Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Phạm Mai Chi

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

Tiết 28; 29:

ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất

- Kể chuyện: Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện “ Đất quý, đất yêu”.

2. Kĩ năng:

a. Tập đọc:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng một số tiếng khó: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng Ngắt nghỉ đúng dấu câu và giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng các nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

b. Kể chuyện:

Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào tranh minh hoạ trong SGK kể lại được câu chuyện một cách lưu loát, rõ ràng.

Rèn kĩ năng nghe:

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn kể tiếp được lời kể của bạn.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết yêu quý quê hương, đất đai, không được bỏ hoang.

 

doc 61 trang linhnguyen 24/10/2022 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Phạm Mai Chi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Phạm Mai Chi

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 -  Phạm Mai Chi
ay là lời một bạn nhỏ nói về vẻ đẹp của quê hương và tình yêu quê hương của mình.
- Gv giới thiệu và ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: 
- GV đọc mẫu toàn bài và nói qua cách đọc cả bài: giọng vui, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ gợi tả màu sắc.
b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ:
Đọc câu: 
+ Lần 1: GV sửa miệng.
+ Lần 2: Gv ghi bảng và sửa sai cho Hs chú ý phát âm đúng các từ ngữ: xanh tươi, làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh, ... 
Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt nhịp thơ
 Nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảng từ ; Sông máng
- Giải nghĩa thêm: 
 + Cây gạo: Cây có bóng mát, thường có ở miền Bắc, ra hoa vào khoảng tháng 3 âm lịch, hoa có màu đỏ rất đẹp.
 Đọc từng khổ thơ trong nhóm: 
- Gv nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 Đọc cả bài:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ?
* Ngoài những cảnh vật trên em còn biết những cảnh vật nào khác ở quê hương?
* Nêu ý phần vừa tìm hiểu?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy?
* Kể thêm tên các màu sắc ở quê hương mà em biết?
- GV chốt: Đó là các màu sắc miêu tả cảnh vật ở quê hương.
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất.
a) Vì quê hương rất đẹp.
b) Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.
c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
* Bài thơ cho em biết điều gì?
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc toàn bài lần 2.
- GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
* Nêu các từ cần nhấn giọng?
- Hướng dẫn HS học thuộc bài thơ. 
- GV xóa dần (mỗi khổ chỉ để 2 tiếng đầu dòng). 
- Gọi HS đọc thuộc lòng
+ Lần 1: HS nối tiếp đọc thuộc từng khổ.
+ Lần 2: HS nối tiếp đọc thuộc cả bài.
- GV nhận xét.
D. Củng cố dặn dò : 
+ Bài thơ muốn nói với em điều gì?
+ Hãy kể những màu sắc của quê hương mình mà em biết?
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
 Chuẩn bị bài sau: Nắng phương Nam
- Nhận xét tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại. 
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2lần): 
 Mỗi HS đọc 2 dòng thơ.
- HS sửa sai.
- 4Hs nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ (2lần).
- HS đọc và chú ý ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ và các câu thơ:
Xanh tươi, đỏ thắm.
Tre xanh, lúa xanh
A, nắng lên rồi
- HS dựa vàophần chú giải Sgk.
- HS nối tiếp nhau luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- 1 HS đọc cả bài; Lớp đọc thầm. 
1. Những cảnh vật ở quê hương.
- Lớp đọc thầm.
+ Những cảnh vật được tả trong bài thơ: tre, lúa, sông máng, trời mây, 
ngói mới, trường học, mặt trời
+ Mặt biển, dãy núi, bến nước, con đò, cây đa, .
- HS nêu.
2. Các màu sắc của cảnh vật ở quê hương.
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cảnh vật được miêu tả bằng những màu sắc: tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, mái trường đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.
+ Màu xanh cảu mặt biển, dãy núi, màu vàng của lúa chín, màu vàng, đỏ của cam, bưởi, 
- HS đọc thầm lại bài thơ, trao đổi nhóm, và trả lời câu hỏi:
+ Chọn câu c đúng nhất. (Vì yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp.)
+ Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và tình yêu quê tha thiết của một bạn nhỏ.
- HS lắng nghe
+ Các từ chỉ màu sắc: xanh tươi, đỏ thắm, chói ngời, đỏ chót, ...
- HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- 3; 4 HS đọc.
- 3; 4 HS đọc.
- Lớp nhận xét bình chọn HS đọc tốt nhất.
+ Phải biết yêu quê hương, yêu những cảnh đẹp của quê hương.
+ Màu xanh cảu mặt biển, dãy núi, màu đen của than, màu nâu của đất, màu đỏ của lá cờ, màu vàng của tường lớp,....
 {Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
TOÁN
Tiết 53: 
BẢNG NHÂN 8
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Giúp HS tự lập được và học thuộc bảng nhân 8.
2. Kĩ năng:
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn; bảng phụ.
- HS: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3’
1’
12’
3’
6’
6’
5’
3
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Tính: 23 × 7 , 14 × 6.
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 7 + chống vẹt.
- Kiểm tra VBT, nhận xét.
- Nhận xét bài bảng.
+Nêu cách thực hiện 14 × 6 = ?
+ Muốn nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
- Gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
+ Từ đầu năm đến giờ chúng ta đã học những bảng nhân nào?
- Hôm nay cô và cả lớp cùng nhau học thêm một bảng nhân mới. Đó là bảng nhân 8.
- Ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 8:
* Yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. (GV gắn bảng).
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần? 
+ 8 được lấy mấy lần? 
+8 được lấy 1 lần ta như thế nào ?
+ 8 chấm tròn được lấy 1 lần. Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ 8 × 1 bằng bao nhiêu ?
- Gọi HS đọc phép nhân vừa lập.
* Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn .
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần? 
+ 8 được lấy mấy lần? 
+8 được lấy 2 lần, ta viết ntn?
+ Nêu kết quả của 8 × 2?
+ Làm thế nào để biết 8 × 2 = 16?
 Chốt và ghi : Phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau. Ta chuyển 
8 × 2 = 8 + 8 = 16.
 Vậy 8 × 2 = ? 
* Lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn .
+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ Vậy 8 được lấy mấy lần? 
+8 được lấy 3 lần,ta viết như thế nào?
+ 8 × 3 = ?
+ Vì sao biết 8 × 3 = 24?
* Ai có cách làm khác với bạn ?
 Chốt: Ngoài cách chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau thì chúng ta còn có thêm nhiều cách làm khác. Có thể dựa vào các bảng nhân đã học hoặc dựa vào kết quả của phép nhân trước cộng thêm 8 đơn vị.
- Gọi HS đọc phép nhân vừa lập.
- Gọi HS đọc 3 phép nhân vừa lập.
+ Có nhận xét gì về 3 phép nhân vừa lập?
- Chốt : Các thừa số thứ nhất đều là 8. Các thừa số thứ 2 hơn kém nhau 1 đơn vị. Các tích hơn kém nhau 8 đơn vị. Tích sau bằng tích trước cộng thêm 8.
- Chúng ta vừa thành lập được 3 phép nhân của bảng nhân 8. Tương tự như vậy, bây giờ cô và cả lớp cùng nhau thảo luận để tìm kết quả của 7 phép tính còn lại. Các em có thể sử dụng đồ dùng trực quan hoặc dựa vào những cách làm khác.Thời gian thảo luận 3 phút.
- Đại diện trình bày.
- Gọi HS đọc kết quả của 8 × 4,8 × 5.
+ Vì sao em biết 8 × 4 = 32 ?
( Dựa vào bảng nhân 4 ).
- Gọi HS đọc kết quả của 
8 × 6, 8 × 7.
+ Làm thế nào để biết 8 × 7 = 56 ?
- Gọi HS đọc kết quả của 8 × 8 , 8 × 9 , 8 × 10.
+ Bằng cách nào mà em biết 8 × 9 = 72 ?
- Đây là toàn bộ các phép nhân trong bảng nhân 8 chứng ta vừa thành lập. 
- Gọi HS đọc bảng nhân 8.
 + Các phép nhân này có gì giống nhau?
+ Điểm khác nhau của các phép nhân này là gì?
Chốt : Trong bảng nhân 8, thừa số thứ nhất đều là 8. thừa số thứ 2 hơn kém nhau 1 đơn vị.Các thừa số này được xếp theo trật tự tăng dần từ 1 đến 10. Tích hơn kém nhau 8 đơn vị. 
3. Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 8.
- Gọi HS đọc.
- yêu cầu HS nhẩm thuộc.
- GV xóa 1 thừa số và 3 kết quả, gọi HS đọc.
- G xóa tiếp 1 thừa số và 3 kết quả, gọi
HS đọc.
- G xóa tiếp 1 thừa số và 4 kết quả còn lại.
+ Hỏi chống học vẹt.
- Gọi HS đọc bảng nhân 8.
- Gọi HS lần lượt đọc các phép tính của bảng nhân 8 để G khôi phục lại bảng.
4. Luyện tập thực hành ( SGK – 31 )
Bài 1: 
- Đọc nội dung bài 1.
+ Bài yêu cầu gì ?
- Xác định yêu cầu bài tập.
+ Nhận xét gì về các phép tính trong bài tập số 1 ?
+ YC HS dựa vào kiến thức của bảng nhân 8 để làm bài.
- Cho Hs làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Gọi HS đọc bài làm ( mỗi HS 2 cột)
- Nhận xét bảng phụ.
 + Nhận xét gì về kết quả của phép nhân 8 × 1?
+ Nêu nhận xét về kết quả của 0 × 8 và 8 × 0 ?
+Bài 1 củng cố kiến thức gì ?
Bài 2: 
- Gọi H đọc bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Gv kết hợp ghi tóm tắt lên bảng.
+6 can như thế có 6 lít dầu .Vậy em hiểu "như thế” nghĩa là gì?
- Cho HS đọc lại bài toán dựa vào tóm tắt.
+ Muốn biết 6 can có tất cả bao nhiêu lít dầu ta cần biết gì?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở ôly.
- Yêu cầu HS làm xong bài thì đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét bài trên bảng phụ
+ Có bạn nào có lời giải khác không ?
+ Muốn tìm số lít dầu trong 6 can ta làm như thế nào ?
* Bài củng cố kiến thức gì?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc nội dung bài 3
+ Bài có mấy yêu cầu ?
+ Em hiểu đếm thêm 8 là như thế nào ?
+ Đọc số thứ nhất và số thứ 2 trong 2 ô đầu?
+ 8 cộng mấy bằng 16?
+Muốn biết các ô trống tiếp theo điền số nào yêu cầu cả lướp làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Chữa bảng phụ.
+ làm thế nào để điền 48?
+ Vì sao điền 80.
- Gọi HS đọc lại dãy số.
+ Em có nhận xét gì về các số này?
=>Kết luận : Trong dãy số này, các số hơn kém nhau 8 đơn vị. Do vậy mỗi số sẽ bằng số đứng liền trước nó cộng thêm 8. hoặc lấy số đứng liền sau trừ đi 8. 
Đây cũng là các tích của bảng nhân 8.
 + Vậy 40 là tích của 8 nhân mấy ?
 + 8 nhân mấy thì bằng 56?
 + Đọc xuôi dãy số vừa tìm được?
 + Đọc ngược dãy số vừa tìm được?
C. Củng cố, dặn dò:
+ Đọc thuộc lòng bảng nhân 8?
- Dặn HS về nhà làm bài tập (VBT- 31).
 Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học
- 2 Hs lên bảng.
- 1 vài HS dưới lớp đọc. 
- Nhận xét. 
+ Học bảng nhân 6, bảng nhân 7.
- 2 HS đọc.
- HS thực hiện.
+ Lấy 1 lần.
+ 8 được lấy 1 lần.
+ 8 × 1 
+ Có tất cả 8 chấm tròn.
+ 8 × 1 = 8
- HS thực hiện.
+ Lấy 2 lần.
+ 8 được lấy 2 lần.
+ 8 × 2 
+ 8 × 2 = 16.
+ Lấy 8 chấm tròn cộng 8 chấm tròn bằng 16 chấm tròn.Tức là đã chuyển 8 × 2 = 8 + 8 =16.
+ 8 × 2 = 16.
+ Lấy 3 lần.
+ 8 được lấy 3 lần.
+ 8 × 3.
+ 8 × 3 = 24.
+ Vì lấy 8 chấm tròn cộng 8 chấm tròn cộng 8 chấm tròn bằng 24 chấm tròn. Tức là 8 × 3 = 8 + 8 + 8 = 24. Vậy 8 × 3 = 24.
+ Dựa vào bảng nhân 3. Vì 3 × 8 = 24 nên 8 × 3 = 24.
+ Vì 8 × 2 = 16. lấy 16 cộng thêm 8 nữa bằng 24 nên 8 × 3 = 24.
- 2HS đọc phép nhân này.
- 1 HS đọc.
+ Thừa số thứ nhất là 8. Các thừa số thứ 2 tăng dần từ 1 đến 3.Tích sau hơn tích trước 8 đơn vị.
- HS dùng trực quan thảo luận tìm kết quả các công thức còn lại.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- 2 HS nêu. Lớp nhận xét.
+ Vì 4 × 8 = 32 nên 8 × 4 = 32.
- 2HS nêu
+ Dựa vào bảng nhân 8.
 Vì 7 × 8 = 56 nên 8 × 7 = 56. 
 - 2HS nêu
+ Vì 8 × 9 = 8 × 8 + 8 mà 8 × 8 = 64. Lấy 64 cộng thêm 8 = 72. 
 Vậy 8 × 9 = 72.
- 2 HS đọc.
+ Giống : Thừa số thứ nhất đều là 8.
+ Khác : thừa số thứ 2 hơn kém nhau 1 đơn vị. tăng dần từ 1 đến 10. Tích hơn kém nhau 8 đơn vị.
- 1 HS đọc. Lớp nhẩm theo.
- HS nhẩm.
- HS đọc 4 phép nhân mà GV đã xóa.
- 1HS đọc các phép nhân đã bị xóa.
- 2HS
- 1 HS đọc thuộc cả bảng nhân 8.
- 2 HS đọc thuộc.
 - Mỗi HS đọc 1 phép nhân.
Tính nhẩm.
- 1 HS đọc.
- 1 hs nêu.
+ Các phép tính trong bài tập số 1 đều là các phép tính trong bảng nhân 8.
+ Kiến thức bảng nhân 8.
- 2 Hs lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở ô ly.
- 2 HS đọc.
8 × 3 = 24 8 × 2 = 16 
8 × 5 = 40 8 × 6 = 48 
8 × 8 = 64 8 × 10 = 80
8 × 4 = 32 8 × 1 = 8
8 × 7 = 56 0 × 8 = 0
8 × 9 = 72 8 × 0 = 0
+ Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
+ 0 nhân với bất kì số nào cũng bằng 0. Ssố nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Đây là kiến thức đã học năm lớp 2.
+ Củng cố kiến thức về bảng nhân 8, số 0 và số 1 trong phép nhân.
- 2 HS đọc bài toán.
Tóm tắt :
 Mỗi can : 8 l dầu
 6 can :  l dầu?
+ Như thế nghĩa là như nhau. can nào cũng giống như nhau, can nào cũng đều có 8l dầu.
- 1 HS đọc .
+ Cần biết số lít dầu trong mỗi can và số can.
- Lớp làm bài vào vở ô li. 1HS làm bảng phụ
- Đọc bài làm, nhận xét.
Bài giải :
6 can có tất cả số lít dầu là:
8 × 6 = 48 (l)
 Đáp số: 48l dầu
+ Số lít dầu của 6 can là:
+ Muốn tìm số lít dầu trong 6 can ta lấy số lít dầu trong mỗi can nhân với số can.
+ Giải toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 8.
Đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- 1HS đọc.
+ Bài có 2 yêu cầu : Đếm thêm 8; Viết số vào ô thích hợp.
+ Đếm thêm 8 là cộng với 8.
+ ô 1 số 8 , ô 2 số 16.
+ Số 16.
+ 8 cộng 8 bằng 16.
- 1 hs làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở ô ly.
- Đọc bài làm.
8
16
24
32
40
48
56
64
72
80
+ Lấy 40 + 8 = 48.
+ Lấy 64 + 8 = 72. 
+ Đây là các tích trong bảng nhân 8.
+ 8 × 5 = 40 
+ 8 × 7 = 56 
- 2,3 HS đọc. Lớp nhận xét.
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
THỦ CÔNG
Bài 5:
CẮT DÁN CHỮ I,T ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
2. Kĩ năng:
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật. 
3. Thái độ:
- HS yêu thích cắt, dán chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hay giấy trắngcó kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán; Quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
- HS: Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tg
Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
 1’
 3’
1’
5’
10’
15’
3’
A. Ổn dịnh tổ chức
- Hát chuyển tiết
B. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, đánh giá bài thực hành giờ trước.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
- GV giới thiệu và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS:
a) Hoạt động1: Quan sát nhận xét.
- Cho HS quan sát mẫu chữ I, T và nêu nhận xét:
+ Nêu độ rộng của các nét chữ?
* Chữ I, T có điểm gì giống nhau?
- GV nêu lại, vừa nói vừa dùng mẫu chữ rời gấp để HS quan sát: Muốn cắt được chữ chỉ cần kẻ chữ rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt.
 Chú ý: Chữ I đơn giản nên có thể không cần kẻ mà vẫn cắt được theo đường kẻ ô trên giấy màu.
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV hướng dẫn mẫu theo tranh quy trình.
+ Kẻ chữ:
 Chữ I: dài 5 ô, rộng 1 ô.
 Chữ T: Cắt HCN có chiều dài 5 ô, chiều rộng 3 ô. Đánh dấu và vẽ, gấp đôi và cắt.
+ Cắt chữ. 
+ Dán chữ. 
3. HS thực hành:
- HS nhắc lại các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ 
I, T . 
- HS thực hành gấp, cắt, dán.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng và nhắc HS giữ trật tự, ngăn nắp, vệ sinh, an toàn và tiết kiệm trong quá trình thực hành.
C. Củng cố – Dặn dò:
+ Nêu quy trình cắt chữ I, T?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết 2.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Lớp quan sát, GV chỉ chữ mẫu và hướng dẫn.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Chữ I, T có nửa trái và phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ theo chiều dọc thì hai nửa trùng khít nhau.
- HS quan sát thao tác của GV.
- HS nhắc lại thao tác.
- Thực hành gấp, cắt, dán.
- 2HS nêu
{Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
........
....................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 10: 
TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG.
ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Quê hương. 
- Củng cố về mẫu câu Ai làm gì?
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS sử dụng đúng mẫu câu. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Thiết bị trình chiếu, giáo án điện tử.
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1'
3'
1'
10'
5'
9'
6'
2'
A. Ổn định tổ chức:
- Hát chuyển tiết.
B. Kiểm tra bài cũ: 
+ Tìm những âm thanh được so sánh với nhau? (Slide 1)
- Gọi HS đọc lại bài tập 3.
+ Câu văn “Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô” thuộc mẫu câu nào em đã học?
- GV nhận xét.
C. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:(Sgk- 89) Bài tập 1: 
- Đọc và xác định yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc các từ có trong bài.
- GV phân tích mẫu, hướng dẫn HS làm bài (Slide 3)
- Tổ chức nhận xét: Chơi trò chơi “tiếp sức”: Đội nào ghi nhanh và đúng các từ vào từng nhóm thì đội đó thắng cuộc.
- Nhận xét.
- Chốt đáp án đúng, tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Em biết gì về “cây đa, mái đình”?
- HS quan sát hình ảnh: Câ đa, mái đình, con đò, dòng sông, ngọn núi (Slide 4- 7)
+ Em hiểu “bùi ngùi/ tự hào,...” là gì?
+ Em hãy tìm thêm những từ chỉ sự vật ở quê hương em? Từ chỉ tình cảm đối với quê hương?
* Ai cũng có quê hương, tình cảm của em với quê hương của mình thế nào?
Bài tập 2: 
- Đọc và xác định yêu cầu của bài.
- Đọc lại đoạn văn và các từ trong ngoặc đơn (Slide 8):
+ Giảng từ:
Giang sơn (từ Hán Việt): sông núi, dùng để chỉ đất nước.
Quê cha đất tổ: chỉ quê hương từ rất lâu đời, nơi ông bà, cha mẹ, con cái sinh ra và lớn lên ở đó có sự gắn bó sâu sắc.
Nơi chôn rau cắt rốn: nơi chúng ta sinh ra và cất tiếng khóc chào đời.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
* Vì sao không chọn: đất nước, giang sơn?
- Cho HS quan sát lược đồ vị trí Tây Nguyên (Slide 9)
- Gọi HS đọc lại đoạn văn được thay từ
- GV chốt: Bài 1; 2 giúp các em nắm được các từ ngữ thuộc chủ điểm “quê hương”.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Đọc đoạn văn và phần chú giải: móm lá cọ, om (Slide 10).
- GV cho HS quan sát cây cọ: Một loại cây có lá to xoè rộng, trông như hình mặt trời(Slide 11)
- Gọi HS đọc mẫu, GV phân tích mẫu.
(Slide 12)
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng (Slide 13, 14).
Bài tập 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
* Câu theo mẫu “Ai làm gì?” thường dùng để làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: Đặt câu với từ: bác nông dân.
- Cho HS quan sát hình ảnh nói lên một số hoạt động của bác nông dân, em trai tôi, những chú gà con, đàn cá
- Tương tự, yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét: 
+ Đúng mẫu câu, đủ ý.
+ Nội dung câu tả hoạt động, trạng thái nào của con người, con vật?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
+ Bài 3; 4 củng cố kiến thức gì?
D. Củng cố dặn dò :
+ Em vừa được ôn lại mẫu câu gì?
+ Mẫu câu “Ai làm gì?” dùng để làm gì?
- Về xem lại bài, hoàn thành VBT.
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 12.
a) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo..
b) Mỗi khi cất tiếng hát, giọng nàng thánh thót như tiếng hót chim sơn ca.
- 1HS đọc.
+ Mẫu câu “Ai làm gì?”
- Lớp nhận xét.
1. Xếp những từ vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.
1. Chỉ sự vật ở quê hương: M: cây đa
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương: 
M: gắn bó.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc.
- HS trao đổi cặp đôi làm bài 1 
(VBT-54)
- 2 đội tham gia chơi (mỗi đội 7em).
1. Chỉ sự vật ở quê hương
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
gắn bó, nhớ thương, bùi ngùi, tự hào.
+ Cây đa: Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. 
Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
 Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống, đặc biệt là làng quê Bắc Bộ.  
Bùi ngùi:  Cảm giác buồn, đến mức như chực khóc vì thương cảm, nhớ nhung.
Tự hào: Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. (Tự hào về thành tích. Lòng tự hào dân tộc). 
+ Từ chỉ sự vật: bờ đê, đàn gà, đàn trâu, lũy tre, mặt biển, dãy núi, 
 Từ chỉ tình cảm: nhớ mong, thiết tha, da diết,...
+ Yêu quý, tự hào về quê hương.
2. Tìm những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau:
- 1HS đọc yêu cầu. 
- 1HS đọc đoạn văn. Lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài 2 (VBT-54).
-1HS lên bảng gạch chân từ có thể thay thế cho “quê hương”.
- 2HS nêu kết quả. Lớp nhận xét.
+ Các từ có thể thay thế cho từ “quê hương”: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
+ Vì 2 từ này có nghĩa rộng hơn Tây Nguyên (chỉ toàn bộ đất nước) c

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_11_pham_mai_chi.doc