Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm
ến thực phẩm 2. Việt Trì phát triển Hóa chất, chế biến lâm sản, 3. Thái Nguyên phát triển Luyện kim 4. Lạng Sơn phát triển Sản xuất hàng tiêu dùng - Mỗi trung tâm lại có những thế mạnh kinh tế khác nhau do có điều kiện tự nhiên khác nhau, khoáng sản khác nhau, vị trí địa lí khác nhau d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ ● Xác định trên lược đồ vị trí các trung tâm kinh tế? Nêu các ngành trong từng trung tâm. ● Tại sao mỗi trung tâm lại có những thế mạnh kinh tế khác nhau? Bước 2: Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách giáo khoa, lược đồ H18.1, tập bản đồ/Atlat. Bước 3: Giáo viên mời đại diện 1 học sinh lên bảng xác định vị trí các trung tâm trên lược đồ và nêu các ngành kinh tế trong từng trung tâm. HS còn lại nhận xét và bổ sung đáp án. Bước 4: HS giải thích Tại sao mỗi trung tâm lại có những thế mạnh kinh tế khác nhau? HS khác nhận xét và bổ sung thông tin. Bước 5: GV xác định trên lược đồ và chốt kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. - Tại sao, dù là vùng giàu tài nguyên nhưng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn nghèo nhất nước ta, đặc biệt là Tây Bắc: Do địa hình núi cao hiểm trợ, thường xuyên chịu nhiều thiên tai như sạt lỡ đất, lũ bùn lũ quét, - Nếu em là lãnh đạo địa phương, em sẽ đầu tư phát triển thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển kinh tế bền vững ở vùng này: HS trả lời theo ý nghĩ của mình. VD chú trọng phát triển rừng, lựa chọn cây trồng thích hợp với điều kiện của vùng, dự báo thiên tai chính xác để di dời khỏi khu vực nguy hiểm, d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Tại sao, dù là vùng giàu tài nguyên nhưng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn nghèo nhất nước ta, đặc biệt là Tây Bắc? - Nếu em là lãnh đạo địa phương, em sẽ đầu tư phát triển thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển kinh tế bền vững ở vùng này? Bước 2: HS suy nghĩ, ghi thông tin ra giấy note, chia sẻ với bạn bên cạnh và trong nhóm nhỏ trong vòng 2 phút. Bước 3: HS chia sẻ quan điểm, giải pháp lần lượt. GV định hướng cho HS chia sẻ hợp lí, hiệu quả. Bước 4: GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Giải thích tại sao cây chè lại phát triển nhất ở vùng này. Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến về các điều kiện phát triển. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội . - Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất, việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng. - Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội. Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích số liệu, bảng thống kê để hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của vùng. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc Át lát để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội chủ yếu của vùng. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng. - Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu nhiều thiên tai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng - Biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh có liên quan 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS quan sát ảnh và tìm địa điểm được nhắc đến trong ảnh. c) Sản phẩm: HS nêu được tên các địa điểm du lịch và xác định được vùng đang được nói đến. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ. GV cung cấp một số tranh ảnh về các địa điểm du lịch vùng ĐBSH: Văn miếu Quốc tử giám, chùa Hương, Cúc Phương, Tam Cốc – Bích Động, Bước 2: Quan sát tranh ảnh và bằng hiểu biết để trả lời các địa điểm được nhắc đến. Bước 3: HS báo cáo kết quả ( một HS trả lời, các HS khác nhận xét) Bước 4: GV nhận xét phần trả lời của HS và dẫn dắt kết nối vào bài 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng ĐBSH ( 10 phút) a) Mục đích: - Kể tên được các tỉnh thành phố, xác định ranh giới tiếp giáp của vùng ĐBSH. - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nội dung chính: I. Vị trí điạ lí và giới hạn lãnh thổ - Diện tích: 14.806 km2 - Tiếp giáp: + Phía Bắc, Đông Bắc, phía Tây giáp TDVMNBB + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ + Phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ. - Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm ĐB châu thổ sông Hồng, dãy đất rìa trung du và vịnh BB với hai đảo lớn Cát Bà và Bạch Long Vĩ. - Ý nghĩa: có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế xã hội với các vùng trong nước. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi sau + Diện tích: Diện tích: 14.806 km2 + Gồm các tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Hải Phong, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. + Đặc điểm vị trí địa lí và nêu ý nghĩa: - Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm ĐB châu thổ sông Hồng, dãy đất rìa trung du và vịnh BB với hai đảo lớn Cát Bà và Bạch Long Vĩ. - Ý nghĩa: có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế xã hội với các vùng trong nước. d) Cách thực hiện: Bước 1: Chia lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ: - Quan sát hình 20.1, các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: + Diện tích? + Gồm các tỉnh/ thành phố nào? + Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bước 2: HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: GV gọi hs bất kì trình bày đặc điểm vị trí địa lí và nêu ý nghĩa. Bước 4: GV trình chiếu lược đồ hoàn thiện, các nhóm đánh giá và sửa bài cho nhau. Bước 5: GV nhận xét tổng kết nội dung 2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSH ( 20 phút) a) Mục đích: - Phân tích được đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn, nêu biện pháp khắc phục. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : + Đặc điểm - Châu thổ sông Hồng bồi đắp . - Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh . - Nguồn nước dồi dào . - Chủ yếu đất phù sa. - Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng . + Thuận lợi - Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu , thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước . - Thời tiết có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh . - Một số khoáng sản có giá trị đáng kể : đá vôi, than nâu , khí tự nhiên . - Vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng , đánh bắt thủy sản , du lịch . + Khó khăn: Thiên tai ( bão , lũ lụt , thời tiết thất thường ) ít tài nguyên khoáng sản . c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm Nhóm 1: Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng: Cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, Nhóm 2: Các đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng: Đây là đồng bằng lớn thứ 2 cà nước có đất phù sa màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Do diện tích đất hạn chế, dân số của vùng lại đông, diện tích đất thổ cư và chuyên dùng tăng nên phải tiết kiệm và sử dụng hợp lí quỹ đất. Nhóm 3: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội: Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp, cây lúa, cây vụ đông,; Khó khăn: đất bạc màu, ít phù sa, nhiễm mặn, Nhóm 4: Sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng: - Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB. - Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh. - Đất Phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm DT lớn nhất. - Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh BB. - Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và Hà Tây (cũ). d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút Nhóm 1: Nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng. Nhóm 2: Hãy nêu các đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng. Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế -xã hội? Nhóm 4: Kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc ghi vào giấy nháp, GV phải quan sát theo dõi. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Tài nguyên đất quan trọng nhất của vùng, tài nguyên đất có giới hạn trong khi dân số ngày càng tăng do đó đất thổ cư và đất chuyên dùng tăng nên phải tiết kiệm và sử dụng đất hợp lí. Tích hợp giáo dục môi trường. 2.3. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội của vùng ĐBSH ( 10 phút) a) Mục đích: - Phân tích được đặc điểm dân cư xã hội của vùng. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư xã hội. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát bảng số liệu để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: III. Đặc điểm dân cư và xã hội + Đặc điểm : - Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước(1179 người/km2)(2002). - Nhiều lao động có kĩ thuật . + Thuận lợi : - Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn . - Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất , có chuyên môn kĩ thuật . - Kết cấu hạ tầng nông hoàn thiện nhất cả nước . - Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời ( Hà Nội và Hải Phòng ) + Khó khăn : - Dân số đông. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi. - So sánh mật độ dân số của vùng so với mức trung bình cả nước, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. ( cao gấp 4.7 lần mức trung bình cả nước, gấp 10.1 lần so Trung du và miền núi Bắc Bộ, gấp 12.6 lần so với Tây Nguyên ) - Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: dân số đông thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, Khó khăn: sức ép đến phát triển kinh tế, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống thấp, - Tình hình dân cư - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn so với cả nước. - Kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng hoàn thiện nhất cả nước. Đặc biệt là tầm quan trọng của đê điều. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. Quan sát bảng số liệu và trả lời các câu hỏi sau: - Dựa vào hình, so sánh mật độ dân số của vùng so với mức trung bình cả nước, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế – xã hội? - Quan sát bảng số liệu, nhận xét tình hình dân cư - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước? Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng Tiêu chí Đơn vị Năm Đồng bằng sông Hồng Cả nước Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 2017 0,77 0,81 Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị % 2019 3,07 - ĐBSH (không kể Hà Nội) % 2019 2,41 - Hà Nội % 2019 2,79 Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn % 2017 1,57 2,07 Thu nhập bình quân đầu người/tháng Nghìn đồng 2016 3883,3 3097,6 Tỉ lệ người lớn biết chữ % 2017 98,3 95,1 Tuổi thọ trung bình Năm 2019 75,0 73,6 Tỉ lệ dân số thành thị % 2017 36,6 35,0 - Quan sát hình 20.3 cho biết kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc ghi vào giấy nháp, GV phải quan sát theo dõi. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: A d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1: Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng của loại thiên tai nào sau đây? A. Bão. B. Lũ lụt. C. Hạn hán. D. Lũ quét. Câu 2: Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa đồng bằng sông Hồng và đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long là A. vấn đề được bồi đắp phù sa hàng năm. B. diện tích C. sự màu mỡ. D. độ nhiễm phèn, độ nhiễm mặn. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội trong chuyên môn hóa nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng? A. Có các cơ sở chế biến vừa và nhỏ B. Mạng lưới đô thị dày đặc C. Mật độ dân số cao nhất cả nước D. Dân số có kinh nghiệm thâm canh lúa nước Câu 4: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là ? A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta. B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng. C. Có lượng mưa lớn nhất nước. D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. Câu 5: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với A. Biển Đông. B. Bắc Campuchia C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Lào Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Đồng bằng sông Hồng. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu Internet, hãy viết 1 đoạn văn khoảng 250 từ thuyết trình về sức ép của dân số đông và gia tăng dân số đến tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường vùng ĐBSH. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TIẾP THEO) Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của ĐBSH. - Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐBSH. - Tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. - Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng - Một số tranh ảnh 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS nêu được 1 số sản phẩm nông nghiệp về vụ đông nổi bật của vùng. c) Sản phẩm: HS biết được các sản phẩm như: Cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ + Giáo viên trưng bày các hình ảnh nổi bật của vùng ĐBSH + Học sinh quan sát và đoán tên sản phẩm nông nghiệp qua hình ảnh. Bước 2: HS ghi tên các sản phẩm để thể hiện sự hiểu biết về đối tượng. Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức và đánh giá, dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế ( 17 phút) a) Mục đích: Trình bày được thế mạnh và sự phân bố của các ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ vùng Đồng bằng sông Hồng để hoàn thành phiếu học tập. Nội dung chính: IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh . - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng . - Ngành công nghiệp trọng điểm : chế biến lương thực thực phẩm,sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. - Sản phẩm công nghiệp quan trọng :máy công cụ , động cơ điện , phương tiện giao thông , thiết bị điện tử , hàng tiêu dùng : vải , sứ dân dụng, quần áo 2. Nông nghiệp: + Trồng trọt: - Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực . - Đứng đầu cả nước về năng suất lúa ( 56.4 tạ, ha) - Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao . + Chăn nuôi: - Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước . - Nuôi ḅò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển 3. Dịch vụ - Giao thông vận tải , bưu chính viễn thông , du lịch phát triển - Có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng : Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà . - Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn ở phía bắc. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập Ngành Hiện trạng Nông nghiệp - Phát triển sớm nhất nước ta. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Tập trung ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và cơ khí. Công nghiệp - Đứng thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng lương thực. Năng suất lúa cao nhất cả nước. - Vụ đông trở thành vụ chính ở một số địa phương. - Ngành chăn nuôi được chú ý phát triển. Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Dịch vụ - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông đều phát triển mạnh. - Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng, hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng. - Vùng có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như chùa Hương, Cúc Phương,Cát Bà.. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Phát phiếu học tập, học sinh đọc bài SGK và thực hiện theo yêu cầu * Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp. * Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về công nghiệp. * Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về dịch vụ. Ngành Hiện trạng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các nhóm sẽ đem kết quả dán lên bảng theo vị trí đã thống
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.docx