Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Vũ Thị Hường

Tập đọc - kể chuyện

Tiết 31+ 32: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 Kể chuyện

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và kể được câu chuyện dựa vào tranh minh họa

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý mảnh đất nơi mình sinh sống.

 

doc 65 trang linhnguyen 24/10/2022 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Vũ Thị Hường
 màu gì?
- Màu xanh và màu đỏ
*GDBVMT:Bạn nhỏ vẽ quê hương bằng nhiều màu sắc khác nhau với độ đậm nhạt khác nhau như: màu xanh: có xanh mát, xanh ngắt. Màu đỏ: có đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót
+ Bạn nhỏ dùng màu xanh để vẽ những gì? 
- Tre, lúa, sông máng, trời mây 
+ Bạn dùng màu đỏ vẽ những gì?
- Nhà: ngói đỏ tươi, trường học: đỏ thắm, mặt trời: đỏ chót, lá cờ Tổ quốc.
- Quan sát vào bức tranh: Em thấy bức 
- Bức tranh quê hương bạn vẽ rất 
tranh quê hương của bạn nhỏ vẽ như thế nào?
+ Vì sao bức tranh quê hương của bạn nhỏ lại rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất:
đẹp rất đẹp.
c, Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
- GV: Cả 3 ý trả lời đều đúng nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c, Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
=> Qua phần tìm hiểu em thấy bài thơ cho ta biết điều gì?
- Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu: Chỉ bằng cây bút chì xanh, đỏ bạn nhỏ đã vẽ lên bức tranh quê hương thật sinh động với nhiều cảnh vật và màu sắc khác nhau. Không những bạn nhỏ là người vẽ rất đẹp mà bạn nhỏ rất yêu quê hương của mình, bằng tình yêu đó bạn đã vẽ lên bức tranh quê hương thật sinh động, đáng yêu và đầy màu sắc.
Liên hệ:
+ Bạn nhỏ trong bài thơ rất yêu quê hương của mình. Thế còn em, em có yêu quê hương của mình không?
- Có
+ Em thể hiện tình yêu quê hương mình bằng cách nào?
- Vẽ tranh, hát, đọc thơ nói về quê hương
+ Để quê hương của mình luôn luôn giàu đẹp, em phải làm gì?
- Chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên trở thành người có ích cho XH.
- Bảo vệ của công, bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch và đẹp.
4. Học thuộc lòng: (8')
- GV đọc mẫu lần 2, nêu lại giọng đọc của toàn bài.
- Đưa ra đoạn cần luyện đọc, GV đọc mẫu yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.
 Em vẽ làng xóm
 Tre xanh, lúa xanh
 Sông máng lượn quanh
 Một dòng xanh mát
 Trời mây bát ngát
 Xanh ngắt mùa thu
 Xanh màu ước mơ...
- Gọi 2, 3 HS đọc theo sự nhấn giọng
- GV đọc mẫu toàn bài: Khi đọc cần đọc với giọng vui, hồn nhiên và nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả màu sắc.
- Gọi 1 HS đọc bài thơ 
+ Bài thơ có mấy khổ thơ?
- 4 khổ thơ.
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ? 
- 4 chữ 
- Yêu cầu HS đọc nhẩm để thuộc toàn bài trong thời gian 2 phút
- Hãy đọc khổ thơ em thuộc
- 2 HS đọc
- 2 HS đọc
- Khổ thơ 1
- Khổ thơ 2
- (GV xoá dần bài thơ - HS đọc thuộc lòng)
- Đọc khổ thơ em thích và giải thích vì sao em thích.
- Hãy đọc khổ thơ giới thiệu về chiếc bút chì
- Hãy đọc khổ thơ tả cảnh vật bằng màu
xanh.
- Gọi 3 - 5 HS đọc thuộc toàn bài
- GV nhận xét - đánh giá
+ Cho HS quan sát một số ảnh chụp về cảnh đẹp trên đất nước ta.
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Qua bài thơ em thấy bạn nhỏ có tình cảm như thế nào đối với quê hương của mình?
- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp rực rỡ, tươi thắm của phong cảnh quê hương qua bức vẽ của bạn nhỏ. Từ đó nói lên tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ và chỉ có người yêu quê hương mới vẽ được bức tranh về quê mình đẹp như thế.
- Nhận xét tiết học,về rèn đọc nhiều
- Chuẩn bị bài: Nắng phương Nam.
Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 53: BẢNG NHÂN 8
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ:
- Có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bộ đồ dùng, bảng phụ
- HS: Bộ đồ dùng, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 2 VBT.
- GV kiểm tra vở bài tập của HS
- Học sinh giải bài 2 ( VBT) 
 Bài giải
Số lít dầu đã lấy đi là:
 42 : 7 = 6 ( l )
Còn lại số lít dầu là:
42 - 6 = 36 ( l )
 Đáp số: 6 l dầu
- Nhận xét - đánh giá
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung: (10')
 - Yêu cầu học sinh lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn:
- Học sinh lấy cùng đồ dùng 
+ Có mấy chấm tròn?
- Có 8 chấm tròn 
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần? 
- 8 chấm tròn được lấy 1 lần 
+ 8 được lấy mấy lần? Viết phép tính tương ứng?
 - Lấy 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Tất cả có mấy chấm tròn?
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 8 được lấy mấy lần? Viết phép tính tương ứng?
- Yêu cầu HS đọc.
- Lấy 3 tấm bìa mỗi tấm bia có 3 chấm tròn:
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 8 được lấy mấy lần ? Viết phép tính
tương ứng?
 - Yêu cầu học sinh đọc
- 8 được lấy 1 lần, ta viết: 
 8 1 = 8
- Tất cả có 16 chấm tròn
- 8 chấm tròn được lấy 2 lần.
- 8 được lấy 2 lần, ta viết:
 8 2 = 16
- 8 nhân 2 bằng mười sáu.
- 8 chấm tròn được lấy 3 lần
- 8 được lấy 3 lần, ta viết: 
8 3 = 24
- Tám nhân ba bằng hai mươi tư.
- Tương tự hãy sử dụng các tấm bìa để lập các công thức có thừa số là 8
- HS thực hành lập và nêu phép tính 
 8 1 = 8 8 6 = 48
 8 2 = 16 8 7 = 56
 8 3 = 24 8 8 = 64
 8 4 = 32 8 9 = 72
 8 5 = 40 8 10 = 80
+ Làm thế nào để biết 8 4 = 32? 
- Dựa vào phép nhân 4 8 = 32. Vì 
khi đổi chỗ các thừa số thì tích của chúng không thay đổi
- Gọi HS đọc các phép tính vừa lập
+ Nhận xét gì về các phép tính này?
- Thừa số thứ nhất đều là 8, thừa số thứ hai được xếp theo thứ tự từ 1 đến 10. Tích liền trước kém tích liền sau 8 đơn vị.
=>Kết luận: đây là bảng nhân 8
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng
- GV xoá dần kết quả
3.Luỵên tập:
Bài 1: (5')
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm - 2 học sinh làm
bảng phụ
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm
8 3 = 24 8 2 = 16 8 1 = 8
8 5 = 40 8 6 = 48 8 0 = 0
8 8 = 64 8 10 = 80 0 8 = 0
- Nêu kết quả - nhận xét
+ Nhận xét gì về 2 phép tính cuối của cột 3?
- Số nào nhân với 0 hoặc 0 nhân với số nào vẫn bằng 0.
+ Dựa vào đâu để nhẩm?
- Bảng nhân 8
Bài 2: (6')
- Gọi học sinh đọc đề
Tóm tắt :
+ Bài toán cho biết gì?
 1 can : 6 l
+ Bài toán hỏi gì?
+ Em hiểu 6 can như thế nghĩa là thế nào?
 6 can : ... l ?
- 6 can giống nhau
+ Muốn biết 6 can như thế có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
- Lấy số lít nhân với số can cần tìm.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài giải
Sáu can như thế có số lít dầu là:
8 6 = 48 ( l )
 Đáp số: 48 l dầu
- Nêu bài giải - Nhận xét
+ Dựa vào đâu để tìm kết quả?
Bài 3: (5')
- Gọi HS nêu yêu cầu
+ Em có nhận xét gì về các số đã cho?
+ Nhận xét gì về các dãy số này?
- Vận dụng công thức trong bảng nhân 8
- Đếm thêm 8 rồi điền số thích hợp vào ô trống:
- Hơn kém nhau 8 đơn vị
8
16
24
32
40
48
56
64
72
80
- Tích của bảng nhân 8.
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Gọi HS đọc bảng nhân 8
- 2 HS đọc
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài: Luỵên tập
Rút kinh nghiệm: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội
THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI
 QUAN HỆ HỌ HÀNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.Biết cách xưng hô đúng.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.Dùng sơ đồ giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
3. Thái độ: 
- Yêu quý những người trong họ hàng.
II. CHUẨN BỊ:
- HS:- Ảnh họ nội, họ ngoại.
 - Mỗi nhóm 1 tờ giấy to, hồ dán, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng:
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Khởi động: (3’)
Chơi trò chơi: Đi chợ mua gì? Cho ai?
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trước
bài học.
 Cách chơi: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi. 
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài(1’)
- Giới thiệu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: (8’)Làm việc với phiếu bài tập.
 Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh SGK/ trang 42 và làm việc với phiếu bài tập.
+ Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
+ Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?
+ Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
+ Những ai thuộc họ nội của Quang?
+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
Bước 2: 
- Gọi vài nhóm trình bày trước lớp
- Gv chốt lời giải đúng
3. Hoạt động 2:(12’) Vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng
 Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
 Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn
- Vẽ và nói về mối quan hệ họ hàng
Bước 2:làm việc cá nhân
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ và nói tên từng người trong gia đình của mình vào sơ đồ. 
Bước 3: - Gọi HS lên giới thiệu về sơ đồ và mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. 
 4. Hoạt động 3: (8’)Chơi trò chơi xếp hình.
 Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của Hs về mối quan hệ họ hàng.
 Cách tiến hành: 
- GV vẽ mẫu
- Gọi vài HS lên trình bày sơ đồ.
C1: Nếu có ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau thì GV chia nhóm, hướng dẫn HS trình bày trên giấy khổ A0 theo cách của mỗi nhóm. Sau đó trình bày trước lớp.
C2: Dùng bìa các màu làm mẫu một bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ. Sau đó hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình.
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Hãy giới thiệu về họ nội, họ ngoại của em?
+ Những người có quan hệ như thế nào gọi là họ nội, họ ngoại?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Thực hành.
- HS chơi trò chơi.
- HS ghi bài vào vở.
- HS quan sát hình trang 42 Sgk, thảo luận và trả lời câu hỏi theo cặp đôi.
- Bố Quang, mẹ Hương
- Mẹ Quang, bố Hương
- Cháu nội: 2 anh em Quang; cháu ngoại: 2 chị em Hương
- Vài nhóm trình bày trước lớp
- HS vẽ cá nhân
- HS giới thiệu
- Lớp theo dõi 
- HS vẽ vào giấy.
- 4 - 5 HS lên trình bày sơ đồ.
- Tiến hành vẽ sơ đồ gia đình mình vào tờ giấy khổ lớn ghi tên những người trong gia đình vào sơ đồ. 
- Lần lượt từng em lên chỉ vào sơ đồ giới thiệu về họ hàng của mình trước lớp.
- HS nêu
- Những người có quan hệ với bố thuộc họ nội.
- Những người có quan hệ với mẹ thuộc họ ngoại.
Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/ 11 / 2016
Ngày giảng: Thứ năm 17 /11/ 2016
Luyện từ và câu
 Tiết 11: TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU 
“AI LÀM GÌ”
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hiểu và xếp đúng vào 2 nhóm một số từ ngữ về quê hương.
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn.
- Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì ? và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? hoặc làm gì ?
- Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai làm gì ? với 2 - 3 từ ngữ cho trước.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm từ và đặt câu theo mẫu.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ 
*GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.( (khai thác trực tiếp)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Tìm những âm thanh được so sánh 
n với nhau trong câu văn sau: 
a) Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
 c) Tiếng dế tựa tiếng vĩ cầm
 + Tìm từ chỉ so sánh?
- như, như, tựa
- GV nhận xét - đánh giá
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: (7')
1. Xếp các từ sau vào 2 nhóm
+ Bài yêu cầu gì?
- Gọi học sinh đọc từ: 
- Cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào
+ Bài yêu cầu xếp các từ ngữ đã cho thành mấy nhóm? Mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào?
- Xếp thành 2 nhóm: Nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương 
+ Tìm nào từ xếp vào nhóm a?
- Cây đa 
+ Vì sao cây đa lại xếp vào nhóm 1?
- Vì cây đa là từ chỉ sự vật 
+ Từ nào xếp vào nhóm 2?
- Từ gắn bó 
- Tương tự HS làm nhóm theo bàn 
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào vở 1 nhóm làm bảng phụ
- Nhận xét
Chỉ sự vật ở quê hương
Chỉ tình cảm đối với quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái
đình, ngọn núi,
Gắn bó, nhớ thương, yêu quý,
Thương yêu,
+ Hiểu bùi ngùi là cảm giác như thế nào?
- Có cảm giác buồn, thương nhớ lẫn lộn 
*GDBVMT: Các từ nhóm 1 là từ chỉ tên chung và là từ chỉ sự vật. Các từ nhóm 2 là từ chỉ tình cảm.
+ Tìm thêm những từ khác thuộc chủ đề quê hương?
- Giếng khơi, bến nước, luỹ tre,
- Yêu biết bao ...
Bài 2: (7')
2. Tìm từ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương đoạn văn sau: 
+ Bài 2 yêu cầu gì?
- Gọi HS đọc đoạn văn 
- Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn 
- ( Quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn , nơi chôn rau cắt rốn.)
 Tây Nguyên là quê hương (quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn). Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân 
- Gọi HS đọc kết quả 
vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.
+ Tại sao không chọn từ giang sơn, đất nước?
- Giang sơn nói tới sông núi dùng để chỉ đất nước. 2 từ này có nghĩa rộng hơn Tây Nguyên, vì Tây Nguyên chỉ là 1 vùng đất của việt Nam.
Bài 3: (7')
3. Những câu nào trong đoạn văn viết theo mẫu Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Ai ? hoặc làm gì?
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
+ Hiểu móm lá cọ là gì? 
+ Hiểu om nghĩa là gì?
- Lá cọ non túm lại để dựng thức ăn, hạt giống
- Nấu nhỏ lửa và lâu cho ngấm mắm, ngấm muối hoặc ngâm lâu trong nước nóng già cho chín.
+ Tìm 1 câu theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn
+ Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai ?
+ Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi làm gì ?
 Ai?
Làm gì?
Chúng tôi 
rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. 
Cha tôi
làm cho tôi chiếc chổi
 cọ để quét nhà, quét 
sân.
Mẹ
đựng hạt giống ..mùa
 sau.
Chi tôi
đan nón lá ...xuất 
khẩu.
+ Tại sao xếp các từ chúng tôi, cha tôi, mẹ, chị tôi vào cột 1?
- Đó là từ chỉ người -> chỉ sự vật 
+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì có từ chỉ gì?
- Chỉ hoạt động.
+ Bài 3 củng cố mẫu câu nào?
- Mẫu câu Ai làm gì ?
Bài 4: (5')
+ Bài yêu cầu gì?
4.Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì? 
- Gọi học sinh đọc các từ 
- Bác nông dân, em trai tôi, những chú gà, đàn cá.
+ Các từ đã cho là từ chỉ gì
- Chỉ sự vật
- Yêu cầu HS làm - nêu kết quả 
- Bác nông dân đang cày ruộng.
- Em trai tôi đang tập đi.
- Yêu cầu HS nêu miệng 
- Những chú gà đi kiếm mồi.
+ Các câu em vừa đặt thuộc mẫu câu nào?
- Đàn cá tung tăng bơi lội.
- Ai làm gì?
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
+ Câu Ai làm gì gồm có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tuần 12
- 2 bộ phận: Bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi làm gì?
Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 54: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng:	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 1HS lên bảng làm bài
- HS giải bài 3(VBT)
Bài giải
Lớp 3A có số bạn là:
8 3 = 24 ( bạn )
 Đáp số: 24 bạn
- Gọi HS đọc bảng nhân 8 
- GV nhận xét - đánh giá
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. HD HS làm bài tập:
- 2 HS đọc
Bài 1: (7’)
 Tính nhẩm
- Gọi HS nêu yêu cầu 
a)
- Yêu cầu HS làm - 2 HS làm bảng 
 8 1 = 8 8 5 = 40 8 0 = 0
 8 2 = 16 8 4 = 32 8 6 = 48
 8 3 = 24 8 7 = 56 8 10 = 80
b)
- Nêu kết quả - nhận xét .
8 2 = 16 8 4 = 32 8 6 = 48
2 8 = 16 4 8 = 32 6 8 = 48
+ Nhận xét gì về 2 phép tính phần b?
+ Dựa vào đâu để nhẩm?
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- Bảng nhân 8
Bài 2: (6’)
Tính
+ Bài yêu cầu gì?
a, 8 3 + 8
+ Em có nhận xét gì về phép tính trên?
- Phép tính có hai dấu phép tính
+ Trong một phép tính có hai dấu phép tính ( x; + ) ta làm thế nào?
- Thực hiện các phép tính nhân trước, cộng sau
- Yêu cầu HS làm bài
a, 8 3 + 8 = 24 + 8
 = 32
- Nêu kết quả, nhận xét
 8 4 + 8 = 32 + 8
 = 40
+ Nêu cách làm
 8 3 = 24; 24 + 8 = 32
Bài 3: (7’)
Bài toán
- Gọi HS đọc đề 
Tóm tăt: 
+ Bài toán cho biết gì?
 Dài : 50m
 Cắt : 4 đoạn
 Mỗi đoạn: 8m
+ Bài toán hỏi gì?
 Còn lại:...mét?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu mét ta phải biết gì?
- Biết số mét đã cắt đi
- Sau khi tìm được số mét dây đã cắt ta tìm gì tiếp?
- Tìm số mét dây còn lại
+ Yêu cầu học sinh làm bài - đọc - nhận xét.
Bài giải
Người ta đã cắt đi số mét là:
8 4 = 32 ( m)
- Nêu bài giải - Nhận xét 
Số đoạn dây còn lại là:
50 - 32 = 18 ( m )
 Đáp số: 18 m dây điện
+ Đây là bài toán nào?
- Bài toán giải bằng hai phép tính.
Bµi 4: (7')
- Bài yêu cầu gì?
Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm?
a) Có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
8 3 = 24 (ô vuông)
b) Có 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
3 8 = 24 ( ô vuông)
- Yêu cầu học sinh làm - 2 HS làm bảng nhóm.
Nhận xét : 8 3 = 3 8
- Nêu kết quả, nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về 2 phép tính ở mỗi phần của bài ?
- Khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích của chúng không thay đổi.
D. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Đọc lại bảng nhân 8 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS đọc 
- Chuẩn bị bài: Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả
Tiết 22: VẼ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nhớ, viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ đúng hình thức bài thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập 2 /a.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe - viết và trình bày.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nhận xét bài viết của hs tiết trước
- Yêu cầu học sinh lên bảng thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bảng x/s ?
- Học sinh lên bảng thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bảng x/s ?
+ xôn xao, xiên thịt, xinh xắn, xinh đẹp ..
- GV nhận xét - đánh giá
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. Hướng dẫn viết chính tả: (20')
- GV đọc mẫu khổ thơ 1: 
+ Bạn nhỏ vẽ những gì?
- Bạn nhỏ vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông 
máng, trời mây, nhà ở , trường.
+ Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
- Vì bạn rất yêu quê hương.
+ Trong đoạn thơ trên những chữ nào được viết hoa?
- Vẽ, bút, em, xanh là chữ đầu dòng thơ.
+ Trong khổ thơ có những dấu gì?
- Dấu phẩy, dấu chấm 
+ Trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
- Chữ đầu dòng thơ cách lề 3 ô li.
- Yêu cầu HS viết từ khó:
- HS viết: làng xóm, lượn quanh, ước mơ 
+ Yêu cầu HS viết chính tả:
- GV đọc từng dòng thơ 
- HS viết vào vở chính tả 
- GV bao quát chung và nhắc nhở tư thế ngồi viết cho ngay ngắn.
- HS trao đổi vở để soát lỗi 
- GV nhận xét,đánh giá bài của HS 
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: (6')
+ Bài yêu cầu gì?
- Điền vào chỗ trống:
- Yêu cầu HS tự làm bài
a) Một nhà sàn đơn sơ vách nứa 
 Bốn bên suối chảy, cá bơi vui
- Gọi HS đọc kết quả
 Đêm đêm ánh hồng bên bếp lửa
 Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi.
b) Mồ hôi mà đổ xuống vườn 
- Nhận xét
 Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ t

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_11_vu_thi_huong.doc