Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 17

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Đọc đúng: nông dân, vịt rán, giãy nảy, trả tiền, phiên xử, .

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (TL được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- HS M3 +M4 kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ: công đường, bồi thường

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định: giải quyết vấn đề

- Lắng nghe tích cực

 

docx 36 trang linhnguyen 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 17

Giáo án điện tử Lớp 3 (Công văn 2345) - Tuần 17
các ý kiến của riêng mình .
- Học sinh khác nhận xét bổ sung. 
- Lắng nghe.
4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc 3 - 5 khổ thơ trong bài.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng 3 khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4)
5. HĐ ứng dụng (1 phút) :
- VN tiếp tục HTL bài thơ. Luyện đọc hay
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Sưu tầm các bài thơ có chủ đề tương tự
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
 TOÁN:
TIẾT 82: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu “ > , < , =”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhẩm, áp dụng giải toán trong thực tế. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: 1 ,2, 3(dòng 1), 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, phiếu HT (BT3).
- HS: Bảng con
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Tính đúng tính nhanh
GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:
63 +(20- 10) = ? 20 x 3 - 40=? (148 – 48) x 2= ? 80 : 8 x 7= ? 
- Tổng kết trò chơi. Tuyên dương những em làm đúng, làm nhanh. Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên 
bảng 
- HS tham gia chơi, thực hiện trên bảng con
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành (27 phút):
* Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu “ > , < , =”.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi - Lớp)
- Yêu cầu HS lưu ý cách trình bày.
- Gọi HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức trong trường hợp biểu thức có dấu ngoặc đơn.
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Lưu ý HS xem kỹ đề bài và áp dụng đúng quy tắc tính.
- Giúp đỡ đối tượng M1
- Gọi HS nêu lại quy tắc tính các biểu thức có dấu ngoặc và biểu thức không có dấu ngoặc.
=> Chốt và lưu ý.
Bài 3 (Cá nhân - Cả lớp)
- Đánh giá, nhận xét phiếu cú HS
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS
Bài 4: (Cả lớp) 
- TC trò chơi: Thi xếp đúng – xếp nhanh.
- GV quan sát
=>Tổng kết, tuyên dương Hs có kĩ năng xếp nhanh, khéo, đẹp
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp, ví dụ:
a) 238 –(55 – 35) = 238 – 2 0
 = 2018
175 – ( 30 + 20) = 175 – 50 
 = 125 (...)
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp, ví dụ:
a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2
 = 442
 421 – 200 x 2 = 421 – 400
 = 21
- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa 2 biểu thức trong cùng 1 ý (số và phép tính giống nhau; Khác nhau là 1 biêu thức có chứa dấu ngoặc đơn và 1 biểu thức không có dấu ngoặc)
- HS làm ra phiếu. HS M1, M2 làm dòng trên, HS M3, M4 có thể làm cả dòng dưới.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
- Xếp thành hình cái nhà
- Hs sử dụng bộ xếp hình xếp thành hình cái nhà. Thi đua xếp nhanh, đẹp.
- Ai xếp xong thì giơ tay báo cáo với GV
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
- Nêu lại các quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Về nhà thực hiện tính giá trị các biểu thức dựa vào các quy tắc đã học.
- Thực hiện tính các biểu thức có 3 phép tính.
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 83: LUYỆN TẬP CHUNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức .
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: 1, bài 2( dòng 1), 3 ( dòng 1) bài 4,5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- GV: Nội dung bài tập 4 chép sẵn vào bảng phụ . 
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.
GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:
27 : 9 + 10=? 4+ (36 : 6) =? 45 : 5 x 8 = ? 10 x 2 - 10 = ? 72: 8 +11 =? 40 : 4 x 6 =? 
- Nhận xét - Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi, nhẩm nhanh đáp số và thi đua nêu kết quả trước lớp.
- Lắng nghe
- Mở SGK
3. HĐ thực hành (30 phút)
* Mục tiêu: Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng. 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Cá nhân - Cả lớp.
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV củng cố tính giá trị của biểu thức ở cả ba dạng.
* Cho HS nêu lại 3 quy tắc tính giá trị biểu thức. 
Bài 2 (dòng 1): Cá nhân - Cặp đôi – Lớp
*GV lưu ý một số HS M1 nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
*Chú ý giúp đỡ để đối tượng M1+M2 hoàn thành nội dung BT
Bài 4: Trò chơi học tập (Cả lớp)
- Cử 2 đội lên thi nối nhanh.
Bài 5: Cá nhân – Cả lớp
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết được gì?
Bài tập chờ: (Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
Bài tập 2 (dòng 2):
Bài tập 3 (dòng 2):
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
a) 324 – 20 +61 = 304 + 61
 = 365
 188 + 12 – 50 = 200 – 50
 = 150
b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9 
 = 7 (...)
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trong cặp
- Báo cáo kết quả trước lớp:
a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56
 = 71 (...)
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp:
a) 123 x (42 – 40) = 123 x 2
 = 246
b) 72 : (2 x 4) = 72 : 8
 = 9
- Tham gia chơi “ Nối đúng, nối nhanh”
- Thảo luận nhóm tìm ra cách làm: Tính giá trị mỗi biểu thức sau đó nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó.
- Đại diện nhóm lên dán kết quả.
+ Có 500 cái bánh
 Mỗi hộp có: 4 cái
 Mỗi thùng có: 5 hộp
 500 cái bánh xếp:... thùng?
+ Tìm số hộp đựng 800 cái bánh
+ Tìm số thùng đựng 800 cái bánh
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Số hộp đựng hết 800 cái bánh là:
800 : 4 = 200 ( hộp)
Số thùng có tất cả là:
200 : 5 = 40 ( thùng)
 Đáp số : 40 thùng
- HS tự hoàn thành và báo cáo khi hoàn thành. 
 3. HĐ ứng dụng (1 phút):
4. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Về nhà thực hiện tính giá trị các biểu thức dựa vào các quy tắc đã học.
- Thực hiện tính các biểu thức có 3 - 4 phép tính.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
m
1. Kiến thức: 
- Tìm được các từ chỉ được đặc điểm của người hoặc vật ( BT 1).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng ( BT 2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3 a,b).
- HS M3+M4 làm được toàn bộ BT 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GD BVMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (qua HĐ đặt câu).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng lớp viết nội dung BT1 + phiếu HT. 3 băng giấy viết một câu văn bài tập 3 
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “ Bắn tên”
(Kể tên các thành phố và các vùng quê)
- Tổng kết TC - Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS tham gia chơi
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu : Tìm được các từ chỉ được đặc điểm của người hoặc vật. Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. 
*Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Cho HS làm bài cá nhân (phiếu HT)
- GV giúp đỡ HS M1+M2 
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi – Cả Lớp)
*GV củng cố về kiểu câu Ai thế nào?
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- GV củng cố về cách sử dụng dấu phẩy trong câu.
- HS tự tìm hiểu bài, làm bài cá nhân.
(Tìm TN nói về đặc điểm của nhân vật)
- Thực hành làm vào phiếu bài tập.
- 3HS lên chia sẻ KQ trước lớp 
-Lớp nhận xét thống nhất KQ:
a) Mến
Dũng cảm,...
b) Đom Đóm
Chuyen cần,...
c) - Chàng Mồ Côi
- Chủ quán
- Tài trí, thông minh,....
- Tham lam,...
- HS tự tìm hiểu và làm cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp.
*Dự kiến kết quả
Ai
Thế nào?
Bác nông dân
rất chịu khó
Bông hoa trong vườn
thơm ngát
Buổi sớm hôm qua
lạnh buốt
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Dự kiến đáp án:
a)Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b)Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như...
- 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu đúng..
3. HĐ ứng dụng (3 phút): 
- Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật sau đó đặt các câu theo mẫu: Ai thế nào?
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Suy nghĩ xem các dấu câu được sử dụng như thế nào, đặc biệt là dấu phẩy.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA: N
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng); Q, Đ (1dòng)
- Viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1dòng) 
- Viết câu ứng dụng: Đường vô xứ Nghệ... Non xanh nước biếc... (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa N, Q, Đ viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Ở trường cô dạy em thế
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Ngô Quyền
=> Ngô Quyền là một vị anh hùng của dân tộc ta năm 938 ông đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
-Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ An đẹp như tranh vẽ.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
- N, Q, Đ 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: N, Q, Đ 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Ngô Quyền 
- Chữ N, g, Q, y cao 2 li rưỡi, chữ ô, ê, n cao 1 li.
- HS viết bảng con: Ngô Quyền 
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ
- Học sinh viết bảng: Đường, Non
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa N 
+ 1 dòng chữa Q, Đ 
+ 1 dòng tên riêng Ngô Quyền
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của HS (trên vở)
- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp của đất nước.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 84: HÌNH CHỮ NHẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật theo yếu tốt cạnh, góc.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết một số yếu tố đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Các mô hình có dạng hình chữ nhật ; E ke , thước kẻ, thước đo chiều dài .
- HS: SGK, e ke
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút) :
- Chơi trò chơi: Nối nhanh, nối đúng.
(60+30): 3
7
 7 x 8 : 8
30
 6+ 32 : 8
90
(32 – 22) x 9
10
- GV nhận xét tuyên dương HS tham gia chơi.
- Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
2. HĐ Hình thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: Bước đầu nhận biết một số yếu tố đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật. Biết cách nhận dạng hình chữ nhật theo yếu tốt cạnh, góc.
* Cách tiến hành: (cả lớp)
* Giới thiệu hình chữ nhật: 
- Dán mô hình hình chữ nhật lên bảng và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD. 
- Mời 1HS lên bảng đo độ dài của 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn và dùng ê ke kiểm tra 4 góc.
- Yêu cầu HS đọc số đo, GV ghi lên bảng.
+ Hãy nêu nhận xét về số đo của 2 cạnh dài AB và CD; số đo của 2 cạnh ngắn AD và BC 
- Ghi bảng: AB = CD : AD = BC.
+ Em có nhận xét gì về 4 góc của HCN ?
*GV KL: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HCN ?
 Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1,M2 nhận diện đúng đặc điểm của HCN
- Cả lớp quan sát, lắng nghe GV giới thiệu.
- 1HS lên bảng đo, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận trong cặp để tìm ra kết quả.
+ Hình chữ nhật ABCD có 2 cạnh dài AB bằng CD và có 2 cạnh ngắn AD bằng BC.
+ 4 góc của HCN đều là góc vuông.
- 1 số HS nhắc lại KL.
+ Khung cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp, ...
2. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Biết cách nhận dạng hình chữ nhật theo yếu tốt cạnh, góc
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- Quan sát và giúp đỡ đối tượng M1
Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- Quan sát và hướng dẫn đối tượng M1cách đo.
Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp
 - Yêu cầu quan sát kĩ hình vẽ để tìm đủ các hình chữ nhật có trong hình vẽ và tính độ dài các cạnh. 
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- Giúp đỡ đối tượng M1 cách vẽ cho phù hợp.
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Hình chữ nhật : MNPQ và RSTU 
+ Các hình ABCD và EGHI không phải là HCN. 
- HS làm cá nhân: thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật .
- C

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_cong_van_2345_tuan_17.docx