Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Hường

Tập đọc – kể chuyện

 Tiết 1 + 2: CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý các từ ngữ: Sứ giả, trọng thưởng

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật,

- Hiểu từ ngữ trong truyện (bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, .).

- Hiểu nội dung chuyện: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kỹ năng:

- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện cho theo vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ nét mặt và giọng điệu phải phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.

- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.

3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức ham học hỏi để thông minh

 

doc 50 trang linhnguyen 24/10/2022 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Hường

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 1 - Vũ Thị Hường
hế nào? 
- Giới thiệu về tàu thủy thật so với tàu thủy gấp bằng giấy: Dùng để chở khách, vận chuyển hàng hóa trên biển.
- Gọi 1HS lên mở chiếc tàu thủy trở về tờ giấy vuông ban đầu.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (17’)
Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình chữ nhật thành hình vuông.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa ( H2-192). 
- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo các bước hình 2 (SGK).
Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói( hình 3).
- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói lần lượt qua các bước như trong hình 3, 4, 5, 6 , 7 và 8 trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói. 
- Giáo viên quan sát các thao tác.
D. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Nêu các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Gấp tàu thủy hai ống khói ( tiết 2) 
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Có đặc điểm giống nhau ở phần giữa tàu Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
- Lắng nghe giáo viên để nắm được sự khác biệt giữa tàu thủy thật và tàu gấp bằng giấy.
- Lớp quan sát 1 học sinh lên gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2. 
- Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau qua từng bước cụ thể như hình minh họa trong SGK.
- Tiếp tục quan sát GV hướng dẫn để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3 , 4, 5 , 6, 7 và 8 để có được một tàu thủy hai ống khói .
- Theo dõi giáo viên làm mẫu để tiết sau gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói. 
- 2 em nhắc lại lí thuyết và gấp tàu thủy có hai ống khói.
- Học sinh tập gấp bằng giấy.
- 2 HS nêu, nhận xét. 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
.....................................................................................................................................
Thực hành Tiếng Việt
Ôn chữ hoa A
I. MỤC TÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng hai chữ A ( 1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ ); chữ và câu ứng dụng : Vượt( 1 dòng cỡ vừa , một dòng cỡ nhỏ) ; Vừ A Dính ( 3 lần)
2. Kĩ năng: 
- HS rèn viết chữ đẹp.
3. Thái độ: 
- HS yêu thích rèn chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ hoa A; Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Ổn định tổ chức. (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết bảng con: A 
- GV nhận xét. 
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. (1’) 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: ( 27’)
- Hướng dẫn quan sát - nhận xét.
- Chữ A cao mấy li?
- Chữ A gồm mấy nét?
- GV hướng dẫn cách viết.
- Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát - nhận xét.
+ Chiều cao các chữ con như thế nào?
- Lưu ý : khoảng cách giữa các chữ bằng con chữ o.
- Hướng dẫn viết vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV nhận xét.
D. Củng cố - Dặn dò: (3’) 
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo chữ A
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa A
- 2 HS lên bảng lớp viết. HS viết bảng con.
 A A A
- Cao 5 li
- Gồm 3 nét. 
 Vừ A Dính 
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
- HS quan sát.
- Chữ cao 2,5 li : A h b l R 
- Chữ cao 4 li: d đ 
- Các chữ còn lại cao 1 li. 
- HS nêu lại cấu tạo. 
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:4 / 9/2016 
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 7/ 9/2016 
Tập đọc
Tiết 3: HAI BÀN TAY EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: ngủ, chải tóc. Các từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học.
- Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay rất có ích và rất đáng yêu.
2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy cả bài, chú ý đọc đúng.
 - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và sau mỗi khổ thơ.
3. Thái độ:
- Nên làm những việc có ích.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc và HTL.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 36 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện: Cậu bé thông minh.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? 
+ Vì sao dân chúng trong làng lo sợ khi nghe thấy lệnh của nhà vua? 
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? 
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1')
2. HD luyện đọc: (10')
a. Đọc mẫu:
- GV đọc bài thơ với giọng vui tươi, dịu dàng tình cảm.
b. Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ.
- GV tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ 
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng khổ thơ. 
- GV hướng dẫn đọc câu dài. 
- GV giải nghĩa một số từ. 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm 5.
- Đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (9')
- GV tổ chức cho HS đọc thầm bài thơ kết hợp trả lời câu hỏi.
 + Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+ Hai bàn tay thân thiết với em bé như thế nào?
+ Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
- GV theo dõi, nhận xét. 
4. Học thuộc lòng bài thơ: (7')
- GV treo bảng phụ có viết sẵn khổ thơ 3. 
 GV đọc mẫu - đọc giọng vui tười, nhẹ nhàng. 
- Hướng dẫn đọc nhấn giọng một số từ ngữ. 
- Cho HS luyện đọc. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc đoạn hoặc bài thơ theo 2 hình thức:
- HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân.
- Nhận xét. 
D. Củng cố - Dặn dò: (3') 
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài thơ.
+ Bàn tay như thế nào mới đáng 
yêu?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Ai có lỗi? 
- 3 HS lần lượt kể lại 3 đoạn của câu chuyện và nêu được nội dung của từng đoạn.
- Nộp gà trống biết đẻ trứng. 
- Vì không có gà trống biết đẻ trứng. 
- Cậu nghĩ ra cách bố đẻ em bé. 
- HS cả lớp chú ý theo dõi và đọc thầm.
- Lần 1: HS đọc nối tiếp dòng thơ. 
- Lần 2: kết hợp sửa phát âm.
- Lần 3: Sửa phát âm.
- Lần 1: kết hợp luyện đọc câu dài.
- Lần 2: kết hợp giải nghĩa từ. 
- Lần 3: kết hợp nhận xét
- HS luyện đọc theo nhóm 5, theo dõi bạn đọc và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc cả bài thơ.
Ý 1: Hai bàn tay so sánh với hoa đầu cành.
- Hai bàn tay em bé được so sánh với những nụ hồng 
Ý 2: Hai bàn tay rất thân thiết với bé.
- Buổi tối Khi bé ngủ, hai hoa (hai bàn tay) ngủ cùng bé hoa thì bên má, hoa thì ấp cạnh lòng.
- Buổi sáng: Tay giúp bé đánh răng, chải tóc.
- Khi bé học bài, bàn tay siêng năng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàng trên giấy 
- Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như tâm sự....
- HS tự nêu suy nghĩ của mình và giải thích vì sao em thích khổ thơ đó.
- HS nghe.
- HS theo dõi. 
- HS luyện đọc. 
- HS học thuộc lòng đoạn thơ theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thi học thuộc lòng bài thơ theo 2 hình thức mà GV đã hướng dẫn.
- Bàn tay viết chữ đẹp và làm nhiều việc có ích.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
Toán
Tiết 3: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ ).
- Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết (Tìm x)
- Giải bài toán bằng một phép tính trừ.
- Xếp hình tực hiện phép tính.
2. Kĩ năng: 
- Kĩ năng làm nhanh và chính xác các bài toán. 
3. Thái độ: 
- HS yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: - Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân.
 - Bảng phụ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
+ Khi đặt tính ta phải lưu ý gì? 
+ Nêu cách thực hiện? 
- GV nhận xét
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1') 
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: (7’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Em có nhận xét gì về các phép tính?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả - nhận xét. 
+ Khi tính cột dọc cần lưu ý gì?
Bài 2: (5’)
- Cho HS xác định yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nêu kết quả - nhận xét. 
 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào? 
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? 
Bài 3: (8’)
- GV gọi HS đọc đề toán. 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Muốn biết có bao nhiêu bạn nữ ta làm như thế nào? 
- Cho HS làm bài. 
- Gọi HS đọc kết quả - nhận xét. 
+ Tìm câu trả lời khác cho bài? 
Bài 4: (5’)
- GV cho HS thi ghép hình.
+ Trong hình các em vừa xếp được có bao nhiêu hình tam giác?
- Gọi HS lên chỉ từng hình - nhận xét.
D. Củng cố - Dặn dò: (3')
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần) 
- 3 HS lên bảng làm bài. 
Đặt tính rồi tính: 
 156
 620
 57
+
+
+
 23 
 259 
 912 
 179
 879
 969
- Khi đặt tính ta phải lưu ý viết số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục, số trăm thẳng với số trăm. 
- HS nêu thực hiện theo yêu cầu. 
1. Đặt tính rồi tính.
- HS đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài cá nhân. 
- 3 HS lên bảng. 
 324
 761
 25
+
+
+
 405 
 128 
 721 
 729
 889
 746
 b) tương tự
- Viết các số cùng hàng thật thẳng 
cột.
- HS đọc yêu cầu làm bài - đổi vở kiểm tra
- 2 HS lên bảng chữa bài - lớp nhận xét.
2. Tìm x
a) x - 125 = 344 
 x = 344 + 125 
 x = 469
b, x + 125 = 266 
 x = 266 - 125 
 x = 141
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ. 
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 
- Có 285 người, trong đó có 140 người là nam. 
- Hỏi có bao nhiêu người nữ. 
- Lấy tổng số người trừ đi số người nam. 
- Lớp tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Đội đồng diễn thể dục có số nữ là: 
 285 - 140 = 145 (người)
Đáp số: 145 người
- Số nữ của đội đồng diễn thể dục là. 
4. Xếp hình
- HS thi ghép hình giữa các tổ theo HD của GV
- Có 5 hình tam giác ở hình vừa ghép được.
- Lấy tổng trừ số hạng đã biết.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra. 
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
2. Kĩ năng:
- Chỉ và nói được tên của các bộ phận của của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Các hình trong SGK trang 4 - 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Khởi động: (2')
 - GV cho cả lớp hát bài.
C. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1')
a. Hoạt động 1: (10') Thực hành cách thở sâu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cùng thực hiện động tác: Bịt mũi nín thở 
- GV yêu cầu HS nêu cảm giác của mình sau khi nín thở lâu.
- GV cho HS quan sát H1 tr4(SGK) yêu cầu HS thực hiện động tác thở sâu.
- GV gọi 1- 3 HS lên bảng thực hiện động tác thở sâu để cả lớp quan sát.
- GV yêu cầu HS theo dõi, sau đó cả lớp cùng thực hịên động tác thở sâu kết hợp đặt một tay lên ngực và theo dõi sự phồng lên, xẹp xuống của lồng ngực.
- GV kết luận: (như SGV)
b. Hoạt động 2: (6')Tìm hiểu về cơ quan hô hấp.
+ Theo em, những hoạt động nào của cơ thể giúp chúng ta thực hiện hoạt động thở?
+ GV treo hình minh hoạ yêu cầu HS chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình.
- GV theo dõi, nhận xét và kết luận: (SGV).
c. Hoạt động 3: (8')Tìm hiểu về đường đi của không khí: 
- GV treo tranh minh hoạ đường đi của không khí trong hoạt động thở, yêu cầu HS quan sát, chỉ và nêu được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
+ Khi hít vào (thở ra ), không khí đi từ bộ phận nào đến bộ phận nào của cơ quan hô hấp?
- GV nhận xét, kết luận về đường đi của không khí trong hoạt động thở.
d. Hoạt động 4: (5')Tìm hiểu về vai trò của cơ quan hô hấp.
- GV yêu cầu HS bịt mũi, nín thở trong giây lát 
+ Em có cảm giác thế nào khi bịt mũi, nín thở?
+ Em đã bao giờ bị dị vật mắc vào mũi chưa? Khi đó em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, kết luận:(SGV)
D. Củng cố - Dặn dò:(3')
+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+ Nêu tác dụng của cơ quan hô hấp?
- GV củng cố toàn bộ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh hô hấp.
- HS cả lớp hát một bài.
- HS cả lớp cùng thực hiện trò chơi khi có hiệu lệnh của GV.
- HS nêu được cảm giác của mình thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường - HS quan sát H1- Tr4 thực hiện động tác thở sâu.
- HS lên thực hiện động tác, cả lớp quan sát.
- HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV nhận xét, nêu ý kiến về sự phồng lên, xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
- HS quan sát hình minh hoạ cơ quan hô hấp.
- HS trao đổi theo cặp về vị trí ,tên gọi các bộ phận của cơ quan hô hấp và trình bày trước lớp 
- HS cả lớp chú ý lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh hoạ, chỉ và nêu được đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra:
- Khi ta hít vào, không khí đi từ mũi qua khí quản, phế quản rồi vào hai lá phổi.
- Khi ta thở ra, không khí đi từ hai lá phổi qua phế quản, khí quản đến mũi rồi ra ngoài.
- HS bịt mũi nín thở.
- HS tự do phát biểu ý kiến. Nêu được cảm giác của mình khi bịt mũi, nín thở.
- HS tự do phát biểu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi.
- Nhờ hoạt động thở của cơ quan hô hấp mà cơ thể chúng ta luôn có đủ 
Ô - xi để sống 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn 5/ 9/2016 
Ngày giảng: Thứ năm ngày 8/ 9/2016 
Luyện từ và câu
 Tiết 1: ÔN TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Ôn tập về từ chỉ sự vật, xác định được từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mà mình thích và lí do vì sao mình thích (BT3) 
2. Kĩ năng: 
- Biết nói, viết câu có hình ảnh so sánh cho câu hay hơn.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tìm hiểu từ chỉ sự vật.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ trong bài tập 1.
 - Bảng lớp viết sẵn các câu thơ, câu văn của bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Mở đầu: (2') 
- GV giới thiệu về môn học.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Hướng dẫn làm bài: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập.
Bài 1: (10’)
- Cho HS đọc yêu cầu bài. 
- Mời 1 HS làm mẫu - tìm các từ chỉ sự vật ở dòng thơ.
- Lưu ý HS người hay bộ phận trên cơ thể người cũng là sự vật.
+ Theo em “ánh mai”là gì?
- GV nhận xét tuyên dương HS, chốt lời giải đúng.
Bài 2: (9’)
- GV giới thiệu về so sánh. 
- Gọi một vài HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cùng HS cả lớp làm bài mẫu.
- Học sinh đọc câu thơ trong phần a. 
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong câu thơ trên?
+ Hai bàn tay em được so sánh với gì? 
+ Theo em, vì sao hai bàn tay em bé lại được so sánh như hoa đầu cành?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hướng dẫn tương tự với các trường hợp còn lại. Yêu cầu HS hoàn thành BT. 
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Khi chữa bài, GV chữa từng ý. Khi chữa kết hợp hỏi HS để các em tìm nét tương đồng giữa 2 hình ảnh được so sánh với nhau. 
+ Mặt biển và tấm thảm khổng lồ có điểm gì giống nhau?
+ Cánh diều và dấu á có điểm gì giống nhau?
Bài 3: (9’)
- GV giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh:
- GV đưa ra ví dụ: Hai câu sau đều nói về đôi bàn tay em bé rất đẹp.
 Hai bàn tay em 
 Như hoa đầu cành.
+ Em thấy câu nào hay hơn? Vì sao?
- GV nhận xét, KL để HS thấy rõ được tác dụng của biện pháp so sánh.
- GVKL: Mỗi hình ảnh so sánh đều có một vẻ đẹp riêng. Các em cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày, các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng đó và biết so sánh chúng với các hình ảnh đẹp.
D. Củng cố - Dặn dò: (3')
+ Tìm thêm những hình ảnh so sánh sự vật khác?
- Yêu cầu học sinh ôn lại các từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học.
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về thiếu nhi: Ôn tập câu: Ai là gì? 
- HS chú ý theo dõi. 
Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ:
- HS chú ý lắng nghe để nắm được nội dung của bài tập.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
 1 HS làm mẫu khổ thơ 1.
- Là ánh nắng mặt trời buổi sớm.
- HS làm bài cá nhân - 3 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
 Tay em đánh răng 
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
Bài 2: những sự vật được so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
- HS chú ý lắng nghe.
- Hai bàn tay em - hoa đầu cành. 
- Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
- Vì 2 bàn tay em bé thật nhỏ xinh,đẹp như nhũng bông hoa đầu cành.
- HS tiếp tục làm bài theo gợi ý và hướng dẫn của GV.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi, thống nhất lời giải đúng. 
- Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
- Cánh diều được so sánh với dấu á .
- Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ 
- Mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng 
- Cánh diều và dấu á có cùng hình dáng, hai đầu đều cong cong lên.
Bài 3: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?
- HS chú ý lắng nghe. 
- Câu thơ: “Hai bàn tay em .Như hoa đầu cành” hay hơn vì hai bàn tay em bé không chỉ đẹp mà còn đẹp như hoa.
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ riêng của từng em. 
- HS chú ý lắng nghe.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 4: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) 
- Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam. 
3. Kĩ năng: 
- Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
3. Thái độ: 
- Ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức: (1’) 
 Sĩ số 35 vắng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS lên bảng làm bài:
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào? 
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: (8’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).(8’)
a. Phép cộng 435 +127 
- GV viết phép tính lên bảng và yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính để tìm ra kết quả.
- GV gọi 1 HS lên bảng để tìm ra kết quả. - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện.
- GV theo dõi, nhận xét 
- GV nêu câu hỏi gợi ý, giúp HS nêu nhận xét về điểm khác so với cộng các số có 3 chữ số đã học.
- GV lưu ý HS: Đây là phép cộng có nhớ, nhớ 1 từ hàng đơn vị sang hàng chục và nhớ viết các hàng thẳng cột với nhau. 
b. Phép cộng 256 +162 
- GV hướng dẫn HS tiến hành các bước như với phép cộng. 
 435 +127 
- GV lưu ý HS: Đây là phép cộng có nhớ, nhớ 1 từ hàng chục sang hàng trăm.
3. Luyện tập - thực hành: 
Bài 1: (5’)
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài và nêu rõ cách làm. HS cả lớp theo dõi, đối chiếu và thống nhất kết quả.
- GV theo dõi, nhận xét, củng cố cách thực hiện tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
+ Nêu cách tính?
Bài 2: (5’)
- GV hướng dẫn HS tiến hành tương tự bài 1.
- GV nhận xét, củng cố các bước đặt tính và tính.
+ Khi thực hiện phép tính cần lưu ý điều gì?
+ Tất cả các phép tính thực hiện là các phép tính có nhớ mấy lần?
Bài 3: (5’)
+ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_1_vu_thi_huong.doc