Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Phạm Mai Chi
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết 25; 26:
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu từ ngữ trong bài, đặc biệt các từ đ¬ược chú giải: đôn hậu, thành thực, qua đời, mắt rớm lệ
- Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm tha thiết, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa trong SGK, HS kể lại được câu chuyện.
2. Kĩ năng:
a. Tập đọc:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng một số tiếng khó: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng các nhân vật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 10 - Phạm Mai Chi
ộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa sách giáo khoa, 1 bức thư Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 4' 1' 12' 10' 7' 3' A. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại 3 đoạn câu chuyện “Giọng quê hương” + Qua câu chuyện em nghĩ gì về “Giọng quê hương”? - GV nhận xét. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Hôm nay các em sẽ đọc “Thư gửi bà” của bạn Trần Hoài Đức. Bạn Đức có bà ở quê, đã lâu bạn chưa có dịp về quê thăm bà. Qua lá thư, các em sẽ biết bạn Đức đã nói với bà những gì. Qua bài còn giúp các em biết cách viết một bức thư thăm hỏi người thân ở xa. - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài và nói qua cách đọc cả bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ: Đọc câu: + Lần 1: GV sửa miệng. + Lần 2: GV ghi bảng và sửa sai cho HS (chú ý phát âm đúng các từ ngữ: lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm ngoan, sống lâu Đọc từng đoạn trước lớp: - GV chia đoạn: 3 đoạn Đoạn 1: 3 dòng đầu. Đoạn 2: Từ “Dạo này ánh trăng”. Đoạn 3: Phần còn lại. - Gọi HS đọc đoạn lần 1 kết hợp hướng dẫn ngắt câu dài: + GV đọc mẫu, gọi HS nêu cách đọc ngắt câu + Gọi HS lại. - Gọi HS đọc đoạn lần 2 kết hợp giảng từ: Thả diều , truyện cổ tích. Đọc đoạn trong nhóm: - Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Đọc cả bài: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Đức viết thư cho ai? + Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào? - Giảng: Đó là quy ước viết thư ( Địa điểm, nơi ta ngồi viết thư - Tỉnh, thành phố, ngày viết thư). - Đọc đoạn 2: + Đức hỏi thăm bà điều gì? - Giảng: Sức khỏe là điều cần quan tâm nhất đối với người già. Đức hỏi thăm sức khỏe của bà là đã thể hiện sự quan tâm và yêu quý bà. + Đức kể với bà điều gì? - Đọc thầm phần cuối: * Đoạn cuối thư cho thấy tình cảm của Đức với bà như thế nào? + Phần cuối bức thư Đức viết gì? - GV giới thiệu 1 bức thư của học sinh năm trước. * Theo em, một bức thư gồm có những phần nào? * Qua bài đọc, em hiểu được điều gì? 4. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu lân 2. + Theo em, khi đọc bài ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? - Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn - Gọi HS thi đọc toàn bộ bức thư. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. D. Củng cố dặn dò : + Qua bài đọc, em hiểu được điều gì? + Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa? Khi đó em viết những gì? - Dặn HS về nhà đọc lại bài ở nhà nhiều lần, nắm vững cách viết một bức thư để chuẩn bị cho tiết TLV. Chuẩn bị bài sau: Đất quý đất yêu. - Nhận xét giờ học. - 3 HS nối tiếp nhau kể lại. - Lớp nhận xét. + Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi, có sức truyền cảm mạnh mẽ, gợi nhớ đến những kỉ niệm và tình cảm sâu nặng với quê hương, với người thân. Giọng nói quê hương làm cho những người đồng hương thêm gắn bó và yêu thương nhau hơn. - HS nhắc lại tên bài. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc bài (2lần). - HS sửa sai. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. “Hải Phòng, ngày 6, tháng 11, năm 2003” “Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi.” - 1HS nêu cách đọc ngắt nghỉ. - 2HS đọc trên bảng phụ và đọc trong SGK. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) - HS nối tiếp nhau luyện đọc đoạn theo nhóm. - 1 HS đọc cả bài. Lớp đọc thầm. - Lớp đọc thầm. + Đức viết thư cho bà của Đức ở quê. + Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003. - Lớp đọc thầm. + Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà: Bà có khỏe không ạ? + Tình hình gia đình và bản thân: được lên lớp 3, được tám điểm 10, được đi chơi với bố mẹ vào ngày nghỉ, kỉ niệm năm ngoái về quê: được đi thả diều trên đê, được nghe bà kể chuyện cổ tích. ( Nội dung của bức thư thăm hỏi.) - Lớp đọc thầm. + Rất kính trọng và yêu quý bà: hứa với bà sẽ học giỏi chăm ngoan để bà vui; chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong đến hè được về quê thăm bà. (Đức rất yêu quý bà và yêu quê hương). + Cuối thư: lời chào, chữ kí, tên người viết thư. - Cả lớp xem thư. + Địa điểm, ngày tháng năm viết thư ( dòng đầu thư) Lới xưng hô ( dòng thứ hai) Nội dung thư: Lời hỏi thăm sức khỏe, báo tin cho ngườ nhận thư, lời chúc, lời hứa hẹn Cuối thư: Lời chào, kí tên + Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu. + Nhớ bà lắm, khỏe không ạ, tám điểm 10, đêm đêm, thật giỏi, luôn chăm ngoan, mong chóng. - 3HS đọc nối tiếp đoạn - 2 HS đọc lại toàn bộ bức thư. - Cả lớp bình chọn bạn hay nhất. + Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu. - 2HS nêu {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 10: SO SÁNH. DẤU CHẤM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh). - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. 2. Kĩ năng: - HS nhận biết được hình ảnh so sánh trong đoạn văn, đoạn thơ - Rèn cho HS sử dụng từ chính xác, viết câu đúng theo mẫu. 3. Thái độ: - HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Bảng phụ, hình ảnh cây cọ - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 4’ 1' 11' 11' 11' 2' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết A. Kiểm tra bài cũ: + Nêu các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau: a) Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. b) Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. + Chỉ ra từ so sánh ở từng câu. + Hai hình ảnh so sánh này thuộc kiểu so sánh nào ? + Tác giả so sánh như vậy để làm gì ? - GV nhận xét. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Ở những tiết học trước các con đã được làm quen với so sánh,ôn tập về dấu chấm.Tiết học hôm nay giúp các con tiếp tục làm quen với phép so sánh mới, và tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn . - GV ghi đầu bài lên bảng. 2. Hướng dẫn làm bài tập: (Sgk-79) Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. + Bài có những yêu cầu gì? - Gọi 2 HS đọc đoạn thơ trong bài. - Gọi 1 HS đọc 2 câu hỏi trong bài. - GV hướng dẫn từng cặp HS tập trả lời, sau đó nêu kết quả. - Mời 2 HS đọc kết quả bài làm phần a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? + Từ so sánh là từ nào? Các hình ảnh so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào ? + Vậy trong đoạn thơ, âm thanh nào được so sánh với âm thanh nào ? b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? + Những hôm có mưa bão to, em nghe thấy tiếng gió thế nào ? * Em thấy tiếng thác dội và tiếng gió thành từng trận có âm thanh như thế nào? - GV giải thích: thác nước dội từ trên cao xuống rất mạnh tạo ra âm thanh vang, mạnh,... + Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - GV cho HS quan sát cây cọ: Một loại cây có lá to xoè rộng, trông như hình mặt trời - GV chốt lời giải đúng và giải thích: Trong rừng cọ , lá cọ có tán lá rộng và cứng. Những giọt nước mưa đập vào lá cọ tạo nên âm thanh vang động, dội xa hơn nhiều so với bình thường. Tác giả nghe thấy tiếng mưa trong rừng cọ rất to, vang động giống âm thanh rất to và mạnh của tiếng thác nước dội, tiếng gió ào ào nên tác giả đã so sánh như vậy để giúp người đọc hình dung ra tiếng mưa ở trong rừng cọ. Điều đó giúp câu thơ sống động hơn, hay hơn. + Vậy các em vừa được làm quen với cách so sánh nào ? Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS dựa vào SGK làm bài cá nhân., kết hợp làm bài 2 VBT. - GV : Sau khi tìm những âm thanh được so sánh với nhau, em hãy ghi vào chỗ trống trong bảng sau trong VBT / trang 49. + Phần a, tiếng suối chảy được so sánh với âm thanh nào ? + Viết vào cột 3: tiếng đàn cầm. + Phần a, từ so sánh là từ gì? - Tương tự cho HS làm bài vào VBT. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài. - Gọi 1HS đọc kết quả truớc lớp. Nhận xét. - Tổ chức nhận xét. + Các hình ảnh so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào ? - GV chốt lời giải đúng. + Nêu những âm thanh được so sánh với nhau trong câu a? + Tiếng suối chảy như thế nào? + Qua sự so sánh đó, em thấy tiếng suối ở Côn Sơn như thế nào ? - GV chốt: Tiếng suối nghe êm dịu như tiếng đàn đàn cầm nên nhà thơ đã so sánh âm thanh của tiếng suối ở Côn Sơn giống âm thanh của tiếng đàn cầm. => Kết luận: So sánh âm thanh với âm thanh Tuơng tự với phần b, c. Phần b: - Giảng: “Trong” là “trong trẻo, hay” (giới thiệu đây là 2 câu thơ Bác viết , qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ) Phần c: - Cho HS nhắc lại: Âm thanh nào được so sánh với âm thanh nào ? - Giảng từ: Tiền đồng là Tiền xu lưu hành ngày xưa, thường được đúc bằng đồng, một mặt có hoa văn, một mặt được ghi mệnh giá và niên đại bằng chữ Hán, ở giữa có lỗ để xỏ thành xâu. Tiếng xóc những đồng tiền xu nghe náo động như tiếng chim kêu nên nhà văn đã so sánh tiếng chim kêu như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Sự so sánh đó đã làm người đọc hình dung rõ hơn về tiếng chim kêu ở đất rừng phương Nam. + Bài 1 và 2 giúp em nắm chắc hơn về cách so sánh nào ? + Cách so sánh đó có tác dụng gì ? Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 3. + Bài tập 3 yêu cầu gì? + Khi nào ta dùng dấu chấm để ngắt câu ? - Cho HS làm bài. - Tổ chức nhận xét. - GV chốt lời giải đúng. - Gọi 2 HS đọc đoạn văn vừa ngắt. +Khi đọc gặp dấu chấm, đọc thế nào? + Khi viết hết 1 câu em làm gì ? => Chốt: Muốn điền dấu chấm đúng chỗ cần chú ý: + Đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên. + Trước khi đặt dấu chấm, phải đọc lại câu văn xem đã diễn đạt ý đầy đủ chưa. + Đặt dấu chấm xong chữ cái đầu câu phải viết hoa. D. Củng cố dặn dò : + Nêu cách so sánh trong bài học? Cho ví dụ minh hoạ? - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Dặn HS về nhà học và làm bài tập 4 (VBT-50). Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? - 2 HS lên bảng. - Lớp nhận xét. a) Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. b) Trăng tròn như mắt cá + So sánh ngang bằng. + Qua đó làm rõ hơn những đặc điểm của sự vật được so sánh; giúp câu văn, câu thơ giàu hình ảnh hơn, hay hơn . 1. Đọc đoạn thơ sau và TLCH: - 1HS đọc yêu cầu. - HS nêu. - 2 HS đọc đoạn thơ trong bài. Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. - 1 HS đọc. - HS trao đổi theo cặp và làm vào VBT bài 1. - HS lên bảng trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác, tiếng gió. - Nhận xét. + Từ so sánh: như Kiểu so sánh ngang bằng. + Âm thanh của tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh của tiếng thác, tiếng gió. + Những hôm có mưa bão to, em nghe thấy tiếng gió rất to, mạnh. + Tiếng thác nước dội, Tiếng gió ào ào thành từng trận gió cũng có âm thanh rất to và mạnh, vang dội. + Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh, vang động. - HS quan sát và lắng nghe GV giảng.. + So sánh âm thanh với âm thanh. 2. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ: - 2HS đọc. - 1 HS đọc yêu cầu trong bài 2 trong VBT. + Âm thanh của tiếng đàn cầm. + Từ “như”. - Cả lớp làm bài tập 2 (VBT- 49). - 3 HS lên bảng làm bài. - 1 HS nêu kết quả, lớp nhận xét. Ví dụ: Âm thanh của tiếng suối chảy được so sánh với âm thanh của tiếng đàn cầm, từ so sánh là từ như). a) Tiếng suối chảy - tiếng đàn cầm. b) Tiếng suối - tiếng hát xa. c) Tiếng chim - tiếng xóc những rổ tiền đồng. + So sánh ngang bằng. + Tiếng suối như tiếng đàn cầm. + Rì rầm. + Nghe êm tai như tiếng đàn cầm . Du dương, nghe dễ chịu. + So sánh âm thanh với âm thanh. + Sự so sánh âm thanh với âm thanh trong các câu văn, câu thơ giúp cho âm thanh muốn nói đến trở nên cụ thể, rõ ràng hơn. Người đọc dễ dàng hình dung ra âm thanh muốn miêu tả và làm cho câu văn, câu thơ hay hơn, sinh động hơn. 3. Ngắt đoạn văn thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả: - 2HS đọc yêu cầu. - HS nêu. + Khi viết 1 ý trọn vẹn , ta dùng dấu chấm để ngắt câu. - Làm bài cá nhân, 1 HS viết đoạn văn ra phiếu như bài 3(VBT- 49). - 1HS lên bảng chữa bài. - Lớp đọc bài làm, nhận xét. “Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu đi cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. + Nghỉ hơi. + Chấm câu, viết hoa chữ đầu câu. + So sánh âm thanh với âm thanh. VD: Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo. ... {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... TOÁN Tiết 48: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. - Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giải toán dạng “ Gấp một số lên nhiều lần” và “ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS có khả năng tính nhanh, thành thạo dạng toán trên. 3. Thái độ: - HS có tính độc lập - tự giác khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY: - GV: Bảng phụ. - HS: SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1' 4' 1' 7' 8' 4' 5' 4' 3' A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé? + Đọc bảng nhân, chia 7. - GV kiểm tra chống học vẹt. - GV nhận xét. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập: (SGK - 49) Bài 1: - Đọc yêu cầu bài tập. + Dựa vào kiến thức nào để làm bài? - Yêu cầu cả lớp vận dụng hoàn thành bài tập. - Tổ chức nhận xét. - GV nhận xét, chốt bài làm đúng. + Bài tập củng cố kiến thức gì? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Em có nhận xét gì về các phép tính nhân, phép tính chia có trong bài? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét (chữa bài sai nếu có). + Nêu cách thực hiện từng phép tính? + Muốn nhân số có 2 chữ số với số có 1chữ số ta làm thế nào? + Nêu cách thực hiện chia số 2chữ số cho số có 1chữ số? *Bài 2 củng cố kiến thức gì? Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu bài tập. + Để điền đúng số cần làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét (chữa bài sai nếu có). - Yêu cầu HS nêu cách đổi : 8m 32cm = 832cm - GV chốt: Đổi đơn vị đo độ dài từ hai đơn vị đo sang một đơn vị đo. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề toán. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Bài toán thuộc loại toán gì? + Muốn biết tổ 2 trồng được bao nhiêu cây ta cần biết gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Tổ chức nhận xét. - Kiểm tra, chốt bài làm đúng. * Bài củng cố kiến thức gì? Bài 5: + Nêu yêu cầu bài tập? - Yêu cầu HS thực hành đo. + Độ dài đoạn thẳng AB là bao nhiêu? * Để vẽ được đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB, ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm. - GV theo dõi, nhận xét. * Bài củng cố kiến thức gì? D. Củng cố, dặn dò: + Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Dặn HS về nhà hoàn thành VBT - 56. - Chuẩn bị bài sau: Bài toán giải bằng 2 phép tính. - Nhận xét tiết học. - 2 HS kể. - 2 HS đọc bài. - Lớp nhận xét. 1. Tính nhẩm: - 1HS đọc. +Các bảng nhân, chia. - HS làm bài vở ôly. - 4HS lên bảng chữa bài. - HS tự đổi chéo vở kiểm tra. 6 × 9 = 54 ; 28 : 7 = 4; 7 × 7 = 49 7 × 8 = 56 ; 36 : 6 = 6 ; 6 × 3 = 18 6 × 5 = 30 ; 42 : 7 = 6 ; 7 × 5 = 35 56 : 7 = 8 ; 48 : 6 = 8; 40 : 5 = 8 + Củng cố nhân, chia trong bảng. 2. Tính. - 2HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Đều là các phép tính nhân, chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. - 4 HS lên bảng làm. - Lớp đọc bài làm vào vở ôli, nhận xét. a) b) 24 2 93 3 88 4 69 3 2 12 9 31 8 22 6 23 04 03 08 09 4 3 8 9 0 0 0 0 + Ta lấy thừa số thứ hai nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số thứ nhất. + Thực hiện từ trái sang phải. + Củng cố nhân, chia số có hai chữ số với số có 1 chữ số. 3. Số? - 2 HS đọc. + Phải đổi các số đo gồm 2 đơn vị đo về cùng đơn vị đo. - HS làm bài vở ôli. - 2HS lên bảng chữa bài. - Lớp đọc bài làm, nhận xét. 4m 4dm = 44dm 2m 14cm = 214cm 1m 6dm = 16dm 8m 32cm = 832cm 4. Giải toán: - 2HS đọc đề bài. Tóm tắt: 25cây Tổ1: Tổ2: ? cây + Gấp lên một số lần. + Số cây tổ 1trồng được và số lần gấp. - HS làm bài vào vở ôli. 1 HS làm bảng phụ - HS đọc bài làm, nhận xét. Bài giải Tổ Hai trồng được số cây là: 25 3 = 75 ( cây) Đáp số: 75 cây + Giải toán có lời văn về gấp một số lên nhiều lần. 5. a) Đo độ dài đoạn thẳng AB. - 2HS đọc yêu cầu. - HS đo độ dài đoạn thẳng AB ở SGK + Độ dài đoạn thẳng AB là 12cm. + Tính độ dài đoạn thẳng CD: Độ dài đoạn thẳng CD là: 12: 4 = 3 (cm) - 1HS nêu - HS thực hành vẽ + Củng cố cách đo, vẽ đoạn thẳng. + Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần. {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... THỦ CÔNG Bài 5: ÔN TẬP CHƯƠNG 1: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Hướng dẫn HS ôn tập nội dung chương 1: Kiến thức, kĩ năng gấp, cắt, dán ngôi sao 5cánh và lá cờ đỏ sao vàng; Gấp, cắt, dán bông hoa. 2. Kĩ năng: - HS tự gấp cắt, dán được 2 hình trên theo đúng quy trình kĩ thuật. 3. Thái độ: - HS hứng thú với giờ học gấp hình; Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Các mẫu của bài 3,4. - HS: Kéo, hồ, giấy màu, bút chì, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 4’ 1’ 6’ 20’ 4’ 3’ A. Ổn định tổ chức: - Hát chuyển tiết. B. Kiểm tra bài cũ: + Để gấp được ngôi sao 5cánh và bông hoa, ta sử dụng tờ giấy hình gì? - Kiểm tra đồ dùng của HS. - GV nhận xét. C.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong các tiết trước chúng ta đã nắm được cách gấp: tàu thuỷ hai ống khói, con ếch; Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập tiếp: cắt, dán ngôi sao năm cánh; bông hoa... 2. Hướng dẫn HS ôn tập: + Nêu lại các bước gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh? + Nhắc lại quy trình gấp cắt dán bông hoa? - Quan sát tranh quy trình để xem lại cách thực hiện các bước. - GV chỉ tranh hướng dẫn. 3. HS thực hành: - Cho HS thực hành gấp, cắt, dán một trong các bài đã học. - GV đi quan sát, giúp đỡ em còn lúng túng. 4. Nhận xét các sản phẩm đã hoàn thành. - Bình chọn sản phẩm đúng quy trình, đẹp. C. Củng cố – Dặn dò: + Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và bông hoa 5 cánh? - Dặn những HS chưa hoàn thành sản phẩm về nhà làm tiếp. Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ I. - Nhận xét tiết học. - 1HS nêu. - HS ghi đầu bài. - 2 HS nêu lại. - Lớp nhận xét. B1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông. B2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh ( bông hoa). B3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh (bông hoa) - Lớp quan sát. - HS thực hành. - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - HS bình chọn - 2HS nêu {Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........ .................... --------------------------- { ------------------------------ Ngày soạn: 02 / 11/ 2015 Ngày giảng: Thứ năm , ngày 5 / 11/ 2015 Sĩ số: 37 ; Vắng: ................................... THỂ DỤC Tiết 20: ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức - Ôn 4 động tác vươn thở , tay, chân , lườn của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi : “Chạy tiếp sức”.Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được các động tác thể dục chính xác, thành thạo. 3. Thái độ - Giáo dục HS có ý thức rèn luyện sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_3_tuan_10_pham_mai_chi.doc