Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Vũ Thị Hường

Tập đọc - Kể chuyện

 Tiết 45 + 46:HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc chuyện với giọng kể cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới đ¬ược chú giải sau bài.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Hai bàn tay lao động của con ng¬ười chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

2. Kĩ năng:

- Chú ý các từ ngữ: siêng năng, l¬ười biếng, nghiêm giọng, làm lụng,.

- Rèn kỹ năng nói .

- Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, HS dựa vào tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện – kể tự nhiên, phân biệt lời ng¬ười kể với giọng ông lão.

3. Thái độ: - các em có ý thức tự giác học tập và lao động .

 

doc 55 trang linhnguyen 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Vũ Thị Hường
đẹp, lạ mắt...
- Nhà rông ở Tây Nguyên rất độc đáo, nó thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/12/2015
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 9/12/2015
 Luyện từ và câu 
Tiết 15:TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ 
SO SÁNH
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - Mở rộng và hệ thống vốn từ về các dân tộc : Biết thêm tên 1 số dân tộc thiểu số nước ta.
- Củng cố về phép so sánh.
 2. Kĩ năng: - Vận dụng hiểu biết làm các bài tập liên quan
 3. Thái độ: - Giáo dục HS sử dụng từ chính xác viết câu đúng theo mẫu, hiệu quả, làm văn hay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1,2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1') sĩ số 39,vắng:..............
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Gọi 2 HS chữa bài 2, 3
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của học sinh
GV nhận xét, 	
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu nội dung, yêu cầu bài học
 GV ghi đầu bài 
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (9’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
- GV dán bảng tên 1 số dân tộc chia theo khu vực, chỉ vào bản đồ nói vị trí dân tộc đó.
Bài 2: (10’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS đọc các đoạn 
- GV hướng dẫn HS đọc từng câu để tìm các từ ngữ thích hợp và điền.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV chốt về phong tục của 1 số dân tộc thiểu số của nước ta.
 Bài 3(10’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài yêu cầu gì ? 
- Mặt trăng được so sánh như thế nào?
- Yêu cầu HS làm câu còn lại .
- GV nhận xét, chữa câu
- Phép so sánh có tác dụng gì ?
Bài 4 (5’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng .
- Vì sao em chọn từ đó điền vào ô trống thứ nhất; thứ 2 ...?
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên ?
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Tìm thêm một số từ chỉ các dân tộc Việt Nam?.
Dặn dò - Nhận xét giờ học
- hs lên bảng làm bài
 Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta:
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- HS làm bài
Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc 
- Tày, Nùng, Thái, ,Mường, HMông, Dao, Hoa, Giáy
Các dân tộc thiểu số ở miền Trung
-Vân Kiều, Cơ-ho, Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng,Chăm
Các dân tộc thiểu số ở phía Nam
- Khơ-me, Hoa, Xtiêng...
- HS đọc bài làm, nhận xét
Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- HS suy nghĩ làm bài, 3 HS làm bảng, mỗi HS một câu
a)... bậc thang.
b)... nhà rông...
c) ...nhà sàn.
d) ...Chăm.
- HS đọc bài làm, HS khác nhận xét, bổ sung
 Quan sát các sự vật trong tranh rồi viết câu có hình ảnh so sánh:
- HS làm bài, nhận xét 
+ Trăng tròn được so với quả bóng
+ Bé cười tươi được so với hoa.
+ Ngọn đèn sáng được so với trăng trên trời.
+ Đất nước ta cong cong được so với hình chữ S.
- HS đọc bài làm, nhận xét
- Sử dụng phép so sánh làm cho sự vật sinh động hơn, hay hơn.
 Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS làm bài cá nhân.
a)...như núi Thái Sơn, ... như nước trong nguồn chảy ra.
b) ... như bôi mỡ.
c) ... như trái núi.
- HS đọc bài làm, nhận xét
- Công lao cha mẹ không gì so sánh bằng . Tình yêu thương của cha mẹ không bao giờ hết .
- H mông, Tu Dí, Phù Lá,...
Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán 
 Tiết 73:GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Hs biết cách sử dụng bảng nhân.
2. Kỹ năng: - Áp dụng để giải toán có phép tính liên quan 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê môn toán, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1') sĩ số 39,vắng:..........	
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Gọi HS đọc bảng nhân 
GV nhận xét, 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1')Các em đã học về các bảng nhân giờ học hôm nay cô cùng các em luyện tập lại bảng nhân đã học và thực hành làm các bài tập liên quan. 
GV ghi tên bài
2. Giới thiệu cấu tạo bảng nhân:
(6’)
- Yêu cầu HS quan sát bảng nhân.
- Nêu cấu tạo bảng nhân ?
3 Cách sử dụng bảng nhân (6')
- Nêu VD: 3 × 4 = ?
- Hướng dẫn:
+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên; tìm số 3 ở hàng đầu tiên; đặt thước dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô có số 12. Số 12 là tích của 4 và 3.
+ Vậy 3 × 4 = 12.
Yêu cầu HS thực hành tìm kết quả vài phép tính khác.
4. Thực hành
Bài 1 :(5’) 
- Gọi HS đọc bài
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học và tự làm bài
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Yêu cầu HS nêu cách sử dụng bảng nhân.
Bài 2:(6’)
- Gọi HS đọc bài – xác định yêu cầu
- Nêu cách tìm tích ở cột thứ nhất?
- Tìm thừa số ở cột thứ hai ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện dựa vào bảng nhân
Bài 3: (6')
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết tổng số huy chương là bao nhiêu trước tiên ta phải tìm gì ?
- Làm thế nào tìm được số huy chương bạc ?
- Tìm được số huy chương bạc làm thế nào tìm được tổng số huy chương ?
- Bài giải bằng mấy phép tính ?
- Yêu cầu HS làm bài - đọc bài 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Khi trình bày bài giải em cần chú ý gì?
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- Luyện sử dụng bảng nhân 
GV hệ thống kiến thức bài
Nhận xét giờ học
- HS nối tiếp đọc
+ Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
+ Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
+ Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là tích của hai số mà một số ở hàng và một số ở cột tương ứng.
+ Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2...hàng 11 là bảng nhân 10.
- HS quan sát
 3
 4	12
- HS thực hành
Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp cho mỗi ô trống:
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- HS làm bài, 3 HS làm bảng
30
 6
	......
 5
- HS đọc bài làm, nhận xét
VD: Từ số 6 ở cột 1 dóng sang, từ số 5 ở hàng 1 dóng xuống; gặp nhau ở ô nào, đó là kết quả của 5 × 6.
 Số?
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- HS làm bài, 1 HS làm bảng
Thừa số
2
2
2
7
7
7
Thừa số 
4
4
4
8
8
8
Tích 
8
8
8
56
56
56
- HS đọc bài làm, nhận xét
HS đọc đề toán
- Bài toán cho trong hội khỏe Phù Đổng, đội tuyển của một tỉnh đã giành được 8 huy chương vàng, số huy chương bạc giành được nhiều gấp 3 lần số huy chương vàng. Bài toán hỏi độ tuyển đó đã giành được bao nhiêu huy chương.
Tóm tắt:
 8uy chương
HC vàng : ? huy chương
HC bạc :
- Tìm số huy chương bạc 
- Lấy số huy chương vàng nhân với số lần 
- Lấy số huy chương vàng cộng với số huy chương bạc .
- Bài giải bằng 2 phép tính .
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
 Bài giải 
Số huy chương bạc là :
 8 × 3 = 24 (huy chương)
 Tổng số huy chương là :
 8 + 24 = (huy chương )
 Đáp số : 32 huy chương
- HS đọc bài, chữa bài.
- HS đọc lại bảng nhân .
Rút kinh nghiệm: 
.. 
Ngày soạn: 7/12/2015
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 10/12/2015 
Toán
Tiết 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - HS biết cách sử dụng bảng chia.
2. Kỹ năng: - Biết vận dụng làm các bài tập liên quan
3.Thái độ: Giáo dục học sinh say mê môn toán, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1') sĩ số 39,vắng:.............	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Yêu cầu HS nêu cách thực hành bảng nhân
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(1') Giờ học hôm nay cô hướng dẫn các em luyện tập, thực hành bảng chia 
GV ghi tên bài
2.Giới thiệu cấu tạo bảng chia (5')
- Yêu cầu HS quan sát bảng chia.
- Nêu cấu tạo bảng chia?
3. Cách sử dụng bảng chia (5')
- Nêu VD: 12 : 4 = ?
- Nêu cách tìm kết quả của phép tính?
4. Thực hành.
Bài 1 (5’): 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi 4 HS lên bảng, cả lớp làm bài.
- Gọi HS đọc bài – nhận xét, chữa bài
- Nêu cách thực hiện chia 
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: (6’)
- Bài yêu cầu gì ?
- Nêu cách tìm thương ở cột thứ nhất.
- Tìm số chia trong cột thứ ba ta làm thế nào?
- Tìm số bị chia trong cột thứ 4 ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Yêu cầu HS đọc bài, nhận xét
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Bài tập củng cố kiến thức gì?
Bài 3( 5’ ) 
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn tìm số trang Minh còn phải đọc trước tiên ta phải tìm gì ?
- Làm thế nào tìm được số trang Minh đã đọc ?
- Tìm được số trang Minh đã đọc làm thế nào tìm được số trang còn lại?
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Chốt: dạng toán gộp giảm đi một số lần
Bài 4 (3’) 
- Yêu cầu HS đọc bài – xác định yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- Luyện sử dụng bảng chia. HS đọc bảng chia 
GV hệ thống kiến thức bài học
Dặn học sinh về luyện tập thêm các bài tập về chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- Hàng đầu tiên là thương của hai số.
- Cột đầu tiên là số chia.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là số bị chia.
- Tìm số 4 ở cột đầu tiên; từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4.
+ Vậy 12 : 4 = 3.
Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu):
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- 4 HS lên bảng, cả lớp làm bài
 3
	4 12
- HS đọc bài làm – nhận xét
- HS nêu 
Số ?
- Thực hiện phép chia : 16 : 4 = 4
- Lấy số bị chia chia cho thương.
- Lấy thương nhân với số chia.
- HS làm bài, 1 HS làm phiếu
Số bị chia
16
45
24
21
72
Số chia
4
5
4
7
9
Tích
4
9
6
3
8
- HS đọc bài – nhận xét, chữa bài
3. – HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết Minh có một quyển truyện dày 132 trang, Minh đã đọc được quyển truyện đó. Bài toán hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì đọc xong quyển truyện.
- Muốn tìm số trang Minh còn phải đọc trước tiên ta phải tìm số trang đã đọc 
- Lấy số trang chia cho số phần
- Lấy số trang trừ đi số trang Minh đã đọc.
- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ
Tóm tắt: 
 132 trang
 Đã đọc ? trang
Bài giải
Số trang truyện Minh đã đọc là :
132 : 4 = 33 (trang)
Số Trang Minh còn phải đọc là :
132 – 33 = 99 (trang)
 Đáp số: 99 trang truyện 
- HS đọc bài làm, nhận xét
Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên. Hãy xếp thành hình chữ nhật
- HS đọc bài – xác định yêu cầu
- HS thảo luận tìm cách xếp hình, 1 HS lên bảng
- HS đọc bài làm, nhận xét
- HS đọc
Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................Tập viết
 Tiết 15:ÔN CHỮ HOA L 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa L (viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng
 Viết tên riêng Lê Lợi bằng cỡ chữ nhỏ
Viết câu ứng dụng: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng cỡ chữ nhỏ
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
3. Thái độ: Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Mẫu chữ viết hoa: L ; Tên riêng và câu ca dao trong dòng kẻ
 Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. (phần hướng dẫn viết)
HS: bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: (1') sĩ số 39,vắng:...........
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Nhận xét bài viết tiết trước 
- Gọi 2 HS lên bảng viết: Yết Kiêu 
- Kiểm tra đồ dùng học tập học sinh
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1')Giờ tập viết hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn chữ hoa L trong tên riêng và câu ứng dụng. 
2. Quan sát và nêu quy trình viết chữ L hoa (5’)
GV treo chữ mẫu: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào?
- GV treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ đã học ở lớp 2. 
- GV nêu lại quy trình viết từng chữ
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
- Cho HS viết bảng con. GV theo dõi, uốn nắn 
- Nhận xét. 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: (5’)
GV treo bảng phụ ghi từ ứng dụng: Lê Lợi
- Lê Lợi là 1 vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc Minh, thống nhất đất nước, lập ra triều Lê.
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS viết bảng từ ứng dụng
- GV lưu ý HS cách viết khoảng cách giữa các chữ, độ cao các con chữ.
GV sửa lỗi cho HS.
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
GV treo bảng phụ ghi câu ứng dụng:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu ca dao 
- Em nêu những con chữ viết hoa trong câu ca dao?
- GV đọc HS tập viết trên bảng con: Khi
Uốn nắn, sửa chữa cho HS.
5. Hướng dẫn viết vở: (15’)
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết sau đó yêu cầu HS viết bài.
 - GV nêu yêu cầu: 
+ Viết chữ L : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Lê Lợi : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
- GV uốn nắn, hướng dẫn, sửa chữa nếu HS viết sai, mắc lỗi.
- GV thu và nhận xét 5 - 7 bài HS
4. Củng cố - Dặn dò (2')
Yêu cầu HS nêu lại quy trình viết L
- GV hệ thống nội dung, kiến thức bài
- Nhận xét giờ học 
- 2 HS viết
- HS quan sát
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa L
- HS nhắc lại, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát nhắc lại quy trình viết.
- Viết vào bảng con
 Lê Lợi
- HS quan sát - đọc
- Chữ hoa L cao 2 li rưỡi, chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết một chữ o.
- HS viết bảng con
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- HS quan sát - đọc
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện cùng thấy dễ chịu, hài lòng. 
L
- HS viết bảng con 
- HS quan sát.
- HS viết vở từng dòng
- HS nêu
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tự nhiên - xã hội:
Tiết 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Biết một số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của những hoạt động nông nghiệp
2. Kĩ năng:Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương
3. Thái độ:Có ý thức tham gia vào hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát,tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
- Tổng hợp, sắp xếp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
* GDBVMT:Biết các hoạt động nông nghiệp,ích lợi và một số tác hại của các hoạt động đó.
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức (1') Sĩ số 39,vắng:..........: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4')
- Kể tên các thông tin liên lạc?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài,(1') ghi tên bài lên bảng 
+ Em biết nơi nào có nhiều nhãn lồng nhất?
+ Nơi nào có nhiều vải thiều?
2. Giảng bài
a.Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp(12')
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Ảnh chụp cảnh gì?
+ Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì?
+ Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì?
+ Nêu ích lợi của những hoạt động đó?
- KL: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, trồng ruộng gọi là hoạt động nông nghiệp
+ Sản phẩm của nông nghiệp dùng làm gì?
b.Hoạt động nông nghiệp ở địa phương:(7')
+ Hãy kể tên hoạt động nông nghiệp nơi em ở?
c. Em biết gì về nông nghiệp Việt Nam(8')
- Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ bao nhiêu trên thế giới?
- ở vùng nào ở Việt Nam là vùng sản xuất nhiều lúa gạo nhất?
- Để làm được những sản phẩm nông nghiệp rất vất vả, em phải biết trân trọng và tham gia giúp đỡ những người làm nông nghiệp những việc phù hợp.
4. Củng cố, dặn dò:(2')
* BVMT: các sản phẩm nông nghiệp có lợi gì?
- Yêu cầu hs sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về nông nghiệp
- Chuẩn bị bài sau: “ Hoạt động công nghiệp thương mại”.
- 2 HS trả lời: Hoạt động TTLL bao gồm: Bưu điện, đài phát thanh, truyền hình
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài 
- Hưng Yên
- Bắc Ninh
- HS hoạt động nhóm 4
- Quan sát tranh và TLCH GV đưa ra
+ ảnh 1: Chụp công nhân đang chăm sóc cây cối
+ ảnh 2: Chăm sóc đàn cá
+ ảnh 3: Gặt lúa
+ ảnh 4: Chăm sóc đàn gà
- cung cấp lương thực, thực phẩm
- Những hoạt động này là hoạt động nông nghiệp
- Làm không khí trong lành, cung cấp lương thực, thực phẩm
- Nghe và ghi nhớ
- Làm thức ăn cho người, vật nuôi và xuất khẩu.
- Trồng chè, lúa, ngô, mía, rau 
- Chăn nuôi bò, dê, trâu, bò, lợn, gà,...
- Việt Nam là nước xuất khẩu gạo nhiều thứ 2 trên thế giới
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
- Vài em nêu lại điều ghi nhớ
- cung cấp lương thực, thực phẩm cho người và gia súc
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
Thực hành Toán
LUYỆN TẬP: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐCHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép chia với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính , giải toán. Trình bày bài có khoa học, sạch sẽ.
 3. Thái độ: Hs tự giác làm bài. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ổn định tổ chức:(1’) Sĩ số: 39 em; vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Đặt tính rồi tính:
 390 : 3 963 : 9
- Gv nhận xét
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1:(9’) 
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi 4 Hs lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở thực hành.
- Nêu các bước thực hiện phép tính
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa các phép tính
Bài 2:(9’) 
- Gọi 2hs đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Để giải được bài toán chúng ta cần biết gì?
- Muốn biết cần phải có ít nhất bao nhiêu ngăn để nhốt hết số thỏ yêu cầu các em làm bài vào vở thực hành.
- Gọi hs lên bảng làm bài
- Nhận xét
 Bài 3: (9’)
- Gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
+ Bài đã cho biết những gì?
+ Muốn điền tiếp các số còn thiếu vào ô trong ta làm như thế nào?
- Hs tự làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
+) Gv chốt lời giải đúng: 
4. Củng cố: (2’)
+ Trong phép chia có dư làm thế nào để biết phép chia đó đúng hay sai?
- Nhận xét tiết học.	
- 2 Hs lên bảng.
Đáp số:
390 : 3 = 130 963 : 9 = 106
Đặt tính rồi tính:
560 7 560 8 725 8 
56 80 56 70 72 90 
 00 00 05 
 0 0 0 
 0 0 5 
 725 9
 72 80 
 05
 0
 5
 Giải toán:
Bài giải :
Thực hiện phép chia ta có:
365 : 7 = 52(dư 1)
 Như vậy số ngăn nhốt 7 con thỏ là 52 ngăn, còn một con thỏ nữa nên cần có thêm một ngăn.vậy số ngăn có ít nhất là:
52 + 1 = 53 (ngăn)
Đáp số: 53 ngăn.
- 1 Hs lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở thực hành.
- Chữa bài.
Điền chữ số thích hợp vào ô trống:
 7 5 2 3
 6 
 2 5 0
 1 5
 1 5
 0 2 
 0
 2
- Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
Thực hà

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_15_vu_thi_huong.doc