Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Dương Thị Lệ Thủy

Toán

TIẾT 61: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS có kĩ năng giải toán.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tính cẩn thận trong làm toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh vẽ minh họa bài toán như sách giáo khoa.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.

 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp làm bảng con.

a) 15cm gấp mấy lần 3cm?

b) 48kg gấp mấy lần 8 kg?

- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 40 trang linhnguyen 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Dương Thị Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Dương Thị Lệ Thủy

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Dương Thị Lệ Thủy
 : 9 = 9 có đặc điểm gì?
* Khi gấp 1 số lên bao nhiêu lần và giảm đi bấy nhiêu lần vẫn bằng chính số đó.
- Như vậy các em vận dụng làm bài rất tốt còn đối với dạng toán có lời văn ta làm thế nào cô cùng các em chuyển sang bài tập số 3.
Bài 3:
- Ở bài tập này cô muốn 1 bạn lên thay cô giúp các bạn trao đổi bài toán. Ai xung phong?
- Bài toán cho biết là gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm lớp 3B có bao nhiêu bạn chúng mình cùng suy nghĩ giải bài toán?
- Trước khi giải bài toán vào vở chúng ta cùng tóm tắt nhanh ra nháp.
- 1 học sinh làm bảng. Dưới lớp làm vào phiếu học tập.
- Yc: HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bạn
- Dưới lớp ai làm giống bạn giơ tay, ai có câu trả lời khác không?
- Qua quan sát cô thấy có 1 bạn HS làm: Lớp 3 có số bạn là:
	 3 x 9 = 27 (bạn)
 Đáp số: 27 bạn
- Em có nhận xét gì về bài của bạn.
* Câu lời giải kết quả đúng nhưng về ý nghĩa của phép tính là không đúng với yêu cầu của đầu bài, làm cho người ta hiểu sẽ có 9 tổ và 1 tổ có 3 bạn do vậy tà viết là 9 x 3 không phải là 3 x 9 do vậy khi giải toán có lời văn các em cần chú ý đọc và phân tích kỹ đầu bài.
Bài 4:
- 1 em nêu yêu cầu BT 4.
- Các em hãy suy nghĩ và điền số thích hợp vào ô trống của BT4. Cả lớp cùng làm vào SGK.
- Ai xung phong lên bảng làm BT4?
- Chúng ta quan sát bài trên bảng xem bạn làm như vậy đúng chưa?
- Ai làm đúng BT4 giơ tay? Có bạn nào làm sai giơ tay?
- Các em quan sát BT 4 và nêu nhận xét đặc điểm của dãy số này?
* GV nói: Dãy số của BT4 chính là đếm thêm 9 từ 9 đến 90. Và đây cũng chính là cột kết quả trong bảng nhân 9 ta vừa học. Vạy ai cho cô biết trong dãy số này 45, 72, 81 là tích của pháp tính nào trong bảng nhân 9?
- 1 em đọc lại dãy số (xuôi, ngược)
- HS đọc.
- Nhẩm và kết quả vào bên phải phép tính.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của bài 1.
- Em dựa vào bảng nhân 9.
- HS nêu: 0 x 9 = 0
	9 x 0 = 0
- Hs theo dõi.
- 1 HS đọc.
- Có 2 phép tính phép nhân và phép cộng.
- Thực hiện phép nhân trước phép cộng sau.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng.
- Đọc bài.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS giơ tay.
- Theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên bảng giúp các bạn trao đổi bài
- Có 3 tổ, 1 tổ có 9 bạn.
- Lớp 3B có bao nhiêu bạn?
- HS theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 HS lên bảng, dưới lớp làm phiếu học tập.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- Giơ tay.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- Giơ tay.
+ Đặc điểm: Kể từ số thứ hai trong dãy số, mỗi số bằng số liền trước cộng thêm 9 đơn vị. Hay đếm thêm 9 từ 9 đến 90. Hay dãy số này là tích của bảng nhân 9.
- Lắng nghe.
- HS trả lời nối tiếp.
- 2 HS đọc.
3. Củng cố: (2 phút)
- Tiết toán hôm nay em học bài gì? 1 em đọc lại bảng nhân 9.
- GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà các em đọc thuộc lòng bảng nhân 9 và xem trước bài: “ Luyện tập”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập đọc
TIẾT 24: CỬA TÙNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)
2. Kĩ năng: 
- Rèn đọc đúng các từ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, nước biển.
- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
3. Thái độ: 
- GDHS tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.
II. CHUẤN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: + Tranh minh họa bài đọc trong SGK, một số tranh chụp về Cửa Tùng.
 + Bảng phụ viết nội dung luyện đọc; 
2. Chuẩn bị của học sinh: + Sách giáo khoa, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Kiểm tra bài “Người con của Tây Nguyên” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(1 phút)
- Trên khắp miền đất nước ta có rất nhiều cửa biển đẹp. Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp thuộc miền Trung. Để biết Cửa Tùng có vẻ đẹp đặc biệt như thế nào, thầy trò ta cùng theo nhà văn Thụy Chương tham quan Cửa Tùng nhé! 
- Ghi tựa.
- Treo bảng đồ Việt Nam Chỉ cho HS biết địa điểm Cửa Tùng.
- Lớp theo dõi cô giới thiệu bài.
- Cửa Tùng 
- Quan sát 
HĐ 2: Luyện đọc.
(10 phút)
* Đọc diễn cảm toàn bài.
- Các em mở SGK trang 109 lắng nghe thầy đọc bài và cho thấy biết bài văn này có mấy câu?
- Các em đọc nối tiếp từng câu trước lớp GV theo dõi, sửa sai.
- Bài văn này chia làm mấy đoạn?
- Cô đồng ý với ý kiến của em nhưng ở đoạn 2 hơi dài tạm thời cô chia làm hai phần:
+ Phần 1: Từ cầu Hiền Lươngbãi tắm.
+ Phần 2: Diệu kì thay . Màu xanh lục 
- Các em sẽ đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Hướng dẫn luyện đọc câu dài 
- Treo bảng phụ và hỏi:
- GV đọc mẫu. Đối với câu này các em nghỉ hơi chỗ nào 
- Yêu cầu HS đọc phần 1 đoạn 2
 - Yêu cầu HS đọc phần 2 đoạn 2
(Ở trường hợp này các em nghỉ hơi đúng sau các dâu phẩy và những cụm từ dài, tạo nên sự nhịp nhàng trong giọng đọc)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
* Yêu cầu HS đọc đoạn lượt 2 và giải nghĩa từ.
Đọc đoạn 1: giải nghĩa từ 
+ Bến Hải ( SGK )
+ Dấu ấn lịch sử 
* Yêu cầu HS đọc Phần 1 đoạn 2: giải nghĩa từ Hiền Lương.
* Yêu cầu HS đọc phần 2 đoạn 2.
* Yêu cầu HS đọc đoạn 3 giải nghĩa từ 
+ Đồi mồi ( cho HS xem tranh )
- Bạch kim 
- Các em sẽ đọc bài này trong nhóm 4. (Thời gian 3 phút)
+ Nhóm 1 đọc bài. Mỗi bạn đọc 1 đoạn.
+ Nhóm 2 đọc bài. Mỗi bạn đọc 1 đoạn.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Các em vừa tìm cách đọc và luyện đọc để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của Cửa Tùng các em sẽ đi tìm hiểu bài.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Có 9 câu 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. HS đọc 2 lượt.
- 3 đoạn 
Đoạn 1: Thuyền chúng tôi rì rào gió thổi
Đoạn 2: Từ cầu Hiền Lương .màu xanh lục 
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- 1 HS đọc đoạn 1.
+ Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải //- con sông in đậm dấu ấn lịch sử của một thời chống Mỹ cứu nước.//
+ HS đọc phần 1 đoạn 2
- Bình minh,/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.//
- HS đọc đoạn 3.
+ Bến Hải: Sông chảy qua tỉnh Quảng Trị 
+ Dấu ấn lịch sử là dấu vết đậm nét, sự kiện quan trọng được ghi lại trong lịch sử của dân tộc ta.
+ Hiền Lương: Cầu bắc qua sông Bến Hải.
- Đồi mồi: một loài rùa lớn, mai có vân đẹp.
- Bạch kim: kim loại quý màu trắng; nghĩa trong bài: màu trắng sang 
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- HS đọc nhóm 4.
HĐ 3:
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
(12 phút)
- Cô mời một bạn đọc đoạn 1 các em khác đọc thầm theo để suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Cảnh hai bên bờ song Bến Hải có gì đẹp? 
+ Gọi 1 HS đọc phần 1 đoạn 2 và suy nghĩ thế nào là “ Bà Chúa của các bãi tắm”? 
- Với câu hỏi này các em sẽ thảo luận nhóm đôi để tìm câu trả lời.
- Gọi HS trả lời
* GV chốt ý: Người ta ca ngợi Cửa Tùng là “ Bà chúa của bãi tắm” vì đây là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. Các em thấy đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng vì thế chúng ta càng tự hào và gìn giữ những phong cảnh đẹp đó. 
- Yêu cầu cả lớp đọc Phần 2 đoạn 2 cả lớp thầm theo và xem Sắc màu nước biển của Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- Lúc bình minh ? ( xem tranh)
- Buổi trưa thì như thế nào? (xem tranh)
- Và khi chiều tà thì ra sao? (xem tranh)
Để biết người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?Cô mời 1 em đọc lại đoạn 3.
Ở đoạn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Vậy tác giả so sánh Cửa Tùng với cái gì?
* GV nói: Nhà văn Thụy Chương
 đã sử dụng hình ảnh so sánh như thế để làm tăng vẻ đẹp và duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng. Khi các em làm văn các em biết cách so sánh các sự vật để cho bài văn của chúng ta hay hơn và hấp dẫn người đọc 
- Qua bài Cửa Tùng tác giả đã tả vẻ đẹp gì?
=> GV ghi bảng 
- 1 HS đọc.
+ Cảnh thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
- Cả lớp đọc thầm phần 1 đoạn 2.
+ Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
+ Màu nước thay đổi 3 lần trong 1 ngày.
- Mặt trời đỏ ối như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển làm cho nước biển nhuộm màu hồng nhạt. 
- Nước biển màu xanh lơ
- Nước biển đổi xanh lục. 
- So sánh 
+ So sánh với chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá. 
- Lắng nghe.
- Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền ..
- Nội dung bài văn: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển thuộc huyện Vĩnh Long tỉnh Quảng Trị của chúng ta.
HĐ 4: Luyện đọc lại.
(8 phút)
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của bài. 
- Hướng dẫn đọc đúng đoạn miêu tả vẻ đẹp .
- Gọi 3 – 4 em nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn của bài.
- Gọi 2 HS đọc lại cả bài. 
- Nhận xét tuyên dương. 
- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 2. 
- 2 em thi đọc diễn cảm cả bài.
 - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi 2 em nêu nội dung bài đọc. 
- GV nhận xét đánh giá.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau “ Người liên lạc nhỏ”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Luyện từ và câu
TIẾT 13: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ ( BT1, BT2)
2. Kĩ năng: - Đặt đúng dấu câu ( dấu chấm hỏi, chấm than ) vào chổ trống trong đoạn văn (BT3 )
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp trình bày sẵn (2 lần) bảng phân loại bài tập 1. Bảng phụ viết đoạn thơ bài tập 2. Một tờ giấy khổ to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài tập 3.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Yêu cầu 2 HS làm lại BT1 và BT3 của tiết trước.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng. 
- Lắng nghe.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm 
bài tập.
(30 phút)
- Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1.
- Hướng dẫn nắm yêu cầu của bài.
- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 2 em lên thi làm đúng, làm nhanh trên bảng. 
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu cả lớp chữa bài trong VBT.
- Một em đọc cầu bài tập1, lớp đọc thầm. 
- Học sinh làm bài tập vào vở.
- Hai học sinh lên làm trên bảng.
+ Miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.
+ Miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, mì, vịt xiêm.
Bài 2:
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo cặp.
- Mời đọc nối tiếp kết quả trước lớp.
- Mời một em đọc lại đoạn thơ sau khi đã điền xong.
- Giáo viên theo dõi nhận xét.
- Một học sinh đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm.
- Cả lớp hoàn thành bài tập.
- Nhiều em nối tiếp đọc kết quả trước lớp.
- Một em đọc lại hai câu thơ vừa điền :
- Gan chi/ gan gì, gan rứa/ gan thế, mẹ nờ/ mẹ à , chờ chi/ chờ gì, tàu bay hắn/ tàu bay nó, tui/ tôi. 
Bài 3:
- Yêu cầu đọc nội dung bài tập 3. Cả lớp đọc thầm cả tập 3.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 3 em lên bảng điền nhanh, điền đúng vào các tờ giấy dán trên bảng.
- Yêu cầu đọc nối tiếp đọan văn nói rõ dấu câu được điền.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
- Đọc nội dung bài tập 3.
- Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- 3 em lên bảng làm nhanh bài tập 3. Điền nhanh các dấu câu thích hợp vào chỗ trống.
- Lớp theo dõi nhận xét và nhận xét. 
4. Củng cố: (2 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Buổi chiều:
Âm nhạc
GV CHUYÊN DẠY
Tiếng Anh
GV CHUYÊN DẠY
Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
Ngày soạn: 29/11/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2016
Buổi sáng:
Toán
TIẾT 64 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có 1 phép nhân 9). Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng : 
- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (dòng 3,4).
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi tóm tắt bài tập 3.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi HS đọc về bảng nhân 9.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài
HĐ 2:
Luyện tập
(30 phút)
Bài 1:
- Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu tự nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- GV nhận xét đánh giá.
- Một HS nêu yêu cầu bài 1. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Nêu miệng kết quả nhẩm về bảng nhân 9.
- Lớp theo dõi bổ sung. 
a, 9 x 1 = 9 9 x 5 = 45 9 x 4 = 36
 9 x 2 = 18 9 x 7 = 63 9 x 8 = 72
 9 x 3 = 27 9 x 9 = 81 9 x 6 = 54
9 x 10 = 90 9 x 0 = 0 0 x 9 = 0
 9 x 2 = 18 9 x 5 = 45
b, 2 x 9 = 18 5 x 9 = 45
 9 x 2 = 18 9 x 5 = 45
 9 x 8 = 72 9 x 10 = 90
 8 x 9 = 72 10 x 9 = 90
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS.
- 1 HS nêu yêu cầu bài 2.
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
9 x 3 + 9 = 27 + 9; 9 x 8 + 9 = 72 + 9
 = 36 = 81
9 x 4 + 9 = 36 + 9; 9 x 9 + 9 = 81 + 9
 = 45 = 90
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu của bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một em lên bảng giải.
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Một em đọc đề bài 3 và tóm tắt:
 Đội Một: 10 xe ? xe
 3 đội : mỗi đội có 9 xe 
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài, cả lớp bổ sung:
Giải:
Số xe của 3 đội kia là:
9 x 3 = 27 ( xe )
 Số xe cả 4 đội là:
10 + 27 = 37 ( xe)
 Đáp số: 37 xe
Bài 4: Trò chơi viết kết quả phép nhân. 
- Hướng dẫn HS cách chơi 
- GV nhận xét.
- HS chơi thi đua giữa các tổ
- Điền kết quả phép nhân vào ô trống theo mẫu.
x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6
6
12
18
24
30
36
42
48
54
60
7
7
14
21
28
35
42
49
56
63
70
8
8
16
24
32
40
48
56
64
72
80
9
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS đọc lại bảng chia 9.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Dặn về nhà học và làm bài tập. Xem trước bài sau: “Gam”.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tập viết
TIẾT 13: ÔN CHỮ HOA I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa I, tên riêng và câu ứng dụng 
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS có kĩ năng viết chữ hoa.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS rèn chữ viết đúng mẫu đẹp 
II. CHUẤN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu chữ viết hoa I, Ô , K. Mẫu chữ viết tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
- HS: Vở tập viết, phấn, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu 
HĐ 2:
Hướng dẫn viết trên bảng con
(10 phút)
* Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu 
* Luyện viết từ ứng dụng:
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Ông Ích Khiêm là một ông quan thời nhà Nguyễn, văn võ toàn tài, có lòng yêu nước thương dân. Ông là 1 vị quan tốt.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người sống phải biết tiết kiệm tránh phung phí.
- Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con: Ít.
- Các chữ viết hoa có trong bài: Ô, I, K.
- Lớp theo dõi.
- Cả lớp thực hiện viết vào bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm.
- Lắng nghe.
- Cả lớp viết trên bảng con: Ông Ích Khiêm.
- 1 HS đọc câu ứng dụng:
 “Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”. 
- Lắng nghe.
- Luyện viết vào bảng con: Ít. 
HĐ 3:
Hướng dẫn viết vào vở
(15 phút)
- Nêu yêu cầu viết chữ I một dòng cỡ nhỏ, chữ Ô và K: 1 dòng.
- Viết tên riêng Ông Ích Khiêm 2 dòng cỡ nhỏ
- Viết câu tục ngữ 5 lần (5 dòng).
I Ô K 
Ông Ích Khiêm 
- Lớp thực hành viết vào vở.
HĐ 4: Nhận xét, chữa bài
(5 phút)
- Thu vở để nhận xét bài.
- Thu vở 10 HS, nhận xét
- HS nộp vở.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (2 phút)
- HS đọc lại từ ứng dụng và câu ứng dụng. 
- Gọi HS nêu lại cách viết chữ I.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:(1 phút) 
- Dặn về nhà viết bài học thuộc từ ứng dụng và câu ứng dụng. Xem trước bài sau.
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Tin học
GV CHUYÊN DẠY
Chính tả ( Nghe - viết)
TIẾT 24: VÀM CỎ ĐÔNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
 2. Kĩ năng: - Làm đúng bài tập diền tiếng có vần it/ uyt ( BT2). Làm đúng BT3 a /b. 
 3. Thái độ: - Giáo dục HS rèn chữ viết. 
II. CHUẤN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng ở lớp viết hai lần bài tập 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Mời 3 HS lên bảng viết các từ thường hay viết sai theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: Giới thiệu bài.
(1 phút)
- GV giới thiệu và ghi bảng.
- Lắng nghe.
HĐ 2:
Hướng dẫn 
nghe – viết
(20 phút)
- Đọc 2 k

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_13_duong_thi_le_thuy.doc