Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Dương Thị Lệ Thủy

Toán

TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính toán cho HS.

3. Thái độ: - Giáo dục HS thích học toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, vở bài tập của học sinh.

2.Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát

2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

 

doc 30 trang linhnguyen 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Dương Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Dương Thị Lệ Thủy

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 15 - Dương Thị Lệ Thủy
vở ôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức ( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút): Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 3HS lên bảng làm bài tập: Đặt tính rồi tính : 
 49 : 2 77 : 5 72 : 3
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn ôn tập.
(30 phút)
Bài 1:
 - Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu 2 em lên bảng tự tính kết quả.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi một em lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và vẽ vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và làm.
- GV nhận xét bài vẽ của HS.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài 4.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 
- Trò chơi xếp hình cả lớp thi xếp hình. 
- Gọi 5 HS lên bảng thi xếp hình 
- GV nhận xét đánh giá.
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp.
- 1 em thực hiện trên bảng, lớp nhận xét bài bạn.
- 1 HS nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một em lên bảng thực hiện, lớp chữa bài. 
 Giải: 
 35 : 2 = 17 (dư 1 )
 Số bàn cần ít nhất là : 
 17 + 1 = 18 ( bàn )
 Đáp số: 18 bàn
- Một em đọc đề bài 4. 
- Cả lớp tham gia chơi.
- HS lên bảng thi xếp hình.
4. Củng cố: (2 phút) 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà xem lại các bài đã làm. Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
HỌC SINH NGHỈ HỌC
Buổi chiều: 
Thủ công
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Tập đọc
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Toán
TIẾT 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, bộ đồ dùng toán 3.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK,vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Đặt tính rồi tính: 905 : 5 489 : 5
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu và nêu vấn đề
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bài.
- Nhắc lại đầu bài
HĐ 2: Hướng dẫn chia.
(17 phút)
- Ghi phép tính 560 : 8 lên bảng.
- Yêu cầu nêu nhận xét về đặc điểm phép tính?
- Mời 1 em thực hiện phép tính.
- Yêu cầu vài em nêu lại cách chia.
- GV ghi bảng như SGK.
* Giới thiệu phép chia : 632 :7
- GV ghi bảng: 632 : 7 = ?
- Yêu cầu lớp tự thực hiện phép.
- Mời 1 em lên bảng làm bài.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
- GV ghi bảng như SGK.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Đây là phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Lớp tiến hành đặt tính. 
 560 8 
 56 70 
 00 
 0
 0
- 2 HS nhắc lại cách chia.
- Lớp dựa vào ví dụ 1 đặt tính rồi tính.
- 1 em lên bảng làm bài
 632 7
 63 90 
 02
 0
 2
 632 : 7 = 90 (dư 2)
HĐ 3: Luyện tập.
(13 phút)
Bài 1:
 - Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi một em lên bảng giải bài.
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài 3.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một em lên bảng giải.
- GV nhận xét đánh giá.
- Một em nêu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2 HS thực hiện trên bảng. 
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn.
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở. 
- Một em lên bảng thực hiện, lớp bổ sung:
Giải:
365 : 7 = 52 ( dư 1 )
Vậy năm đó gồm 52 tuần lễ và 1 ngày.
 Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm vào vào vở.
- HS nêu kết quả, lớp bổ sung:
+ Phép chia 185 : 6 = 30 
( dư 5) - đúng 
+ Phép chia 283 : 7 = 4 
(dư 3 ) - sai.
- HS nhắc lại bài.
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Dặn về nhà học và xem lại bài tập. Chuẩn bị bài sau “ Giới thiệu bảng nhân”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/12/2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
HỌC SINH NGHỈ HỌC
Buổi chiều:
Tự nhiên và xã hội
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Toán
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 27: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Kĩ năng: - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/ uôi ( BT2 ). Làm đúng BT3.
3. Thái độ: - Giáo dục HS rèn chữ viết đúng đẹp. Biết giữ vở sạch.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Hãy viết các từ sau: tim, nhiễm bệnh, tiền bạc.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(3 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng. 
- Lắng nghe.
HĐ 2: Hướng dẫn nghe viết.
(20 phút)
- Hướng dẫn chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài một lượt.
- Yêu cầu 2 em đọc lại bài. 
+ Bài viết có câu nào là lời của người cha? Ta viết như thế nào ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết các chữ khó trên bảng con.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Thu vở, nhận xét.
- 2 em đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
+ Chữ đầu dòng, đầu câu phải viết hoa. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
 - Cả lớp nghe - viết bài vào vở. 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. 
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập.
(10 phút)
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên bảng thi làm đúng, làm nhanh. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3b.
- Yêu cầu các nhóm làm vào VBT.
- Gọi HS nêu kết quả làm bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 số em đọc đoạn truyện đã hoàn chỉnh.
- Học sinh đọc thầm nội dung bài, làm vào VBT.
- 2 nhóm lên thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 5 HS đọc lại kết quả trên bảng.
- Lớp sửa bài theo lời giải đúng:
 mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi, núi lửa, nuôi nấng, tuổi trẻ, tủi thân. 
- Hai học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập.
- 3 em nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 5 – 6 em đọc lại kết quả trên bảng.
 mật - nhất – gấc 
- Cả lớp chữa bài vào vở
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/12/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Học sinh biết cách sử dụng bảng chia.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng chia như trong sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK,VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi HS lên bảng đọc bảng nhân đã học.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài
HĐ 2: Khai thác.
(15 phút)
1. Giới thiệu cấu tạo bảng chia.
- Treo bảng chia đã kẻ sẵn lên bảng hướng dẫn HS quan sát.
- Các hàng số bị chia, hàng số chia, cột thương và cách tìm các bảng chia. 
- Lần lượt giới thiệu tương tự như đã giới thiệu bảng nhân.
2. Cách sử dụng bảng chia. 
- GV nêu ví dụ muốn tìm kết quả: 12 : 4 = ? 
- Hướng dẫn cách tìm: tìm số 4 ở cột đầu tiên theo mũi tên đến số 12 và từ số 12 dò tới số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 chính là thương của 12 và 4.
- Cả lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn để nắm về cấu tạo của bảng chia gồm có các số bị chia, số chia thuộc hàng và cột nào và ô nào ở hàng cột nào là thương.
- Lớp thực hành tra bảng chia theo hướng dẫn dùng thước dọc theo hai mũi tên để gặp nhau ở ô có số 3 chính là thương của 12 và 4. 
- Vài em nhắc lại cấu tạo và cách tra bảng chia. 
HĐ 3: Luyện tập.
(15 phút)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu bài tập 1
- Yêu cầu tự tra bảng và nêu kết quả tính. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài .
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu đề bài 2.
- Treo bảng đã kẻ sẵn .
- Yêu cầu HS quan sát tự làm bài.
- Gọi 3 em lên bảng tính và điền kết quả vào ô trống.
- Nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: 
 - Gọi HS đọc bài 3. 
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một em lên bảng giải .
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS vẽ vào SGK.
- Gọi HS lên bảng xếp thành hình chữ nhật.
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Nêu miệng cách sử dụng bảng chia để tìm kết quả.
- Đặt thước dọc theo hai số 6 và 42 gặp nhau ở ô có số 7 ( chính là thương của 42 và 6 )
- Lớp theo dõi bổ sung.
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp tự làm bài.
- Ba em lên bảng tính rồi điền số thích hợp vào ô trống. Lớp theo dõi bổ sung.
Số bị chia
16
45
24
21
72
72
81
56
Số chia
4
5
4
7
9
9
9
7
Thương
4
9
6
3
8
8
9
8
- Một em đọc đề bài 3.
- Cả lớp phân tích bài toán rồi làm vào vở.
- 1 HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung :
Giải :
Số trang sách Minh đã đọc là :
132 : 4 = 33 (trang )
Số trang sách Minh còn phải đọc là:
132 – 33 = 99 (trang )
 Đáp số: 99 trang 
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi 1 – 2 HS nêu lại cách sử dụng bảng chia.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học và làm bài tập. Xem trước bài sau “ Luyện tập”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập viết
TIẾT 14: ÔN CHỮ HOA L
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Viết đúng chữ hoa L, tên riêng Lê Lợi và viết câu ứng dụng. 
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết cho HS
3. Thái độ: - Giáo dục HS rèn chữ viết đúng đẹp. 
 II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu chữ viết hoa L; mẫu tên riêng Lê Lợi, câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng viết: K, Y, Kh, Yết Kiêu. Lớp viết bảng con.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng.
- Lắng nghe.
HĐ 2: Hướng dẫn viết trên bảng con
(15 phút)
* Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu HS quan sát trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa chữ L đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ L.
* Luyện viết từ ứng dụng 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng. 
+ Em biết gì về Lê Lợi? 
- Giới thiệu: Lê Lợi là một anh hùng của dân tộc có công đánh đuổi giặc Minh và lập triều đình nhà Lê. 
+ Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? 
- Yêu cầu HS viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng 
+ Câu tục khuyên chúng ta điều gì? 
+ Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con: Lời nói, lựa lời.
- Chữ hoa có trong bài: L
- HS nhắc lại quy trình viết hoa chữ L.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng: Lê Lợi. 
- Lắng nghe.
+ Chữ L cao 2 li rưỡi, các con chữ ê, ơ, i: cao 1 li.
+ Bằng 1 con chữ o.
- HS viết trên bảng con: Lê lợi.
- 1 em đọc câu ứng dụng: 
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
+ Khuyên mọi người nói năng phải biết lựa chọn lời nói, để người nghe cảm thấy dễ chịu, hài lòng. 
- Chữ L, h, g, l: cao 2 li kẽ rưỡi. Chữ t cao 1 li kẻ rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Tập viết trên bảng con: Lời nói, Lựa lời.
HĐ 3: Hướng dẫn viết vào vở
(15 phút)
- Nêu yêu cầu viết chữ L: 2 dòng cỡ nhỏ.
- Viết tên riêng Lê Lợi 2 dòng cỡ nhỏ.
- Viết câu tục ngữ: 4 dòng cỡ nhỏ.
L L L 
Lê Lợi 
- Nhắc nhớ HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
- Thu vở nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hành viết bài.
- GV theo dõi uốn nắn.

...............................................................................................................................- HS nộp vở
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại cách viết chữ hoa L.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà viết bài luyện viết thêm. Xem trước bài sau “Ôn chữ hoa M”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tin học
GV CHUYÊN DẠY
Chính tả ( Nghe - viết)
TIẾT 28: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nghe viết đúng chính tả trình bày sạch sẽ, đúng quy định.
2. Kĩ năng: - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi/ ươi (điền 4 trong 6 tiếng). Làm đúng BT 3a
3. Thái độ: - Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp .
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 3 băng giấy viết 6 từ của BT2, 4 băng giấy viết 4 từ ở bài tập 3a.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng con, SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Đọc cho HS viết các từ sau: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót, đồ xôi
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(3 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng. 
- Lắng nghe.
HĐ 2: Hướng dẫn nghe viết.
(20 phút)
- GV đọc đoạn chính tả.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại.
- Lớp theo dõi đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ?
+ Đoạn văn gồm có mấy câu ? 
+ Những từ nào trong đoạn văn hay viết sai chính tả?
+ Những chữ nào cần viết hoa ?
- Yêu cầu HS lấy bảng tập viết các tiếng khó. 
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Thu vở, chữa bài.
- Cả lớp theo dõi GV đọc bài.
- 2 HS đọc lại bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đó là nơi thờ thần làng: có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.
- Đoạn văn gồm 3 câu.
- Từ: gian, nhà rông, giỏ mây, lập làng, chiêng trống.
- Những chữ đầu câu: Gian, Đó, Xung.
+ Chữ đầu câu và tên riêng Tây Nguyên.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp nghe - viết bài.
- Lắng nghe GV đọc để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập.
(10 phút)
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2 lên.
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu bài và làm bài cá nhân.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 6 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài nhanh.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Mời 5 – 7 em đọc lại kết quả.
Bài 3: 
- Gọi HS yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chia bảng lớp thành 3 phần.
- Mời 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên chơi trò chơi thi tiếp sức.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu lớp chữa bài vào vở.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài và tự làm vào VBT.
- 2 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Tự sửa bài vào vở (nếu sai).
Khung cửi, mát rượi, cuỡi ngựa gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. 
- 5 - 7 em đọc lại kết quả.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 nhóm lên tham gia chơi trò chơi.
a, 
+ Sâu: Sâu bọ, chim sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng 
+ Xâu: Xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé...
+ Xẻ: xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy sẻ...
+ Sẻ: Chim sẻ, san sẻ, chia sẻ, nhường cơm sẻ áo...
- Cả lớp cổ vũ, bình chọn nhóm làm bài đúng, nhanh.
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (2 phút)
 - Dặn về nhà học bài và xem trước bài sau “Đôi bạn”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Luyện từ và câu
TIẾT 15: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1). Điền đúng các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2).
2. Kĩ năng: - Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói câu có hình ảnh so sánh) (BT3 ). Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Viết sẵn tên 1 số dân tộc thiểu số phân theo khu vực: Bắc, Trung, Nam. Viết sẵn 4 câu văn ở BT2, ba câu văn ở BT4. Tranh minh họa BT3 trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_15_duong_thi_le_thuy.doc