Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 28: Vùng Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .
- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Tây Nguyên.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Tây Nguyên. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Tây Nguyên.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 28: Vùng Tây Nguyên
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: VÙNG TÂY NGUYÊN Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội . - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội . - Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Tây Nguyên. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Tây Nguyên. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Tây Nguyên. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên - Một số tranh ảnh thuộc vùng Tây Nguyên 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - HS gợi nhớ một số đặc điểm vùng Tây Nguyên, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để biết được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng; từ đó tạo hứng thú tìm hiểu các đặc điểm của vùng. b) Nội dung: HS dựa vào hình ảnh nêu được các đặc điểm nổi bật của vùng Tây Nguyên. c) Sản phẩm: Các địa điểm được nhắc đến: Đua voi; cao nguyên; du lịch Langbiang; lễ hội cồng chiên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về vùng Tây Nguyên cho học sinh quan sát: Hình 1: Hình 2: Hình 3: Hình 4: Em cho biết các hình ảnh trên là nét đặc trưng của vùng nào ở nước ta? Em hãy nêu hiểu biết của mình qua các ảnh trên? Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút) a) Mục đích: - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên. - Nêu được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển KT-XH. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên Vùng Tây Nguyên để hoàn thành bảng thông tin. Nội dung chính: I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Diện tích 54.475 km2 - Là vùng duy nhất không giáp biển. - Tiếp giáp: + ĐB,Đ, ĐN: giáp với DHNTB + TN: giáp ĐNB + Tây: giáp hạ Lào và ĐB Cam-pu-chia. - Ý nghĩa: + Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm + Có mối liên hệ với Duyên hải NTB, mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia. c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng thông tin. Tiêu chí Thông tin vùng Tây Nguyên Diện tích vùng 54.475 km2 Tiếp giáp các vùng + ĐB,Đ, ĐN: giáp với DHNTB + TN: giáp ĐNB + Tây: giáp hạ Lào và ĐB Cam-pu-chia. Gồm các tỉnh thành Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông Ý nghĩa của vị trí Có vị trí quan trọng vì nằm gần vùng ĐNB có kinh tế phát triển, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ với DHNTB, mở rộng quan hệ với Lào và CPC d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 23.1 trả lời các câu hỏi: Tiêu chí Thông tin vùng Tây Nguyên Diện tích vùng Tiếp giáp các vùng Gồm các tỉnh thành Ý nghĩa của vị trí Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm cơ bản về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên mang lại. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đặc điểm: + Có địa hình cao nguyên xếp tầng: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăc, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. + Nơi đầu nguồn của các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận: Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai, sông Ba. + Nhiều tài nguyên thiên nhiên. - Thuận lợi: + Đất ba dan chiếm diện tích lớn nhất cả nước + Rừng tự nhiên còn khá nhiều + Khí hậu cận XĐ + Trữ năng thủy điện khá lớn + Khoáng sản: Bô xít trữ lượng lớn + Cảnh đẹp thiên nhiên. => TNTN phong phú, thuận lợi phát triển kinh tế đa ngành. - Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô. c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi: - Cho biết từ B-N có những cao nguyên: Cao nguyên: Kon Tum, Play-cu, Đắc Lắc, Di linh, Mơ Nông, Lâm Viên. - Các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy qua những vùng địa hình: S: Xê-Xan, Xrê-pôk, Đồng Nai, sông Ba chảy về các vùng ĐNB, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. - Các con sông của vùng chảy theo 2 hướng. Đông – Tây và vòng cung. - Một số tài nguyên thiên nhiên của vùng: đất, rừng, khí hậu, nước, khoáng sản. - Những thuận lợi và khó khăn: + Tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành + Mùa khô kéo dài nên thiếu nước, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân. - Các vùng đất ba dan, các mỏ bô xít: HS xác định trên lược đồ. - Một số cảnh đẹp nổi tiếng ở TN: Đà Lạt, Núi Lang-bi-ang, d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi. - Cho biết từ B-N có những cao nguyên nào? - Xác định các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy qua những vùng địa hình nào về đâu? - Các con sông của vùng chảy theo những hướng nào? - Quan sát bảng 28.1- SGK, cho biết một số tài nguyên thiên nhiên của vùng? - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội? - Xác định các vùng đất ba dan, các mỏ bô xít? - Nêu một số cảnh đẹp nổi tiếng ở TN? Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS. Có thể thảo luận theo nhóm đôi. Bước 3: Đại diện một số HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội ( 10 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư xã hội đối với sự phát triển của vùng. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: III. Đặc điểm dân cư, xã hội - Đặc điểm: + Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho + Vùng thưa dân nhất nước ta + Phân bố dân cư không đều. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị, ven đường giao thông và các nông, lâm trường. - Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch. - Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi. - Dân cư Tây Nguyên có đặc điểm: Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho, - Mật độ dân số và phân bố dân cư của Tây Nguyên có đặc điểm: Vùng thưa dân nhất nước ta, mật độ dân số thấp. - Đặc điểm dân cư, xã hội TN có những thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch. - Quan sát bảng 28.2 SGK, so sánh các chỉ tiêu của TN so với cả nước: Các chỉ tiêu còn thấp hơn so với cả nước, Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi: Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Tây Nguyên Tiêu chí Đơn vị Năm Tây Nguyên Cả nước Mật độ dân số Người/km2 2017 106 283 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 2017 1,13 0,81 Tỉ lệ hộ nghèo % 2016 9,1 5,8 Thu nhập bình quân đầu người/tháng Nghìn đồng 2016 2365,9 3097,6 Tỉ lệ người lớn biết chữ % 2017 91,3 95,1 Tuổi thọ trung bình Năm 2019 70,3 73,6 Tỉ lệ dân số thành thị % 2017 29,2 35,0 - Dựa vào SGK cho biết dân cư Tây Nguyên có đặc điểm gì nổi bật? - Mật độ dân số và phân bố dân cư của Tây Nguyên có đặc điểm gì? - Đặc điểm dân cư, xã hội TN có những thuận lợi gì? - Quan sát bảng 28.2 SGK, so sánh các chỉ tiêu của TN so với cả nước? Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. 1 – d ; 2 – a ; 3 – b ; 4 – e ; 5 - c d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và nối các câu sau thành câu hợp lí nhất. A (Vùng kinh tế) B (Đặc điểm) 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Đồng bằng sông Hồng 3. Bắc Trung Bộ 4. Duyên Hải Nam Trung Bộ 5. Tây Nguyên a. Diện tích đồng bằng lớn, phù sa màu mỡ b. Hai di sản thế giới: Phong Nha- Kẻ Bàng, cố đô Huế c. Tài nguyên thiên nhiên phong phú d. Mỏ than có trữ lượng lớn e. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh. Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Tây Nguyên. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin về những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_theo_cv5512_bai_28_vung_tay_nguyen.docx