng giấy viết đoạn văn BT3.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức:( 1 phút) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) 
- Gọi 2 HS trả lời miệng BT2 và BT3 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
- Ghi bảng đầu bài.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Luyện tập
(20 phút)
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện từng cặp kể trước lớp.
- Treo bản đồ VN, chỉ tên từng TP.
- Gọi 1 số HS dựa vào bản đồ, nhắc lại tên các TP theo vị trí từ Bắc vào Nam.
- Mời HS kể tên 1 số vùng quê ( tên làng, xã, huyện).
- 1 em đọc yêu cầu bài tập: Kể tên 1 số TP, tên 1 số làng quê.
- Từng cặp làm việc.
- Đại diện từng cặp lần lượt kể.
- Theo dõi trên bản đồ.
- 2 em dựa vào bản đồ nhắc lại tên các TP từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đã Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, thành phố HCM, Cần Thơ.
- 2 em kể tên 1 số làng quê, lớp bổ sung. 
Bài tập 2:
- 1 em đọc yêu cầu BT: Kể tên 1 số TP, tên 1 số làng quê.
- Từng cặp làm việc.
- Đại diện từng cặp lần lượt kể.
- Theo dõi trên bản đồ.
- 2 em dựa vào bản đồ nhắc lại tên các TP từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đã Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, thành phố HCM, Cần Thơ.
- 2 em kể tên 1 số làng quê, lớp bổ sung. 
- 2HS nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo nhóm và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung:
Thành phố:
- Sự vật
- Công việc
- đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, bến xe buýt - kinh doanh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học, ...
Nông thôn:
- Sự vật 
- Công việc
- nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, lũy tre, con đò, ...
- cày bừa, cấy lúa, gieo mạ. Gặt hái, phun thuốc,...
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời 3 em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi 3 - 4 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu phẩy đúng.
- GV nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào VBT.
- 3 em lên bảng thi làm bài. Lớp theo doiix nhận xét bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
- 3 em đọc lại đoạn văn.
4. Củng cố: (2 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại tên 1 số thành phố của nước ta.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà đọc lại đoạn văn của bài tập 3.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 79: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. Giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau: 462 - 40 + 7 81 : 9 x 6
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1:
Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài
HĐ 2:
Giới thiệu quy tắc
(18 phút)
* Ghi bảng: 60 + 35 : 5
+ Trong biểu thức trên có những phép tính nào?
- GV nêu qui tắc: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện phép cộng , trừ sau".
- Mời HS nêu cách tính.
- Ghi từng bước lên bảng:
 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
- Gọi 2 em nêu lại cách tính giá trị của biểu thức 
60 + 35 : 5.
* Viết tiếp biểu thức: 86 - 10 x 4.
- Yêu cầu 1HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp.
- Gọi HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức 86 - 10 x 4. 
- Nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS học thuộc qui tắc ở SGK.
+ Có phép tính cộng và phép tính chia.
- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16_duong_thi_le_thuy.doc