Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 25

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

HỘI VẬT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố,. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

docx 42 trang linhnguyen 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 25

Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 25
iải đúng.
Việc 2: Ôn câu hỏi Vì sao?
Bài tập 2: (Cá nhân -> Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: (Cá nhân -> Cả lớp)
- Giáo viên đánh giá, nhận xét một số bài
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
=>Giáo viên củng cố về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- Học sinh làm bài (phiếu học tập).
- Học sinh chia sẻ trong nhóm 5 -> Cả lớp:
+ Mỗi nhóm 5 em (2 nhóm) thi tiếp sức.
+ Học sinh đọc lại kết quả của nhóm mình và trả lời: Cách gọi và tả các sự vật, con vật có gì hay?
*Dự kiến kết quả:
Tên các sự vật, con vật
...được gọi
Các sự vật, con vật được tả
Cách gọi và tả.
Lúa
chị
phất phơ bím tóc
Làm cho các sự vật, con vật gần gủi, đáng yêu hơn
Tre
cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông
Gió
cô
chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
đạp xe qua ngọn núi
- Học sinh chữa bài theo lời giải đúng
- Học sinh làm vào vở nháp.
- Học sinh chia sẻ bài làm.
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.
b) Những chàng...... vì họ thường là những ...phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô- phi đã về ngay vì nhớ lời...
- Hoàn thành bài vào vở.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- 1 học sinh đọc bài tập đọc: Hội vật.
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh chia sẻ kết quả.
*Dự kiến KQ:
- Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông?
(TL: ...vì ai cũng muốn xem tài,xem mặt ông Cản Ngũ)
- Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?
(TL: ...vì ông Cản Ngũ cứ lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ)
- Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
(TL: ...vì ông bước hụt, thực ra là ông giả vờ bước hụt để lừa Quắm Đen)
- Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ?
(TL: ...vì anh ta nông nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại mưu trí, giàu kinh nghiệm và có sức khỏe)
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Đặt 3 câu theo mẫu Vì sao? Và trả lời các câu hỏi ấy.
- Tìm trong sách giáo khoa bài văn, đoạn văn, bài thơ hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra phép nhân hóa đó.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TOÁN:
TIẾT 123: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Củng cố cách giải dạng toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“, tính chu vi hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Bảng lớp thể hiện tóm tắt bài tập 3. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi “Đố bạn”: Cứ 5 người thì may được 25 bộ quần áo. Hỏi 3 người như thế may được bao nhiêu bộ quần áo?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành (25 phút)
* Mục tiêu: Củng cố cách giải dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.
* Cách tiến hành:
Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
*GV củng cố giải toán rút về đơn vị:
- B1. Tìm số quyển vở của 1 thùng
- B2. Tìm số quyển vở của 5 thùng
Bài 3: Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài của HS.
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS
- Gọi 2 HS chia sẻ lại kết quả trước lớp.
*GV lưu ý HS M1 giải bài toán theo 2 bước (...).
- GV nhận xét, củng cố các bước giải bài toán.
Bài 4: Kĩ thuật khăn trải bàn (N4)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn 
=> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT
=> GV lưu ý một số HS M1 về cách tóm tắt và lời giải của bài toán
* GV củng cố tính chu vi HCN và giải toán có lời văn.
Bài 1: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở
- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả:
*Dự kiến KQ:
Tóm tắt
7 thùng có : 2135 quyển
5thùng có: quyển vở?
Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2137 : 7 = 305 (quyển)
Số quyển vở trong 5 thùng là:
305 x 5= 1525 (quyển)
 Đ/S: 1525 quyển vở
- HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở
- 1 HS chia sẻ đề toán, 1 HS chia sẻ bài giải trước lớp:
Bài giải:
Mỗi xe chở được số viên gạch là:
8520 : 4 = 2130 (viên gạch)
3 xe chở được số viên gạch là:
2130 x 3 = 6390 (viên gạch)
 Đáp số: 6390 viên gạch
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lắng nghe 
- HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)
- Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chun.g
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp
Dự kiến bài giải:
Tóm tắt:
Chiều dài: 25m
Chiều rộng kém chiều dài: 8m
Chu vi HCN: ...m?
Bài giải
 Chiều rộng hình chữ nhật là;
25 – 8 = 17 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
( 25 + 17 ) x 2 = 84 (m)
 Đ/S: 84 m
- HS đọc nhẩm YC bài 
+ Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên.
*Dự kiến đáp án: 508 cây
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Lập đề toán và giải bài toán đó theo tóm tắt sau:
5 bao: 225 kg
6 bao: ...kg?
- Tìm cách giải bài toán sau: Biết rằng cứ 100 quyển sách thì xếp đầy 2 thùng. Hỏi cần mấy thùng để xếp hết 510 quyển vở.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA S
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa S, C, T.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Sơn suối chảy....... rì rầm bên tai bằng chữ cỡ nhỏ. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa S, C, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”
- Học sinh lên bảng viết: 
+ Phan Rang, Rủ nhau, Bây giờ,...
+ “ Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu” - Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: Năm ngón tay ngoan.
- Học sinh tham gia thi viết.
- Lắng nghe.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Sầm Sơn.
=> Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Viết bảng con.
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh đẹp nên thơ ở Côn Sơn.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho học sinh luyện viết bảng con.
- S, C, T. 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: M, T, B. 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Sầm Sơn.
- Chữ S cao 2 li rưỡi, chữ â, m, ơ, n cao 1 li.
- Học sinh viết bảng con: Sầm Sơn.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Côn Sơn, Ta.
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa S. 
+ 1 dòng chữa C, T. 
+ 1 dòng tên riêng Sầm Sơn.
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh.
- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. 
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước và tự luyện viết cho đẹp hơn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Ôn tập thực hành kỹ năng về cách ứng xử, bày tỏ thái độ qua các tình huống, ý kiến về chuẩn mực đạo đức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài.
2. Kĩ năng: Biết bày tỏ thái độ qua các tình huống.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu bài tập.
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động Khởi động (5 phút):
+ Nêu nội dung bài hát?
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
- Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”.
- Học sinh nêu.
- Lắng nghe.
 2. HĐ thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: 
- Ôn tập thực hành kỹ năng về cách ứng xử, bày tỏ thái độ qua các tình huống, ý kiến về chuẩn mực đạo đức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Chia sẻ tình đoàn kết, với các bạn thiếu nhi:
(Nhóm -> Chia sẻ trước lớp)
- Giáo viên gợi ý: Thư có thể viết chung cả lớp, theo từng nhóm hoặc từng cá nhân.
- Gửi thư cho các bạn ở các vùng gặp khó khăn như
- Giáo viên trợ giúp học sinh còn lúng túng.
Việc 2: Sưu tầm bài hát đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế. 
(Cá nhân-> Nhóm-> Chia sẻ trước lớp)
- Giáo viên nhận xét, khen gợi học sinh đã sưu tầm và thể hiện tiết mục hay và khuyến khích hs về nhà sưu tầm tiếp.
- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ. 
- Giáo viên chốt
Việc 3: (Làm việc nhóm -> Cả lớp)
+ Theo em việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không lên làm đối với khách nước ngoài?
a. Gặp khách nước ngoài phải đứng lại chào hỏi lễ phép.
b. Nhìn thấy khách nước ngoài chạy ra xem và chỉ trỏ.
c. Chỉ đường giúp khi khách nước ngoài hỏi thăm.
d. Niềm nở nói chuyện với khách nước ngoài.
e. Cứ lúng túng xấu hổ không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
* Giáo viên kết luận:
- Các việc làm a, c, d là đúng nên làm. Các việc làm b, e là sai không nên làm.
- Trẻ em Việt Nam chúng ta cần cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng cần thiết, để họ thêm hiểu biết chúng ta.
*Giáo viên kết luận chung.
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào.
+ Nội dung thư sẽ viết những gì?
+ Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.
- Sưu tầm bài hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi.
- Học sinh hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét bạn nào thể hiện tiết mục của mình hay nhất.
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét việc làm nào đúng nên làm việc làm nào sai không nên làm. Vì sao? -> Học sinh cùng tương tác.
- Nhìn thấy khách nước ngoài chạy ra xem và chỉ trỏ là sai không nên làm. Vì làm như vậy là thể hiện cư xử không lịch sự, không tôn trọng khách nước ngoài.
- Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống xong đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới nên phải đoàn kết hữu nghị với nhau.
- Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc giúp khách nước ngoài hiểu biết và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.
 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)
 4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Tiếp tục ôn tập các kỹ năng trong học kỳ II.
- Nêu những việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang, khi gặp khách nước ngoài,...
- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang, khi gặp khách nước ngoài,...
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức. 
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 2, 3, 4 (a, b).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ: 
+ Nêu các bước giải Bài toán giải bằng hai phép tính.
+ Nêu các bước giải bài toán rút về đơn vị (Bt 2 trang 129).
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? ()
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: 
- Học sinh biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Học sinh tính giá trị của biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Bài 3:
(Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 4:
(Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 
Bài 1: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Bài giải
Số viên gạch lát nền mỗi căn phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên)
Số viên gạch lát nền 7 căn phòng là:
425 x 7 = 2975 (viên)
Đáp số: 2975 viên gạch
- Học sinh tham gia chơi.
Thời gian đi
1 giờ
2giờ
4 giờ
3 giờ
5 giờ
Quãng đường đi
4km
8km
16km
12km
20km
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
a) 32 chia 8 nhân 3
32 : 8 x 3 = 4 x 3
 = 12
b) 45 x 2 x 5 = 90 x 5
 = 450
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
Đáp số: 2700 đồng
3. HĐ ứng dụng (3 phút) 
4. HĐ sáng tạo (2 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Số người làm
2
4
5
6
10
Số sản phẩm
6
21
- Suy nghĩ và làm bài tập sau: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
a) 125 chia 5 nhân 7.
b) 3252 chia 3 nhân 9.
c) 9860 chia 4 nhân 3.
d) 7420 chia 7 nhân 8.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 125: TIỀN VIỆT NAM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
	- Biết tiền Việt Nam loại: 200 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng.
	- Bước đầu biết chuyển đổi tiền.
	- Biết tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
* Điều chỉnh: Kết hợp giới thiệu cả bài Tiền Việt Nam ở Toán lớp 2/ 162.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_cong_van_2345_tuan_25.docx